Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con người và Phật Pháp (sách PDF)

03/03/201808:55(Xem: 18954)
Con người và Phật Pháp (sách PDF)



Le khac thanh hoai (2)




Mục lục sách: 

- Lời đầu sách của HT Thích Giác Toàn

- Lời tựa của tác giả

* Phần Một: Con Người là... con chi ?

1/ Con người là …..con chi. Lê Khắc Thanh Hoài

2/ Một Duyên Hai Nợ Ba Tình. Lê Khắc Thanh Hoài

3/ Hạnh Phúc và Đau Khổ.Lê Khắc Thanh Hoài

4/ Cô Đơn.Lê Khắc Thanh Hoài

5/ Đời hay Đạo.Lê Khắc Thanh Hoài

* Phần hai: Phật Pháp: Con Đường Giải Thoát
6/  Ái_Lê Khắc Thanh Hoài

7/ Trong Vòng Tay Của Nhân Ngã_Lê Khắc Thanh Hoài

8/Thoát Vòng Tay Ngã_Lê Khắc Thanh Hoài

9/ Gánh Nặng Của Nghiệp_Lê Khắc Thanh Hoài

10/ Thoát Khổ.Lê Khắc Thanh Hoài

11/ Ngược Dòng Sinh Tử_Lê Khắc Thanh Hoài

12/ Tu Hành.Lê Khắc Thanh Hoài

13/ Thanh Tịnh Tâm Ý. Lê Khắc Thanh Hoài

14/ Đạo Giải Thoát_Lê Khắc Thanh Hoài

 


LỜI ĐẦU SÁCH

 

 

Vừa qua, bản thảo cuốn sách này, « Con Người và Phật Pháp » được tác giả Lê Khắc Thanh Hoài gởi đến cho tôi với lời đề nghị tôi có vài dòng đầu sách. Tôi có phần e ngại, vì có thể tôi không nắm rõ hết ý tưởng của tác giả và cũng có thể không nêu hết ý nghĩ của mình. Thế nhưng đối với một tác giả, một nữ cư sĩ Phật tử trí thức thuần thành, một nhà văn, một nhà thơ và là một nhạc sĩ mà tôi vẫn lưu tâm, cảm phục, cho nên tôi quên đi phần đắn đo mà mạnh dạn có mấy dòng, gọi là chút đạo tình và lòng trân trọng đối với chị Thanh Hoài.

 

Sách gồm 14 bài, nội dung có thể được phân định thành hai phần : một là về con người, tâm tư, đời sống vật chất và tinh thần; hai là nêu một số nhận định cơ bản về Phật Pháp để người đọc cùng chia sẻ, góp phần với tác giả trong việc tìm hiểu con đường tu tập nhằm giải thoát khỏi khổ đau.

 

Ba năm trước đây, cuốn truyện «  Chuyện Một Người Đàn Bà…Năm Con » của tác giả Lê  Khắc Thanh Hoài được xuất bản và được nhiều độc giả tán thưởng. Truyện phản ảnh những trải nghiệm về cuộc sống, về con người, về tình đời với những nghiêng ngả khóc cười, khổ đau của một phụ nữ có năm người con và đang tiến đến tuổi già. Chủ đích cuốn truyện là nhận rõ con đường giảm thiểu hay giải thoát khỏi khổ đau, ngay cả những khổ đau cùng cực tưởng như không thể xử lý được nhưng lại có thể được. Tập sách này,« Con Người và Phật Pháp » cũng xoay quanh nội dung, đề tài nói trên, nhưng được trình bày một cách tổng quát theo hình thức những bài viết riêng lẻ và có liên hệ chặt chẽ với nhau. Đây là những bài luận giảng về đời, về con người và về Phật Pháp mang ý nghĩa khuyến dụ mọi người tìm cách thoát khổ nhờ ánh sáng Phật giáo soi rọi. Những ý tưởng ở đây được trình bày gãy gọn, đơn giản mà sâu sắc, vững vàng, nhu hòa và đầy tình cảm.

 

Tôi nghĩ có lẽ nên minh hoạ thêm một chút về nội dung sách như đã nói trên, bằng cách chọn ngẫu nhiên một bài trong số 14 bài của cuốn sách. Tôi chọn bài đầu tiên «  Một Duyên Hai Nợ Ba Tình ».

