Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sức mạnh của tâm

15/08/201407:31(Xem: 11993)
Sức mạnh của tâm
tam










Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.

Các nhà Phật học gọi tánh biết của muôn loài hữu tình chúng sinh là Phật tánh. Thế gian gọi là Tâm.Chất liệu nuôi dưỡng Tâm,Phật tánh được tồn tại,đó là trái tim và hơi thở.Phật tánh,là tánh vốn trong sáng nằm sâu trong bộ não chúng sinh. Phật tánh được kinh văn gọi Như Lai tạng.Cả hai,tánh không khác nhau, đều là đà sống của muôn loài hữu tình chúng sinh. Dù tánh biết sống theo bản năng(giác hồn,sinh hồn) của loài súc sinh, vẫn do lực Phật tánh mà có.( Vạn pháp duy tâm.Nhất thiết duy Phật tánh) Do vậy, có Phật tánh là có vạn hữu chúng sinh, không có Phật tánh, không có chúng sinh vạn hữu. Các nhà luận sư Phật học gọi Phật tánh, Như Lai tạng là linh tri, linh giác, tuệ giác bình đẳng, tâm trí sáng suốt. Chỉ khác nhau ở thô, tế, liệt, thắng, bản năng, nhận thức, biến kế sở chấp,bởi bản thân lớn,nhỏ,môi trường thác sinh (y báo, chánh báo),mà thôi, đúng như lời Phật nói: “tất cả chúng sinh đều có Phật tánh” và sẽ thành Phật ở tương lai, nếu Phật tánh của mỗi chúng sinh trở về nguyên thể thanh tịnh trong sáng.

Như vậy trước khi tâm con người nói riêng, được có tuệ giác thành Phật, tâm con người bị đen tối, Phật tánh lu mờ? Đích thực như kinh Lăng Già, Duy Thức xác định rõ rằng: Phật tánh Như Lai tạng trong bản thân chúng sinh vốn trong sáng như kim cương, nhưng bị đen tối, u ám, si mê, đần độn là do các thứ ô trược, phiền não, vô minh của tự thân chúng sinh bao vây chế ngự lấy Phật tánh.Điều này được ví như ĐườngTăng bị Yêu Tinh khống chế,bắt vào hang đọng.Hết Yêu Tinh.Đường Tăng vẫn là Đường Tăng.Ví dụ khác;viên ngọc kim cương bị rớt vào nước dơ.Lấy ra,rửa sạch,vẫn là kim cương.

Phật tánh, Như Lai tạng bị các thứ vô minh, triền phược, phiền não bao vây, chế ngự như vậy, được Lăng Già thay vào đó bằng cụm từ Thức A Lại Da, để diễn nói rõ; mặc dù Phật tánh bị các thứ ô nhiễm bao vây, nhận chìm như vậy, nhưng tâm chúng sinh vẫn có biết mọi thứ trong đời sống. Biết từ si mê không chánh trí, cho đến biết có chánh trí thánh thiện. Cho nên sức mạnh của tâm gồm có: tà tâm ( Thức a lại da) và chơn tâm (Phật tánh). Tâm biết si mê không chánh trí thường được hiển lộ ra lời nói và hành động ác.(Thức a lại da). Tâm biết có chánh trí được hiển lộ ra lời nói và hành động thiện, vô ngã không chấp trước (Phật tánh).

.Do vậy khi nào nghe, thấy được lời nói và hành động ác ở người nào đó, là biết ngay thức A Lại Da của người ấy chưa được tiếp nhận cam lồ pháp vũ của Phật, tức là Phật tánh của người ấy đang bị vô minh, phiền não nhận chìm xuống hố thẩm của 5 trược.Đây là thời điểm của của người chưa biết tu tập Phật pháp. Và khi nào nghe, thấy được lời nói và hành động thiện của người nào đó, là biết ngay thức A Lại Da của người ấy đang được lột xác vô minh, tiến dần đến Bạch tịnh thức. tức là Phật tánh của người ấy đang được hiển lộ như hoa sen kia sắp lên khỏi mặt nước. Đây là thời điểm của người biết tu tập Phật pháp.Hai lãnh vực có tu,không tu nói trên,là quy luật hiển nhiên của Hoa nghiêm: Thử hữu cố bỉ hữu.Thử vô cố bỉ vô (Cái này có,cái kia chẳng không.Cái này không,cái kia chẳng có),một cách bình đẳng.
chu-Tam

Người biết tu tập Phật pháp không hạn định là giới nào, mà hễ có đem tâm nhận thức rằng, còn vô minh chấp ngã, phiền não, ác trược trong tâm, là sức mạnh của ác tâm, nó dắt dẫn thối hóa bước đường tu tập.Liền quyết tâm tiêu trừ, dứt sạch cho hết, thì mới có thể yên tĩnh thân tâm trên bước đường tu tập,là sức mạnh thiện tâm.

