Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?

18/06/201416:15(Xem: 5608)
13. Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?

Phật lịch 2554

Dương lịch 2010 - Việt lịch 4889

THÍCH PHƯỚC THÁI

100 CÂU HỎI PHẬT PHÁP

 

TẬP 2



13. Lạy sám hối có thực sự tiêu nghiệp không?

 

Hỏi: Mỗi khi lạy sám hối, thú thật chúng con chưa hiểu rõ việc lạy và đôi khi không tin rằng lạy sám hối sẽ được tiêu tan nghiệp chướng. Đa số thường có tâm lý sợ lạy 108 lạy, vì tuổi già yếu như chúng con mà lạy như thế thì quá mệt. Nếu như không lạy đủ số như vậy, thì không tiêu được nghiệp chướng hay sao? Kính xin thầy hoan hỷ giải thích điều nầy cho con được rõ.

 

Đáp: Khi làm một điều gì, thiết nghĩ, người Phật tử chúng ta cũng nên tìm hiểu kỹ càng qua việc làm đó. Có thế, thì chúng ta mới có thể tránh được những điều tai hại bất lợi cho mình trong hiện tại cũng như mai sau. Như Phật tử đã biết, lạy sám hối, là một trong nhiều pháp môn Phật dạy. Đã là pháp môn, nếu chúng ta chịu khó hành trì đúng pháp, tất nhiên là chúng ta sẽ được lợi ích rất lớn. Muốn thế, trước tiên, chúng ta phải biết qua ý nghĩa của hai chữ sám hối. Và sám hối như thế nào mới đúng pháp và tiêu tội chướng? Đó là những vấn đề mà chúng ta cần phải tìm hiểu.

 

 Sám nguyên tiếng Phạn là Samma, Trung Hoa dịch là hối hóa. Còn chữ hối là Hán ngữ, ghép hai từ ngữ Phạn và Hán lại thành hai chữ sám hối. Sám nghĩa là ăn năn lỗi trước, còn hối là chừa bỏ lỗi sau. Nói gọn là ăn năn chừa lỗi. Hồng danh sám hối là một trong bốn cách sám hối. Để Phật tử hiểu rõ hơn, tôi xin dẫn trong Kinh thường nêu ra có bốn cách sám hối như sau:

 

1. Tác pháp sám hối.

2. Thủ tướng sám hối.

3. Hồng danh sám hối.

4. Vô sanh sám hối.

 

1. Tác pháp sám hối: đây là pháp sám hối thuộc phần sự tướng. Nghĩa là phải có lập giới đàn và cung thỉnh thanh tịnh Tăng chứng minh. Người nào tự thấy mình có tội lỗi, thì ra trước đại chúng hoặc một vị thầy có đầy đủ giới đức để tự phát lồ bày tỏ những lỗi lầm mà mình đã phạm phải. Phải bày tỏ một cách chí thành và hết lòng thành khẩn ăn năn cải hối những lỗi lầm mình đã gây ra. Đồng thời phải phát nguyện từ nay trở đi mình sẽ không bao giờ tái phạm nữa. Một lòng thành kính sám hối như vậy, khi giới thể được thanh tịnh tức là hết tội.

 

2. Thủ tướng sám hối: Pháp nầy cũng thuộc về phần sự tướng, nhưng khó hơn pháp trước. Pháp sám hối nầy chỉ dành cho những người có trình độ cao, hoặc không có chư Tăng Ni thanh tịnh chứng minh. Đây là pháp sám hối thuộc về quán tưởng và khi sám hối đương sự phải đến trước tượng Phật hay Bồ tát thành tâm lễ bái, trình bày những tội lỗi đã phạm và nguyện ăn năn chừa bỏ. Cứ thật hành như thế cho đến khi nào thấy được hảo tướng như: thấy hào quang hay hoa sen báu, thấy Phật, Bồ tát xoa đầu v.v… thì mới thôi.

 

3. Hồng danh sám hối: pháp sám hối nầy cũng thuộc về sự tướng do ngài Bất động pháp sư đời Tống bên Trung Hoa soạn ra. Đây là pháp lạy 108 lạy, mà quý Phật tử thường lạy ở chùa hoặc ở nhà. Pháp lạy sám hối nầy, đối với người trọng tuổi già yếu như Phật tử thì không mấy thích hợp cho lắm. Tuy nhiên, đối với những ai mạnh khỏe, thì pháp lạy sám hối nầy rất có lợi, vì vừa tiêu trừ tội chướng mà cũng vừa có thêm sức khỏe. Nhưng muốn tiêu trừ phiền não tội chướng, thì hành giả khi lễ bái phải chí thành kính lễ.

 

Trong mười đại nguyện của Bồ tát Phổ Hiền, nguyện trước tiên là “lễ kính chư Phật”. Tuy hình thức lễ bái đơn giản, nhưng có hiệu quả rất cao là diệt trừ được động cơ tạo nghiệp và hai thứ phiền não gốc. Vì khi hành giả lễ bái, thì động cơ tạo nghiệp của thân bị đình chỉ. Đồng thời khi lễ lạy, thì hành giả dẹp trừ được tâm ngã mạn cống cao và hướng về Phật với lòng tin vững chắc không còn nghi ngờ.

 

Như vậy, là phá trừ được hai thứ phiền não gốc “mạn” và “nghi”. Nên nói lạy Phật có phước là ở chỗ đó. Và khi thân lạy, miệng thì xướng danh hiệu Phật, thế là khẩu nghiệp được thanh tịnh. Khi khen Phật đó là chánh kiến, tất nhiên tà kiến không có. Và trong khi lễ lạy, thì tâm ý nương vào câu hiệu Phật, thế là tâm ý được thanh tịnh. Chỉ một hành động lạy Phật đơn giản như thế mà dứt trừ được ba nghiệp tạo tội của thân, miệng, ý. Vì thế, nên nói lạy Phật sám hối sẽ được tiêu trừ tội chướng.

