Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Ý thức về cái chết

17/12/201016:16(Xem: 13865)
1. Ý thức về cái chết

CHỦ ĐỘNG CÁI CHẾT

ĐỂ TÁI SINH TRONG MỘT KIẾP SỐNG TỐT ĐẸP HƠN
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Hoang Phong dịch
Nhà xuất bản PHƯƠNG ĐÔNG 2010

1
Ý THỨCVỀ CÁI CHẾT

«Giống như một người thợ dệt đã dệt đến đoạn cuốicùng của sợi chỉ, đời sống của con người cũng thế »Phật

Ýthức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằngta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cáichết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống củata. Sự sống hàm chứa một ý nghĩa, nhờ sự sống đó tamới có thể thực hiện được những gì tiếp nối về sau.

Phântích cái chết không làm gia tăng sợ hãi, nhưng chính đểgiúp ta hiểu được giá trị quý giá của kiếp sống này,dựa vào sự sống ấy ta mới có thể thực hiện được nhữngđiều thiết thực, thay vì chỉ biết lo âu. Ta phải hiểurằng khi cái chết đã đến, lúc ấy ta sẽ mất hết khảnăng tu tập. Vì thế, quán nhận một cách ý thức về cáichết sẽ làm gia tăng sức mạnh giúp ta tu học.

Chấpnhận cái chết như là một quá trình của sự sống là điềucần thiết. Phật có nói:

Nơita có thể sống
đểtránh khỏi cái chết
Quảlà không có
Nơiđó chẳng có trong không gian, trong đại dương,
Cũngchẳng có trong lòng của một quả núi.

Nếuta chấp nhận cái chết là một thành phần của sự sống,ta sẽ đối phó dễ dàng hơn khi cái chết xảy đến. Trongthâm tâm, ta biết rằng cái chết rồi sẽ mang ta đi, nhưngta cứ nhất quyết không nghĩ đến nó, tình trạng như vậychẳng những không hợp lý chút nào mà còn thật tai hại.Cũng giống như khi ta không công nhận sự già nua là thànhphần bất khả phân của sự sinh tồn, ta gạt bỏ nó ra vàkhông nghĩ tới nó. Hậu quả ta sẽ trở nên bất lực trướcsự hiện diện của nó. Khi tuổi già đến và lúc đó ta phảichấp nhận nó thì quả là một điều khó khăn.

Nhiềungười dù thân xác đã lớn tuổi nhưng cứ làm ra vẻ nhưcòn trẻ. Trường hợp của tôi đây, khi gặp lại các bạnhữu đã quen biết từ lâu, chẳng hạn như một vài thượngnghị sĩ Hoa-Kỳ, tôi đã gọi họ « Này ông bạn già củatôi » với ý nghĩ họ là một người bạn đã quen biết từlâu, chứ không phải là những người bạn lớn tuổi. Nhưnghọ đã bắt lỗi tôi: « Chúng ta không phải là những ngườigià, phải nói chúng ta là những người bạn quen biết từlâu! » Nhưng thực tế thì họ đã già – lỗ tai họ đãmọc lông, dấu hiệu của già nua. Họ đau khổ vì phải chịugià nua, quả thật là ngu xuẩn. Tôi ước chừng đời ngườiđược khoảng một trăm năm, quá ngắn khi so sánh với sựhiện hữu của một hành tinh. Vì vậy nên sử dụng sự hiệndiện ngắn ngủi của ta như thế nào để đừng gây ra lầmlỗi cho kẻ khác. Không nên dùng nó để gây ra những hànhđộng tàn phá, nhưng nên hướng vào những sinh hoạt lợiích – hoặc ít ra cũng không làm thương tổn đến kẻ khác,không gây ra lo buồn cho kẻ khác. Làm được như thế sẽmang đến cho khoảng thời gian du lịch ngắn hạn của ta trênđịa cầu này một chút ý nghĩa. Nếu một người đi du lịchviếng thăm một nơi nào đó trong chốc lát mà lại tạo ravô số vấn đề, thì thật là đần độn. Nhưng nếu trongkhoảng thời gian ngắn ngủi đó, với tư cách một ngườiđi du lịch ta lại tạo được hạnh phúc cho kẻ khác, thìquả ta là một người khôn khéo, và rồi ta sẽ tìm đượchạnh phúc trong chặn đường sắp tới. Nếu ta gây ra khókhăn cho kẻ khác mà không cảm nhận thấy ngay trong thời gianviếng thăm chăng nữa, ta cũng sẽ tự hỏi cuộc viếng thămcủa ta có ích lợi gì.

