Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nương tựa Tam Bảo là nương tựa chính mình

12/03/202219:51(Xem: 3263)
Nương tựa Tam Bảo là nương tựa chính mình

Phat Niet Ban-1Phat Niet Ban-2

Nương tựa Tam Bảo là nương tựa chính mình

Chút tư duy nhân ngày Đức Phật đại viên tịch Niết Bàn,

(Rằm tháng 2 âm lịch )

 


 

 

 

Dù biết truyền thống của Phật giáo Nam truyền (Tích Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia…), Vesak được xem là tháng thiêng liêng nhất, bởi theo truyền thống này Đức Phật Đản sanh, Thành đạo và Niết Bàn đều vào ngày trăng tròn tháng 4 Vesak và theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc vào năm 2000(1) nhưng người viết trộm nghĩ thường vào Đại lễ này Phật Tử và các tự viện chỉ chú trọng đến sự kiện Đức Phật đản sanh với nghi thức tắm Phật và hầu như hai sự kiện khác rẩt quan trọng là Ngày Phật đại viên tịch nhập Vô Dư Y Niết Bàn  không nghe nhắc đến cũng như Ngày Đức Phật thành Đạo .

 

Từ khi bắt đầu vào Đạo tôi đã quen với bốn ngày lễ thật đặc biệt trang trọng khi nhớ đến ân đức Ngài và tôi vẫn nhớ mình đã học ở đâu đó rằng” Ngày Rằm tháng Hai (15/02 âm lịch) vào năm 544 TCN, Đức Phật Thích Ca đã nhập Niết Bàn. Ngay lúc ấy, mặt đất rung động mạnh. Trời, người, muôn vật đều khủng khiếp kinh hoàng. Chư Thiên Trời Đao Lợi ở giữa hư không rải hoa như tuyết rơi để cúng dường Đức Bổn sư Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật nhập Niết Bàn.

 

Thôi thì hãy trở về tự mình thiết lễ tưởng niệm này Đức Phật nhập Niết Bàn theo truyền thống  cũ ngày trước để có hoàn toàn trọn vẹn một tháng 2 âm lịch với tâm tưởng lúc nào cũng hướng về phẩm kinh Di Giáo mà trong đó lời phó chúc của Ngài vẫn còn vang mãi tận  ngày nay dù đã hơn 2575 năm.

 

“Này! Các người phải tự thắp đuốc lên mà đi! Hãy nương tựa chính mình. Các người hãy lấy Pháp của Ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của Ta mà tự giải thoát! Đừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!

”Vậy, này Ananda, hãy tự coi chính con là hải đảo (chỗ ẩn náu) của con, chính con là chỗ nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa bên ngoài "Hãy xem Giáo Pháp là hải đảo của con. Giáo Pháp là chỗ nương tựa của con. Không nên tìm nương tựa ở bên ngoài."Này Ananda, một thầy tỳ khưu phải sống cách nào như coi chính mình là hải đảo, là chỗ nương tựa của mình, không tìm nương tựa bên ngoài?"

Đây này, Ananda, một thầy tỳ khưu sống chuyên cần tinh tấn, suy gẫm, thận trọng giác tỉnh, từ khước mọi tham ái trong thế gian, luôn luôn giữ chánh niệm nơi thân, thọ, tâm và pháp."Dầu ngay trong hiện tại hay sau khi Như Lai nhập diệt, người nào sống đúng theo như vậy, xem chính mình là hải đảo của mình, là chỗ nương tựa của mình, không tìm nương tựa đâu bên ngoài, những vị tỳ khưu ấy sẽ đứng hàng đầu trong những người sống hoàn toàn theo Giới Luật."“Này! Các người đừng dục vọng mà quên lời Ta dặn. Mọi vật ở đời không có gì quý giá. Thân thể rồi sẽ tan rã. Chỉ có đạo Ta là quý báu. Chỉ có Chân lý của đạo Ta là bất di, bất dịch. Hãy Tinh tấn lên để giải thoát, hỡi các người rất thân yêu của Ta!”.