Để chứng minh cho thấy người người bình dân,nghèo khổ mà đã có nhận thức về sức mạnh của ác tâm và sức mạnh của thiện tâm.Ác tâm, khó có thể yên lòng trên đường tu tập.Chỉ có thiện tâm;một tâm thanh tịnh,mới có thể hòa nhập vào tâm Phật (Phật,chúng sanh tâm thường rỗng lặng…) trên bước đường tu tập để đạt được con đường giải thoát, đó là một bà già nghèo khổ đã nhận thức như vậy,được tác phẩm “Hạt Đậu Biết Nhảy” nói đến.Người viết phỏng theo,có thêm nhiều đoạn văn,để diễn rộng nội dung,cho các đọc giả được hiểu rõ về sức mạnh của tâm qua câu chuyện sau đây:

Giữa biên giới Tây Tạng và Tây Khương có một bà lão nghèo, sống côi cút một mình trong mái nhà tranh. Cuộc sống vật chất của bà bằng nghề trồng trọt ngũ cốc trên vài sào đất ở thung lũng. Vốn có thiện căn Bồ đề, bà nhận thức rằng, con người và kiếp sống thực tại của bà đã và đang bị chìm đắm trong vũng sâu đầy khổ não, gian truân ở bản thân như vậy, là do quả báo nghiệp ác của đời trước đang đeo đẳng trong tâm,nó giày vò thân già bà ở kiếp sống hôm nay, là điều không thể tránh khỏi. Muốn ra khỏi sinh tử khổ đau ấy, là phải tu tập Phật pháp, trong đó có trì tụng kinh,chú và sám hối ăn năn , đừng tạo nghiệp ác nữa, thì các ác trược phiền não, vô minh, chấp ngã sẽ lần lượt bị tiêu trừ hết, được thay vào đó tâm Phật,là con đường giải thoát sinh tử. Sau nhận thức đó, bà quyết chí đi tìm thiện hữu tri thức Phật giáo, để hỏi thăm có cách hành trì Phật pháp nào,hợp với hoàn cảnh bà,để tiêu trừ hết nghiệp chướng phiền não trong tâm,để được có tâm an lạc thanh tịnh trường cửu,là hành trang giải thoát.Do có sức mạnh của tâm mong muốn cầu đạo giải thoát.

Thế là một hôm nọ, bà được một khách hành hương* đã chỉ và hướng dẫn cho bà cách trì tụng câu thần chú ngắn 6 chữ “Om Ma Ni Pát Mi Hôm” của Bồ Tát Quán Thế Âm rất cặn kẽ. Sau đó bà vui mừng và lẩm bẩm câu thần chú từ trên đường về nhà. Nhưng với tuổi già và không biết chữ, cho nên bà nhớ lộn âm “Hôm” thành ra âm “Khuya”. Từ đó bà cứ nhớ trong lòng “Om Ma Ni Pát Mi Khuya”.

Để giữ cho tâm yên tịnh đừng tạp niệm, bà để một cái bát có đậu nành, một cái bát không trước mặt cho việc trì tụng vào buổi tối. Sau mỗi lần đọc xong câu thần chú như vậy, bà đưa tay lấy một hạt đậu từ bát có đậu bỏ qua bát không. Cứ như thế, từ có qua không, rồi ngược lại suốt 30 năm không ngừng nghỉ bữa nào. Ngoài ra, bà còn trì tụng trong lúc ngồi nghỉ cuốc đất, trồng trọt trên nương dâu nữa.
tam-3

