Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài 2: Học Phật Trong Mùa Đại Dịch: Học, Hiểu và Hành Kinh Châu Báu

23/09/202209:56(Xem: 2579)
Bài 2: Học Phật Trong Mùa Đại Dịch: Học, Hiểu và Hành Kinh Châu Báu
hoc phat

Học Phật
 Trong Mùa Đại Dịch
 ( 2 )
 
Học, Hiểu và Hành Kinh Châu Báu

Bài viết của Cư Sĩ Nhật Duyệt Lê Khắc Thanh Hoài
Do Phật tử Diệu Danh diễn đọc


 

Tại Pháp, cơn đại dịch thực sự bắt đầu vào khoảng tháng ba năm 2020, với các lịnh phong tỏa, hạn chế những sinh hoạt bình thường của dân chúng như mua bán, di chuyển, tụ họp, ngay cả các công ty, công sở, các văn phòng cũng phải hạn chế số nhân viên, nhân công…Nhưng oái ăm thay, tại các bệnh viện thì bịnh nhân quá đông mà bác sĩ, y tá, phụ tá, cho đến hạ tầng cơ sở, các lao công lo phần vệ sinh, quét dọn cũng không đủ để đảm nhiệm cho xuể mọi công việc. Khởi đầu nạn dịch quả thật đem lại nhiều lo âu cho mọi người. Nhưng rồi, phía chính phủ cũng như dân chúng, ai cũng phải cố gắng, hi sinh để đương đầu với đại nạn. Và dần dà những khó khăn ban đầu cũng được khắc phục.

Là phật tử, chúng ta nhận rõ bài học Vô Thường và Khổ đang diễn ra trước mắt và Học Phật chính là lối thoát như lời Phật đã dạy "Này các Tỳ kheo, xưa cũng như nay Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ" (Trung Bộ I, 140) https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha406.htm

 

Vài tháng sau, qua mạng internet, đạo tràng Một Ngày An Lạc của chúng ta đã sắp đặt các khóa tu học giáo lý cũng như tụng kinh, nghe giảng. Và bản Kinh Châu Báu đã được đọc tụng và giảng giải qua sự hướng dẫn của Thượng Tọa Trụ Trì chùa Trúc Lâm. Vậy chúng ta đã Học được gì, phải Hiểu và phải Hành như thế nào cho đúng như lời dạy trong Kinh ?

Bài viết lần này xin trình bày lại để ôn tập những gì đã được học qua và cần ghi nhớ cũng như thực hành.

Có điều cần lưu ý là chúng ta sẽ dựa vào bản Chú Giải của Tỳ Kheo Thiện Minh dịch từ tiếng Pali để tham khảo thêm.

Xuất Xứ của các bài Chú Giải có thể đọc theo tài liệu sau đây :

https://theravada.vn/chuong-iii-nguon-goc-phat-trien-nhung-ban-chu-giai-kinh-phat/

Và chúng ta có thể hoàn toàn an tâm khi đọc được câu kết luận nơi bản chú giải nầy: Tóm lại: chúng ta đã thấy có bằng chứng đầy đủ để khẳng định một chân lý truyền thống đó là không chỉ có ngài Buddhaghosa, Ngài Mahinda, hay một số Ngài tổ phụ khác là những nhân vật duy nhất khởi xướng viết chú giải Kinh Phật. Chúng ta có thể nói chính Đức Phật và các đồ đệ trực tiếp của ngài cũng như cả các đồ đệ sau này nữa, tất cả đều đã dọn đường cho ngài Buddhaghosa vĩ đại đồng thời chúng ta không thể đồng ý với những ai chối bỏ hoàn toàn bất kỳ một tác quyền nào của Ngài Buddhaghosa. Tác Phẩm Niddesa là một bản chú giải rất cổ viết về một số Kinh trong tác phẩm.

 

Chúng ta hãy bắt đầu Học và Hiểu Kinh Châu Báu tuần tự như sau :

1.Nhân Duyên Phật nói Kinh Châu Báu :

Kinh Châu Báu (Ratana Sutta) thuộc kinh Tiểu Bộ (tập 6) là một trong nhiều bài kinh Hộ Trì ( Paritta ) hay cầu an được đọc tụng trong các nước theo Phật giáo Nam tông (Theravada).