Trongmột trăm năm hiện hữu, giai đoạn đầu dành cho tuổi thiếuthời, giai đoạn chót cho tuổi già nua, trong hai quá trình đóta giống như một sinh vật chỉ biết ăn và ngủ. Trong giaiđoạn trung gian, khoảng chừng sáu mươi hay bảy mươi năm,ta mới thật sự sống một cuộc sống có ý nghĩa. Vì thếmà Phật đã nói:

Nửađời người chỉ dùng để ngủ, mười năm làm trẻ nhỏ,hai mươi năm làm người già. Trong hai mươi năm còn lại thìlo buồn, than vãn, đau đớn, bất an làm phí phạm rất nhiềuthì giờ, chưa kể hàng trăm lần bệnh tật làm tiêu hũy thờigian nhiều hơn nữa.

Đểcó thể đem đến cho sự sống một ý nghĩa, chúng ta cầnphải chấp nhận sự già nua và cái chết như những thànhphần bất khả phân trong sự hiện hữu của chúng ta. Xem cáichết là một chuyện hão huyền sẽ tạo thêm dục vọng vàvô số vấn đề, đôi khi còn cố tình tạo ra những điềukhông hay cho kẻ khác. Ta cứ xét hành vi của những ngườiđược xem là những nhân vật vĩ đại – chẳng hạn nhưcác vị đế vương, vua chúa, v. v. – họ xây dựng lâu đàikhổng lồ có tường cao vây kín, điều ấy cho thấy trongthâm tâm họ có cái ý muốn sống bất tận trong thế giớinày. Đấy là cách họ tự dối gạt và đem đến đau khổcũng như khó khăn cho biết bao nhiêu người chung quanh.

Dùkhông tin vào kiếp sau đi nữa, nhưng nếu biết nhìn thẳngvào thực tế cũng là một điều tốt, hữu ích và khoa học.Con người, tâm thức và mọi hiện tượng đều dính liềnvới một nguyên nhân và chúng biến đổi trong từng giây phútmột, và cũng nhờ thế một sự thăng tiến nào đó mới cóthể xảy ra được. Nếu mọi cảnh huống không biến đổiliên tục, chúng sẽ mãi mãi nằm trong khổ đau. Kẻ nào ýthức được những gì mang tính cách giai đoạn đều sẽ phảiđổi thay, thì họ có thể tự an ủi khi phải trải qua mộtchuổi dài thử thách, họ nghĩ rằng cảnh huống đó sẽ khôngkéo dài vô tận. Vì thế tại sao phải lo buồn? Sự may mắnlại rất mong manh. Tốt nhất không nên quá trông cậy vàomay mắn. Dựa vào sự bất di dịch của sự sống là mộtthái độ lầm lạc. Ngay cả khi ta chấp nhận giả thuyếtcó những kiếp sau đi nữa, thì ta vẫn phải sống với hiệntại, tương lai không hệ trọng nhiều. Nếu đời ta chỉ dựavào sự vui chơi và buông thả, ta sẽ bỏ mất dịp may tu tậptinh thần trong chiều hướng tích cực. Nguyên lý vô thườngthật hữu hiệu.

