Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

97. Kinh Dhànanjàni

19/05/202010:55(Xem: 6956)
97. Kinh Dhànanjàni

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập III
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : honglacmai1@yahoo.com


97. Kinh DHÀNANJÀNI

( Dhànanjàni sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả

          Đến Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha  (1)

              Trú tại Vê-Lú-Va-Na  (1)

     ( Trúc Lâm Tinh Xá ) nơi mà không xa

          Ka-Lanh-Đa-Ka-Ni-Vá-Pá  (2)

          Chỗ nuôi sóc vốn đã được thuần.

 

              Bấy giờ, ‘Chánh Pháp Tướng Quân’

       Sa-Ri-Pút-Tá (3) tự thân du hành

          Cùng tịnh thanh Tỷ Kheo các vị,

          Đắc-Khi-Ná-Ghí-Rí – Nam San  (4)

              Ngài và Tăng Chúng trú an.

 

       Sau khi mãn hạ của hàng xuất gia

          Đã trải qua an cư ba tháng

          Một Tỷ Kheo viên mãn hạ kỳ

              Đã từ Vương Xá ra đi

       Đến Đắc-Khi-Ná-Ghi-Ri nơi này

          Khi gặp ngài Sa-Ri-Pút-Tá

          Tức là Xá-Lợi-Phất Thánh Tăng.

              Sau lời thăm hỏi ân cần       

     __________________________

 

(1) : Trúc Lâm Tinh Xá ( Veluvana Vihàra ) tại thành Vương Xá

      ( Ràjagaha ) của vương quốc Ma-Kiệt-Đà ( Magadha ).

(2) : Kalandakanivapa  ( chỗ nuôi dưỡng sóc ).

(3) : Tôn-giả Xá-Lợi-Phất ( Sariputta ) là vị Đại-đệ-tử của Phật,  

     Là bậcĐệ nhất  Trí tuệ và cũng thường được xưng tán là vị

    “Tướng Quân Chánh Pháp”. 

(4) : Một địa danh : Dakkhinagiri – Nam Sơn.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI    *  MLH –  388

 

       Vị Phích-Khú liền ngồi gần Thánh Tăng.

          Vị Thánh Tăng hỏi qua tự sự :

    – “ Hiền-giả ! Đức Điều Ngự Thế Tôn

              Có được không bệnh, khỏe không ? ”.

 

 – “ Thưa Tôn Giả ! Đức Thế Tôn hoàn toàn

          Không có bệnh, khinh an pháp thể ”.

 

    – “ Hiền-giả ! Thế còn Chúng Tỷ Kheo

              Có được không bệnh, khỏe đều ? ”.

 

 – “ Thưa Tôn-giả ! Chúng Tỷ Kheo vẫn thường,

          Không có bệnh, an tường khỏe mạnh ”.

 

    – “ Này Hiền-giả ! Danh tánh một vì    

              Bàn-môn Đa-Năng-Cha-Ni  (1)

       Có được không bệnh, mọi thì khỏe chăng ?

          Tại nơi Tăng-Đu-La-Pá-Lá ? ”.  (2)

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Vị Bàn-môn này  

              Cũng không bệnh, sức khỏe đầy ”.

 

 – “ Hiền-giả ! Vị Bàn-môn đây thường thường

          Có an tường và không phóng dật ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Quả thật khó lòng !

              Làm sao mà Bà-la-môn

       Tha-Năng-Cha-Ní (1) lại không như vầy !

          Bàn-môn này thời thời phóng dật

          Ông ta thật ỷ Vua kính tôn

              Bóc lột Gia-chủ Bàn-môn,

       Ỷ thế Gia-chủ Bàn-môn như vầy

          Bóc lột ngay cả Vua từng bước.

          Người vợ trước của ông này là 

    ___________________________

 

(1) : Vị Bà-la-môn tên Dhànanjàni .      (2) : Tandulapala .

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI    *  MLH –  389

 

              Một người thành tín, nhu hòa

       Gia đình thành tín; nay đà chết đi.

          Vợ sau thì không có thành-tín

          Thuộc gia đình chẳng tín-thành chi ”.

 

        – “ Này Hiền-giả ! Như vậy thì

       Một tin không tốt lành gì, tệ ghê !

          Khi nghe về bản thân Phạm-Chí

          Là Đa-Năng-Cha-Ní như vầy.

              Có thể khi gặp vị này

       Một cuộc đàm thoại diễn bày có khi ”.