Với tâm thanh tịnh không hề bị tạp niệm, một lòng thành kính, lễ bái lên chư Phật và cương quyết trì tụng thần chú,một cách tinh tấn,không lơi bữa nào. Chính là sức mạnh của tâm,năng lực mầu nhiệm, cho nên vào thời gian gần 30 năm, bà lão không cần đưa tay nhặt hột đậu. Có lẽ do vì chí thành trì tụng mà quên nhặt hạt đậu. Ấy thế vậy mà những hột đậu từ bát có, tự động nhảy qua bát không, sau mỗi lần đọc xong câu thần chú “Om Ma Ni Pát Mi Khuya”.Nếu không nói rằng; tâm của bà đang có định lực lớn,do không còn khởi tâm lấy hạt đậu ở bát có,bỏ qua bát không nữa.

Vào một chiều chạng vạng (twilight) nọ, có một vị cao Tăng Tây Tạng đi ngang qua vùng đó trên đồi, bỗng nhiên thấy có một vừng ánh sáng rực rỡ thật kỳ diệu,bao trùm khắp không gian trên,dưới,chung quanh ngôi nhà tranh lẻ loi dưới đồi. Làm cho vị cao Tăng Tây Tạng lấy làm kinh ngạc, nghĩ thầm trong lòng rằng; hào quang chung quanh mái nhà tranh kia đang chiếu rọi cả một góc trời như vậy, phải là hào quang của những bậc đạo sư chứng đắc quả vị Phật, Bồ Tát, từ trong ngôi nhà tranh ấy phát ra. Sau đó vị tăng Tây Tạng xuống đồi,vào ngôi nhà tranh.

Khi vào, bà lão không hay biết gì, vẫn ngồi trì tụng thần chú. Vị tăng đứng lắng nghe âm thanh “Om Ma Ni Pát Mi Khuya”. Thấy dấu hiệu có người vào, bà lão quay lui, đứng lên chấp tay bái xá vị Tăng, nhưng âm thanh “Om Ma Ni Pát Mi Khuya” vẫn phát ra từ đôi môi của bà một cách tự nhiên.

Sau giây phút thăm hỏi, vị Ttăng nhã ý với bà lão:

- Bà cụ ơi, bà đã đọc sai chữ chót của câu thần chú rồi.

- Thưa ngài, sai như thế nào, xin ngài chỉ lại cho con được biết ạ !

- Chữ “HÔM” chứ không phải chữ “KHUYA”. Bà phải đọc “Om Ma Ni Pát Mi Hôm” mới là đúng, đừng đọc “Om Ma Ni Pát Mi Khuya”nữa.

Sau lời sửa sai của vị Tăng, bà lão nhận ra biết mình đã đọc sai suốt 30 năm qua. Từ đó bà rất là buồn cho sự nhầm lẫn trọng đại ấy, suốt 30 năm chỉ là giả tràng xây cát biển đông. Tuy vậy bà vẫn nói lời cảm ơn sự sửa sai của vị Tăng.

Sau khi vị Tăng chào tạm biệt bà lão ra về, bà lão tiếp tục trì tụng thần chú. Lần này bà tụng “Om Ma Ni Pát Mi Hôm” đúng như vị Tăng đã chỉ nhưng, trong lòng vẫn buồn rầu được xen kẽ lúc trì tụng, vì thấy rằng sự trì tụng 30 năm qua thật là uổng công, do đó bà vừa tụng vừa rơi nước mắt.

Vì thế cho nên, lần tụng câu thần chú sau này, những hột đậu không còn tự động nhảy nữa, do không còn sức mạnh chơn tâm,bị thay vào đó sức mạnh tà tâm (bị rối loạn, mất thanh tịnh), Vì vậy ánh sáng hào quang kia cũng bị mất theo luôn.Đúng với định lý Hoa Nghiêm “ Thử vô,cố bỉ vô”(cái này không,cái kia cũng chẳng có).