Muốný thức được vô thường phải biết giữ một kỷ cươngnào đó: tức phải khắc phục được tâm thức. Điều ấykhông có nghĩa là phải đè nén hay khắc phục một điềugì bên ngoài. Kỷ cương không có nghĩa là cấm đoán mà chínhlà một sự lựa chọn, phải gạt bỏ những lợi ích ngắnhạn để chọn những lợi ích lâu dài. Đó chính là kỷ luậtcủa cái « tôi », phát sinh từ luật nhân quả của nghiệp.Ví dụ như sau một cơn bệnh gần đây, tôi tránh không dùngnhững thức ăn chua và nước uống ướp lạnh, những thứấy trước đây đối với tôi là những thực phẩm vừa ngonlại dễ chịu. Giữ kỷ cương như thế tức là tự che chởlấy mình. Cũng giống như vậy, suy tư về cái chết chínhlà một kỷ cương trong mục đích cứu vớt, không phải làmột hình phạt. Con người có khả năng làm được điềuthiện, sự kiện ấy có vẻ hàm chứa một chút tự do nàođó, trong khi sự độc đoán chỉ kiềm hãm việc làm phảimà thôi. Chủ trương cá nhân buộc ta không chờ đợi bấtcứ gì bên ngoài hay phát xuất từ những kẻ khác, mà chỉtrông cậy vào chính mình. Do đó Phật thường kêu gọi hãy« giải thoát cá nhân », có nghĩa là tôn trọng sự tự docủa mỗi người, không dựa vào một tổ chức nào từ bênngoài. Mỗi con người phải nắm lấy trách nhiệm tương laicủa chính mình. Sự tự do và chủ trương cá nhân đòi hỏimỗi người phải biết giữ kỷ cương. Kẻ nào tự biếnmình thành một món đồ chơi của xúc cảm sẽ gặt hái nhữnghậu quả đau buồn. Vì thế, sự tự do phải đi đôi vớimột kỷ cương cá nhân mới trở nên hữu hiệu được.

MỞRỘNG TẦM NHÌN

Trongphối cảnh tu tập Phật giáo, mục đích là đạt được Phậttính để có thể giúp đỡ thật nhiều người khác. Dù chỉđạt được một phần nhỏ mục tiêu đó cũng có thể giúpta tự giải thoát khỏi vòng khổ đau của sinh, già, bệnhvà tử. Trong một mức độ thấp hơn nữa, thì cũng vẫn hữuích để cải thiện các kiếp sống của ta sau này. Dần dầnta cũng sẽ được giải thoát, và đạt được Phật tính.Trước hết, phải nhìn phối cảnh đó thật rộng, bao gồmcả các kiếp sống tương lai. Kế tiếp, phải hiểu rõ trìnhđộ của ta mới có thể biến cải được khổ đau, dai dẵngtừ kiếp này sang kiếp khác trong chu kỳ sinh tử, tức luânhồi (Samsara). Nhờ vào lòng từ bi, ta có thể mở rộng tầmnhìn trên đây để cùng chia xẻ với những người khác, lòngtừ bi chính là để giúp tất cả mọi chúng sinh thoát vòngđau khổ và những nguyên nhân gây ra đau khổ. Từ bi giúpta hướng về Phật tính.

Trướckhi thấu triệt được bản chất của khổ đau và luân hồi,ta phải cẩn thận chọn lựa những gì thiết yếu trong cuộcsống này, vì chúng sẽ quyết định cho những kiếp sốngtương lai. Biết nhìn vào khổ đau thật là điều cần thiếtđể mở rộng lòng từ bi. Là những người Tây tạng, chúngtôi cố gắng tạo lập một hình thức tự trị cho xứ sởchúng tôi để phục vụ cho người dân trên quê hương củachúng tôi. Đồng thời chúng tôi cũng cố gắng thiết lậpvị trí tạm của chúng tôi trên đất Ấn độ. Thực hiệnđược mục đích thứ nhất là việc chính, nhưng cũng phảidựa vào mục đích sau với tính cách giai đoạn.

NHỮNGBẤT LỢI KHI CHE DẤU CÁI CHẾT

Ýthức được cái chết của ta là một điều tốt. Tại sao?Kẻ nào không ý thức được cái chết sẽ không tập trunghữu hiệu được những hành vi của chính mình. Họ sốngmột cuộc sống không có ý nghĩa gì cả, họ không phân biệtthái độ nào, hành vi nào sẽ gây ra đau khổ hoặc tạo rahạnh phúc.

