Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 36: Những bông sen duyên kiếp

13/01/201110:28(Xem: 11507)
Chương 36: Những bông sen duyên kiếp

Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

8.

Chương 36

BÔNG SEN DUYÊN KIẾP

Mộ hôm công nương Yasodhara thỉnh Bụt, đại đức Kaludayi và thầy Nagasamala tới thọ trai ở cung điện riêng của mình. Bà cũng đã mời hoàng hậu. Sau buổi cúng dường, bà đã thỉnh Bụt và hoàng hậu đi ra ngoại thành thăm những xóm nghèo nơi bà đã làm việc cứu tế xã hội trong những năm qua. Các thầy Kaludayi và Nagasamala cũng cùng đi với người, Rahula cũng được đi theo Bụt.

Khi Bụt tới nơi, người thấy trẻ con tập hợp đông có tới hàng trăm đứa, thì ra công nương Yasodhara đã triệu tập chúng từ những xóm làng quanh đó. Chỗ tập hợp là gốc cây hồng táo năm xưa, nơi mà Bụt đã ngồi thiền định lần đầu lúc người mới lên chín tuổi. Mới đó mà hai mươi bảy năm trời đã trôi qua. Cây hồng táo đã lớn lên gấp bội. Yasodhara cho Bụt biết là những đứa trrẻ Bụt gặp năm xưa nay đã là những người chủ gia đình. Những đứa trẻ mà Bụt được gặp cách đây tám năm bây giờ cũng đã trở thành những chàng trai cao lớn và những cô gái duyên dáng. Phần lớn bọn trẻ mà Bụt gặp hôm nay đều từ bảy tới mười hai tuổi, hầu hết là con cái nhà nghèo.

Bọn trẻ đã được bà Yasodhara dạy cách đón mời Bụt. Khi thấy Bụt tới, chúng bỏ cuộc chơi, đứng dậy, dàn thành hai hàng để Bụt có lối đi tới gốc cây hồng táo. Nơi đây chúng đã đặt một cái ghế đặc biệt cho Bụt ngồi. Chúng đã trải chiếu để mời những vị quan khách khác như bà Gotami, Yasodhara, và các thầy đi theo Bụt.

Bụt rất hài lòng được ngồi giữa bầy trẻ và giảng dạy giáo pháp cho chúng. Người nhớ những buổi tập họp của bọn trẻ em nhà nghèo ở Uruvela. Người kể cho các em nghe về chú bé chăn trâu tên Svastika và cô bé mang sữa tên Sujata. Người dạy các em về cách nuôi dưỡng lòng thương yêu và mở rộng tầm hiểu biết. Người lại kể cho các em nghe câu chuyện tranh nhau con chim thiên nga giữa người với Devadatta hồi người mới lên bảy tuổi. Bọn trẻ con được nghe giảng dạy bằng những câu chuyện hấp dẫn này rất lấy làm vui sướng.

Cuối cùng Bụt bảo Rahula ra ngồi trước mặt người rồi Bụt kể cho tất cả các em bé nghe một câu chuyện tiền thân. Người nói:

“Ngày xưa có một chàng trai trẻ tên là Megha, thông minh, đức hạnh, hiếu thuận và học giỏi. Chàng sống ở miền chân núi Hy Mã Lạp Sơn. Chàng muốn đi về miền đồng bằng để học hỏi thêm. Không có tiền, nhưng chàng cũng can đảm ra đi. Chàng mang theo một cái gậy, một cái nón, một cái bình đựng nước uống và một chiếc áo choàng. Trên con đường về kinh đô mỗi ngày chàng ghé lại làm việc cho những nhà nông dân bên đường để được có cơm ăn, và để tiếp tục đi nữa. Có khi chàng còn được trả tiền. Khi đến thủ đô Divapati, chàng đã để dành được năm trăm đồng trong túi áo.

Vào đến cửa thành chàng thấy dân chúng đang mở hội rất vui. Chàng không biết người ta đang mở hội ăn mừng việc gì nên có ý muốn tìm người để hỏi. Vừa lúc ấy có một cô thiếu nữ xinh đẹp, mặt mày thật sáng sủa, đi ngang. Cô cầm trong tay một bó sen. Bó sen có tất cả bảy bông sen hàm tiếu. Chàng hỏi cô:

- Có việc gì vui mà dân chúng mở hội thế cô?