 

          Rồi Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tá

          Trú tại Đắc-Khi-Ná-Ghi-Ri

              Cho đến một thời gian, thì

       Khởi hành đến Vương Xá khi thấy cần.  

          Ở đây, vị Thánh Tăng an trú

          Tại Trúc Lâm – Vê-Lú-Va-Na

              Cách chỗ nuôi sóc không xa.

 

       Tôn-giả Sa-Rí-Pút-Ta thường kỳ  

          Vào buổi sáng đắp y mang bát

          Dáng an lạc, vào Vương-Xá thành

              Tuần tự khất thực an lành.

 

       Lúc ấy, Phạm-Chí Tha-Năng-Cha-Nì

          Đang chỉ huy người nhà vắt sữa

          Đàn bò sữa nuôi tại ngoại thành.

              Ngài Xá-Lợi-Phất tịnh thanh

       Sau khi thọ thực liền dành thời gian

          Khi trên đàng trở về Tinh Xá

          Ghé tư xá vị Bàn-môn ni.

              Phạm-chí Đa-Năng-Cha-Ni.

       Chợt thấy Tôn-Giả Sa-Ri-Pút-Tà 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  390

 

          Đang từ xa trực chỉ đi tới.

          Khi gặp, ông nói với ngài là :

 

        – “ Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta !

       Ngài hãy uống sữa, vào nhà nghỉ chân

          Và chờ đến giờ ăn, dùng ngọ ”.

 

    – “ Này Bàn-môn ! Đừng có bận lòng !

              Hôm nay, ta đã ăn xong.

       Ta sẽ ngồi nghỉ dưới vòng bóng cây,

          Ông có thể đến đây để gặp ”.

 

    – “ Vâng, sẽ gặp Tôn Giả nơi này ”.

 

              Bà-la-môn vâng đáp ngài

       Ăn cơm xong, ông đến ngay nơi mà

          Ngài Sa-Ri-Pút-Ta đợi đó

          Rồi ông ngỏ lời thăm, đón chào

              Những lời thân hữu, xã giao

       Rồi Phạm-chí ấy ngồi vào một bên.

          Vị Tôn-giả hỏi liền Phạm-chí :

 

     – “ Này Tha-Năng-Cha-Ní Bàn-môn !

              Ông có thường phóng dật không ? ”.

 

 – “ Thưa Tôn Giả ! Làm sao không việc này !

          Vì hằng ngày lo toan mọi thứ  

          Nào là sự phụng dưỡng mẹ cha,

              Nuôi dưỡng vợ con trong nhà,

       Phải nuôi đầy tớ hoặc là lao công,

          Trách nhiệm trong đối xử bè bạn,

          Phải cáng đáng xử sự vuông tròn

              Đối với huyết thống bà con,

       Đối với khách khứa, lại còn phải chuyên

          Trách nhiệm với tổ tiên đã khuất,       

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  391

 

          Với các bậc Chư Thiên quanh ta,

              Trách nhiệm với Vua, hoàng gia.

       Thân này cũng phải trải qua trau dồi,

          Làm thỏa mãn đồng thời trưởng dưỡng ”.

 

    – “ Này Bàn-môn ! Suy tưởng thế nào ?

              Nếu có người vì mẹ cha,

       Các điều phi pháp hắn ta đều làm,

          Hoặc là làm những điều bất chánh,

          Do ác duyên, thọ lảnh khổ sầu

              Quỷ sứ mã diện ngưu đầu

       Kéo y đến địa ngục sâu A-Tỳ,

          Người ấy làm được gì khi nói :

         ‘Tôi mong mỏi phụng dưỡng mẹ cha,

              Vì nuôi vợ con trong nhà,

       Phải nuôi đầy tớ hoặc là lao công…

          Nên vướng vòng phi pháp, bất thiện

          Chớ để các mã diện ngưu đầu  (1)

              Kéo tôi vào địa ngục sâu’.

 

       Hay là cha mẹ hoặc dầu vợ con 

          Hoặc đầy tớ lao công người đó…

          Làm được gì khi họ nói là :

             ‘Con tôi  hay là chồng & cha 

       Hoặc chủ nhân đó thật ra chỉ vì

           Nuôi chúng tôi, thực thi việc ác

           Làm các điều phi pháp, bất nhân

               Chớ để quỷ sứ ma quân

       Kéo vào địa ngục, chịu phần khổ đau’.