Để quan sát lại ngôi nhà tranh của bà lão, còn tiếp tục có ánh sáng ấy hay, không. Vị Tăng trên đường trở về bản xứ,có chủ tâm đi vào buổi tối, để xem ngôi nhà tranh của bà lão còn ánh hào quang nữa hay không.Khi đến đúng vị trí nhà tranh của bà lão.Ngài từ trên đồi nhìn xuống chỉ thấy màn đêm buông xuống tối đen, thật là đìu hiu và ủ dột vô cùng! Vị tăng liền giựt mình, nghĩ rằng mình đã hại bà lão ấy rồi, là làm cho bà mất sức mạnh thanh tịnh tâm, không còn tập trung tâm ý, bị rối loạn tâm, nên chi không còn hào quang chư Phật chiếu rọi,hộ niệm cho bà nữa. Vị Tăng liền vội vã xuống đồi,vào nhà bà lão và nói rằng:

- Bà cụ ơi, lời ta nói với bà chiều xưa ấy,chỉ là lời vui đùa thôi! Chứ câu thần chú mà bà đã tụng lâu nay mới đích thực là đúng đấy.

- Con cám ơn Hòa Thượng. Vậy mà con tưởng rằng công lao trì tụng thần chú 30 năm của con đã bị trôi theo mây,khói rồi!

Vị Tăng đi rồi, bà lão vào tiếp tục tụng thần chú “Om Ma Ni Pát Mi Khuya” như thuở nào.

Để xem lại sự tụng niệm của bà lão lần này ở câu “Om Ma Ni Pát Mi Khuya” có còn được hiệu lực như cũ hay,không.Mấy hôm sau, vị Tăng trở lại vào chiều tối,nhân cơ hội đến ngôi chùa gần đó.Ngài đứng trên đồi,nhìn xuống, thấy ngôi nhà tranh của bà lão được tiếp tục tỏa ra ánh sáng hào quang rực rỡ như trước, do tâm tư bà lão được có lại chơn tâm thanh tịnh như ngày nào,là sức mạnh làm cho những hột đậu tự động nhảy trở lại từ bát có qua bát không.Cứ như thế có qua không,khi đầy bát,nhảy vào bát không…


tam-2

Qua câu chuyện trên, cho ta thấy thức A Lại Da(Tâm) ở mỗi con người, bất luận giai cấp nào, hễ có tu tập Phật pháp đúng cách, đúng pháp môn, dù cho có tụng sai âm mà tâm vẫn thanh tịnh, không bị rối loạn,thì Thức a lại da được chuyển thành Bạch Tịnh Thức (Phật tánh được trở về nguyên thể). Từ đây cho ta thấy rằng tâm trên hết,rất quan trọng đối với con người,nó là chủ tể mọi việc hằng ngày của vạn loại hữu tình chúng sanh nói chung,con người nói riêng.Chủ, có nghĩa là tự tại, an nhiên, không bị ngăn cấm, cản trở giống như ông vua,chủ của một nước,cai trị toàn dân, nên chi muốn đi đâu, ở đâu cũng được, do có uy quyền. Tể, có nghĩa là cắt đặt, điều động, điều khiển, sắp đặt, sai sử… giống như quan tể tướng trong triều vua, là vị quan đứng đầu trong tất cả các quan với vai trò cắt đặt, sai sử trông coi việc triều chính quốc gia.Ngày nay,theo thể chế Cộng hòa hay Dân chủ, Tổng Thống kiêm luôn Tổng Tư Lệnh,vừa Chủ,vừa Tể.Cũng như vậy,tâm con người Chủ và Tể cả hai.

Tâm là chủ tể được ví như ông vua trong một nước. Đã là vua, có vua thiện và vua ác đều là chủ tể cai trị dân trong nước. Cho nên vua ác, vua thiện đều chủ tể, tự tại như nhau. Với ông vua có thiện tâm, nhân từ, đạo đức thì luôn quan tâm đến đời sống toàn dân, chăm lo cho dân được an cư lạc nghiệp và khuyên dân tu tập Phật pháp,như vua Trần Nhân Tông của Việt Nam. Còn ông vua có ác tâm, thì buông xuôi việc của dân, để mặc cho toàn dân ra sao đó thì ra, đói no mặc kệ, khổ ách mặc ai, vua an nhiên hưởng lạc, trác táng, sa đọa với cung phi mỹ nữ.

Hai ông vua nói trên, bên thiện, bên ác, cả hai đều có sức mạnh uy quyền như nhau. Ông vua ác có uy quyền qua hành động ác. Ông vua thiện có uy quyền qua hành động thiện.

