Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

82. Vấn đề tịnh khẩu.

19/06/201420:10(Xem: 3579)
82. Vấn đề tịnh khẩu.

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2


82. Vấn đề tịnh khẩu.

 

Hỏi: Kính bạch thầy, trong những khóa tu ngắn hoặc dài hạn, con thấy có một vài Phật tử phát nguyện tịnh khẩu tuyệt đối không nói chuyện. Chỉ khi nào có việc cần thiết, thì họ ra dấu hoặc viết bằng giấy mà thôi. Con không hiểu việc làm nầy có đúng theo kinh điển Phật dạy hay không? Có người còn nói, đó là á khẩu chớ không phải tịnh khẩu. Kính xin thầy giải đáp cho chúng con được rõ. Cám ơn thầy nhiều.

 

Đáp: Tịnh khẩu có nghĩa là thanh tịnh khẩu nghiệp. Chữ tịnh có nghĩa là trong sạch và an ổn. Cái miệng chỉ là cơ quan hay công cụ để phát ra lời nói. Trong kinh Phật thường răn dạy, người Phật tử phải hằng giữ gìn ở nơi ba nghiệp: thân, khẩu, ý. Trong ba nghiệp nầy, ngoài ý nghiệp chủ động ra, khẩu nghiệp cũng rất là quan trọng. Nói cho đúng phải nói là gìn giữ ở nơi ngữ nghiệp. Tức là thói quen của lời nói.

 

Lời nói có 4 cách: nói dối, chuyện không nói có, chuyện có nói không. Nói lời thêu dệt trau chuốt. Nói lưỡi hai chiều, tới đây nói kia, tới kia nói đây, gây xích mích ly gián hai bên với nhau. Nói lời hung ác trù rủa chưởi mắng. Nếu nói theo Hán Việt là: vọng ngôn, ỹ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Đây là bốn cách nói gây nên tội lỗi của cái miệng, nên gọi là khẩu nghiệp. Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng những lời nói ái ngữ, chân thật, hòa nhã, yêu thương, đoàn kết, xây dựng v.v… thì đó là ta đã khéo biết thanh tịnh hóa khẩu nghiệp. Nghĩa là ta khéo biết sử dụng lời nói có ý thức hạn chế theo chiều hướng thiện nghiệp. Đó cũng là ý nghĩa của tịnh khẩu.

 

Chúng ta chỉ nói những điều gì khi cần thiết phải nói. Nói trong tinh thần hiểu biết cảm thông và có chánh niệm soi sáng. Lời nói đó, tất nhiên là sẽ mang lại cho chúng ta những điều lợi ích thiết thực cho mình và người. Hiểu theo nghĩa nói đó, thì tịnh khẩu không có nghĩa là hoàn toàn câm lặng. Theo Thiền sư Nhất Hạnh, “Tịnh khẩu là một phương pháp thực tập rất sâu sắc chớ không phải là chuyện cấm nói. Tịnh khẩu không có nghĩa là không nói mà thôi. Nó có nghĩa là quán chiếu bằng chánh niệm của mình những điều gì mình định nói”. Tuy nhiên, trong các khóa tu, nếu Phật tử là người dự tu, xét thấy mình không có phận sự gì, thì cũng nên phát nguyện tịnh khẩu không nói để giữ cho tâm mình được thanh tịnh mà chuyên tâm niệm Phật, theo tôi, đó cũng là điều rất tốt. Nhưng đó chưa hẳn đúng nghĩa của việc tịnh khẩu như đã nói ở trên.

 

Việc tịnh khẩu nầy, tùy theo mỗi tình huống mà đức Phật có khi khen ngợi, nhưng cũng có khi đức Phật quở trách trong hàng đệ tử xuất gia của Ngài. Khen ngợi, là khi Phật thấy trong chúng khéo biết trao đổi kiến giải tu học trong ái ngữ, ôn hòa, đoàn kết. Quở trách, là trường hợp có những vị hoàn toàn câm lặng, dù biết mình hành sai mà cũng không nêu ra để trao đổi luận bàn. Cứ chấp chặt câm lặng không nói một lời. Đó là thái độ hoàn toàn không phải trong tinh thần tịnh khẩu Phật dạy.

 

Vẫn biết việc giữ im lặng không nói là điều tốt. Nhưng cũng phải tùy theo trường hợp. Thay vì không nói diễn tả bằng lời, lại ra dấu hiệu diễn tả bằng cách nói ở nơi tay như ra dấu hoặc viết giấy v.v… thì đó cũng là một cách nói, chỉ khác nhau bằng lời và hành động mà thôi. Cho nên, tốt hơn hết là ta nên nói, nhưng chỉ nói những gì cần thiết đáng nói và phải nói bằng những lời ái ngữ hòa nhã êm dịu. Đó chính là cách tịnh khẩu hay nhất và cũng đúng theo lời Phật dạy. Những ai có bịnh già hàm nói nhiều thì trong những khóa tu, đó là môi trường tốt để ta thực tập tịnh khẩu bớt nói. Có tịnh khẩu như thế thì thân tâm ta mới được an lạc và sự tu hành của chúng ta mới thực sự có tiến bộ vậy.

 

Kính chúc Phật tử có nhiều tiến bộ trên đường tu học.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 22539)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 35977)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
18/09/2013(Xem: 12753)
Bản luận này ngoài các bài tựa ra còn có 26 chương. 25 chương đầu trình bày cụ thể triết lý căn bản giáo lý Phật giáo, giải thích hiện tượng vũ trụ nhân sinh quy về bản thể Chân như tuyệt đối. Chương thứ 26 trình bày vai trò của pháp tu Tịnh độ; và có phải đây là mục đích Luận chủ giúp người đọc trước hết nhận thức rõ ràng vấn đề và sau đó tìm về một pháp tu thích hợp? Mong những ai có dịp đọc trọn tác phẩm này có thể tìm được câu trả lời cho chính mình!
15/08/2013(Xem: 16133)
“Chẳng có ai cả ” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
22/06/2013(Xem: 4681)
Có thể nói rằng quan điểm bình đẳng về khả năng giải thoát tâm linh do Đức Phật đưa ra có một ý nghĩa cách mạng xã hội đáng kể...
17/06/2013(Xem: 7133)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
10/06/2013(Xem: 10780)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 13115)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
08/06/2013(Xem: 4179)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
09/05/2013(Xem: 8224)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567