Khôngnhìn thấy cái chết gần kề, sẽ giống như một người ngủmê và tưởng mình là vĩnh cửu: « Ta chưa chết đâu, cònlâu ta mới chết ». Khi giây phút đó đến gần, ta không cònsức để phản ứng nữa. Ngay cả nhiều người Tây tạnglúc còn trẻ vào tu viện nghiên cứu kinh sách và tu tập, nhưngkhi phải thực hiện những điều đã học thì họ lại bấtlực, chỉ vì họ không đạt được sự hiểu biết thậtsự của vô thường.

Nếusau khi suy nghĩ kỹ về việc tu học, ta quyết tâm vào tu việnvài tháng hay vài năm, ấy là sự cảm nhận về vô thườngđã ảnh hưởng đến ta. Nhưng nếu nhu cầu khẩn thiết đókhông đủ sức đứng vững trước sức tàn phá của vô thường,thì những gì ta tu học rồi cũng sẽ sụp đổ. Một số ngườivào tu viện nhiều năm nhưng không thăng tiến một chút nào.Suy tư về vô thường không những thúc đẩy ta quyết địnhtu tập mà còn tiếp tục nuôi dưỡng nó. Kẻ nào thấm nhuầntrong thâm tâm rằng cái chết là chắc chắn, chỉ lúc nàochết là chưa biết mà thôi, kẻ đó rất tích cực, giốngnhư có một người bạn bên cạnh nhắc nhở họ: « Cẩn thận,hãy nhìn cho kỹ: lại thêm một ngày vừa hết rồi đó ! ».

Tacó thể rời bỏ gia đình và chọn cuộc sống nơi tu viện.Tu viện sẽ cho ta một tên mới, quần áo mới. Ta sẽ bớtbận rộn hơn. Nhưng cần phải thay đổi thái độ, hãy hướngsự chú tâm của ta vào những đối tượng cao cả hơn. Nếuta vẫn tiếp tục nhạy cảm với cuộc sống hời hợt: thứcăn ngon, quần áo sang trọng, nhà đẹp, thích kẻ khác ăn nóitâng bốc, thích có nhiều bạn hữu, nhiều giao du, hoặc ngaycả việc bạn bè khích động, thì chẳng những ta không gặthái được kết quả nào cả mà còn có thể rơi xuống thấphơn trước nữa. Không phải chỉ từ bỏ những sinh hoạtphù phiếm để che mắt bạn bè cùng tu học: sự biến đổiphải phát xuất từ bên trong. Điều này không phải chỉ ápdụng cho các nhà sư và các ni cô mà cho bất cứ ai muốn thựcsự tu học.

Cóthể ta cũng bị ám ảnh bởi cảm giác là cái chết có thểxảy ra bất cứ lúc nào, nhưng đồng thời ta cũng cứ nghĩrằng cái chết chưa phải ngay bây giờ, ta vẫn còn đang sống,phải cần những thức ăn ngon, những giao du thích thú. Kẻnào sẵn sàng thụ hưởng hiện tại, mặc dù là một hiệntại hời hợt và lệ thuộc vào dục vọng, sẽ sẵn sàngsử dụng tối đa mọi phương tiện trong mục đích làm thỏamãn những thèm khát của mình: cho vay nặng lãi, khinh miệtbạn hữu, kiện thưa để làm giàu thêm. Tiền bạc thu húthọ hơn là sự tu học, ngay cả khi họ thử noi theo giáo lýnhà Phật thì họ cũng chẳng chú tâm được. Nếu có mộttờ tài liệu lọt ra từ một quyển sách, họ do dự trướckhi nhặt lên, nhưng nếu là một tờ giấy bạc rơi xuốngđất, tức thời họ khom xuống để nhặt lấy. Nếu may mắn,ta có dịp gặp những người tu hành hy sinh đời mình cho nhữngmục đích cao cả, nhưng biết đâu ta cũng chỉ vỏn vẹn ngưỡngmộ đức tính mộ đạo của họ, thế thôi. Trong khi ấy,nếu ta thấy một người nào đó thật sang trọng đang khoekhoan của cải, biết đâu ta cũng muốn được như vậy. Vàrồi, ta sẳn sàng đánh mất thăng bằng của chính ta đểnghiêng về phía những giá trị vật chất.