Cũng như vậy, tâm thiện và tâm ác, cả hai đều có lực chủ tể như nhau. Chủ tể của tâm thiện là tâm luôn luôn hằng chuyển trên dòng sống vô ngã, yểm ly, thanh tịnh, luôn vị tha, thường cứu giúp chúng sinh ly khổ đắc lạc về vật chất và tinh thần,là chỉ cho mọi người biết tu tập các thiện pháp. Chủ tể của tâm ác, là tâm luôn luôn hằng chuyển trên dòng sóng hữu ngã, ích kỷ, không cứu giúp chúng sinh một chút lợi lạc nào, luôn làm cho chúng sinh bị nghèo đói, khổ nạn…

Cho nên tâm là chủ tể của Lục đạo và chủ tể của Phật đạo, Bồ Tát đạo,Thanh văn,Duyên giác đạo, đúng như kinh văn nói: “Tâm giả, đạo chi chủ tể”. Đúng như vậy, có tâm là có đạo, đạo theo tâm, tâm nào thì đạo ấy. Tâm Phật là có Phật đạo trong tâm. Tâm Bồ Tát là có Bồ Tát đạo trong tâm. Tâm nhân từ là có Nhân đạo trong tâm. Tâm tu phước không tu huệ là có Thiên đạo trong tâm. Tâm sân hận và nghi ngờ là có Atula đạo trong tâm. Tâm hung bạo gây khổ đau cho tha nhân là tâm có Địa ngục đạo trong tâm. Tâm tham lam bỏn sẻn là tâm có Ngạ quỷ đạo trong tâm. Tâm si mê tham dục là tâm có Súc sanh đạo trong tâm.

Qua tư tưởng “Tâm giả, đạo chi chủ tể” của kinh văn nói về chủ tể của tâm được qua phần giảng luận trên, cho ta thấy rõ thêm về vai trò của tâm, nó vừa chủ tể nghiệp đạo, vừa tạo tác ra nghiệp đạo, tức là các chủng tử thiện, ác và cũng tự thải hồi chủng tử ác,duy trì chủng tử thiện. Cho nên tâm chủ tể bám sát theo các nghiệp đạo đó, từ thực tại cho đến đoạn cuối ngày mai của đời người, là một quy luật ắt phải,không thể chối từ được, dù là đạo nghiệp cuối cùng đó, là đạo nghiệp Atula, Ngạ quỷ… hay Phật đạo, Nhân đạo, Thiên đạo… tất cả đều là nghiệp đạo cả. Bởi vì một cõi đến của mỗi con người ở cuối đời tại cõi Phật, Trời, Người, hay ngạ quỷ… đều do quả báo nghiệp của những nghiệp đạo đó trong tâm, là sức mạnh dẫn đến một cỏi(một cỏi đi về). Nói rõ thêm, tâm có sức mạnh về loại đạo nào, tâm liền liên kết với loại đạo đó trong đời này và đời sau.

Kết luận..Sức mạnh của Tâm,là tâm chủ tể các đạo,tạo tác ra các thứ Thiện đạo,Ác đạo.Những thứ đạo này luôn đeo đẳng trong tâm,cho nên nói nhiều tâm,là có nhiều đạo trong tâm rất đúng.Nói một tâm (nhất tâm),một đạo,đó là Phật đạo càng đúng hơn đối với các hành giả trên vận hành tu tập Phật pháp,để mong cầu đạt được con đường giải thoát .