Theo bản Chú Giải Tiểu Tụng, Tỳ Kheo Thiện Minh dịch từ tiếng Pali, của ngài Buddhaghosa : (http://phatgiaonguyenthuy.com/media/cats/tam-tang/chu-giai/chu-giai-tieu-tung-ty-khuu-thien-minh-dich/chu-giai-tieu-tung-ty-khuu-thien-minh-dich.pdf) chúng ta có thể trích ra nhiều đoạn về duyên khởi mà bài Kinh Châu Báu được đọc tụng. Đó đích thực là một bài kinh từ kim khẩu của đức Phật nói ra và truyền cho đệ tử là ngài Ananda học thuộc lòng và tụng lên trong khi đi nhiễu quanh thành phố Tỳ Xá Ly, trước dịch bệnh đó là một thành phố giàu có, thịnh vượng, phát triển tột bực và đông dân cư, hãy cùng đọc các trích đoạn sau đây :

 

Nhưng vào một dịp khác thành phố lại thiếu lương thực do phải trải qua hạn hán và mùa màng thất bát. Trước tiên những người nghèo phải chết và [xác của họ] được quẳng ra ngoài thành, do mùi hôi thối của các xác chết xông lên chẳng còn ngƣời nào dám đi vào thành phố, các chúng sanh phi nhân được cơ hội đột nhập vào Thành phố. Sau đó, nhiều người khác nữa cũng phải chết. Sự kinh tởm quá lớn lao xảy đến khiến cho bệnh dịch “Hơi rắn” đã xuất hiện. [4] tàn phá biết bao nhiêu sanh linh. Thành phố Vesālī đã bị ba tai nạn ám ảnh đó là: sợ đói, sợ các chúng sanh phi nhân (non-human beings) và sợ bệnh dịch hoành hành

 

Xin nhắc lại, thành Tỳ Xá Ly (Vesali), kinh đô xứ Vajji (Bạt Kỳ) do. Bộ tộc Licchavi cai trị xứ này đã gửi một phái đoàn đến thành Vương Xá (Rajagaha) xứ Ma Kiệt Đà (Maghada) của vua Tần Bà Sa la (Bimbisara) gặp đức Phật, lúc bấy giờ đang ngự tại tịnh xá Trúc Lâm (Veluvana), họ đã thỉnh đức Phật đến Tỳ Xá Ly để giải trừ các tai ương ấy, trích đoạn từ Chú Giải :

Thưa Đại Nhân Kính mến, có ba tai nạn đang nổi lên tại thành phố chúng tôi. Nếu như Đức Thế Tôn đến với thành phố chúng tôi, chúng tôi sẽ được an toàn. Đức Thế Tôn liền tập trung quán xét [vào sự việc đó và nhận ra điều đó] “ Khi nào Kinh Châu Báu được công bố tại thành phố Vesālī thì An Toàn đó sẽ lan tràn khắp cả Thập Vạn Đại Thiên Tà Bà Thế Giới và khi kết thúc công bố Kinh đó có tới tám mươi tư ngàn sanh linh sẽ chứng đắc Pháp”, thế rồi Đức Thế Tôn đã đồng ý đến
thành Vesālī .

 

Đức Thế Tôn vào thành Vesālī. Ngay sau khi Đức Thế Tôn vào thànhVesālī, Thì Thiên Chủ (Sakka) Quốc Vương, Các Vị Thần được cộng đoàn các Chư thiên báo trước liền đến. Với sự xuất hiện của các vị Chư Thiên với uy thế lớn lao đến như vậy, đa số các chúng sanh phi nhân đều bỏ trốn. Đức Thế Tôn liền dừng lại ngay cổng thành, và Ngài đã truyền cho Trưởng Lão Ananda nói rằng. “Hỡi Ananda, hãy lắng nghe Kinh Châu Báu này, và cùng với các vị hoàng tử người Licchavi hãy thực hiện một nghi lễ Cầu An trong cuộc rước quanh những khoảng cách ba vòng tường thành, hãy mang theo với các người những của cải vật chất để thực hiện nghi lễ dâng cúng. Và thế rồi Ngài công bố Kinh Châu Báu.

 

Theo như lời chú giải trên, chúng ta nhận thấy không những đức Phật truyền đọc kinh Châu Báu mà còn kêu gọi thực hành nghi lễ cầu an với đầy đủ các vật để cúng dường. Nghi lễ như thế nào, chúng ta có thể tìm hiểu qua câu chuyện đức Phật kể về vua MAHÀVIJITA nhằm gián tiếp khuyên Bà La Môn KÙTADANTA.

Có thể tham khảo Kinh Cửu La Đàn Đầu (Kùtadanta Sutta) https://theravada.vn/giao-an-truong-bo-kinh-kinh-cuu-la-dan-dau-kutadanta-sutta/

Hoặc https://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong05.htm

Chúng ta nhận thấy tuy có nghi lễ cúng tế nhưng không có sự sát hại làm tổn mạng sanh linh. Một nghi lễ phát xuất từ lòng từ bi và mọi người đều hoan hỉ. Người cho cũng như người nhận đều hưởng phước báo. Chính là nhờ lời Pháp được nói ra trong phần nghi lễ mới thực sự đem lại an lạc, chuyển họa thành phúc. Đúng nghĩa của Tiêu Tai Cát Tường là vậy, không phải dựa vào quyền lực hay thần lực bên ngoài mà chính là do sự Nghe Pháp, Hiểu Pháp và Hành Pháp. Sự Hộ trì bên ngoài chỉ là trợ duyên mà thôi. Tự lực vẫn là căn bản như lời Phật dạy, Ngài chỉ là người chỉ đường, còn lại phần thực hành Giáo Pháp thì do mỗi người phải tự nổ lực. Có công phu tu tập thì công đức phát sanh, tuy vậy không chối bỏ, phủ nhận Tha lực, cho là hoàn toàn không có, là vô ích. Nhưng nếu ỷ lại vào Tha lực thì cũng không đúng.