Thiếu nữ đáp:

- Chắc anh không phải là dân địa phương cho nên mới không biết hôm nay dân chúng mở hội gì. Số là hôm nay tại thủ đô Divapali có một bậc giác ngộ xuất hiện tên là Dipankara. Người là bó đuốc soi đường cho tất cả chúng sanh Ngài là con của vua Areimat, đã đi tu và đã thành đạo. Đạo của ngài sáng chói cả thế gian. Hôm nay, để mừng ngài, dân chúng tại đây mới mở hội.

Nghe nói có một vị giác ngộ xuất hiện trên thế gian. Megha rất lấy làm sung sướng. Chàng rất muốn được cúng dường ngài, được tới làm lễ ngài và học đạo với ngài. Chàng hỏi cô thiếu nữ:

- Cô mua bảy bông sen này bao nhiêu tiền thế, thưa cô?

Thiếu nữa đưa mắt nhìn người con trai lễ phép và có dáng dấp thông minh. Nàng trả lời:

- Em chỉ mua có năm bông thôi. Hai bông kia là của em đem theo. Em hái hai bông ấy ở ao nhà.

Megha nói:

- Vậy năm bông kia cô mua bao nhiêu, thưa cô?

- Em mua hết năm trăm đồng.

Megha khản khoản cầu xin thiếu nữ để lại cho anh ta năm bông sen ấy để anh có thể có hoa đem cúng Bụt Dipankara. Thiếu nữ không chịu. Nàng nói:

- Em mua để cúng Bụt chứ không phải để bán lại.

Megha hết lòng khẩn khoản. Anh nói:

- Cô cúng dường hai bông cũng được rồi mà. Xin cô vui lòng cho tôi lại năm bông để tôi cũng có dịp được cúng dường bậc giác ngộ với. Thưa cô được gặp một bậc giác ngộ trên đời là quý hóa lắm. Tôi quyết tâm cùng đi với cô để tới gặp ngài. Tôi muốn được học hỏi đạo lý do ngài chỉ dạy. Nếu cô vui lòng nhượng cho tôi năm bông hoa ấy, tôi sẽ nhớ ơn cô suốt đời.

Thiếu nữ nhìn xuống đất, không nói.

Megha lại năn nỉ:

- Nếu cô cho tôi mua lại năm bông hoa, tôi sẽ làm bất cứ điều gì cô sai bảo để trả ơn cô.

Thiếu nữ không dám ngửng đầu lên. Hai người im lặng đi bên nhau rất lâu. Cuối cùng cô lên tiếng:

- Anh ơi, không biết tại vì duyên nợ nào từ những kiếp trước mà khi gặp anh, em đem lòng thương anh liền. Em đã gặp nhiều người con trai, nhưng chưa bao giờ trái tim của em rung động như hồi nãy khi em mới gặp anh. Em muốn tặng không cho anh năm bông sen này để anh cúng đức giác ngộ, nếu anh hứa với em là trong kiếp này cũng như trong những kiếp khác em được làm vợ của anh, hoài hoài và mãi mãi.

Nàng nói một mạch những điều trên, và nói xong nàng thấy gần như hụt hơi. Megha im lặng một lát rồi nói:

- Có là người rất dễ mến. Và cô lại là một con người rất chân thật. Mới đầu gặp cô, tôi cũng thấy có cảm tình với cô ngay, nhưng tôi là người chí tu đạo giải thoát. Cưới vợ thì bị ràng buộc, làm sao sau này tôi có được tự do mỗi khi có dịp ra đi tìm đạo?

Thiếu nữ nói:

- Anh cứ hứa với em đi. Em xin nguyện rằng mỗi khi anh muốn ra đi tìm đạo thì em sẽ không dám tìm cách ngăn cản anh. Trái lại, em sẽ tìm cách giúp anh thực hiện được hoàn toàn chí nguyện.

