Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trí Tuệ và Ngu Si

20/09/202213:27(Xem: 2037)
Trí Tuệ và Ngu Si


phat thuyet phap

Trí Tuệ và Ngu Si




Bạn ơi,

-Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa.

-Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại.

-Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng)

-Kẻ ngu si kết bạn bừa bãi, thường rủ rê đi các nơi ăn chơi như phòng trà ca vũ, quán nhậu, hát karaoke, hoặc tổ chức ăn nhậu ồn ào ở nhà khiến vợ con phải hầu hạ, buồn phiền. Rồi chỉ vì một cử chỉ hay lời nói gì đó mà vung dao giết nhau. Chính vì thế mà kẻ ngu si thường đem giặc cướp về nhà. Kẻ trí tuệ tiếp bạn một cách trang trọng. thanh lịch, lễ độ và chừng mực. “Quân tử chi giao đạm nhược thủy. Tiểu nhân chi giao điềm như mật”.


-Kẻ có trí tuệ thường giao du với các bậc trí thức để bàn luận và học hỏi thêm. Các nhà tư tưởng của Tây Phương đã có nhận xét rằng, “Small minds dicuss people. Average minds discuss events. Great mind discuss ideas.” Kẻ có đầu óc nhỏ bé chuyên bàn tán về người. Gặp nhau thì loan truyền tin tức: Nào là cô đào hay tài tử, ca sĩ ABC vừa ly dị hay đánh ghen om sòm. Rồi thì cô công chúa, bà hoàng, đệ nhất phu nhân nọ ăn mặc quần áo nào đắt tiền. Rồi bà nữ hoàng vừa mới chết có cuộc sống vương giả như thế nào.Toàn là chuyện của ông này bà kia đem ra bình phẩm, khen chê, thèm khát. Kẻ có đầu óc trung bình thì bàn tán chuyện thời sự: Ông tổng thống vừa mới tăng thuế, tối cao pháp viện từ chối quyền phá thai, cuộc bầu cử kỳ này đảng nào thắng? Lạm phát tăng vọt và đời sống dân chúng khó khăn v.v…Còn kẻ có đầu óc lớn thì bàn về tư tưởng và triết lý, chẳng hạn như: Với cái đà suy đồi đạo đức như thế này thì nhân loại đi về đâu? Đâu là giải pháp cứu vớt con người khỏi thảm họa chiến tranh và xung đột? Tại sao khoa học, kỹ thuật càng tiến bộ, con người càng hung ác và ích kỷ hơn? Ngày xưa Khổng Tử gặp Lão Tử, Trang Tử gặp Huệ Tử đâu có bàn chuyện ông này bà kia hay tình hình đất nước mà toàn là tư tưởng còn lưu truyền mãi tới ngày nay.


-Kẻ có trí tuệ luôn luôn “Hòa nhi bất đồng”, hòa mình với mọi người nhưng mình vẫn là mình. Giống như đóa hoa hồng đứng giữa bụi cây dại nó vẫn là đóa hồng. Còn kẻ ngu si, tiểu trí thường a dua theo đám đông và xu nịnh kẻ quyền thế, giàu có, tăm tiếng và rất dễ “Thấy sang bắt quàng làm họ”.


-Kẻ có trí tuệ quý trọng sinh mạng, không phiêu lưu vào những trò chơi nguy hiểm, Kẻ tiểu trí thường hung hăng và bán rẻ sinh mạng mình, lao đầu vào những lợi lộc nhỏ nhặt và thường tự ái vặt.


-Kẻ có trí tuệ luôn luôn khiêm tốn và năng học hỏi thêm. Kẻ ngu si thường khoe khoang và hãnh diện về những kiến thức lặt vặt ngoài đời.


-Kẻ có trí tuệ nghe người ta nói một câu đã hiểu. Còn kẻ ngu si dù có “bủa vào đầu” dạy bảo như thế nào cũng không được và rất ngang bướng.