 Đức Phật thật bao dung và không hề cực đoan, Ngài không chủ trương cúng tế với sự sát hại sanh linh nhưng cũng không cố chấp bác bỏ sự cúng tế. Bằng chứng qua đoạn kinh trích dẫn trong cuốn tưởng xã hội trong Kinh điển Phật giáo Nguyên Thủy của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, Đức Phật dạy có 7 điều kiện để một quốc gia hưng thịnh, thì điều thứ sáu :

6. Có tín ngưỡng và tôn trọng truyền thống tín ngưỡng
“Này Ananda, ông có nghe dân Vajji tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajji ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã có từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp hay không?”

“Bạch Thế Tôn, con có nghe dân Vajji tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajji ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã có từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp.”

“Này Ananda, khi nào dân Vajji tôn sùng, kính trọng, đảnh lễ, cúng dường các tự miếu của Vajji ở tỉnh thành và ngoài tỉnh thành, không bỏ phế các cúng lễ đã có từ trước, đã làm từ trước đúng với quy pháp, thì này Ananda, dân Vajji sẽ được lớn mạnh, không bị suy giảm.”

Như vậy thực hành nghi lễ cúng tế, cầu an không phải là một tệ nạn, một điều cần bác bỏ hoàn toàn, cho là mê tín, dị đoan. Điều quan trọng đối với phật tử là không quá câu nệ, quá đình đám, tốn kém và nhất là làm tổn hại đến sinh mạng kẻ khác, người cũng như súc vật.

Y cứ theo bản Chú Giải, lời tuyên bố của đức Phật là sau khi Kinh Châu Báu được tụng đọc thì “   An Toàn đó sẽ lan tràn khắp cả Thập Vạn Đại Thiên Tà Bà Thế Giới và khi kết thúc công bố Kinh đó có tới tám mươi tư ngàn sanh linh sẽ chứng đắc Pháp”

Ai từng tụng Phẩm Phổ Môn đều biết câu cuối với lời lẽ tượng tợ :“Khi Phật nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng có tám vạn bốn ngàn chúng sinh đồng phát tâm vô thượng Chánh Đẳng Chánh Giác”.

Chúng ta cũng có thể tìm thấy câu kết như trên trong một số kinh khác của Bắc truyền.

Như vậy chúng ta thấy có điểm đồng nhất về ý tưởng giữa hai hệ kinh điển Nam truyền và Bắc truyền. Đây chỉ nêu ra một trong những nhiều điểm đồng nhất.

 

2.Đối tượng Phật nói Kinh Châu Báu :

Trước khi nói đến đối tượng, chúng ta cần trở lại điều nói về nguyên nhân đức Phật được thỉnh đến thành Tỳ Xá Ly là do các đại nạn đang xảy ra trong thành phố này, các đại nạn được kể ra, thật dễ hiểu cho chúng ta thế nào là đói khát và dịch bệnh nhưng về cái nạn được gọi là Phi nhân thì gây khó hiểu cho chúng ta. Vậy hãy tìm hiểu xem Phi Nhân là ai và hại người như thế nào ?

Theo Từ điển Phật Quang, Phi nhân, Phạm: Amanuwya. Pàli: Amanussa. Chẳng phải loài người. Chỉ chung cho các loài: Trời, rồng, Dạ xoa, Ác quỉ, Tu la, địa ngục... Tỉ khưu lục vật đồ tư sao quyển hạ ghi: Trong luật điển nói có 3 cõi là: Cõi người, cõi phi nhân và cõi súc sinh. Trong đó, cõi phi nhân chỉ cho 4 cõi: Trời, Tu la, địa ngục và ngã quỉ. Bậc sa môn xuất gia lánh tục cũng khiêm tốn tự xưng là Phi nhân. Ngoài ra, từ ngữ Phi nhân còn được dùng để chê bai người nghèo túng, xin ăn. [X. kinh Chủng đức trong Trường a hàm Q.15; phẩm Phổ môn kinh Pháp hoa; luận Đại tì bà sa Q.126; luận Câu xá Q.12].

Ngoài ra, Phi Nhân cũng có hạng tốt, hạng xấu. Hạng tốt là các vị Thiên, Thần Hộ Pháp và hạng xấu, cũng là Thiên, thần nhưng các vị lại phá phách, cản trở không cho người tu hành.