    ______________________

 

( ) ; Ngưu đầu mã diện : đầu trâu mặt ngựa . Theo tín ngưỡng

      dân gian, những ‘địa ngục quân’ được mô tả với diện mạo

      như thế. 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  392

 

          Ông nghĩ sao sự việc như thế ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Không thể kêu cầu

              Quỷ sứ vẫn quăng y vào

       Địa ngục, dù có kêu gào khóc than ”.

 

    – “ Này Bàn-môn ! Hoàn toàn đúng vậy.

          Hoặc người ấy làm được điều gì

              Khi người ấy cứ nằn nì :

     ‘Tôi vì quyến thuộc hoặc vì bạn thân,

          Vì khách tân, tổ tiên phụng tự,

          Vì phụng sự Chư Thiên, Quốc vương,

              Nên mới làm chuyện bất lương

       Phi pháp, bất chánh mọi đường vướng sâu.

          Chớ để các ngưu đầu mã diện

          Kéo tôi đến địa ngục khổ sầu’.

              Bàn-môn ! Ông nghĩ thế nào ? ”.

 

 – “ Thưa ngài ! Mã diện ngưu đầu chẳng tha,

          Quăng ông ta vào ngục để trị ”.

 

    – “ Này Đa-Năng-Cha-Ní ! Nghĩ sao ?

              Có người muốn được sang giàu,

       Muốn thân sung sướng, đắm sâu dục trần,

          Vì trưởng dưỡng cái thân uế tạp,

          Làm các điều phi pháp, bất nhân

              Do làm điều ác các phần

       Quỷ sứ đến bắt do nhân ác này

          Thì người này & bạn bè & quyến thuộc

          Liền vào cuộc, van nài nói rằng :

             ‘Vì muốn thỏa mãn dục trần,

       Vì muốn trưởng dưỡng bản thân ; người này

          Đã từng gây những điều bất chánh,

          Không diệt tránh phi pháp điều nào.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  393

 

              Chớ để mã diện ngưu đầu  

       Kéo vào địa ngục, khổ sầu cho y’. 

          Ông nghĩ gì về sự việc ấy ? ”.         

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Chẳng chạy thoát đâu !

              Ma quân mã diện ngưu đầu

       Vẫn quăng vào địa ngục sâu A-Tỳ ”.

 

    – “ Này Đa-Năng-Cha-Ni ! Ông nghĩ  

          Thế nào khi một vị trải qua

              Đã vì phụng sự mẹ cha

       Làm điều phi pháp, đều là bất nhân.

 

          Hay thiện nhân làm điều chân chánh

          Luôn luôn tránh phi pháp điều gì.

              Thì trong hai người thực thi

       Ai là tốt đẹp, ai thì hơn xa ? ”.  

 

    – “ Thưa Sa-Ri-Pút-Ta Tôn-giả !

          Người nào đã vì mẹ vì cha

              Làm điều phi pháp, xấu xa,

       Làm điều bất chánh, không ra chi rồi !

          Trái lại, người vì cha vì mẹ

          Làm những điều hợp lẽ, chánh chân

              Người này tốt đẹp muôn phần,

       Hành trì đúng pháp, quý trân hơn nhiều

          So những người làm điều phi pháp,

          Hành trì các hành động bất lương ”.

 

        – “ Này Bàn-môn ! Thật an tường

       Khi hành động với con đường chánh chân,

          Đúng pháp và có nhân như thế.

          Để có thể phụng dưỡng mẹ cha

              Mà không làm ác, xấu xa

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  394

 

       Làm các thiện hạnh thật là thanh cao.

 

          Còn ông nghĩ thế nào người đó 

          Vì vợ con, đầy tớ lao công  

              Bạn bè thân hữu cậy trông,

       Bà con huyết thống, khách trong gia đình,

          Vì tổ tiên của mình & Thiên Chúng,

          Vì Vua chúa… nên dụng kế làm

              Các điều phi pháp, ác gian,

       Các điều bất chánh, việc toàn xấu xa.

          Này Bàn-môn ! Xảy ra như thế   

          Ông nghĩ sao chuyện kể vừa qua ? ”.

 

        – “ Thưa ngài Sa-Ri-Pút-Ta !

       Người vì huyết thống  hay là vợ con

          Vì đầy tớ lao công, bè bạn,

          Vì khách tân, quá vãng tổ tiên,

              Vì Vua chúa, vì Chư Thiên…

       Làm điều phi pháp chẳng hiền, bất nhân.