Nghe thiếu nữ nói như thế, Megha vui vẻ nhận lời.

Hai người tìm tới đức giác ngộ Dipankara. Quần chúng đông đảo đang vây quanh Người. Thấy sắc diện của vị đạo sĩ Dipankara. Megha biết ngay đó là một bậc giác ngộ chân thực. Chàng rất sung sướng. Chàng phát nguyện phải tu học cho đến khi đạt tới quả vị giác ngộ cao tột như đức giác ngộ này. Chàng muốn tiến tới gần để dâng lên Dipankara năm bông sen, nhưng quần chúng vòng trong vòng ngoài đang vây phủ lấy người, chàng không tài nào tiến tới được. Cuối cùng chàng dùng hết sức của hai cánh tay chàng tung năm bông hoa sen vào cho đấng giác ngộ. Lạ thay, cả năm bông sen đều bay tới và rơi đúng vào trong hai cánh tay ngài. Megha thấy thế mừng rỡ. Chàng biết là lòng thành của chàng đã cảm ứng được đấng toàn giác. Vừa lúc ấy thiếu nữ trao cho chàng hai bông sen còn lại, ra hiệu cho chàng tung vào cho Bụt. Chàng nhận hai bông hoa và tung lên. Mầu nhiệm thay, cả hai bông hoa này cũng đều rơi vào giữa tay đức giác ngộ Dipankara.

Vừa lúc ấy, đức toàn giác Dipankara lên tiếng gọi người cúng dường hoa sen tới bên cạnh người. Quần chúng hé lối cho Megha đi vào. Megha cầm tay thiếu nữ kéo nàng theo đến trước mặt Bụt, Megha và thiếu nữ quỳ xuống. Đức giác ngộ Dipankara nói với Megha:

- Ta biết được tâm thành của con. Ta cũng biết rằng con có chí lớn muốn tu học để đạt tới quả vị giải thoát và cứu độ cho loài chúng sanh. Con hãy an lòng. Ta biết con sẽ trở nên một bậc giác ngộ hoàn toàn trong tương lai.

Rồi nhìn thiếu nữ đang quỳ bên Megha, ngài nói:

- Còn con, trong kiếp này và trong những kiếp tới con sẽ là người bạn đường của Megha Con hãy nhớ lời nguyện của con, lo tác thành cho chí hướng của chồng mà không tìm cách ngăn cản chàng mỗi khi chàng ra đi tìm đạo.

Megha và thiếu nữ rất cảm xúc được nghe lời dạy chỉ bảo của bậc toàn giác. Từ đó về sau, cả hai người đều chăm chỉ tu học theo đạo lý giải thoát của đức giác ngộ Dipankara.

Các con nghe không, từ kiếp ấy về sau, trong kiếp nào chàng Megha và cô thiếu nữ cũng đều được gặp nhau và cũng đã trở nên vợ chồng, và mỗi khi người con trai đến tuổi ra đi tu đạo, người con gái lại tìm cách giúp đỡ người con trai. Chẳng bao giờ nàng tìm cách cản ngăn chí nguyện của chàng. Vì vậy, chàng rất biết ơn nàng. Cho đến một kiếp nọ, chàng thực hiện được chí nguyện lớn của chàng và trở thành một bậc giác ngộ, sáng suốt không kém gì bậc giác ngộ Dipankara kiếp trước.

Các con nên biết: tiền của và danh vọng không phải là những vật quý nhất trên đời. Tiền của và danh vọng có thể tiêu tan rất mau chóng, nhưng sự hiểu biết và lòng thương yêu mới thật sự là những gì quý nhất trên đời. Có hai thứ ấy thì chắc chắn là con người có hạnh phúc. Chàng Megha và cô thiếu nữ đã sống hạnh phúc với nhau trong nhiều đời nhiều kiếp, đó cũng nhờ hai người đã có sự hiểu biết và lòng thương yêu. Đã hiểu và đã thương thì không có gì mà ta không thực hiện được trên cõi đời này”.