Dù lời di chúc rất rõ ràng như thế nhưng vẫn có một số người thắc mắc giữa nương tựa chính mình và nương tựa Tam Bảo có khác nhau chăng? Vì Quy y Phật Pháp Tăng là trở về nương tựa vào Phât, vào Pháp và vào Tăng.

Người viết đã tìm lại giải đáp trong Phật Pháp Căn Bản (được Sư Khánh Hỷ Việt dịch từ các bài giảng của Trưởng Lão U.Silananda) như sau :

"Nương tựa vào chính mình, lấy mình làm hải đảo của chính mình, đừng nương tựa ai khác" Điều này dường như có vẻ trái ngược lại những điều mà Phật Tử chúng ta làm, đó là: nương tựa Phật, Pháp, Tăng hay Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng. Và chúng ta cũng thường nghe nói những người nào Quy Y Phật, Pháp, Tăng mới được gọi là Phật Tử.

Nương tựa vào Tam Bảo và nương tựa vào chính mình là hai chuyện khác nhau. "Nương tựa vào Tam Bảo" có nghĩa là chấp nhận Phật, Pháp, Tăng là ba sự hướng dẫn tinh thần; xem Phật, Pháp, Tăng là thầy dạy của chúng ta. Nương theo Phật, Pháp, Tăng để tu hành chứ không phải nương theo Phật, Pháp, Tăng rồi không làm gì cả.

 Ở đây, "lấy mình làm nơi nương tựa của mình" có nghĩa là bạn phải dựa vào chính mình, tự mình nỗ lực để đạt được kết quả tốt đẹp trong việc thực hành giáo pháp. Không ai có thể đem kết quả của việc thực hành của họ tặng cho bạn. Không ai có thể tu thay cho bạn. Bạn phải tự mình thực hành. Bạn phải tự mình nỗ lực để đạt kết quả.

 Như vậy, nương tựa vào Phật, Pháp, Tăng và nương tựa vào chính mình là hai chuyện khác nhau. Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy: "Chính ta là kẻ cứu rỗi ta. Không ai khác có thể là kẻ cứu rỗi ta".

Và Ngài Trưởng Lão giảng tiếp:

Tại sao Đức Phật dạy rằng: "Con hãy cứu chính con. Không ai có thể cứu con. Bởi vì “cứu rỗi chính mình” có nghĩa là loại trừ phiền não.

 Muốn loại trừ phiền não thì chính bạn phải thực hành. Không ai có thể đi vào trong tâm bạn và lấy đi các phiền não đang nằm trong đó. Nếu chuyện này có thể làm được thì thật là may mắn, tốt đẹp cho chúng ta bởi vì chúng ta chẳng cần hành thiền gì cả. Chúng ta chỉ cần đến gặp vị thầy và để cho vị ấy lấy đi phiền não ra khỏi tâm chúng ta.

Điều này không thể nào có được; bởi vậy, Đức Phật mới nói rằng: Ta không thể cứu các ngươi, các ngươi phải tự cứu mình. Bởi vì chính chúng ta mới có thể cứu chúng ta thôi. Chỉ có chúng ta mới có thể loại trừ phiền não trong tâm mình. Không ai có thể đi vào trong tâm chúng ta để loại trừ tham, sân, si cho chúng ta. Không ai có thể loại trừ phiền não trong tâm chúng ta được.

 Có nhiều người chỉ trích Phật Giáo, và nói rằng: "Tại sao Đức Phật không thể cứu chúng ta nếu Ngài có tâm bi mẫn với tất cả chúng sinh?" Đức Phật là người có tâm đại bi. Điều này có nghĩa là Đức Phật có tâm bi mẫn đối với tất cả chúng sinh không trừ một ai. Đức Phật không thể cứu chúng sinh, đơn giản bởi vì không thể nào cứu chúng sinh khác được, không ai có thể cứu vớt chúng sinh khác được, mọi người đều có nghiệp riêng của mình;

 Đức Phật chỉ hướng dẫn phương pháp và để chúng sinh tự cứu. Nếu Đức Phật có thể cứu chúng sinh thì Đức Phật đã cứu hết rồi. Mục đích của người muốn thành Phật là để cứu chúng sinh, nhưng cứu chúng sinh ở đây có nghĩa là giúp chúng sinh tự cứu.