-Kẻ trí tuệ đầu óc cởi mở và dễ tha thứ, từ bi hỷ xả vì hiểu rằng trên đời này không có gì toàn vẹn. Còn kẻ ngu si đầu óc cực đoan, ưa bạo động và thường mê tín.


-Kẻ ít học ngu si đã đành nhưng kẻ có bằng cấp, học vị cao vẫn là kẻ ngu si khi không hiểu được lẽ vô thường, cùng-thông, biến hóa của trời đất mà Vạn Hạnh Thiền Sư gọi là bậc “nhậm vận”. Cái gì đã qua rồi thì không thể níu kéo lại được và mọi chuyện dù kinh hoàng cách mấy cũng chỉ là đóm lửa bùng lên trong một sát-na (ksana) (*) trong chiều dài vô tận của thời gian. Một đế quốc dù hùng mạnh thế nào rồi cũng có lúc suy tàn, có đó rồi mất đó qua bài thơ dạy đệ tử:


Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,
Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô.
Nhậm vận thịnh suy vô bố uý,
Thịnh suy như lộ thảo đầu phô.


Nhưng này bạn ơi,

Dù phân biệt và biện luận như nói ở trên thì nó cũng chỉ là cái hiểu biết “hoàn cảnh” của thế gian này, cõi ta-bà này. Nó không phải là cái hiểu biết của đại trí tuệ. Đại trí tuệ là trí tuệ của Phật “bình đẳng viên mãn mười phương cõi” không hề có thấp-cao, đúng-sai, ngu si, trí tuệ như trong Bát Nhã Tâm Kinh: “Vô trí diệc vô đắc, vô vô minh diệc vô minh tận” (Chẳng có trí tuệ gì hết, chẳng có đắc quả, chẳng có sự ngu dốt và diệt tận ngu dốt).


-Như trong Kinh Viên Giác Đức Phật dạy ngài Thanh Tịnh Tuệ Bồ Tát:

“Thiện nam tử: Niệm chính hay niệm không chính đểu là giải thoát, lập được pháp hay phá pháp đều là Niết Bản, trí tuệ, ngu si đều là Bát Nhã.” Khi đã vào Bể Tịch Diệt Của Như Lai, vào Viên Giác Thanh Tịnh và Nhập Pháp Giới thì chẳng có trí tuệ và cũng chẳng có ngu si, chẳng có vô minh và cũng chẳng có Bồ Đề mà chỉ là sự sáng soi, tịch mịch, thân tâm vắng lặng, đó là Niết Bàn.


-Rồi như trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy ngài Tu Bồ Đề:

“Pháp của ta không hề có thấp cao”, vạn pháp đều bình đẳng cho nên “Trí tuệ, ngu si đều là Bát Nhã”.


-Như trong Kinh Đại Nhật (Mặt Trời Lớn) ngài Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ thưa với Đức Phật như sau:

“Thế Tôn! Ví như Hư Không Giới xa lìa tất cả phân biệt, không phân biệt, không có không phân biệt. Như vậy Nhất Thiết Trí Trí cũng lìa tất cả phân biệt, không phân biệt, không có không phân biệt.”


Như vậy thì,

Khi chưa học Phật chúng ta sống với lý trí phân biệt và nhận ra có trí tuệ và ngu si. Khi đó phiền não, thương-ghét nảy sinh. Khi học Phật rồi thì từ trí tuệ sai biệt tiến lên trí tuệ vô phân biệt hay Nhất Thiết Trí hay Đại Viên Cảnh Trí. Khi không phân biệt thì tâm không động và không hề có thương ghét, đó là tâm Phật.