Yasodhara chắp hai tay trước ngực hướng về phía Bụt. Bà rất cảm động về câu chuyện tiền thân này. Bà biết tuy Bụt kể chuyện này cho bọn trẻ nghe nhưng người cũng đã kể chuyện này với bà. Bụt đã nói lên lời cảm ơn của Bụt đối với bà một cách tế nhị. Bà cảm động đến muốn khóc. Hoàng hậu Prajapati nhìn bà. Hoàng hậu cũng hiểu lời Bụt như bà hiểu. Bà đặt một bàn tay lên vai người con dâu. Rồi bà lên tiếng nói với lũ trẻ:

- Các con biết chàng Megha trong tiền kiếp xa xưa đó là ai không? Chính là Bụt đấy. Trong kiếp này, chàng đã thành một bậc giác ngộ sáng suốt hoàn toàn, và các con có biết cô thiếu nữ trong tiền kiếp xa xôi đó là ai không? Đó chính là lệnh bà Yasodhara của các con vậy. Nhờ lệnh bà có hiểu biết cho nên lệnh bà đã không ngăn cản thái tử Siddhatta. Thái tử đã đi tu và đã thành đạo. Các con nên cảm ơn lệnh bà.

Bọn trẻ đã sẵn có lòng quý mến Yasodhara từ lâu. Nay nghe hoàng hậu nói, chúng đều hướng về bà chắp hai tay lại trước ngực và cúi chào bà rất kính cẩn. Thấy cảnh tượng ấy, Bụt rất vui. Người đứng dậy, và cùng các đại đức Kaludayi và Nagasamala trở về tu viện.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2015(Xem: 5402)
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, thời gian đầu Ngài chần chờ không muốn truyền bá giáo pháp. Đến khi chư Thiên xuống đảnh lễ, cầu xin Ngài nên vì chúng sanh mà lập bày phương tiện giáo hóa. Lúc trước đọc sử tới đoạn này tôi hơi ngạc nhiên. Vì Đức Phật phát thệ nguyện lớn, thị hiện nơi đời để độ chúng sanh, sao bây giờ thành Phật rồi, Ngài không chịu đi truyền bá Chánh pháp, đợi năn nỉ mới chịu thuyết pháp.
15/01/2015(Xem: 13168)
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân: -Đức Đạt Lai Lạt Ma,và Hòa Thượng Lhakor cùng Thư Viện Tây Tạng đã hoan hỷ cho phép con được chuyển dịch nguyên tác “The Way to Freedom” từ Anh Ngữ sang Việt Ngữ.
05/01/2015(Xem: 19168)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 28862)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/10/2014(Xem: 34226)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 59492)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 15968)
Tam quy và Ngũ giới là nền tảng xây dựng đạo đức nhân bản vững chắc trong tiến trình tu tập tiến đến Phật quả của người Phật tử. Bất cứ ai muốn trở thành một người Phật tử chơn chánh, điều kiện trước tiên là phải quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm. Đây là cánh cửa khai thông đầu tiên để người Phật tử bước chân vào đạo Phật. Muốn thực tập con đường "Hiểu" và "Thương" cho có hiệu quả thiết thực, thiết nghĩ, ngoài con đường "Tam quy và Ngũ giới" ra, hẳn là không có con đường nào khác để chúng ta chọn lựa. Có hiểu và thương thì chúng ta mới có thể tiến đến xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Là con người không ai lại không muốn đời mình luôn được an vui và hạnh phúc. Không ai muốn đời mình phải chịu nhiều đắng cay hệ lụy đau khổ bao giờ. Sự chọn lựa một lối đi cho thích hợp với đời sống tâm linh của mình thật hết sức quan trọng.
21/01/2014(Xem: 22592)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
21/12/2013(Xem: 7131)
Đây là danh từ Phật học nên không thể tìm thấy trong những từ điển thông thường thuộc các ngành khoa học tự nhiên hay cũng không thể tìm thấy trong các từ điển thuộc về khoa học xã hội, Kinh tế , văn học, triết học, tôn giáo học… Trong tự điển tiếng Việt của Viện Khoa Học Xã Hội và Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam vẫn không tìm thấy từ nầy.
20/12/2013(Xem: 37453)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]