Cũng thật trùng hợp khi học về những bài Trung Bộ kinh nhất là khi đến bài thứ 11” Tiểu Sư Tử Hống “, tôi lại biết thêm rằng: Muốn tự xem mình có đủ sức nương tựa chính mình không? Mình  cũng cần phải kiểm soát xem đã có chút chánh kiến chưa, đừng tự rống tiếng chó tru thay cho tiếng sư tử (phẩm Chó và Sư Tử trong Tương Ưng bộ kinh  ). Và thế nào là Chánh Kiến và  đạt được sự hiểu biết từ sự hướng dẫn của bậc Đạo sư ?.

Kính xin ghi lại từ bài pháp thoại đã được giảng từ 2015 với Sư Sán Nhiên như sau:

Một người gọi là có Chánh Kiến khi:

1-Đặt niềm tin trọn vẹn  vào Đức Phật hay vị Bổn sư của mình (vị Thầy tế độ ).

2-Phải có niềm tin vào Giáo Pháp (lời dạy của Đức Phật).

3-Phải thành tựu viên mãn về giới luật thanh tịnh và trong sạch.

4-Phải có tâm từ và không cống cao ngã mạn với các bạn đạo của mình.

Và cuối cùng nhận ra 4 tinh hoa của Giáo Pháp Phật đó là ( VÔ THƯỜNG-KHỔ-VÔ NGÃ- NIẾT BÀN ) và sẽ kiên trì tu tập.

 

Muốn như thế, phải chăng....  

 

Lý giải dù có đúng

Nhưng Sự cần phải thông

Nếu như còn vướng mắc

Kiến giải cũng như không

Khi Sự, Lý dung thông

Đến di đều vô ngại

Ngã, Pháp cũng hoàn không

Liền thong dong tự tại .

(HT Viên Minh)

 

 

Nhân ngày lễ Đại Viên Tịch Niết Bàn của Đức Phật, thiết nghĩ cũng nên tìm hiểu định nghĩa rốt ráo nhất của Niết Bàn là gì, kính trích đoạn trong những bài sưu tầm trên Internet như sau:

Niết Bàn của đạo Phật có nghĩa là sự trống vắng của phiền não. Khi ta không tham, sân si, hận, ghét... tức là ta không có não phiền, tự nó là niềm vui, tự nó là hằng sa nhịn nhục, là giác ngộ. Tỉ như khi ta không đau bịnh đó là cảm giác của an lành của thanh tịnh, là Niết Bàn vậy. Đừng nghỉ rằng không đau bịnh là sự trống vắng khơi khơi hoặc trung tính mà nên coi đó là sự trống vắng của não phiền, là Niết Bàn.

Niết Bàn được thực hiện khi nào lửa phiền não đã diệt hết, nghiệp chướng đã tiêu trừ. Niết bàn là rốt ráo, là cảnh giới giải thoát, không sanh, không diệt, bất biến.

Trước nhất, Niết bàn diễn tả trạng thái tâm chứng, hoàn toàn thanh thản, an vui, không bị ngoại cảnh chi phối. Kinh thường gọi là Hữu dư y Niết bàn, thể hiện qua cuộc sống thanh tịnh, giải thoát của Đức Phật và Thánh chúng khi Ngài tại thế. Tiến cao hơn nữa, theo tinh thần kinh Pháp Hoa, Đức Phật cho biết Niết bàn chỉ là phương tiện thị hiện nhằm mục tiêu giới thiệu sự sống thường trú vĩnh hằng của Ngài.

Thật vậy, sau khi trải qua quá trình hành Bồ tát đạo, làm lợi ích cho số đông, mang an lạc cho chư Thiên và loài người, Đức Phật đã hoàn tất mọi việc, việc đáng làm đã làm, điều đáng nói đã nói, Ngài thanh thản vào Niết Bàn

Có mấy loại Niết Bàn? Thực sự, Niết Bàn chỉ có một, nhưng Phật nói có bốn thứ để cho chúng sanh được hiểu rõ về Niết Bàn.