Kẻnào chỉ nghĩ đến bon chen trong thế giới này sẽ sống trongđam mê và đi đến chỗ tạo ra những hành động xấu. Nhữngvướng mắc đó chỉ đem đến khó khăn và đau buồn cho họvà cả những người chung quanh. Trên đường tu học tuầntự từng giai đoạn hướng về Giác ngộ, cũng có kẻ biếtgom góp tiền của để chia sẻ với kẻ khác, nhưng nếu họgặp những người chỉ thích có vàng nén, có lẽ họ khótránh khỏi sự phân vân phải chọn lựa giữa một thứ tìnhcảm thân thiện giả tạo và lòng oán hận trước một kẻthù. Ngay khi ta nghe nói đến việc tu học sẽ đem đến lợiích, nhưng ta vẫn thốt lên: « Đồng ý, nhưng mà...», mộtchuổi dài những tiếng « nhưng mà » tiếp nối nhau. Biếtđâu qua những chu kỳ liên tiếp của nhiều kiếp sống đãlàm ta quen dần với những xúc cảm bấn loạn. Nhưng nếuta lại ghép thêm vào đó một cuộc sống phù phiếm thì tìnhtrạng sẽ trở nên trầm trọng hơn và làm cho ta lạc hướng,không còn nhìn thấy những gì thật sự có thể mang đếnlợi ích cho ta.

Thúcđẩy bởi sự thèm khát, ta đâu tìm được an vui. Ta cũngchẳng làm cho kẻ khác hạnh phúc hơn. Ta chỉ thấy chính bảnthân ta: « Cái này của tôi, cái kia của tôi, thân thể củatôi, gia sản của tôi ». Ai chen vào những thứ ấy sẽ làmcho ta khó chịu ngay. Kể cả khi ta xem trọng và bám víu vào« bạn bè của ta » và « gia đình của ta », những ngườinày cũng không giúp cho ta sinh hay tử được. Chúng ta tự đếnđây một mình và chúng ta sẽ ra đi một mình. Nếu giả sửcó một người bạn nào muốn theo ta lúc ta chết, thì chuyênđó cũng không thực hiện được, dù ta có bám víu vào chuyệnđó cũng vô ích. Khi ta tái sinh trong một hoàn cảnh hoàn toànmới lạ, khi ấy người bạn từ kiếp trước may ra có thểgiúp ta, chuyện này cũng đáng suy nghĩ, nhưng không phải làhoàn cảnh hiện nay. Mặc dù vậy, giữa khoảng thời gian tasinh và chết, kéo dài nhiều chục năm, ta vẫn gọi họ là« bạn của tôi », « chị của tôi », « anh của tôi ». Dùta quyết tâm duy trì như thế cũng chẳng ích lợi gì, chỉgây thêm hoang mang, dục vọng và hận thù.

Khita đặt quá lố tầm quan trọng nơi bè bạn, ta sẽ rơi vàomột vị thế tương tợ như khi ta đối xử với kẻ thù.Sinh ra trong cõi đời này, ta không quen ai cả, cũng chẳng aibiết ta. Mặc dù mỗi người trong chúng ta đều giống nhưnhau, đều muốn hướng về hạnh phúc và chối bỏ khổ đaunhư nhau, nhưng ta vẫn có thể gặp trường hợp có thiệncảm với gương mặt của vài người nào đó và ta nghĩ rằng:« Tôi thích những ngưới này lắm », đồng thời ta lạikhông thấy thiện cảm với gương mặt của số người khácvà ta thốt lên: « Người gì mà có bản mặt kỳ khôi ».Ta gán cho mỗi người một cá tính nhận diện nào đó, đặtthêm cho họ một biệt danh, sau cùng ta biểu lộ tình cảmgắn bó với nhóm người kể trước và tình cảm ruồng bỏđối với nhóm người kể sau.

