Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trí Tuệ và Ngu Si

20/09/202213:27(Xem: 2663)
Trí Tuệ và Ngu Si


phat thuyet phap

Trí Tuệ và Ngu Si




Bạn ơi,

-Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa.

-Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại.

-Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng)

-Kẻ ngu si kết bạn bừa bãi, thường rủ rê đi các nơi ăn chơi như phòng trà ca vũ, quán nhậu, hát karaoke, hoặc tổ chức ăn nhậu ồn ào ở nhà khiến vợ con phải hầu hạ, buồn phiền. Rồi chỉ vì một cử chỉ hay lời nói gì đó mà vung dao giết nhau. Chính vì thế mà kẻ ngu si thường đem giặc cướp về nhà. Kẻ trí tuệ tiếp bạn một cách trang trọng. thanh lịch, lễ độ và chừng mực. “Quân tử chi giao đạm nhược thủy. Tiểu nhân chi giao điềm như mật”.


-Kẻ có trí tuệ thường giao du với các bậc trí thức để bàn luận và học hỏi thêm. Các nhà tư tưởng của Tây Phương đã có nhận xét rằng, “Small minds dicuss people. Average minds discuss events. Great mind discuss ideas.” Kẻ có đầu óc nhỏ bé chuyên bàn tán về người. Gặp nhau thì loan truyền tin tức: Nào là cô đào hay tài tử, ca sĩ ABC vừa ly dị hay đánh ghen om sòm. Rồi thì cô công chúa, bà hoàng, đệ nhất phu nhân nọ ăn mặc quần áo nào đắt tiền. Rồi bà nữ hoàng vừa mới chết có cuộc sống vương giả như thế nào.Toàn là chuyện của ông này bà kia đem ra bình phẩm, khen chê, thèm khát. Kẻ có đầu óc trung bình thì bàn tán chuyện thời sự: Ông tổng thống vừa mới tăng thuế, tối cao pháp viện từ chối quyền phá thai, cuộc bầu cử kỳ này đảng nào thắng? Lạm phát tăng vọt và đời sống dân chúng khó khăn v.v…Còn kẻ có đầu óc lớn thì bàn về tư tưởng và triết lý, chẳng hạn như: Với cái đà suy đồi đạo đức như thế này thì nhân loại đi về đâu? Đâu là giải pháp cứu vớt con người khỏi thảm họa chiến tranh và xung đột? Tại sao khoa học, kỹ thuật càng tiến bộ, con người càng hung ác và ích kỷ hơn? Ngày xưa Khổng Tử gặp Lão Tử, Trang Tử gặp Huệ Tử đâu có bàn chuyện ông này bà kia hay tình hình đất nước mà toàn là tư tưởng còn lưu truyền mãi tới ngày nay.


-Kẻ có trí tuệ luôn luôn “Hòa nhi bất đồng”, hòa mình với mọi người nhưng mình vẫn là mình. Giống như đóa hoa hồng đứng giữa bụi cây dại nó vẫn là đóa hồng. Còn kẻ ngu si, tiểu trí thường a dua theo đám đông và xu nịnh kẻ quyền thế, giàu có, tăm tiếng và rất dễ “Thấy sang bắt quàng làm họ”.


-Kẻ có trí tuệ quý trọng sinh mạng, không phiêu lưu vào những trò chơi nguy hiểm, Kẻ tiểu trí thường hung hăng và bán rẻ sinh mạng mình, lao đầu vào những lợi lộc nhỏ nhặt và thường tự ái vặt.


-Kẻ có trí tuệ luôn luôn khiêm tốn và năng học hỏi thêm. Kẻ ngu si thường khoe khoang và hãnh diện về những kiến thức lặt vặt ngoài đời.


-Kẻ có trí tuệ nghe người ta nói một câu đã hiểu. Còn kẻ ngu si dù có “bủa vào đầu” dạy bảo như thế nào cũng không được và rất ngang bướng.


-Kẻ trí tuệ đầu óc cởi mở và dễ tha thứ, từ bi hỷ xả vì hiểu rằng trên đời này không có gì toàn vẹn. Còn kẻ ngu si đầu óc cực đoan, ưa bạo động và thường mê tín.


-Kẻ ít học ngu si đã đành nhưng kẻ có bằng cấp, học vị cao vẫn là kẻ ngu si khi không hiểu được lẽ vô thường, cùng-thông, biến hóa của trời đất mà Vạn Hạnh Thiền Sư gọi là bậc “nhậm vận”. Cái gì đã qua rồi thì không thể níu kéo lại được và mọi chuyện dù kinh hoàng cách mấy cũng chỉ là đóm lửa bùng lên trong một sát-na (ksana) (*) trong chiều dài vô tận của thời gian. Một đế quốc dù hùng mạnh thế nào rồi cũng có lúc suy tàn, có đó rồi mất đó qua bài thơ dạy đệ tử:


Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.