 

          Nếu so với thiện nhân sau trước 

          Vì những người đã được nêu trên

              Làm điều chân chánh, thiện hiền,

       Các điều đúng pháp… Dĩ nhiên người này

          Tốt đẹp hơn người hay làm ác

          Người hành trì phi pháp, bất lương ”.

 

        – “ Này Bàn-môn ! Thật an tường  

       Khi hành động với con đường chánh chân,

          Đúng pháp và có nhân, ưu điểm

          Có thể làm trách nhiệm chu toàn.

              Với tất cả người cưu mang

       Hay với Vua chúa, các hàng Chư Thiên

          Mà tuyệt nhiên không làm điều ác

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  395

 

          Làm được các thiện hành mọi thì.

 

              Cũng vậy, Tha-Năng-Cha-Ni !    

       Người muốn thỏa mãn, chỉ vì bản thân    

          Muốn trưởng dưỡng cái thân uế tạp

          Làm các điều phi pháp, bất nhân

              So sánh với những thiện nhân

       Cũng vì trưởng dưỡng bản thân của mình

          Nhưng giữ gìn không làm điều ác

          Các thiện hành tạo tác trải qua,

              Thì tốt đẹp hơn người mà

       Làm điều phi pháp, gian tà bất lương ”.

 

          Vị Bàn-môn tận tường nghe rõ   

          Liền hoan hỷ tín thọ thật thà

              Lời ngài Sa-Ri-Pút-Ta,

       Đứng dậy từ giả rồi ra đi liền.

 

          Bàn-môn trên, Đa-Năng-Cha-Ní

          Thời gian sau, do bị bệnh nhiều

              Khổ vì trọng bệnh sớm chiều,

       Nên nhờ người khác một điều thực thi :

 

    – “ Nhờ ông đi đến nơi trú xứ

          Vào hương thất Điều Ngự Phật Đà

              Khi đến, hãy nhân danh ta

       Là Phạm-Chí Đa-Năng-Cha-Ni này

          Bị trọng bệnh hiện nay rất tệ,

          Xin cúi đầu đảnh lễ Phật Đà.

              Rồi ông hãy tiếp tục đi

       Đảnh lễ Tôn Giả Sa-Ri-Pút-Tà

          Thưa ngài là : ‘Tha-Năng-Cha-Ní

          Hiện đang bị bệnh nặng khổ đau.

              Ông ta thành kính cúi đầu

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  396

 

       Đảnh lễ Tôn-giả, và sau thưa là :

          Xin Sa-Ri-Pút-Ta Tôn-giả

          Thương xót, đến trú xá của ông

              Đa-Năng-Cha-Ni Bàn-môn ”.

 

 – “ Vâng ! Tôi sẽ chuyển điều ông nhờ này ”.

 

          Người ấy liền đi ngay đến chỗ      

          Đấng Từ bi cứu khổ Phật Đà

              Đảnh lễ Phật rồi thưa qua

       Những lời Phạm-Chí thiết tha yêu cầu.

          Rồi cáo từ, qua mau trú xá

          Của Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta

            ( Đệ nhất Trí tuệ, từ hòa )

       Đảnh lễ Tôn-giả, nói ra những phần

          Mà Bàn-môn Đa-Năng-Cha-Ní

          Đã dặn, rồi thưa vị Thánh Tăng :

        – “ Xin Tôn-giả vì lòng nhân,

       Từ bi thương xót quang lâm đến nhà

          Phạm-chí Tha-Năng-Cha-Ni ấy ”.  

          Khi nghe vậy, Tôn-giả trí minh  

              Nhận lời bằng cách làm thinh.

       Sau đó, Tôn-giả một mình đi sang

          Nhà Bàn-môn Tha-Năng-Cha-Ní,

          Ngài ngồi vào vị trí sẵn dành,

              Rồi hỏi Bàn-môn ngọn ngành :

 

 – “ Đa-Năng-Cha-Ní ! Bệnh hành ra sao ?  

          Ta mong ông chịu đau, kham nhẫn

          Mong khổ thọ được giảm thiểu đi

              Không có gia tăng mọi thì ”.

– “ Thưa ngài Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tà !   

          Tôi không thể nào mà kham nhẫn,

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  397

 

          Tôi không thể chịu đựng, chống ngăn

              Thống khổ của tôi gia tăng 

       Không hề giảm thiểu, toàn thân đau nhừ.