 

Duyên, Nợ, Tình là duyên, nhân duyên, là hoàn cảnh, là nghiệp, nghiệp lực, nghiệp quả. Tác giả phân tích ý nghĩa của các từ ngữ, dẫn chứng thực tại về hoàn cảnh, thân phận con người. Duyên, Nợ, Tình là dục, là ái trong Tứ Đế và là ái trong Mười Hai Nhân Duyên. Duyên, Nợ, Tình là ái nên là khổ và phải chịu ảnh hưởng do sự vận hành của khổ. Tác giả nhấn mạnh chữ tình, tình ái trong quan hệ gia đình, giữa những tình nhân hay những người phối ngẫu qua suy nghĩ, thái độ và cư xử của con người. Tình là khổ, là bị thâm nhiễm bởi tam độc tham, sân, si thể hiện qua thân, khẩu, ý. Duyên, Nợ, Tình và cả nghiệp xấu đã gieo, quả xấu dẫn đến khổ đau đều có thể giảm trừ hay triệt tiêu bằng sự suy nghĩ đúng đắn, cân nhắc, bằng thái độ ứng xử, bằng tu tập theo giáo lý của Đức Phật. Đây là thái độ lạc quan và niềm tin Phật của tác giả rất đáng được tán thán, khen ngợi.

 

Tôi tâm đắc với thái độ lạc quan ấy và với những trải nghiệm, kiến thức Phật học cùng niềm tin Phật Pháp của tác giả. Và, khi đọc những dòng sách, tôi cảm nhận được sự cẩn thận, nhu hòa, từ tốn, tưởng như lời ca, tiếng nhạc trong tập nhạc «  Vui Sống Đạo » của chị đã được xuất bản vài năm trước đây.

 

 

                                                Pháp Viện Minh Đăng Quang, TPHCM

                                                              Cuối năm Ất Mùi 2015 

                                                          Sa Môn Thích Giác Toàn

Le khac thanh hoai (1)



Le khac thanh hoai (3)

  Lời Tựa Tác Giả

 

 

« Con Người và Phật Pháp » được in thành sách do gom góp những bài viết trước tiên hết là viết cho chính mình, kế đến là chia sẻ cùng bạn bè quen biết chung quanh và nay thì lại được đến tay các độc giả xa, gần không quen biết và rồi, đương nhiên là sẽ trở thành quen biết một khi cầm cuốn sách này trong tay.

Viết cho mình là điều cần thiết để làm sáng tỏ những ý nghĩ còn tiềm tàng trong đầu, kế đến, chia sẻ là điều không thể nào không làm một khi mà chính mình đã tìm thấy cái điều lợi ích qua sự viết lách đó.

 

Những suy tư về thân phận con người, một loài hữu tình mà chính mình cũng là một thực thể sống và trải nghiệm cái thân phận con người đó, lênh đênh trên dòng đời vạn nẻo. Thăng trầm biết mấy bận. Long đong biết mấy lần. Buồn vui sướng khổ biết bao phen. Ôi con người là…con chi ? Tình duyên, nợ nần, oan trái, nghiệp chướng là…cái chi chi ? mà khiến con người phải lận đận lao đao ?

 

Chỉ khi đã có được một cái nhìn khá rõ ràng về con người, về chính mình, một thực thể sống động của một cái thân và cái tâm cộng lại, làm thành cái tôi, hai chân đứng thẳng trên mặt đất này, bấy giờ mới thấy ra trước mắt con đường thực sự đem lại hạnh phúc cho chính mình, cho con người. Con đường đó là con đường Đạo. Là Đạo Phật. Là Phật Pháp.

 

Phần thứ hai của cuốn sách là những điều chia sẻ về Phật Pháp để mọi người cùng hưởng cùng vui. Mong rằng hạnh phúc, an lạc sẽ đến cùng với ai tìm đến Phật Pháp như một giải đáp, một câu trả lời cho những ưu tư, băn khoăn, trăn trở của chính mình, của đời mình.

 

 

                                                Lê Khắc Thanh Hoài

                                  Paris những ngày đầu năm Bính Thân 



Mục lục sách: 

- Lời đầu sách của HT Thích Giác Toàn

- Lời tựa của tác giả

* Phần Một: Con Người là... con chi ?