- Bổn lai tự tánh Thanh tịnh Niết bàn nghĩa là căn bản của các pháp vốn thanh tịnh, không sanh không diệt mà vắng lặng trong hư không.

- Hữu dư y Niết Bàn nghĩa là đã ra khỏi phiền não chướng, dù còn ít khổ chưa đoạn hết, nhưng nghiệp chướng đã nhẹ nhàng.

- Vô dư y Niết Bàn nghĩa là đã ra khỏi phiền não, dứt sanh tử, dư báo cũng diệt, các khổ não hằng dứt.

- Vô trụ xứ Niết Bàn nghĩa là không còn sở tri chướng, lòng đại từ, trí Bát nhã xuất hiện hoàn toàn không còn trụ sanh tử.

Đức Thế Tôn đã khẳng định khi nào ta còn vướng mắc tham ái và dục lạc là ta không thể chứng nghiệm được Niết Bàn. 

 

Lời kết:

Đây chỉ là những nhận định của một hành giả còn đang tu tập  với một niềm tin tịnh tín bất động, muốn nương tựa vào chính mình trộm nghĩ ...phải thấy cho được Sự thật Vì một Đức Phật ra đời chỉ là để dẫn dắt chúng sanh thấy ra Sự Thực ( Chân Lý).

 

Nhân ngày tưởng niệm Đức Phật đã thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, kính trích đoạn lời  HT Thích Chơn Thiện trong Phật Giáo Sử Luận cho rằng : “chúng ta cần phải rất cẩn trọng và tỉnh giác một khi nói đến Niết Bàn. Nó không phải là một xứ sở, nó không liên hệ đến thời gian. Bởi thế, thật là dễ ngộ nhận khi nói "Đức Phật nhập Niết Bàn" hay "Nhập Vô dư Niết Bàn.” Nguy hiểm là ở chữ Nhập. Nghĩa là chữ nhập ở đây là không có chủ thểvà đối tượng của nhập thì mới gọi là "nhập.”

Nhưng nếu diễn đạt như thế này thì người nghe do thiếu tỉnh giác có thể cho rằng Niết Bàn chỉ là trống không. 

 

Dù Thế Tôn được định nghĩa dưới hình thức nào, nội dung vẫn được giữ nguyên ý nghĩa: Thế Tôn là bậc đã giác ngộ hoàn toàn, thấy rõ thực tướng của hết thảy các pháp, đã an ổn thoát khỏi mọi khổ ách sanh tử.

 

Chúng ta cũng có thể hiểu Thế Tôn như là một đấng Toàn giác, hay Thực tại Như thực, như Bắc và Nam tạng ghi nhận: "Thấy Duyên khởi là thấy Pháp, thấy Pháp là thấy Phật"

Chứng ngộ quả vị Phật là chứng ngộ Niết Bàn.

Bây giờ chúng ta đi vào ý nghĩa của Niết Bàn. Qua các định nghĩa gián tiếp về Như Lai, thì Niết Bàn mà Thế Tôn chứng ngộ, chứng nhập là kết quả của sự đoạn diệt Mười hai nhân duyên, hay đoạn diệt khổ.

Do đó, Niết Bàn có thể gián tiếp được định nghĩa như là "Khổ diệt", "Ái diệt", "Thủ diệt", "Vô minh diệt", hay bằng các tên gọi tương đương khác như "Vô vi", "Vượt qua bộc lưu", "Qua bờ bên kia.” "Loại hết sanh y" v.v.... mà chúng ta có ngót ba mươi từ tương đương với Niết bàn, ở Nikàya và A Hàm.

Chỉ có thể tạm thời đề cập đến Niết Bàn bằng thái độ phủ định, gián tiếp bằng các định nghĩa được trích dẫn ở trên, hoặc bằng các từ tương đương, không thực sự cắt nghĩa gì cả như từ "Tuyệt đối", "Bất tử", "Vô sinh.

 

Đi vào các ý nghĩa Niết Bàn của Bắc tạng, chúng ta sẽ lý thú làm quen với lối diễn đạt đầy biểu tượng và thi vị.