          Thưa Tôn-giả ! Ví như một kẻ

          Lực sĩ trẻ chém đầu một người

              Với thanh gươm sắc bén ngời,

       Cũng vậy, những ngọn gió thời khủng kinh

          Thổi đau nhói ình ình trong óc

          Đau đớn khiến muốn khóc than thôi !

              Tôi không thể kham nhẫn rồi !

       Không thể chịu đựng. Khổ thời gia tăng

          Sự gia tăng rõ rệt, không dịu

          Khổ không hề giảm thiểu xảy ra.

 

              Thưa ngài Sa-Ri-Pút-Ta !

       Như lực sĩ lấy nịt da cứng dày

          Quấn nịt này quanh đầu kẻ khác

          Rồi siết chặt, như nát tan đầu

              Một cách kinh khủng khổ sầu

       Đầu tôi cũng vậy, nhức đau khôn cùng.

 

          Hoặc là dùng ví dụ một kẻ

          Là đồ tể thiện xảo, hay là

              Một người đệ tử ông ta

       Cắt ngang bụng của người mà được giao

          Với con dao cắt thịt bò, lợn

          Sắc bén tợn. Cũng vậy, tương đồng

              Ngọn gió kinh khủng tấn công

       Cắt ngang bụng của tôi trong tức thì.

 

          Hoặc ví như hai vì lực sĩ   

          Nắm thật kỹ cánh tay một người

              Yếu ớt hơn, rồi tức thời

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  398

 

       Nướng y trên hố than nơi lửa hừng,

          Sức nóng bừng nơi tôi khủng khiếp 

          Không thể chịu đựng tiếp nữa đâu !

              Không thể kham nhẫn, chịu đau

       Tôi bị thống khổ ập vào ngày đêm,

          Gia tăng thêm, không hề giảm thiểu

          Tôi phải chịu thống khổ mọi thì ”.

 

        – “ Bàn-môn Đa-Năng-Cha-Ni !

       Bàng sanh & địa ngục – nơi gì tốt hơn ?

 

    – “ Thưa ! Bàng sanh tốt hơn địa ngục ”.

 

    – “ Rồi tiếp tục : Ngạ quỷ & bàng sanh

              Cảnh nào tốt hơn tạo thành ? ”.

 

 – “ Thưa ngài ! Ngạ quỷ đã đành tốt hơn ”. 

 

    – “ Nào tốt hơn giữa Người & ngạ quỷ ? ”.  

 

    – “ Người tốt hơn ngạ quỷ khổ phiền ”.

 

        – “ Loài Người & Tứ Thiên Vương Thiên

       Nơi nào tốt đẹp, hơn liền phước duyên ? ”.

 

    – “ Thưa ! Tứ thiên vương Thiên cảnh giới

          Tốt đẹp hơn cảnh giới loài Người ”.

 

        – “ Còn Tứ Thiên Vương cõi trời

       So với Đao Lợi cõi trời, đâu hơn ? ”.

 

    – “ Thưa ! Đao Lợi tốt hơn gấp mấy

          Tứ Thiên Vương nơi ấy cõi Thiên ”.

 

        – “ Bàn-môn ! Còn Dạ-Ma Thiên

       So với Tam Thập Tam Thiên thế nào ? ”.

 

     – “ Thưa Tôn Giả ! Trước sau nói tới 

          Thì Đao Lợi thua cõi Dạ-Ma ”.

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  399

 

        – “ Dạ-Ma với Tu-Si-Ta

       Tức cõi trời Đâu-Suất-Đà Thiên đây

          Thì cõi nào tốt hay hơn cả ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Đâu-Suất-Đà Thiên     

              Tốt hơn cõi Dạ-Ma Thiên ”.

 

 – “ Còn so Đâu-Suất-Đà Thiên cõi trời

          Với cõi trời Hóa Lạc Thiên ấy

          Thì ông thấy nơi nào tốt hơn ? ”.

 

        – “ Tôn-giả ! Nếu nói chánh chơn

       Cõi trời Hóa Lạc tốt hơn mọi thời ”.

 

    – “ Thế cõi trời Hóa Lạc Thiên ấy

          Với Tha Hóa Tự Tại cõi trời

              Nơi nào tốt hơn, rạng ngời ? ”.

 

 – “ Tha Hóa Tự Tại cõi trời tốt hơn ”.  

 

    – “ Này Bàn-môn ! Tha-hóa-tự-tại  

          So với lại Phạm Thiên giới này

              Chỗ nào tốt hơn như vầy ? ”.