Nhữngchuyện đó thử hỏi có giá trị gì đâu? Hoàn toàn không.Dù vậy, giữa thời gian sinh và tử suốt mấy chục năm, tavẫn gọi họ là « bạn của tôi », « anh của tôi ». Tạisao phải hao phí bao nhiêu sinh lực cho một việc có tính cáchhời hợt như vậy mà không hướng nó vào những gì sâu sắchơn trong các hành vi của ta?

Nếuta chưa bao giờ có dịp tu tập tinh thần, đến ngày chết,chỉ có những người thân vây quanh ta than khóc, dây dưa vớinhững chuyện làm ăn còn dính líu, bên cạnh không có mộtngười tu hành nào đưa tiễn ta bằng cách nhắc nhở nhữngđiều đạo đức, để rồi ta sẽ gặp thật nhiều khó khănmà chính ta là nguyên nhân gây ra những khó khăn đó. Sự sailầm ấy là do đâu? Do ta không hiểu biết gì cả về vô thường.

NHỮNGĐIỀU LỢI KHI Ý THỨC ĐƯỢC VÔ THƯỜNG

Nếuta không muốn chờ đến ngày cuối cùng để biết rằng tasắp chết, và ngay từ bây giờ ta biết thẩm định tình huốngcủa ta một cách thực tế, ta sẽ không vướng mắc vào nhữngchuyện phù phiếm. Ta không xao lãng những gì chính yếu.

Tốthơn phải hiểu là ta có thể sắp chết đến nơi, và ta nênxác định những gì thật thiết yếu. Nếu lúc nào ta cũngnhớ trong thâm tâm sự phù du của kiếp sống này, ta sẽ ýthức được giá trị của thời gian còn lại và từ đó tacó thể cân nhắc hậu quả từng hành vi của ta. Khi cảm nghĩmảnh liệt về cái chết không còn xa nữa, lúc đó ta sẽcảm thấy con đường tu tập tinh thần để phát triển tâmlinh là việc cần thiết. Như thế ta sẽ không bị phân tâmvà xao lãng bởi những bửa ăn ngon, rượu chè say khướt vànhững câu chuyện thảo luận bất tận về chiến tranh, tìnhyêu hoặc những chuyện nói xấu lẫn nhau.

Mỗingười đều cố tìm hạnh phúc và lẫn tránh khổ đau. Chúngta đều tìm mọi phương cách để vượt lên trên những khổđau đang phải gánh chịu, dù rằng những khổ đau đó cótính cách cơ bản hay chỉ hời hợt bên ngoài. Nhiều ngườilúc còn trẻ đã biết nghĩ đến việc tìm phương cách đểlẩn tránh khổ đau về sau. Nhiều người nhờ vào tôn giáo,nhiều người không cần, nhưng tất cả đều tìm đủ cáchđể giới hạn những khó khăn này, loại bỏ những khó khănkhác, đôi khi họ cũng dùng cả khổ đau để vượt lên nhữngkhổ đau khác lớn hơn, trong mục đích tìm lấy một chútnhẹ nhỏm. Con người thường tìm cách loại bỏ những khổđau bên ngoài, nhưng cũng có một thứ kỹ thuật khác nhắmvào việc loại bỏ khổ đau trên một bình diện sâu xa hơn,cho đến mãi kiếp sau nữa.

Tutập tinh thần thuộc về loại kỹ thuật đó, nó đòi hỏita phải thay đổi thái độ. Tu tập tinh thần là tổ chứclại tư tưởng từ căn bản. Điều này tiếng Phạn gọi làdharma: « sự nắm giữ ». Khi loại bỏ những hành vi vô bổ,ta sẽ đạt được một cấp bậc tâm thức khác, giúp ta tránhkhỏi khổ đau. Tu tập tinh thần sẽ che chở và bảo vệ ta,cả cho ta và những người khác nữa, khỏi rơi vào sự nghèonàn về đạo đức. Khi ý thức được vị trí của chínhmình trong chu kỷ sinh tử, ta sẽ ảnh hưởng được ngườikhác đồng thời cũng giúp ta phát lộ được lòng từ bi.Vì thế ta sẽ xả thân để giúp kẻ khác bớt khổ đau. Tasẽ cảm thấy việc chăm lo cho thật nhiều người là mộtviệc tự nhiên. Tìm cách giúp kẻ khác, ta sẽ đạt đượchạnh phúc. Từ bi làm giảm bớt sợ hãi trước những âulo và tăng cường sức mạnh trong ta. Từ bi giúp ta cảm thấycó đủ khả năng để hoàn thành một nhiệm vụ, đấy làmột sự khích lệ.