 

Học Kinh Từ Bi, chúng ta cũng từng biết qua nhân duyên Phật nói kinh này, vì các vị Tỳ kheo bị một số chư Thiên tìm cách phá hoại, gây sợ hãi, làm cho không ở yên nơi chỗ mình hành thiền, tu tập. Đức Phật đã dạy các vị Tỳ Kheo tụng bài kinh Từ Bi, rải tâm từ và chuyển hóa ác tâm của chư Thiên đang tìm cách phá hoại cản trở sự tu tập của mình. Và sự chuyển hóa này đã thành tựu. Từ đó, kinh Từ Bi cũng được xem là một kinh cầu an.

Hãy đọc một đoạn trích theo tài liệu của cố Hoà Thượng Thích Thiện Châu :

Các thầy tỳ kheo thường hành thiền dưới các cội cây to lớn. Ban đầu chư thiên cư ngụ trên cây rất vui mừng và để tỏ lòng kính trọng chư tăng, họ đã tạm dời xuống mặt đất. Nhưng sau một thời gian, cuộc sống dưới mặt đất rất bất tiện nên họ đâm ra bực bội. Biết không thể nào chịu đựng được như vậy trong 3 tháng nên chư thiên đã tìm đủ mọi cách để xua đuổi các thầy tỳ kheo ra khỏi khu rừng. Họ đã biến hóa ra những hình ảnh ghê sợ, những âm thanh rùng rợn và các mùi hôi thối để làm nản lòng các thầy. Trước những cảnh tượng kinh hoàng, tâm của các thầy bắt đầu dao động, sợ hãi, và đâm ra mất ăn, mất ngủ, thân thể bệnh hoạn, ốm yếu, gầy mòn. Tinh thần không còn yên ổn để hành thiền. Do đó các thầy cùng nhau quay về Savatthi để xin đức Phật cho nhập hạ tại một nơi khác.

(https://thuvienhoasen.org/a10454/kinh-tu-bi-metta-sutta)

Điều đáng chú ý là đời sống của chư Thiên, thiện hay ác, các Phi nhân nói chung, hầu như liên quan mật thiết với đời sống của con người. Họ có thể thấy người sống tốt thì kính nể, hộ trì, giúp đỡ, chư Thiên Hộ Pháp rất quan trọng cho người tu hành và cũng có thể ngược lại, không bằng lòng, đồng ý với con người thì có thể phá hoại. Ngoài ra, nếu họ cần sự giúp đỡ của con người thì cũng có thể tìm cách tiếp cận và làm cho con người hiểu ý mình muốn gì, thí dụ như báo mộng hay hiện ra hình tướng, nói, lên tiếng cho con người nghe hoặc trực tiếp hoặc qua trung gian người thứ ba. Một số không nhiều nhưng cũng không thể nói là ít và không có, đã từng trải nghiệm điềm báo mộng, nhắn nhũ hay nhờ cậy của người thân đã qua đời.

Nhắc lại, người đã qua đời cũng được kể trong hạng Phi nhân.

 

Kinh Châu Báu được xem là một Kinh Cầu An hay Kinh Hộ Trì và tương tợ như trường hợp xảy ra với các Tỳ kheo bị chư Thiên phá phách, được trích dẫn theo tài liệu về Kinh Từ Bi, chư Thiên này cũng có thể hiểu là các Phi Nhân theo định nghĩa đã nói trên, và như thế các Phi Nhân phá phách ở thành Tỳ Xá Ly cũng có thể hiểu là ám chỉ chư Thiên có ác tâm, không chỉ là ác thần hay ác quỷ, dạ xoa và luôn cả ngạ quỷ, đói quá cũng có thể tìm đến con người quấy rối để được bố thí thức ăn đồ uống. Và sự phá phách của họ cũng có thể hiểu là sự hiện ra những hình ảnh kinh hoàng, những âm thanh, tiếng động ghê rợn hay xông lên các mùi hôi thối…

Hiểu Phi Nhân là ai rồi và họ phá phách như thế nào bây giờ chúng ta thử tìm hiểu lý do gì họ phá phách ?

Nguyên nhân của một tai họa nào đó đôi lúc khá phức tạp, mắt phàm phu chúng ta không thể thấu rõ. Nói chung thì chúng ta hay quy về cho nghiệp quá khứ đã tạo, hiện đời phải chịu quả báo, hoặc cũng do nghiệp hiện đời đang tạo, chịu quả báo nhãn tiền, như phá hủy môi trường, sa thải cấu uế, thì thiên nhiên bị ô nhiễm và cây cỏ, mùa màng cũng chịu ảnh hưởng, hoặc chỉ cần thiếu vệ sinh, chuột, ruồi, muỗi, các vi khuẩn sinh sôi nẩy nở, gây dịch bệnh, hoặc việc chôn cất các tử thi không được cẩn thận, đúng qui tắc, hoặc việc giết hại súc vật để lấy thịt, lấy máu nuôi dưỡng thân mạng con người cũng là những hành vi ô nhiễm môi trường rất lớn, chưa kể các thí nghiệm, nghiên cứu khoa học, đôi lúc lợi ích chỗ này mà hại chỗ khác…