 

 – “ Tôn-giả ! Phạm Thiên giới ngài nói qua

          Ngài Sa-Ri-Pút-Ta vừa nói :

         ‘Phạm Thiên-giới ! Tôi hỏi phải không ? ”.

 

              Tôn-giả thấy vị Bàn-môn

       Tha-Năng-Cha-Ní hỏi dồn, hân hoan.

          Ngài thầm nghĩ : ‘Các Bàn-môn hiện

          Rất ái luyến Phạm-Thiên-giới này

              Vậy ta hãy thuyết giảng ngay

       Con đường cộng trú lâu dài Phạm Thiên’.

        “ Này Bàn-môn ! Hãy chuyên tác ý

          Ta giảng kỹ con đường là duyên

              Đưa đến cộng trú Phạm Thiên ”.    

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  400

 

 – “ Thưa vâng ! Ngài hãy tự nhiên trình bày ”.  

 

    – “ Tha-Năng-Cha-Ni này ! Yếu tố

          Thế nào là đạo lộ làm duyên

              Đưa đến cộng trú Phạm Thiên ? 

       Đa-Năng-Cha-Ní ! Thiện duyên đủ đầy

          Vị Tỷ Kheo ở đây an trú

          Biến mãn tâm câu hữu với Từ

              Bốn phương : nam, bắc, đông, tây

       Hướng trên, hướng dưới cũng tày bề ngang

          Khắp phương xứ vị này an trú

          Biến mãn tâm câu hữu với Từ

              Quảng đại , vô biên như như

       Không sân, không hận, tâm Từ vui an.

 

.      Cũng như thế, hoàn toàn cảm thụ

          Vị Tỷ Kheo an trú muôn phương

              Cùng khắp thế giới vô lường

       Biến mãn , câu hữu thường thường với Bi

          Cũng như thế , đồng thì với Hỷ

          Rồi với Xả ; thì vị Tỷ Kheo

              An trú biến mãn duyên theo

       Với tâm câu hữu cũng đều với Bi

          Trú biến mãn khắp vì  Hỷ, Xả

          Không hận, sân, rộng cả, diệu vi.

              Bàn-môn Tha-Năng-Cha-Ni !

       Hình thức sự sống tỏa đi muôn chiều

          Không một ai Tỷ Kheo bỏ sót

          Không biến mãn, giải thoát suy tầm

              Cùng khởi Tứ Vô Lượng Tâm :

       Từ, Bi, Hỷ, Xả  diệu thâm vô lường.

 

          Đây chính là con đường đưa tới  

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  401

 

          Để cộng trú cùng với Phạm Thiên ”. 

 

        – “ Vậy xin Tôn-giả cảm phiền

       Thay tôi đảnh lễ phước điền Thế Tôn

          Thật kính tôn, nói lời cảm thán :

         ‘Bạch Thế Tôn ! Đa-Nắng-Cha-Ni

              Bàn-môn trọng bệnh trầm trì

       Thống khổ do bệnh, nơi ni cúi đầu

          Đảnh lễ sâu đấng Vô Thượng Sĩ ”. 

 

          Ngài Tôn-giả Sa-Rí-Pút-Ta

              Dẫu biết nhiều cảnh giới mà

       Cao thượng, cần phải chứng qua các miền,

          Nhưng thuận duyên an trú Phạm-chí

          Là Tha-Năng-Cha-Ní vào đây

            ( Phạm-Thiên-giới thấp kém này )

       Từ ghế đứng dậy, rồi ngài ra đi.

 

          Ông Đa-Năng-Cha-Ni bệnh nặng

          Không bao lâu, mệnh tận qua đời

              Sinh Phạm-Thiên-giới cõi trời.

 

       Nhân sự việc ấy nhiều người biết qua

          Đức Phật Đà gọi Chúng Phích-Khú :

 

    – “ Chư Phích-Khú ! Dẫu biết rõ là

              Có những cảnh giới cao xa

       Cao thượng hơn, cần chứng và sinh qua

          Nhưng Sa-Ri-Pút-Ta hướng dẫn

          Cho Bàn-môn Tha-Nắng-Cha-Ni

              Vào Phạm-Thiên-giới thấp ni,

       Sau đó đứng dậy, ra đi tức thì ”.