 

Tuy nhiên, trong trường hợp của Phật tử vì trọng tuổi yếu đuối, không thể đứng lên lạy xuống được. Theo tôi, tốt hơn hết là Phật tử chỉ cần chí thành niệm Phật thì cũng được tiêu trừ tội chướng. Phật tử nên biết, giáo pháp Phật dạy có vô lượng pháp môn, tùy theo căn cơ, tuổi tác, sức khỏe và hoàn cảnh của mỗi người mà có thể ứng dụng hành trì cho thích hợp. Nếu thật hành đúng pháp theo lời Phật Tổ dạy, thì tất cả cũng đều được lợi ích. Về cách lễ Phật, ngoài Sự lễ ra, còn có Lý lễ nữa. Về Lý lễ, trong kinh thường nêu ra có bốn cách:

- Phát trí thanh tịnh lễ.

- Biến nhập pháp giới lễ.

- Chánh quán lễ.

- Thật tướng bình đẳng lễ.

 

Bốn cách lễ trên đều thuộc về lý, nên rất khó cho hành giả thật hành. Tuy nhiên, nếu ai thật hành được, thì lợi ích không thể nghĩ bàn.

 

4. Vô sanh sám hối: pháp sám hối nầy thuộc về lý sám hối. Phải là bậc thượng căn mới có thể thật hành nổi. Có hai cách quán: “quán tâm vô sanh và quán pháp vô sanh”. Vì bản tâm của chúng ta thường hằng vắng lặng sáng suốt, bất sanh bất diệt. Tội có ra là do tâm tạo. Đó là tâm vọng tưởng. Do bất giác khởi vọng tạo nghiệp. Tâm nầy không thật có. Tâm đã không thật, thì tội làm sao có thật được ? Vì tội do tâm sanh, mà tâm vốn không sanh, thì tội cũng không có. Đó là tánh tội vốn không. Hằng sống với thể tánh nầy, thì mọi tội lỗi sẽ không còn. Thí như bóng tối dù trải qua hằng triệu tỷ năm, nhưng khi có ánh sáng của ngọn đèn chiếu vào, thì bóng tối kia sẽ tan biến ngay. Vì thể của bóng tối vốn không thật. Nên kinh nói :

 

Tội tùng tâm khởi, tùng tâm sám.

Tâm nhược diệt thời, tội diệt vong.

Tội vong tâm diệt lưỡng câu không,

Thị tắc danh vi chơn sám hối.

Nghĩa là :

 

Tội từ tâm khởi thì cũng phải từ tâm mà sám. Khi tâm đã thực sự vắng lặng rồi, thì tội kia cũng không còn. Tội không, tâm lặng, cả hai đều không thật có, được vậy, mới thật là chơn sám hối. Đến đây, thì không còn gì phải bàn luận là tội hay không tội. Vì đã vượt ngoài hai phạm trù đối đãi nhị nguyên : “ bặt dứt chủ thể và khách thể ”. Đó là hình ảnh của một con người siêu việt hiên ngang tự tại qua lại trong bầu trời tự do giải thoát vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2013(Xem: 25557)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 40918)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
18/09/2013(Xem: 14026)
Bản luận này ngoài các bài tựa ra còn có 26 chương. 25 chương đầu trình bày cụ thể triết lý căn bản giáo lý Phật giáo, giải thích hiện tượng vũ trụ nhân sinh quy về bản thể Chân như tuyệt đối. Chương thứ 26 trình bày vai trò của pháp tu Tịnh độ; và có phải đây là mục đích Luận chủ giúp người đọc trước hết nhận thức rõ ràng vấn đề và sau đó tìm về một pháp tu thích hợp? Mong những ai có dịp đọc trọn tác phẩm này có thể tìm được câu trả lời cho chính mình!
15/08/2013(Xem: 17690)
“Chẳng có ai cả ” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
22/06/2013(Xem: 4998)
Có thể nói rằng quan điểm bình đẳng về khả năng giải thoát tâm linh do Đức Phật đưa ra có một ý nghĩa cách mạng xã hội đáng kể...
17/06/2013(Xem: 7924)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
10/06/2013(Xem: 12078)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống.
08/06/2013(Xem: 15038)
Mục đích có được thân người quý báu này không phải chỉ để tạo hạnh phúc cho chính mình, mà còn để làm vơi bớt khổ đau, đem lại hạnh phúc cho người. Đó là mục đích đời sống. Bạn có cái thân quý báu thoát được tám nạn[1] và có đủ mười tiện nghi để phục vụ kẻ khác. Ai cũng mong hạnh phúc, không ai muốn đau khổ. Hạnh phúc mà ta cần không chỉ là hạnh phúc tạm thời, mà là hạnh phúc tuyệt đối, thứ hạnh phúc tối thượng của giác ngộ. Khi đi phố chẳng hạn, người ta mua những thứ tốt nhất, bền nhất; cũng vậy, ai cũng muốn có hạnh phúc lâu dài nhất, cao quý nhất. Tùy theo sự hiểu biết của mình và mức hạnh phúc có thể đạt đến, người ta cố gắng đạt hạnh phúc tối thượng theo quan điểm mình.
08/06/2013(Xem: 4474)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
09/05/2013(Xem: 8896)
Những Điều Phật Đã Dạy - Nguyên tác: Hòa thượng Walpola Rahula - Người dịch: Lê Kim Kha
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]