Ai cũng nhận ra con người chính là chủ nhân ông của tất cả tai họa trên đời, không thể than trời trách đất được nhưng con người không chỉ là một sinh vật duy nhất trên thế gian này, mắt phàm của chúng ta không cho chúng ta thấy xa mà thôi. Đức Phật đã dạy thế giới con người chỉ là một trong Lục đạo, sáu đường, gồm trời, thần, người, súc sinh, ngạ quỉ và địa ngục. Và cũng là một trong Tam Giới hay ba cõi: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Lục đạo có thể thông nhau, nghĩa là thấy nhau, có thể hỗ trợ cho nhau, mà cũng có thể hại nhau, chỉ trừ chúng sinh ở địa ngục thì chỉ chịu khổ và không có một chút tự do. Tam Giới cũng vậy nhưng chỉ các cõi ở tầng cao hơn như Sắc giới và Vô sắc giới thì có thể thấy Dục giới, ngược lại thì không thể. Chúng sinh cõi Dục giới cần phải có sự tu tập thiền định cao mới với tới các cảnh giới kia được.

Bình thường thì ai ở cõi nấy và không tự nhiên mà thấy nhau hay liên hệ với nhau. Phải có một mục đích gì rõ rệt mới tìm đến nhau. Nếu có dấu hiệu gì đó, cõi này nhận ra cõi kia, tìm đến cõi kia ắt đều có lý do, duyên sự.

Như chúng ta đã thấy qua trích dẫn về duyên sự mà phi nhân quấy phá nơi kinh Từ Bi thì nơi Kinh Châu Báu, chúng ta cũng tìm thấy duyên sự tương tợ mà phi nhân quấy phá dân chúng thành Tỳ Xá Ly do dịch bệnh, các xác chết vứt đầy ra đường xá, ngổn ngang, cấu uế, mùi hôi thối xông lên, và chúng ta có thể suy ra là các chư Thiên không thể trú ngụ một nơi như vậy. Nơi cấu uế như vậy. Chư Thiên bỏ đi thì dễ cho Phi nhân lộng hành. Các nạn nhân qua đời vì dịch bệnh cũng có thể trở thành Phi nhân và quay trở lại quấy nhiễu nếu chưa được siêu thoát.

Khi đức Phật nhận lời thỉnh đến thành Tỳ Xá Ly thì chư Thiên cùng tháp tùng đức Phật. Hãy đọc tiếp trích đoạn từ bài Chú Giải :

Ngay sau khi Đức Thế Tôn vào thành Vesālī, Thì Thiên Chủ
(Sakka) Quốc V
ương Các Vị Thần được cộng đoàn các Chư thiên báo trước liền đến. Với sự xuất hiện của các vị Chư Thiên với uy thế lớn lao đến như vậy, đa số các chúng sanh phi nhân đều bỏ trốn.

 

Sau khi tìm hiểu rõ Phi Nhân là ai thì chúng ta cũng hiểu được đối tượng mà bài kinh Châu Báu được tụng lên. Đó chính là tất cả các sanh linh, không trừ ai, trong đó bao gồm toàn thể Phi Nhân theo định nghĩa chúng ta đã nêu trên.

Hãy đọc lại câu kệ mở đầu bài kinh :

"Phàm ở tại đời này,
Có sanh linh tụ hội,
Hoặc trên cõi đất này
Hoặc chính giữa hư không.
Mong rằng mọi sanh linh,
Được đẹp ý vui lòng,

Vậy, hãy nên cẩn thận,
Lắng nghe lời dạy này.

 

Và câu kinh tiếng Pali là :

Yānīdha bhūtāni samāgatāni
Bhummāni vā yāni va antalikkhe
Sabbeva bhūtā sumanā bhavantu
Atho pi sakkacca sunantu bhāsitam

Chúng ta chỉ cần tìm hiểu hai chữ Sanh Linh nơi bản dịch tiếng Việt.

Sanh Linh là Việt dịch từ chữ Bhutani.

Vậy sanh linh là ai ? Sanh linh có phải là chúng sanh ?

Hãy định nghĩa hai chữ Chúng Sanh vì Sanh Linh cũng không nằm ngoài Chúng Sanh.

Chữ Chúng Sanh có nghĩa hơi khác với Sanh linh vì được dịch từ chữ gốc Phạn, Sanscrit, là Sattva, âm Việt là Tát Đỏa, mang nhiều nghĩa như Sanh ra, hiện hữu, cùng với các tánh chất như chân thật, sáng (ngược với tối), động (ngược với tĩnh). Trích dẫn từ :

https://www.anandamayi.org/ashram/Lexiquesanskrit.htm

Chúng ta có định nghĩa bằng tiếng Pháp :

Sattva.être, créature; fœtus; existence, réalité, nature; essence | force, énergie, courage; esprit, souffle vital, principe vital | intelligence, conscience, vérité | phil. [sâmkhya] 1re qualité [guna] de la nature, essence sainte de la pureté et de la vérité.