Bát Nhã cho rằng cứu cánh Niết Bàn là vượt qua hết mọi khổ ách. Khổ ách là do chấp thủ nhân ngã và pháp ngã. Nếu nhờ trí tuệ thấy rõ Năm uẩn là vô ngã thì sẽ cắt lìa chấp thủ và đi ra hết mọi khổ ách. Như thế, vượt qua khổ ách, hay đắc Niết Bàn, chính là sự chứng ngộ, chứng nhập đương thể vô ngã của các pháp. Đương thể ấy thì vô sinh (hay không sanh không diệt). Cho nên đắc Niết Bàn có nghĩa là đắc cái vô sanh. Mà đã là vô sanh thì vô đắc. Do đó, đắc Niết Bàn là không thấy có người đắc và pháp đắc. Khi hoàn toàn vô đắc thì gọi là Niết Bàn hay đắc Niết Bàn.

Tất cả chấp thủ là nội dung ngăn ngại việc chứng đắc Niết Bàn. Cho nên, nội dung của chứng đắc ấy là nội dung của đoạn diệt chấp thủ, đoạn diệt vọng tưởng. Tại đây, Niết Bàn có thể được trình bày gián tiếp như là sự hàng phục vọng tưởng.”

 

Kính trân trọng,


Kính tưởng niệm Đức Từ Phụ, ngày đại viên tịch.

Lời phó chúc di giáo cho mọi chúng sinh

Hãy làm ngọn đuốc...soi rọi chính mình

Từ nguồn Pháp Bảo xuyên suốt....

 45 năm  Đức Đạo Sư dẫn dắt.

 

Kính nguyện hứa với Ngài...

....Buông bỏ mọi vướng mắc,

Biết trùng trùng duyên nghiệp...vạn vật chuyển thay

Ẩn náu bên trong ...nhân quả an bày

Nương tựa chính mình ...Bảo trì tâm tánh lương thiện!

 

Lời dạy...Tứ Niệm Xứ con đường duy nhất ..thực hiện

Thời thời khắc khắc thu thúc lục căn

Quán sát Vô thường, Khổ,...hết những băn khoăn

Mỗi mỗi người ...duy nhất, cá nhân độc lập!

Tự chủ bản thân...tự tịnh hóa, tu tập

Hạ thủ công phu, diệt tham ái vô minh

Dũng khí, quyết chí... vẫn giữ ân tình

Không quên gốc rễ con người...Lòng Thành Tín !

 

Kính đảnh lễ Đấng Toàn Giác ...

...nguyện nương tựa chính mình....khôn khéo ứng biến!

 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

 

( thơ Huệ Hương)

 

Melbourne 16/3/2022

Huệ Hương

 

-------------------------------------------------------------

(1)

Nghị quyết LHQ khẳng định 3 điều chính:

1. Công nhận Lễ Vesak là ngày Đại lễ của thế giới, là Lễ Hòa bình LHQ;

2. Công nhận Lễ Vesak là ngày Lễ thiêng liêng nhất của thế giới;

3. Công nhận sự đóng góp của Phật giáo là những đóng góp thiết thực cho thế giới như: Đạo đức, Hòa Bình, Tâm linh, Bình đẳng, bảo vệ môi trường, v.v…,

LHQ yêu cầu sự hổ trợ tổ chức Đại lễ Vesak hằng năm, không những tại trụ sở chính thành phố New York, nước Mỹ mà các trụ sở tại các nước thành viên cũng đều tổ chức bắt đầu từ năm 2000 trở đi. Vào năm 2000, lần đầu tiên Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã được long trọng tổ chức tại Trụ sở chính LHQ New York, Hoa Kỳ với sự tham dự của các truyền thống tông môn pháp phái Phật giáo thuộc 34 quốc gia. Kể từ đó đến nay Đại lễ Vesak đã được tổ chức nhiều năm liền ở trụ sở chính Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ và ở các nước có Phật giáo đăng cai.