1/ Con người là …..con chi. Lê Khắc Thanh Hoài

2/ Một Duyên Hai Nợ Ba Tình. Lê Khắc Thanh Hoài

3/ Hạnh Phúc và Đau Khổ.Lê Khắc Thanh Hoài

4/ Cô Đơn.Lê Khắc Thanh Hoài

5/ Đời hay Đạo.Lê Khắc Thanh Hoài

* Phần hai: Phật Pháp: Con Đường Giải Thoát
6/  Ái_Lê Khắc Thanh Hoài

7/ Trong Vòng Tay Của Nhân Ngã_Lê Khắc Thanh Hoài

8/Thoát Vòng Tay Ngã_Lê Khắc Thanh Hoài

9/ Gánh Nặng Của Nghiệp_Lê Khắc Thanh Hoài

10/ Thoát Khổ.Lê Khắc Thanh Hoài

11/ Ngược Dòng Sinh Tử_Lê Khắc Thanh Hoài

12/ Tu Hành.Lê Khắc Thanh Hoài

13/ Thanh Tịnh Tâm Ý. Lê Khắc Thanh Hoài

14/ Đạo Giải Thoát_Lê Khắc Thanh Hoài

 



***

Chân thành cảm ơn tác giả, Lê Khắc Thanh Hoài,
đã gởi tặng trang nhà phiên bản điện tử tập sách quý này.
Nam Mô A Di Đà Phật
TK. Thích Nguyên Tạng
(3-2018)