Thế nhưng này bạn ơi,

Muốn đạt được tâm không động hay tâm vô phân biệt thì phải trải qua vô lượng kiếp tu hành. Cho nên phàm phu như chúng ta vẫn tiếp tục sống với tâm phân biệt và thương ghét. Thế nhưng Đức Phật dạy rằng chúng ta phải hy vọng vì chúng ta đều có Phật tánh. Điều đó có nghĩa là trong cuộc sống mỗi lúc mỗi khó khăn, phức tạp, kỳ thị và chia rẽ như ngày hôm nay, chúng ta cố gắng huân tập để bớt khinh chê kẻ ngu si ít học, bớt khinh chê quốc gia kém văn minh hơn mình và bớt thù ghét kẻ không đồng chính kiến hay không tôn thờ những giá trị mà mình tôn thờ trong tinh thần “Giới Hòa Đồng Trụ” (**). Giới Hòa Đồng Trụ có nghĩa là phân biệt mà không phân biệt đúng như lời dạy trong Kinh Đại Nhật nói ở trên. Giống như hoa cúc, hoa lan, hoa hồng, hoa huệ cắm chung với nhau trong một bình nhưng hoa nào vẫn là hoa đó, hòa mà không đồng.

Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 18/9/2022)


(*) Sát-na = 1 phần 75 giây .

(**) Lục Hòa




 