facebook

youtube

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 2039)
Luận điểm cho rằng Đức Phật là người tích hợp tư tưởng triết học Ấn Độ bắt đầu với các triết gia Bà-la-môn giáo nhằm hạ thấp triết học Phật giáo xuống mức bình thường, không có gì sáng tạo như Gaudapada, Dinnaga, Shankara…(Vì không có phần mềm gõ chữ Sanskrit và Pali nên các thuật ngữ này chúng tôi viết theo dạng La-tinh hóa). Tiếp đến là những giáo sĩ và tín đồ Bà-la-môn muốn xóa sổ Phật giáo ở Ấn Độ bằng cách tuyên truyền rằng, Đức Phật là hóa thân thứ chín của thần Visnu! Và cho rằng những học thuyết như luân hồi, nghiệp… là của đạo Bà-la-môn, chỉ vì chúng giống nhau về tên gọi (nhưng lại hoàn toàn khác nhau về mặt nội dung).[1] Sai lầm này, đến ngày nay, vẫn còn ăn sâu trong tâm trí những người Bà-la-môn.
04/02/2011(Xem: 2935)
Many, many years ago, in a small kingdom in the north of India, something was happening that would change the whole world.
02/02/2011(Xem: 4779)
Nhân nói về mùa XuânDi-lặc và vị Phật tương lai – Ngài Bồ-tát Di-lặc, có lẽ cũng cần tìm hiểu thêmvề một vị Di-lặc khác: Luận sư Di-lặc, thầy của Luận sư Vô Trước. Theo Wikipedia, mộtsố các nhà Phật học như các vị giáo sư Erich Frauwallner, Giuseppe Tucci, vàHakiju Ui cho rằng Luận sư Di-lặc (Maitreya-nātha– khoảng 270-350 TL)là tên một nhân vật lịch sử trong 3 vị luận sư khai sáng Du-già hành tông (Yogācāra)hay Duy thức tông (Vijñānavāda)...
01/02/2011(Xem: 2262)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
13/01/2011(Xem: 19036)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
05/01/2011(Xem: 3354)
Sau khi Đức Phật nhập niết-bàn, xá lợi của Ngài được chia thành tám phần cho tám lãnh thổ như Vương Xá (Rājagaha), Vesāli,, thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu), Allakappa, Rāmagāma, Vethadīpa, Pāvā và Câu-thi-na (Kusinārā). Để có nơi tôn kính thờ xá lợi của các bậc thánh, kiến trúc của các ngôi tháp bắt đầu phát sanh và tiến hóa. Nhiều thế kỉ trôi qua, Phật giáo theo thời thế mà thăng trầm lên xuống và xá lợi hầu hết cũng bị thất lạc. Vào thế kỉ XX, các nhà khảo cổ trong khi khai quật vùng Taxila và ngọn đồi Long Thọ (Nāgārjunakondā) đã tìm thấy các viên xá lợi thật của của Đức Phật và hiện nay được thờ tại Sārnātha. Tác giả Tham Weng Yew đã viết về lịch sử và ý nghĩa của việc thờ xá lợi, tiến trình thăng hóa các đền tháp thờ cùng các hình ảnh minh họa. Tỳ-kheo-ni Giới Hương đã phát tâm dịch ra tiếng Việt và đây là lần xuất bản thứ 2.
05/01/2011(Xem: 2287)
Trong Việt Nam Phật Giáo sử luận, tập một, khi bàn về sự liên hệ giữa thiền và thi ca, giáo sư Nguyễn Lang viết: "Thi ca không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào lý luận siêu hình thì thiền không còn có thể là thiền nữa" Nhưng thế nào là hình ảnh, giáo sư Nguyễn Lang giải thích:
04/01/2011(Xem: 42890)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
21/12/2010(Xem: 1725)
Năm đầu tiên (528 TTL): Sau khi thành đạo vào đêm rằm tháng Vesakha (tức tháng Tư âm lịch), Đức Phật đến ngụ tại khu vườn nai (Lộc uyển), vùng Chư thiên đọa xứ (Isipatana) tức Sa-nặc (Sarnath) ngày nay, gần thành Ba-na-lại (Benares). Tại đó, Ngài giảng bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, hóa độ năm anh em đạo sĩ Kiều-trần-như (Kodañña) và cư sĩ Da-xá (Yasa).
24/11/2010(Xem: 10449)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567