Nhưng này bạn ơi,

Dù phân biệt và biện luận như nói ở trên thì nó cũng chỉ là cái hiểu biết “hoàn cảnh” của thế gian này, cõi ta-bà này. Nó không phải là cái hiểu biết của đại trí tuệ. Đại trí tuệ là trí tuệ của Phật “bình đẳng viên mãn mười phương cõi” không hề có thấp-cao, đúng-sai, ngu si, trí tuệ như trong Bát Nhã Tâm Kinh: “Vô trí diệc vô đắc, vô vô minh diệc vô minh tận” (Chẳng có trí tuệ gì hết, chẳng có đắc quả, chẳng có sự ngu dốt và diệt tận ngu dốt).


-Như trong Kinh Viên Giác Đức Phật dạy ngài Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát:

“Thiện nam tử: Niệm chính hay niệm không chính đểu là giải thoát, lập được pháp hay phá pháp đều là Niết Bản, trí tuệ, ngu si đều là Bát Nhã.” Khi đã vào Bể Tịch Diệt Của Như Lai, vào Viên Giác Thanh Tịnh và Nhập Pháp Giới thì chẳng có trí tuệ và cũng chẳng có ngu si, chẳng có vô minh và cũng chẳng có Bồ Đề mà chỉ là sự sáng soi, tịch mịch, thân tâm vắng lặng, đó là Niết Bàn.


-Rồi như trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy ngài Tu Bồ Đề:

“Pháp của ta không hề có thấp cao”, vạn pháp đều bình đẳng cho nên “Trí tuệ, ngu si đều là Bát Nhã”.


-Như trong Kinh Đại Nhật (Mặt Trời Lớn) ngài Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ thưa với Đức Phật như sau:

“Thế Tôn! Ví như Hư Không Giới xa lìa tất cả phân biệt, không phân biệt, không có không phân biệt. Như vậy Nhất Thiết Trí Trí cũng lìa tất cả phân biệt, không phân biệt, không có không phân biệt.”


Như vậy thì,

Khi chưa học Phật chúng ta sống với lý trí phân biệt và nhận ra có trí tuệ và ngu si. Khi đó phiền não, thương-ghét nảy sinh. Khi học Phật rồi thì từ trí tuệ sai biệt tiến lên trí tuệ vô phân biệt hay Nhất Thiết Trí hay Đại Viên Cảnh Trí. Khi không phân biệt thì tâm không động và không hề có thương ghét, đó là tâm Phật.

Thế nhưng này bạn ơi,

Muốn đạt được tâm không động hay tâm vô phân biệt thì phải trải qua vô lượng kiếp tu hành. Cho nên phàm phu như chúng ta vẫn tiếp tục sống với tâm phân biệt và thương ghét. Thế nhưng Đức Phật dạy rằng chúng ta phải hy vọng vì chúng ta đều có Phật tánh. Điều đó có nghĩa là trong cuộc sống mỗi lúc mỗi khó khăn, phức tạp, kỳ thị và chia rẽ như ngày hôm nay, chúng ta cố gắng huân tập để bớt khinh chê kẻ ngu si ít học, bớt khinh chê quốc gia kém văn minh hơn mình và bớt thù ghét kẻ không đồng chính kiến hay không tôn thờ những giá trị mà mình tôn thờ trong tinh thần “Giới Hòa Đồng Trụ” (**). Giới Hòa Đồng Trụ có nghĩa là phân biệt mà không phân biệt đúng như lời dạy trong Kinh Đại Nhật nói ở trên. Giống như hoa cúc, hoa lan, hoa hồng, hoa huệ cắm chung với nhau trong một bình nhưng hoa nào vẫn là hoa đó, hòa mà không đồng.

Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 18/9/2022)


(*) Sát-na = 1 phần 75 giây .

(**) Lục Hòa




 