 

Hai chữ Chúng Sanh được dùng để dịch chữ Sattva thì chỉ có một nghĩa chính là Sanh ra nhưng có thể kèm theo các tánh chất như chân thật, sáng suốt, động...

Theo Pháp Sư Ấn Thuận trong Phật Pháp Khái Luận thì chúng ta có định nghĩa của hai chữ Chúng Sanh dịch từ chữ Sattva như sau :

Tiếng Phạn “tát-đóa" được dịch là Hữu tình. Tình, người xưa giải thích là tình yêu hoặc ý thức. Loài có tình yêu hoặc ý thức, tức là có hoạt động tinh thần, gần với khái niệm động vật mà thế tục thường nói: Tát đóa là một danh từ có từ xưa ở ấn Độ, như Tam đức tự tính của Số luận sư : Tát đóa, Lạt xà, Đáp ma đã có từ Tát đóa này. Tam đức của Số luận, tương tự như âm dươngcủa Trung Quốc, có thể giải thích từ nhiều mặt. Như nói về tâm lí, Tát đóa là tình; nói về động tĩnh, Tát đóa là động, nói về minh ám (sáng tối), Tát đóa là quang minh. Do vậy có thể thấy tát đóa là tượng trưng cho tình cảm, hoạt động, quang minh.

Qua đó có thể thấy Hữu tình là loài có hoạt động tinh thần, lấy nhiệt tình sôi động mà tạo ra dòng sinh mệnh. Kinh Bát nhã nói Tát đóa là loài có “đại tâm” “khoái tâm”, “dũng tâm”,"như kim cương tâm", cũng tức là loài có sức cố gắng mạnh mẽ, kiên quyết không ngừng. Nhỏ như con kiến con mối, to như con người, cho đến mọi loài hữu tình khác luôn luôn ở trong dòng sông sinh mệnh sục sôi lấy tình làm gốc. Loài hữu tình lấy cái tình yêu hoặc ý thức đó làm gốc, do sự xung động phi lý tính và sự yêu mến lưu luyến hoàn cảnh và bản thân, nên không dễ dàng mà giải thoát khỏi sự trói buộc để thực hiện sự tự do tự tại.

 

Luận Đại trí độ, quyển 31 định nghĩa Chúng sanh chính là nhờ năm uẩn và các duyên giả hợp mà được sanh ra, nên gọi là chúng sanh

Vậy chúng Sanh, chúng duyên hòa hợp mà sanh ra, là những sinh vật nói chung, đều do một nhân một duyên tụ hội mà sinh ra và đồng thời cũng có nhân duyên với nhau mà cùng sinh ra. Chúng sinh được chia là có hai hạng, hữu tình và vô tình. Hữu tình là có tình thức, có cảm thọ, cảm xúc, có nghĩ tưởng, có tri giác, có khả năng hoạt động của các giác quan, phần vật lý và cả phần tâm lý và tất nhiên cũng có hành động được, chỉ khác về cấp độ, thí dụ, súc vật cũng là một hữu tình, chúng cũng có xúc, có thọ, biết đau, biết vui, biết buồn, biết tức giận, cũng có óc biết nghĩ tưởng nhưng hạn hẹp và thuận theo bản năng, không có lý trí, có thể sáng suốt, suy nghĩ rộng, sâu như con người.

Chúng sinh vô tình là nói đến các loài vô tri giác, như cây cỏ, đất đá, sông núi, mặt trời, mặt trăng, là thiên nhiên vậy.

Đức Phật dạy chúng sanh trôi lăn trong Lục đạo (Thiên, Thần A Tu La, Người, Súc sanh, Ngạ quỷ và Địa ngục) và không nằm ngoài Tam Giới (Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới ). Như vậy Chúng Sanh là bao gồm tất cả chúng hữu tình trong sáu đường và ba cõi. Và mỗi cõi lại còn chia ra nhiều cảnh giới khác nhau nữa. Cõi Ta Bà của chúng ta thì có Bốn Châu (Bắc Câu-lô châu, Đông Thắng Thân châu, Tây Ngưu-Hóa Châu, Nam Thiện Bội châu hay Nam Diêm Phù đề) Cõi Dục giới có 6 cảnh Trời. Cõi Sắc giới có 18 cảnh Trời. Cõi Vô Sắc giới có 4 cảnh Trời.