Gầnđây, ở Bodgaya[1] , tôi ngã bệnh vì bị nhiễm trùng dai dẵngở ruột. Trên đường vào bệnh viện, tôi đau bụng rấtnhiều, mồ hôi đầm đìa. Chiếc xe đưa tôi vào bệnh việnđi ngang nơi gọi là « Đỉnh Kên Kên » [2] nơi Phật đã từngthuyết pháp, dân chúng ở đây là những nông dân hết sứcnghèo. Nói chung tiểu ban Bihar đã nghèo, riêng nơi đây lạicòn nghèo hơn nữa. Tôi chẳng thấy đứa trẻ con nào đếntrường. Chỉ toàn là cơ hàn và bệnh tật. Tôi vẫn còn nhớmột đứa bé bị polio hai chân mang nạng bằng sắt đã hoenrĩ. Không ai để ý đến em. Tôi hết sức xúc động. Chậpsau, tôi lại thấy có một cụ già nằm trên đất, trướcmột quán nước trà, trên người chỉ có một mảnh vải dơbẩn, không một người nào dòm ngó đến cụ. Lúc đến bệnhviện tôi cứ nghiền ngẫm về những hình ảnh đó, tôi biếtrằng tôi được chăm sóc thuốc men, trong khi những ngườiđó chẳng có gì cả. Mặc dù đang đau đớn, nhưng tôi chỉnghĩ đến họ mà thôi. Thân thể tôi tuy ướt sũng mồ hôi,nhưng sự quan tâm của tôi là nơi khác.

Cơnđau thật dữ dội (ruột tôi bị lủng vì lở loét) làm tôikhông ngủ được, nhưng tâm tôi không chút gì sợ hãi haybất an. Tình trạng của tôi biết đâu sẽ trầm trọng hơnnếu tôi tập trung suy nghĩ vào sự đau đớn. Đó là mộtkinh nghiệm nhỏ về lòng từ bi có thể trợ lực làm bớtđau đớn trên thân xác, và tránh khỏi lo âu, mặc dù nhữngkẻ bất hạnh mà tôi đang nghĩ tới chẳng được chăm sócgì.

