Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Sự báo hiếu giữa Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau như thế nào?

18/06/201417:56(Xem: 4362)
42. Sự báo hiếu giữa Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau như thế nào?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

TẬP 2



42. Sự báo hiếu giữa Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau như thế nào?

 

Hỏi: Xin thầy hoan hỷ cho biết sự khác biệt qua hai hình ảnh của hai người con báo hiếu cho mẹ ở trong Kinh Vu Lan và Kinh Địa Tạng khác nhau như thế nào?

 

Đáp: Trong Kinh Địa Tạng, có nêu ra hai hình ảnh của hai người con báo hiếu cứu mẹ. Một là, ở phẩm thứ nhứt, tiết mục 5, nói về Bà la môn nữ cứu mẹ. Hai là, ở phẩm thứ tư, tiết mục 4, nói về Quang Mục cứu mẹ. Nhưng trong câu hỏi của Phật tử, Phật tử không có nêu rõ là người con nào ở trong Kinh Địa Tạng, Bà La Môn Nữ hay là Quang Mục ? Vì không nêu rõ, nên ở đây, tôi xin nêu ra hiếu tử Quang Mục, để tạm so sánh sự dị đồng giữa hai người con như Phật tử đã hỏi.

 

Nếu xét trên tinh thần và mục đích báo hiếu giữa hai người con, nhằm hướng đến cứu thoát mẹ mình khỏi tội để được giải thoát, thì ta thấy cả hai đều giống nhau. Tuy nhiên, nếu luận về chi tiết qua thời gian, không gian và hoàn cảnh, nhân vật, phát nguyện, phương pháp hành sự, và người chịu khổ v.v… thì ta thấy có những điểm khác nhau.

 

1. Xét về thời gian, và hoàn cảnh, ta thấy có sự khác biệt. Thời gian, và hoàn cảnh của nàng Quang Mục trong kinh Địa Tạng nói, so với thời gian, và hoàn cảnh của Tôn giả Mục kiền liên, trong Kinh Vu lan nói, thì khác biệt rất xa. Chuyện của Quang Mục cứu mẹ là việc xảy ra trong vô lượng kiếp về quá khứ, thời của một vị Phật hiệu là Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai. Đó là chuyện xảy ra quá xa xưa và chỉ là một chuyện truyền thuyết, chớ không phải là chuyện xảy ra trong lịch sử. Ngược lại, chuyện của Tôn giả Mục kiền liên cứu mẹ là việc xảy ra trong thời kỳ đức Phật Thích Ca còn tại thế. Đó là câu chuyện có thật trong lịch sử loài người.

 

2. Xét về nhân vật cũng có sự khác biệt. Quang Mục là một nhân vật người nữ không có trong lịch sử hiện thực. Đó chỉ là tiền thân của Bồ tát Địa Tạng. Còn Tôn giả Mục kiền liên là một nhân vật lịch sử có thật. Có quá trình xuất gia tu học và đắc quả, được sử liệu ghi chép rõ ràng. Và Ngài đã được nhơn loại thừa nhận là một nhân vật lịch sử trong thời đại đức Phật Thích Ca. Và Ngài do công phu tu hành mà có được thần thông đệ nhất. Chính Ngài dùng huệ nhãn thấy rõ sự đọa lạc thọ khổ của mẹ Ngài. Còn nàng Quang Mục phải dâng phẩm vật cúng dưòng và nhờ đến vị La Hán chỉ bảo mới biết mẹ mình thọ khổ.