facebook

youtube
  

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/02/2015(Xem: 13978)
Tựa đề bài viết này là bốn chữ trích từ câu thứ nhì trong bài “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” (bài Tâm Kinh, bản dịch của Ngài Huyền Trang, gồm 270 chữ). Nguyên văn câu này là: “Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị .”
25/02/2015(Xem: 5724)
Chủng tử là hạt mầm của đời sống, là nguồn năng lượng đơn vị cấu thành nghiệp lực, là yếu tố sâu kín và căn bản quyết định sự hình thành cái ‘Ta’ (Ngã) và những cái của Ta (Ngã Sở), là nguyên nhân của mọi hoàn cảnh gặp được trong đời, là đầu mối của hạnh phúc và khổ đau trong hiện tại và dẫn dắt vào vị lai, đời này và đời sau. Soi rọi dưới lăng kính Duy Thức Học cùng vòng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên (1.Vô Minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh Sắc, 5. Lục Nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão Tử) ta có thể rút ra một số nhận định về tiến trình hình thành chủng tử.
29/01/2015(Xem: 5184)
Lời thưa: Sau bài viết “Những Câu Hỏi Tế Vi”, tôi nhận được khá nhiều câu hỏi từ trong email của tôi cũng như những comment của các bạn Lý Học Phật, Lưu-tâm-Lực, Jan nguyễn, hưng trần... liên hệ đến đề tài. Nhận thấy nội hàm vấn đề không thể chỉ trả lời năm bảy dòng là xong, nên tôi kính nhờ BBT/TVHS cho chuyển tải bài viết này, xem như trả lời chung chứ không phải riêng cho một câu hỏi nào. Tôi chỉ nói cái gốc của vấn đề chứ không bàn đến cành, nhánh của vấn đề. Và tôi cũng không dám chắc đáp ứng được những thắc mắc của chư vị - nhất là kiến giải “bác lãm” của bạn Lý Học Phật mà tôi “thường không lãnh hội nổi”. Đây chỉ là sự chia sẻ của một người học Phật luôn cảm thấy mình còn phải học mãi, học hoài do sở học chỉ mong như là một hạt bụi được dính chân gót chân của các bậc xuất trần thượng sĩ! Trân kính.
29/01/2015(Xem: 4566)
Hôm nay Tăng Ni, Phật tử về đây để mừng năm mới và tha thiết chúc tụng chúng tôi. Thật ra chúng ta mừng thêm một tuổi hay buồn bớt đi một năm sống ? Lần lượt hết năm này sang năm khác, cứ thế mà chúng ta trải qua mấy mươi năm từ thuở bé cho đến ngày nay. Riêng tôi thì tóc bạc da nhăn rồi, còn quí vị có người tóc đã bắt đầu bạc, cũng có người còn trẻ hơn. Trên con đường sanh tử, có người đi hơn nửa đường, có người đi nửa đường, có người mới đi một phần ba, một phần tư đường, đã đi thì nhất định là phải đến, không ai không đến. Thế nên trong nhà Phật lẽ sanh tử là một việc lớn.
21/01/2015(Xem: 9062)
Nguyên văn emai của một cư sĩ: Con có một thắc mắc bấy lâu không biết hỏi ai, con kính xin Thầy giải thích dùm cho con. Câu hỏi này có liên hệ tới bài kệ cô đọng của Lý Duyên Khởi: "Cái này có, cái kia có Cái này sinh, cái kia sinh Cái này không cái kia không Cái này diệt cái kia diệt" Theo chỗ con hiểu, bài kệ này là công thức rốt ráo tóm tắt sự vận hành của Lý Duyên Khởi. Theo như Thế Tôn nói, nó luôn đúng và cho dù Phật có ra đời hay không có ra đời thì nguyên lý này vẫn đứng vững, không thể nào khác hơn được và không có ngoại lệ.
18/01/2015(Xem: 5229)
Cô công chúa trẻ nhất của lãnh chúa đang du hành từ nhà cô ở Kyoto tới thủ đô ở Edo thì trông thấy một người đàn bà bé nhỏ nằm bên vệ đường. Cô công chúa ra lệnh cho đoàn tùy tùng của mình ngừng lại và đỡ bà già lên, bà này gần chết vì lạnh lẽo và đói khát. Cô công chúa đã cứu sống người đàn bà và khi người khách này của cô đủ mạnh mẽ để có thể tự đi một mình, công chúa tặng cho bà ít tiền và chiếc khăn quàng ấm áp của cô. Người đàn bà biết ơn, trao cho công chúa một gói nhỏ và nói: “Xin nhận cái này.” Công chúa hỏi: “Đây là vật gì thế?” “Một cái gương thần kỳ.” “Cái gì khiến nó thành thần kỳ vậy?”
08/01/2015(Xem: 8323)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
26/12/2014(Xem: 6746)
Đức Phật dạy rằng nếu đem Đạo Pháp của Ngài đặt vào con tim của một người bình dị thì nhất định là nó sẽ bị biến dạng (saddhamma-patirupa; sad có nghĩa là đúng đắn, dhamma có nghĩa là Đạo Pháp, patipura có nghĩa là lệch lạc, do đó có thể hiểu các chữ saddhamman-patirupa là "Đạo Pháp đúng đắn không bị lệch lạc" hay bóp méo). Trái lại nếu đặt nó vào con tim của một Người Cao Quý (Kalyanamitta) (Kalyanamitta là một từ ghép; kalyana: đạo đức, nhân ái; mitta: bạn hữu, do đó có thể hiểu từ ghép này là "một người bạn đạo hạnh" hay một "người đồng hành đạo đức". Kinh sách bằng các ngôn ngữ Tây Phương thường dịch là Être Noble/Noble One. Kinh sách gốc Hán ngữ dịch là thiện trí thức/shàn zhīshì 善知識, thiết nghĩ cách dịch này không được thích nghi lắm bởi vì ngày nay rất khó hình dung ra những người "thiện trí thức" là những thành phần nào trong xã hội) thì nó sẽ trở nên tinh khiết, và sẽ không bao giờ phai mờ hay u tối.
11/12/2014(Xem: 5788)
Một thời là chữ bắt đầu của kinh Phật: “Một thời Phật tại nước Xá-vệ..”, “Một thời Phật tại thành Vương Xá, trong núi Kỳ-xà-quật…” (tạng Hán Bắc tông). “Một thời, Thế Tôn đang đi trên con đường…”, “Một thời Thế Tôn đang ở thành…”(tạng Pali Nam tông).
11/12/2014(Xem: 9206)
Ngày nay, nhân loại đã tiến bộ rất xa về mặt khoa học, kỹ thuật, đã làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày, từng giờ và thậm chí từng phút, từng giây, nên đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội v.v… đều được nâng cao một cách đáng kể.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567