 

          Ngài Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Tá

          Sau đó đến hương xá Thế Tôn 

Trung Bộ ( Tập 3 )   Kinh 97 :  DHÀNANJÀ NI      *  MLH –  402

 

              Chí thành đảnh lễ kính tôn

       Một bên ngồi xuống, nhu ôn thưa rằng :

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Tha-Năng-Cha-Ní

          Vị Phạm-Chí này đã từ trần

              Do bệnh trầm trọng hành thân

       Kính lời đảnh lễ dưới chân Phật-Đà ”.

 

    – “ Này Sa-Ri-Pút-Ta ! Nguyên cớ     

          Ông khiến Bàn-môn lỡ cơ duyên

              Dẫu biết các cảnh giới riêng

       Cao thượng, cần phải ưu tiên đạt vào

          Vậy tại sao ông lại tự chủ

          Cho Bàn-môn an trú vào liền

              Cảnh giới thấp kém Phạm Thiên ?

       Sau đó đứng dậy và liền ra đi ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Tại vì con thấy  

          Bàn-môn ấy tư tưởng tương liên  

              Vô cùng ái luyến Phạm Thiên

       Một lòng hướng đến Phạm-Thiên-giới này,

          Nên con mới trình bày diễn tiến

          Con đường khiến cộng trú Phạm Thiên ”.

 

        – “ Xá-Lợi-Phất ! Vậy cho nên 

       Đa-Năng-Cha-Ní sinh liền Phạm cung ” ./-

 

        Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt  Kinh  số 97  :  DHANANJÀNI  Sutta )