 

3. Xét về phương pháp hành sự cứu mẹ thoát khỏi tội khổ, thì giữa hai người cũng khác nhau. Ngài Mục kiền liên thì dâng theo lời dạy của Phật, đích thân Ngài thỉnh Phật và chúng Tăng, sắm sanh phẩm vật thiết lễ cúng dường trai tăng để cầu nguyện cho mẫu thân của Ngài. Ngài tổ chức một buổi đại lễ trai tăng rất trang nghiêm trọng thể vào ngày lễ Tự tứ mãn hạ của chư Tăng. Ngược lại, nàng Quang Mục thì vâng theo lời dạy của vị La Hán vẽ đắp hình tượng của đức Thanh Tịnh Liên Hoa Mục Như Lai và khóc than chiêm ngưỡng tượng Phật để cầu nguyện. Sau đó, nàng chiêm bao thấy Phật chỉ bảo cho biết là thân mẫu của nàng sẽ thác sanh vào trong nhà của nàng. Quả nhiên, người tớ gái trong nhà sanh ra một đứa con trai, chưa đầy ba tuổi đã biết nói. Đứa trẻ đó chính là bà mẹ của Quang Mục. Bà mẹ cho biết, năm 13 tuổi sẽ chết và đọa vào địa ngục. Biết rõ đó là mẹ mình, nên Quang Mục vì cứu mẹ mà phát đại nguyện là sẽ cứu các tội khổ chúng sanh ở trong địa ngục. Như thế, phương pháp và hành sự cũng như bản nguyện cứu mẹ giữa hai người có khác nhau.

 

4. Nhân vật thọ khổ xét vể nguyên nhân tạo nghiệp ác thì có phần giống nhau. Nhưng cách thọ khổ cũng như sự tái sinh giữa hai người có khác nhau. Bà Thanh đề do lòng tham lam bỏn xẻn gây tạo nghiệp ác mà đọa làm thân ngạ quỷ. Đói khát đau khổ trăm bề. Trong khi đó, bà mẹ của Quang Mục vì tội sát sanh hại vật quá nhiều, ăn các loài cá trạnh, mà phải bị đọa vào địa ngục vô gián. Sau khi mãn kiếp địa ngục thác sanh vào trong nhà làm con của một người tớ gái. Còn bà Thanh Đề nhờ thần lực chú nguyện của Phật và Thánh Tăng mà đánh động được lương tâm của bà. Nhờ bà ăn năn cải hối chuyển đổi tâm ý mà được thoát khổ sanh lên cõi trời hưởng phước báo. Ngài Mục kiền liên thì không có phát đại thệ nguyện như Quang Mục. Nhờ sự phát nguyện của Quang Mục, mà đức Phật Thanh Tịnh Liên Hoa cho biết là sau 13 tuổi bà mẹ sẽ chết và tái sanh làm người Phạm Chí sống lâu trăm tuổi. Sau đó, sẽ sanh về cõi nước Vô Ưu sống lâu không thể tính kể. Như vậy, việc hướng đến môi trường tái sanh của hai người cũng khác nhau.

 

Tóm lại, mục đích báo hiếu giữa hai người con cứu thoát mẹ mình, trên căn bản thì giống nhau. Cả hai đều đạt được mục đích và biểu lộ với tất cả tấm lòng của một người con chí hiếu, dù bản nguyện, cách thức, việc làm và đối tượng cầu nguyện có phần khác nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 25557)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 40918)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
18/09/2013(Xem: 14026)
Bản luận này ngoài các bài tựa ra còn có 26 chương. 25 chương đầu trình bày cụ thể triết lý căn bản giáo lý Phật giáo, giải thích hiện tượng vũ trụ nhân sinh quy về bản thể Chân như tuyệt đối. Chương thứ 26 trình bày vai trò của pháp tu Tịnh độ; và có phải đây là mục đích Luận chủ giúp người đọc trước hết nhận thức rõ ràng vấn đề và sau đó tìm về một pháp tu thích hợp? Mong những ai có dịp đọc trọn tác phẩm này có thể tìm được câu trả lời cho chính mình!
15/08/2013(Xem: 17690)
“Chẳng có ai cả ” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
22/06/2013(Xem: 4998)
Có thể nói rằng quan điểm bình đẳng về khả năng giải thoát tâm linh do Đức Phật đưa ra có một ý nghĩa cách mạng xã hội đáng kể...
17/06/2013(Xem: 7924)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
10/06/2013(Xem: 12078)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 15038)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
08/06/2013(Xem: 4474)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
09/05/2013(Xem: 8896)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]