Chúng sanh trôi lăn trong lục đạo lại chia ra nhiều loại, phân biệt theo hình thức xuất sanh mà nói, bao gồm như sau:

Noãn sanh: Nở từ trong trứng ra như gà, vịt chim…

Thai sanh: Sanh từ bào thai như người, heo, bò, dê…

Thấp sanh: Sanh từ chỗ ẩm thấp như côn trùng, bướm…

Hóa sanh: Biến hóa mà sanh như các loài Trời, loài ở Địa ngục…

 

Tìm hiểu cặn kẽ hai chữ Chúng Sanh rồi thì chúng ta thấy ngay Sanh Linh hay Phi Nhân đều bao gồm trong Chúng Sanh cả. Theo Chú Giải của Tỳ Kheo Thiện Minh mà chúng ta đã tham khảo ngay từ đầu bài, chúng ta tìm thấy định nghĩa Sanh linh như sau :

Các sanh linh (bhūtāni): từ bhūta [quá khứ phân từ của động từ bhavati „hiện hữu‟ và một đọan khácKhông có chúng sanh nào trên thế gian này chỉ có hợp chất mà thôi; điều này có nghĩa là toàn bộ các chúng sanh (satta).

Chúng ta thấy rõ Sanh linh cũng không ngoài Chúng Sanh. Và nói rằng chỉ có hợp chất mà thôi, mở ra cho chúng ta chân trời Vô Ngã.

 

Theo từ điển Phật Quang thì Sanh Linh chỉ cho thần thức của sanh loại.

Chúng ta đã hiểu có hiện hữu là do nhân duyên cấu thành, do vật chất, do tứ đại và cũng do Ngũ Uẩn hợp thành, có đầy đủ cả hai yếu tố vật chất và tâm lý. Trừ cõi Vô Sắc thì không có hình tướng vật chất nhưng vẫn còn phần tâm lý, là cái Tâm hay Thức. Do chấp vào cái Thân là Ngã hay chấp cái Tâm là Ngã thì vẫn còn kẹt trong luân hồi sinh tử.

Đoạn kệ mở đầu là lời đức Phật kêu gọi toàn thể chúng sanh lắng nghe lời Phật sắp nói ra. Hãy cùng đọc tiếp trong bản Chú Giải : Giờ đây Đức Thế Tôn đã gom tất cả các chúng sanh phi nhân trong hai câu văn khác nhau. Cho dù chúng có là chúng sanh trên mặt đất hay trên trời cao, chớ gì từng chúng sanh đó hay toàn bộ chúng đều được bình tâm. Về điểm này, toàn bộ (sabbe) [có nghĩa là] không phân biệt. Từng loại (và eva nghĩa đen là đúng là) chỉ dùng để nhấn mạnh; ý định của Ngài là: không loại trừ bất kỳ loài nào cả. Các sanh linh ở đây (bhūta, giống đực số nhiều) có nghĩa là: các chúng sanh phi nhân. Chớ gì....được bình tâm (sumāna bhavantu): chớ gì họ có được vui sướng trong tâm (sukhitamana), trở nên hạnh phúc và vui sướng.

Xuyên qua trích đoạn Chú Giải trên, chúng ta có thể hiểu lời kêu gọi của đức Phật ban đầu là hướng về tất cả chúng sinh trong nghĩa rộng, không có giới hạn, bởi vì Phật sẽ ban bố một thời Pháp mà thời Pháp đó cũng như một trận mưa đổ xuống thì ai cũng có thể thấm ướt, kể cả vật vô tri vô giác.

Nhưng qua đoạn kệ tiếp theo, chúng ta có thể nghĩ là đức Phật đang hướng về các sanh linh theo nghĩa hẹp, nghĩa là loài hữu tình, có tri giác, có tánh linh hay thần thức và có trí phân biệt, biết đâu thiện đâu ác, có thể hiểu, có thể suy nghĩ sáng suốt, có thể bỏ mê theo ngộ. Vì sao ?

Hãy cùng đọc đoạn kệ thứ hai :

"Do vậy các sanh linh,
Tất cả hãy chú tâm,
Khởi lên lòng từ mẫn,
Đối với mọi loài người.
Ban ngày và ban đêm,
Chúng đem vật cúng dường,
Do vậy không phóng dật,
Hãy giúp hộ trì chúng."

Chúng ta thấy rõ là Đức Phật đưa ra lời chỉ dạy hãy hộ trì những người mà ngày lẫn đêm, tinh chuyên, không phóng dật, thường đem vật cúng dường, cúng dường ai ? cúng dường cho chư Thiên, cho Phi nhân đó thôi. Vậy thì chư Thiên này, Phi nhân này hãy trở lại giúp đỡ người đã cúng dường mình. Người cúng dường có thể hồi hướng công đức và kẻ nhận cúng dường cũng hưởng được lợi lạc mà thôi.

Lại tìm thấy câu này trong bản Chú Giải : Chính vì thế hãy bảo vệ họ; chính vì thế hãy bảo hộ độ trì những con người đã thực hiện những buổi cúng dường. Hãy đẩy lui những thống khổ cho họ, hãy đem lại hạnh phúc cho họ, hãy chuyên tâm ghi khắc trong lòng việc tri ân đó và suy tưởng thường xuyên về điều này.