Lòngtừ bi giúp ta sức mạnh, đem đến can đảm, làm cho ta thưgiản. Khi ta thấy được cái đau khổ của vô số chúng sinh,sự đau khổ của chính ta nếu đem ra so sánh sẽ chẳng nghĩalý gì.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2015(Xem: 5375)
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, thời gian đầu Ngài chần chờ không muốn truyền bá giáo pháp. Đến khi chư Thiên xuống đảnh lễ, cầu xin Ngài nên vì chúng sanh mà lập bày phương tiện giáo hóa. Lúc trước đọc sử tới đoạn này tôi hơi ngạc nhiên. Vì Đức Phật phát thệ nguyện lớn, thị hiện nơi đời để độ chúng sanh, sao bây giờ thành Phật rồi, Ngài không chịu đi truyền bá Chánh pháp, đợi năn nỉ mới chịu thuyết pháp.
15/01/2015(Xem: 12976)
Con xin thành kính đảnh lễ và tri ân: -Đức Đạt Lai Lạt Ma,và Hòa Thượng Lhakor cùng Thư Viện Tây Tạng đã hoan hỷ cho phép con được chuyển dịch nguyên tác “The Way to Freedom” từ Anh Ngữ sang Việt Ngữ.
05/01/2015(Xem: 18967)
Các soạn và dịch phẩm của cư sĩ Hạnh Cơ - Tịnh Kiên - Mười Vị Đệ Tử Lớn Của Phật (dịch từ tác phẩm Thập Đại Đệ Tử Truyện, nguyên tác Hoa văn của Tinh Vân pháp sư, nhà xuất bản Phật Quang, Đài-bắc, ấn hành năm 1984) Chùa Khánh Anh (Paris) in lần 1, năm 1994 Tu viện Trúc Lâm (Edmonton) in lần 2, năm 1999 (có thêm phần “Phụ Lục” do dịch giả biên soạn) Ban Phiên Dịch Pháp Tạng Phật Giáo Việt Nam (Nha-trang) in lần 3, năm 2004 Chùa Liên Hoa và Hội Cư Sĩ Phật Giáo Orange County (California) in lần 4, năm 2005 - Lược Giải Những Pháp Số Căn Bản Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 1996 Ban Bảo Trợ Phiên Dịch Pháp Tạng Việt Nam (California) in lần 2 (có bổ túc và sửa chữa), 2008 - Giấc Mộng Đình Mai của Nguyễn Huy Hổ (tiểu luận) Làng Cây Phong (Montreal) in lần 1, năm 2001 - Bộ Giáo Khoa Phật Học (dịch từ bộ Phật Học Giáo Bản – sơ cấp, trung cấp, cao cấp – nguyên tác Hoa văn của Phương Luân cư sĩ, Linh Sơn Xuất Bản Xã, Đài-bắc, ấn hành năm 1996) * Giáo Khoa Phật Học
22/11/2014(Xem: 28212)
Có người khách mang đến cho tôi một gói quà. Bên trong là hai quyển sách: Đất nước Cực lạc, Ánh sáng và bóng tối. Tác giả: Liên Hoa Bảo Tịnh. Khoảng thời gian sau này, tôi có rất ít điều kiện để đọc thêm được những sách mới, nên không ngạc nhiên nhiều lắm với tác giả lạ. Dẫu sao, trong tình cảnh ấy mà được đọc những sách lạ, nhất là được gởi từ phương trời xa lạ, thì cũng thật là thú vị. Rồi càng đọc càng thú vị. Một phần vì có những kiến giải bất ngờ của tác giả, về những điểm giáo lý mà mình rất quen thuộc. Quen thuộc từ khi còn là một tiểu sa-di. Nhưng phần khác, thú vị hơn, khi biết rằng Liên Hoa Bảo Tịnh cũng là Đức Hạnh – đó là chú XUÂN KÝ, một thời ở Già-lam cùng với chú Sỹ.
20/10/2014(Xem: 33277)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
18/08/2014(Xem: 58520)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
16/06/2014(Xem: 15873)
Tam quy và Ngũ giới là nền tảng xây dựng đạo đức nhân bản vững chắc trong tiến trình tu tập tiến đến Phật quả của người Phật tử. Bất cứ ai muốn trở thành một người Phật tử chơn chánh, điều kiện trước tiên là phải quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm. Đây là cánh cửa khai thông đầu tiên để người Phật tử bước chân vào đạo Phật. Muốn thực tập con đường "Hiểu" và "Thương" cho có hiệu quả thiết thực, thiết nghĩ, ngoài con đường "Tam quy và Ngũ giới" ra, hẳn là không có con đường nào khác để chúng ta chọn lựa. Có hiểu và thương thì chúng ta mới có thể tiến đến xây dựng hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Là con người không ai lại không muốn đời mình luôn được an vui và hạnh phúc. Không ai muốn đời mình phải chịu nhiều đắng cay hệ lụy đau khổ bao giờ. Sự chọn lựa một lối đi cho thích hợp với đời sống tâm linh của mình thật hết sức quan trọng.
21/01/2014(Xem: 22332)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
21/12/2013(Xem: 7082)
Đây là danh từ Phật học nên không thể tìm thấy trong những từ điển thông thường thuộc các ngành khoa học tự nhiên hay cũng không thể tìm thấy trong các từ điển thuộc về khoa học xã hội, Kinh tế , văn học, triết học, tôn giáo học… Trong tự điển tiếng Việt của Viện Khoa Học Xã Hội và Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam vẫn không tìm thấy từ nầy.
20/12/2013(Xem: 36657)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]