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/11/2020(Xem: 5693)
Chín năm về trước, trang báo điện tử Phật giáo Indonesia “BuddhaZine” đã cùng nhịp bước với thời đại của thế giới thông tin truyền thống với sự tiến bộ của công nghệ internet. Sự hiện diện của “BuddhaZine” như một phương tiện truyền thông Phật giáo trực tuyến, phù hợp với sự phát triển của công nghệ truyền thông hiện đại, bước sang thiên niên kỷ mới này đã quen thuộc với thế hệ trẻ thanh thiếu niên, và đã được sự hoan nghênh đón nhận của cộng đồng Phật giáo và cư dân mạng, trên hành trình khiến “BuddhaZine” trở thành một tổ chức truyền thông quan trọng, và phát triển “Phật pháp với Nhân sinh” (Buddha Dharma, 佛法與人生), trong cộng đồng trên đất nước vạn đảo này.
26/11/2020(Xem: 10208)
“Tinh thần Dân chủ Nhân dân đã trở thành một phần, không thể tách rời trong phạm vi cuộc sống của nhân loại trên hành tinh này. Điều đó có thể nói là đã ngấm vào tận xương tủy của con người. Nhìn từ sự phát triển của một quốc gia, hay một đất nước phát triển, trên nền tảng chính trị do đa số người dân sống ở một vùng, miền nào đó thực hiện”. Sự phát triển chính trị năng động, cho phép một quốc gia phát triển với tốc độ nhanh. Nói đến Dân chủ, chúng ta cần phải hiểu rằng, Dân chủ thực sự mang lại cho con người quyền tự do biểu đạt, bày tỏ ý kiến, quan điểm, ý tưởng, chính quyền do nhân dân lựa chọn, phản ánh sự lựa chọn của nhân dân, nhà nước do nhân dân làm chủ. Mục đích của Dân chủ là đạt được công lý bình đẳng cho tất cả công dân thông qua sự trung thực, bình đẳng và bình đẳng chính trị.
26/11/2020(Xem: 7074)
Từ hơn chục năm qua tôi vẫn tận dụng từng giờ trong ngày còn lại để nghe pháp, học pháp và chiêm nghiệm về những lời dạy của Cổ nhân hay Giảng Sư sau thời gian cần phải có và cần thiết cho nhu cầu trong đời sống con người.
25/11/2020(Xem: 6245)
Trưởng lão Hòa thượng Napane Pemasiri Thero, Tăng thống Giáo hội Phật giáo Rāmañña Nikāya (රාමඤ්ඤ නිකාය) Sri Lanka, một trong những bậc thạch trụ tòng lâm, cao tăng Phật giáo Nguyên Thủy vừa viên tịch vào ngày 17 tháng 11 năm 2020. Hưởng Thượng thượng thọ 98 xuân. Lễ Quốc tang được tôn trí tại Tòa Nhà Hội Nghị Quốc Tế Bandaranaike (Bandaranaike Memorial International Convention), thành phố Colombo. Lễ truy điệu, trà tỳ hỏa táng vào ngày 22 tháng 11 năm 2020.
23/11/2020(Xem: 5096)
Các quan chức Chính phủ nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan cho biết, đã hoàn thiện công việc trùng tu Bảo tháp Phật giáo lịch sử tại tỉnh Parwan, Afghaistan. Theo dự đoán của các quan chức, Bảo Bảo tháp Phật giáo lịch sử 1.850 năm là một trong những di sản văn hóa ở miền trung Afghanistan và trong tương lai có thể thu hút hàng nghìn di khách.
23/11/2020(Xem: 5161)
Hôm thứ Sáu, ngày 20/11/20202, theo thông cáo báo chí của Cơ quan Chính phủ Tây Tạng lưu vong (CTA) rằng, lần đầu tiên lãnh đạo CTA được Chính phủ của Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, Donald Trump mời đến Tòa Bạch Ốc trong 60 năm để gặp Điều phối viên đặc biệt về Tây Tạng Robert Destro. Động thái này khiến nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc tức giận hơn nữa. “Chuyến viếng thăm hôm nay là một sự thừa nhận về cả hệ thống dân chủ của CTA và người đứng đầu lãnh đạo chính trị Chính phủ Tây Tạng lưu vong” theo thông cáo báo chí của Cơ quan Chính phủ Tây Tạng lưu vong (CTA) cho biết, “Cuộc họp chưa từng có tiền lệ này, có lẽ tạo ra hài hòa lạc quan cho sự tham gia của CTA với các quan chức Hoa Kỳ và thức hóa hơn trong những năm tới”.
23/11/2020(Xem: 7584)
Tôi đi tìm Phật tánh, trả lời ngay tức thì: không có gặp. Tại sao? Vì ông đã khởi niệm đi tìm kiếm nó nên ông không có phật tánh. Tại sao thế? Phật tánh có sẵn trong thân của chúng ta rồi. Khi dấy niệm đi tìm nó là nó đã ở ngoài thân ta, thì làm sao tìm thấy được. Lý lẽ thật đơn giản. Một thiền sư ngắm nhìn một cái kén, mà con nhộng trong kén đang cố gắng nhoi đầu lên cốt ra khỏi miệng kén. Mà miệng kén thì nhỏ hẹp, còn con nhộng thì bụng to nên chỉ nhoi đầu lên mà không ra được. Thiền sư từ bi thấy tội nghiệp, bèn lấy kéo cắt rộng miệng của cái kén ra.
21/11/2020(Xem: 5617)
Gần đây, Tập Cận Bình người lãnh đạo tại vị suốt đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (Chinese Communist Party, CCP), đã chỉ đạo các đảng viên của ông “xây dựng một pháo đài bất khả xâm phạm trong việc duy trì sự ổn định” bằng cách tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Tây Tạng. Ông đã tuyên bố rằng “lòng trung thành tuyệt đối (với ĐCSTQ) (absolute loyalty, to CCP) là tối cần thiết để phản công các trận chiến lớn (tại Tây Tạng) và ngăn ngừa những rủi ro cao”. Cùng quan điểm này, ông cũng nhận xét rằng “Phật giáo Tây Tạng phải thích ứng với Chủ nghĩa Xã hội và các điều kiện của Trung Quốc”.
19/11/2020(Xem: 5702)
Hạ viện Hoa Kỳ đã Thông qua một Nghị quyết Lưỡng đảng (Abipartisan), và công nhận ý nghĩa văn hóa và tôn giáo của một Tây Tạng tự trị, tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột. Nghị quyết đã công nhận tầm quan trọng của quyền tự trị thực sự của Tây Tạng, của người dân Tây Tạng, và công việc được thực hiện bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhằm thúc đẩy hòa bình, hòa hợp và hiểu biết toàn cầu.
19/11/2020(Xem: 6521)
Quốc sư Thái Cổ (태고국사, 太古國師), vị Cao tăng thạc đức cuối thời Cao Ly, vị Đại sư Cải cách Phật giáo, người khai sáng một kỷ nguyên mới cho Phật giáo Triều Tiên. Sau khi tu học và đắc pháp dòng thiền Lâm Tế Chính tông, nối pháp mạch truyền thừa Tông Lâm Tế đời thứ 20 tại Trung Hoa và là Sơ tổ Thiền phái Lâm Tế tại Hàn Quốc, Ngài có công kết hợp và thống nhất các Thiền phái trước đó và bản địa hóa thành Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]