Qua câu kệ thứ hai này thì chúng ta có thể khẳng định đối tượng mà đức Phật đang hướng đến để kêu gọi hãy lắng nghe lời dạy hay bài Pháp sắp nói ra, chính là chư Thiên và Phi nhân nói chung với lời nhắn nhủ phát lòng từ mẫn và hộ trì loài người. Tha lực có ở đây.

Và chúng ta cũng nên hiểu một lời Phật nói ra là một trận mưa tưới tẩm cả muôn loài, muôn vật, không trừ ai, hữu tình cũng như vô tình, từ cõi thấp nhất cho đến cao nhất. Như câu Đức Phật tuyên bố, sau khi Kinh Châu Báu được nói ra, trích từ bản Chú Giải : “   An Toàn đó sẽ lan tràn khắp cả Thập Vạn Đại Thiên Tà Bà Thế Giới…”

Đến đây chúng ta học xong phần về đối tượng mà đức Phật nói Kinh Châu Báu, qua phần sau chúng ta sẽ học tiếp về nội dung kinh.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nhật Duyệt LKTH



Bài liên quan:

Bài 1: Học Phật Trong Mùa Đại Dịch

Bài 2: Học, Hiểu và Hành Kinh Châu Báu

Bài 3: Học, Hiểu và Hành Kinh Châu Báu
Bài 4: Học, Hiểu và Hành Kinh Châu Báu
Bài 5: Học, Hiểu và Hành Kinh Châu Báu

Bài 6: Học, Hiểu và Hành Kinh Châu Báu


 

facebook

youtube
  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2014(Xem: 13174)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
06/08/2014(Xem: 5212)
Thiền sư Động Sơn Lương Giới Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa. Lá thư thứ nhất: “Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che. Song, tất cả hàm thức, vạn tượng hình nghi đều thuộc vô thường chưa lìa sanh diệt. Ân bú sú nặng nề, công nuôi dưỡng sâu thẳm, dù đem của cải thế gian phụng dưỡng trọn khó đáp đền, dùng máu thịt dâng hiến cũng không được bền lâu.
18/07/2014(Xem: 15615)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
20/06/2014(Xem: 5064)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên. Từ thói quen giết vật như thế đã huân tập cho tôi tập khí sát sanh từ thời niên thiếu mà chính tôi chẳng hay vì xung quanh tôi bạn bè hay người lớn ai cũng đều như thế.
20/06/2014(Xem: 4976)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước ,có nói đến Tâm là chủ tể.Đích thực,con người trên đời này làm nên vô số việc tốt,xấu,học hành,nên danh,nên nghiệp ,mưu sinh sống đời hạnh phúc,khổ đau,cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật ,thành Thánh, Nhân bản,v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo).Qua đây cho ta thấy rằng;tâm là con người thật của con người,(động vật có linh giác,giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra,bản thân con người,chỉ là một khối thịt bất động.
16/06/2014(Xem: 4977)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều, ít của hương linh vốn được có khi làm người, chết mang theo. Do đã quy Phật, không bị đọa vào địa ngục. Hương linh quy Pháp không đọa ngạ quỷ. Hương linh quy Tăng không đọa bàng sanh (đường ác :địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) . Ba lời pháp ngữ trên cũng là lời kêu gọi hương linh đã quy y hay chưa quy y Tam Bảo lúc còn sống thì hãy phát nguyện quay về Tam Bảo ngay giờ phút hiện tại cầu siêu ấy, nghe Kinh và khởi tâm lễ bái. Nhờ thần lực và hào quang chư Phật, B
10/06/2014(Xem: 9019)
Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh
02/06/2014(Xem: 12171)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 5686)
Đại sư ViveKananda trong quyển Nhất Nguyên Thế Giới, có nói: “Mọi người chúng ta đến thế gian này để tranh đấu như trên bãi chiến trường. Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận. Chúng ta tiến lên với những thế kỷ dài dặc ở đằng sau và khoảng mênh mông ở đằng trước. Và chúng ta cứ đi như thế cho tới cái chết đến đưa ta ra khỏi chiến trường này dù thành công hay thất bại”.
01/06/2014(Xem: 14425)
CHÁNH PHÁP BỘ MỚI: Số 31, tháng 06.2014 Hình bìa của Nhiên An ChanhPhap 31 (06.14) ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TA NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC TA (thơ Mặc Phương Tử), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BẢN LÊN TIẾNG V/V TRUNG QUỐC XÂM PHẠM LÃNH HẢI VIỆT NAM… (VP Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu), trang 13 ¨ PHÁP TỪ PHẬT ĐẢN PL. 2558 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ VÌ HÒA BÌNH VÀ AN LẠC CHO THẾ GIỚI (HT. Thích Minh Tuyên), trang 16 ¨ HUẤN TỪ AN CƯ (TK. Thích Huyền Quang), trang 18
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]