facebook

youtube
  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/08/2014(Xem: 13016)
Tánh biết tham lam vật chất ,ích kỷ,vị tha,nhân quả,,ăn năn ,sám hối, thương yêu, ghét bỏ, sợ hãi, buồn tênh, v.v… của muôn loài hữu tình chúng sinh nói chung, con người nói riêng được hiển lộ ra ngoài thân ở lời nói và hành động trong đời sống hằng ngày.Tánh biết này,được các nhà ngôn ngữ cổ đại Trung Quốc gọi là Tâm.Từ đó cho đến nay người Trung Quốc và Việt Nam đều nói là tâm, một khi đề cập đến sự biết của các loài hữu tình chúng sinh,và con người.
06/08/2014(Xem: 5169)
Thiền sư Động Sơn Lương Giới Thiền sư Lương Giới, Tổ của tông Tào Động ở Trung Hoa. Khi đi tu Ngài có viết mấy lá thư cho cha mẹ. Đọc thư Ngài ta mới thấy ý chí người xưa. Lá thư thứ nhất: “Được nghe, chư Phật ra đời đều do cha mẹ mà có thân, muôn loài sanh trưởng thảy nhờ trời đất che chở. Cho nên, không có cha mẹ thì chẳng sanh, không có trời đất thì chẳng trưởng, thảy nhờ ân dưỡng dục, đều thọ đức chở che. Song, tất cả hàm thức, vạn tượng hình nghi đều thuộc vô thường chưa lìa sanh diệt. Ân bú sú nặng nề, công nuôi dưỡng sâu thẳm, dù đem của cải thế gian phụng dưỡng trọn khó đáp đền, dùng máu thịt dâng hiến cũng không được bền lâu.
18/07/2014(Xem: 15154)
Có một Phật tử gửi thư cho tôi và đặt câu hỏi về vấn đề quy y. Tôi xin ghi lại và trả lời, mong rằng có thể giải tỏa khúc mắc cho những người cùng cảnh ngộ. Nguyên văn lá thư: Kính bạch thầy, Đây là câu chuyên có thật 100% nơi con ở, nhưng con xin phép dấu tên những nhân vật trong câu chuyện.
20/06/2014(Xem: 5034)
Tôi sinh ra và lớn lên tại Nha Trang, nơi có bãi biển nổi tiếng dài và đẹp. Nhà tôi không cách xa biển là bao nên thuở bé tôi thường hay xuống biển bơi lội vẫy vùng mỗi ngày, vì thế nên tôi bơi lội rất giỏi. Cũng nhờ bơi giỏi nên tôi thường lặn ngụp dưới làn nước sâu để đâm cá hay cua ghẹ thường xuyên. Từ thói quen giết vật như thế đã huân tập cho tôi tập khí sát sanh từ thời niên thiếu mà chính tôi chẳng hay vì xung quanh tôi bạn bè hay người lớn ai cũng đều như thế.
20/06/2014(Xem: 4938)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước ,có nói đến Tâm là chủ tể.Đích thực,con người trên đời này làm nên vô số việc tốt,xấu,học hành,nên danh,nên nghiệp ,mưu sinh sống đời hạnh phúc,khổ đau,cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật ,thành Thánh, Nhân bản,v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo).Qua đây cho ta thấy rằng;tâm là con người thật của con người,(động vật có linh giác,giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra,bản thân con người,chỉ là một khối thịt bất động.
16/06/2014(Xem: 4930)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều, ít của hương linh vốn được có khi làm người, chết mang theo. Do đã quy Phật, không bị đọa vào địa ngục. Hương linh quy Pháp không đọa ngạ quỷ. Hương linh quy Tăng không đọa bàng sanh (đường ác :địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) . Ba lời pháp ngữ trên cũng là lời kêu gọi hương linh đã quy y hay chưa quy y Tam Bảo lúc còn sống thì hãy phát nguyện quay về Tam Bảo ngay giờ phút hiện tại cầu siêu ấy, nghe Kinh và khởi tâm lễ bái. Nhờ thần lực và hào quang chư Phật, B
10/06/2014(Xem: 8958)
Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh
02/06/2014(Xem: 11836)
Phật Giáo được thực hành tại nhiều nước Á Đông dưới nhiều hình thức, sự khác biệt là do bởi những tín đồ là con cháu của những người lập nghiệp ban đầu đến từ Trung Hoa, Thái Lan, Miến Điện, Sri Lanka, Ấn Độ, v.v...Cũng có nhiều người đơn giản tự gọi mình là "Phật tử" và thực hành một số nghi lễ mà họ học được từ cha ông dưới danh nghĩa của tôn giáo này.
02/06/2014(Xem: 5639)
Đại sư ViveKananda trong quyển Nhất Nguyên Thế Giới, có nói: “Mọi người chúng ta đến thế gian này để tranh đấu như trên bãi chiến trường. Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận. Chúng ta tiến lên với những thế kỷ dài dặc ở đằng sau và khoảng mênh mông ở đằng trước. Và chúng ta cứ đi như thế cho tới cái chết đến đưa ta ra khỏi chiến trường này dù thành công hay thất bại”.
01/06/2014(Xem: 14245)
CHÁNH PHÁP BỘ MỚI: Số 31, tháng 06.2014 Hình bìa của Nhiên An ChanhPhap 31 (06.14) ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ TA NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC TA (thơ Mặc Phương Tử), trang 8 ¨ ĐẠO PHẬT VIỆT TK THỨ I VÀ THỜI KỲ BẮC THUỘC (HT. Thích Đức Nhuận), trang 9 ¨ BẢN LÊN TIẾNG V/V TRUNG QUỐC XÂM PHẠM LÃNH HẢI VIỆT NAM… (VP Điều Hợp GHPGVNTN Liên Châu), trang 13 ¨ PHÁP TỪ PHẬT ĐẢN PL. 2558 (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ VÌ HÒA BÌNH VÀ AN LẠC CHO THẾ GIỚI (HT. Thích Minh Tuyên), trang 16 ¨ HUẤN TỪ AN CƯ (TK. Thích Huyền Quang), trang 18
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]