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22216)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
16/04/2024(Xem: 178)
Chiều về trên sông vắng, dòng sông Long Hồ chảy xiết vào mùa nước lũ, bao bọc quanh cái huyện Long Hồ, nằm ở cửa ngõ phía Bắc tỉnh Vĩnh Long, bị Sông Tiền chia cắt thành hai khu vực trông giống như hình một con chó bông nhìn nghiêng. Về vị trí địa lý Long Hồ giáp với nhiều huyện lỵ, tỉnh thành nổi tiếng như: phía Đông giáp huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre, phía Tây giáp thành phố Vĩnh Long và huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp huyện Tam Bình và phía Bắc giáp 2 huyện Cái Bè và Cai Lậy tỉnh Tiền Giang với ranh giới là Sông Tiền. Một vùng sông nước liên kết như thế là nơi bà Mộng Chi chọn lựa để kinh doanh kiếm tiền trong thời buổi gạo châu củi quế hồi sau giải phóng 75.
15/04/2024(Xem: 551)
Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát quan trai giới! Mỗi tháng một ngày, cho Phật Tử tại gia Gìn giữ trọn vẹn 8 giới Đức Phật đã chế ra (1) Phật tử còn ràng buộc gia duyên, cần phát nguyện, tinh tấn thực hành trọn vẹn(2) Sẽ tích lũy vô lượng công đức khi thực hiện ! Đặc biệt hôm nay 14/4/2024 nhân dịp chuyến du hành của HT Pháp Tông, trú trì chùa Huyền Không tại cố đô Huế /VN cũng là nhà Sư VIỆT NAM đầu tiên cũng là nhà sư nước ngoài đầu tiên được HOÀNG GIA THÁI LAN cúng dường TƯỚC HIỆU CAO QUÝ - CHAO KHUN (TĂNG CANG ĐỆ NGŨ PHẨM). Tu viện Quảng Đức đã dành cho các đạo hữu khoá tu bát quan trai một sự lợi lạc hoan hỷ vô cùng khi mời được HT Pháp Tông đến với bài pháp thoại chủ đề “Phật học tu tập” và sau đó là những câu hỏi của quý đạo hữu đã trải nghiệm và có chướng ngại gì để cùng Ngài thảo luận. Thù thắng thay, hoan hỷ thay, kính cảm niệm, cách điều hành Tu một ngày bát qua
08/04/2024(Xem: 505)
Tết Thanh Minh không phải là ngày lễ tết lớn trong năm, nhưng nó lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người Việt Nam. Tết Thanh Minh cũng không có ngày cố định thời gian, mà là ngày đầu tiên của tiết Thanh minh, nó có thể rơi vào mùng 4 hoặc mùng 5/4 dương lịch (sau khi kết thúc tiết Xuân phân). Tiết Thanh minh là 1 trong 24 tiết khí (theo quan niệm của các nước phương Đông). Tính từ đầu năm trở đi, tiết Thanh minh đứng thứ 5, trong 24 tiết khí sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân. Vào dịp Tiết Thanh minh trời mát mẻ quang đãng, thường bắt đầu sau ngày Lập Xuân 45 ngày và sau ngày Đông chí 105 ngày). Tiết thanh minh kéo dài khoảng 15 - 16 ngày.
06/04/2024(Xem: 504)
Cách đây khá lâu, tôi đã có lần đọc câu chuyện về những người phạm nhân ở trong trại cải tạo và mối tương quan đồng cảm của những người giám thị trại giam dành cho họ, đó là chia sẻ về Phật pháp, đặc biệt là đối với những tử tội. Hãy tưởng tượng rằng những người đang phải đếm ngược cái chết đến từng ngày, từng giờ khi thân thể vẫn còn đang khỏe mạnh, đó chính là nỗi ám ảnh, sợ hãi khiến tinh thần con người có thể trở nên bấn loạn, mất lý trí và họ trở thành người tâm thần, rồ dại có thể dẫn đến những việc làm tiêu cực, chẳng hạn như nguyền rủa người xung quanh, la hét, thậm chí tự vẫn trước ngày thi hành án.
03/04/2024(Xem: 818)
Có thể do một sự thần khải, thiên khải, mặc khải hoặc một phép mầu nhiệm, phép linh thiêng, phép huyền bí nào đó, hoặc do đại giác ngộ, đại ân sủng mà toàn thể loài người bỗng dưng trở thành tu sĩ! Thật đại phúc! Vui mừng khôn xiết! Mấy ngàn năm qua với bao lời rao giảng, truyền đạo, răn dạy mà con người vẫn cứ mê luyến vào cuộc sống phàm tục, sinh con đẻ cái, làm giàu, hưởng lạc thú trong cái cõi đời ô trọc này. Nay thì - đúng là ước mơ đã thành hiện thực của các giáo hội. Trong nỗi vui mừng khôn tả đó, việc đầu tiên là phải giải tán ngay phái bộ truyền giáo bởi vì mọi người đã trở thành tu sĩ rồi thì cần gì phải truyền đạo nữa? Tuyên truyền cho ai bây giờ? Còn đất đâu? Còn dân ngoại đạo nữa đâu mà tuyên truyền? Thôi thì cả triệu tấn giấy, hình ảnh, tài liệu, phim ảnh, CD, DVD, Video được đem ra đốt, bao nhiêu đài phát thanh, chương trình truyền hình, website truyền đạo cũng đều dẹp bỏ. Tuy nhiên trong nỗi hân hoan ấy việc chuyển hóa cả một cấu trúc xã hội thế tục vô cùng phức tạp qua
03/04/2024(Xem: 520)
Quả đúng vậy, chỉ vì một ý nguyện muốn đền đáp ân hội ngộ và duyên được cộng tác với Trạng nhà Quảng Đức do TT Thích Nguyên Tạng Trụ trì Tu Viện Quảng Đức kiêm và Tổng Thư Ký GHPGVNTN tại Hải ngoại Ức Châu & Tân Tây Lan làm chủ biên mà một lần nữa con có đại duyên con được tham khảo lại toàn bộ Cư Trần Lạc Đạo khi đoc qua chi tiết về Tu Viện Quảng Đức để rồi tìm lại một sưu tập cũ thật quý giá có liên quan đến bài Cư Trần Lạc Đạo khiến con suy ngẫm và tư duy nhiều đêm nên cuối cùng kính xin mượn bài viết để nhận sự chỉ dạy của quý Ngài.
03/04/2024(Xem: 723)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức. Danh mà không đi đôi với thực thì gọi là hữu danh vô thực (1). Tổ chức có nhiều kẻ hữu danh vô thực rất dễ dẫn đến sự phân rã, suy yếu, thất bại. Xã hội có quá nhiều kẻ hữu danh vô thực chắc chắn sẽ dẫn đến rối loạn, suy đồi, khó tiến bộ. Ở những địa vị cao trong giai tầng xã hội, danh với thực mà quá cách biệt thì nói không ai nghe, trên dưới không đồng lòng, dù có kế sách gì hay cũng không thực hiện được chu toàn.
28/03/2024(Xem: 157)
Trên tay bạn,chiếc đồng hồ đeo tay đắt giá, hoặc người yêu, người thân quý tặng...bạn không thể không dùng nó. Có thể, bạn phải đeo mang nó suốt đời... Bạn muốn buông đi, hơi khó buông : Vì, e bạn đã tự coi thường bạn mình. Khi trao tặng bạn, sở hữu chủ đã hàm ý: Tôi yêu quý bạn trọn cả đời tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567