* Khách hành hương chính là Bồ Tát Quán Thế Âm sau khi nghe được bà lão vùng Tây Khương khởi tâm mong muốn gặp Phật pháp, để học hỏi mà tu tập sám hối nghiệp chướng, nên Ngài thị hiện ra, chỉ cho bà lão câu thần chú của Ngài là “Om Ma Ni Pát Mi Hôm”( Ưng dĩ Cư sĩ thân đắc độ giả,tức hiện Cư Sĩ thân nhi vị thuyết pháp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2014(Xem: 4635)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên. Từ thói quen giết vật như thế đã huân tập cho tôi tập khí sát sanh từ thời niên thiếu mà chính tôi chẳng hay vì xung quanh tôi bạn bè hay người lớn ai cũng đều như thế.
20/06/2014(Xem: 4555)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước ,có nói đến Tâm là chủ tể.Đích thực,con người trên đời này làm nên vô số việc tốt,xấu,học hành,nên danh,nên nghiệp ,mưu sinh sống đời hạnh phúc,khổ đau,cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật ,thành Thánh, Nhân bản,v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo).Qua đây cho ta thấy rằng;tâm là con người thật của con người,(động vật có linh giác,giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra,bản thân con người,chỉ là một khối thịt bất động.
16/06/2014(Xem: 4585)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều, ít của hương linh vốn được có khi làm người, chết mang theo. Do đã quy Phật, không bị đọa vào địa ngục. Hương linh quy Pháp không đọa ngạ quỷ. Hương linh quy Tăng không đọa bàng sanh (đường ác :địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) . Ba lời pháp ngữ trên cũng là lời kêu gọi hương linh đã quy y hay chưa quy y Tam Bảo lúc còn sống thì hãy phát nguyện quay về Tam Bảo ngay giờ phút hiện tại cầu siêu ấy, nghe Kinh và khởi tâm lễ bái. Nhờ thần lực và hào quang chư Phật, B
10/06/2014(Xem: 8468)
Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh
02/06/2014(Xem: 9182)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 5306)
Đại sư ViveKananda trong quyển Nhất Nguyên Thế Giới, có nói: “Mọi người chúng ta đến thế gian này để tranh đấu như trên bãi chiến trường. Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận. Chúng ta tiến lên với những thế kỷ dài dặc ở đằng sau và khoảng mênh mông ở đằng trước. Và chúng ta cứ đi như thế cho tới cái chết đến đưa ta ra khỏi chiến trường này dù thành công hay thất bại”.
01/06/2014(Xem: 12748)
CHÁNH PHÁP BỘ MỚI: Số 31, tháng 06.2014 Hình bìa của Nhiên An ChanhPhap 31 (06.14) ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TA NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC TA (thơ Mặc Phương Tử), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BẢN LÊN TIẾNG V/V TRUNG QUỐC XÂM PHẠM LÃNH HẢI VIỆT NAM… (VP Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu), trang 13 ¨ PHÁP TỪ PHẬT ĐẢN PL. 2558 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ VÌ HÒA BÌNH VÀ AN LẠC CHO THẾ GIỚI (HT. Thích Minh Tuyên), trang 16 ¨ HUẤN TỪ AN CƯ (TK. Thích Huyền Quang), trang 18
30/05/2014(Xem: 6236)
Ngũ uẩn là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn (1). Đây là những yếu tố vật chất và tinh thần được kết hợp lại mà có cái gọi là con người, là chúng sanh. Khi không gọi là ngũ uẩn mà gọi là danh và sắc thì ta cũng phải hiểu: Sắc là sắc thân vật lý, và danh là gọi chung của phần tâm và tâm sở gồm có thọ, tưởng, hành và thức.
29/05/2014(Xem: 4471)
Vô Ngã có phải là một vấn đề bế tắc của nhân sinh? Cái mà trước đây các bậc hiền triết, các nhà sáng lập tôn giáo, kể cả đức Phật muốn tìm. Đó là một cái chân ngã, cái ngã thật, tức là cái Tôi cái Ta không bị chi phối, không bị thay đổi theo không gian và thời gian. Nhắc đến Phật giáo, chúng ta thấy đạo Phật chủ trương Vô Ngã, thuyết minh về Vô Ngã, và Vô Ngã xem như là học thuyết nòng cốt của đạo Phật. Trong Tam Pháp Ấn, Vô Ngã là một trong ba ấn định đặc thù về chân lý Phật giáo: vô thường, khổ, vô ngã. Vì vậy, mọi hành động dính mắc ta đều có cảm giác rằng hành động đó còn ngã thì làm sao gọi là tu, làm sao giải thoát được?
28/05/2014(Xem: 8105)
Thiên Chúa giáo, Hồi giáo hay Tin lành chỉ tin có một Thượng đế duy nhất thì gọi là nhất thần giáo. Trong khi đó, đạo Khổng hay đạo Lão tin vào nhiều đấng thần linh nên những đạo này được gọi là đa thần giáo. Ngược lại, đạo Phật không phải là nhất thần giáo, cũng chẳng là đa thần giáo mà cũng không phải là giáo điều chủ nghĩa tức là vị giáo chủ đưa ra bất cứ giáo điều gì cho dù đúng hay sai thì tín đồ bắt buộc răm rắp tuân theo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567