Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III.

11/03/201104:02(Xem: 9328)
III.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG MƯỜI MỘT: THỊ TRẤN SIMLA

III.

Để hoàn tất đầy đủ việc ghi chép lịch sử những mối giao thiệp đầu tiên của chúng tôi với Chính phủ Ấn Độ, và cho thấy họ đã đi tới hành động cực đoan vô lý như thế nào để tự bảo vệ chống những âm mưu chính trị khả hữu của Hội Thông thiên học, tôi đã quyết định in lại bức thư nhà cầm quyền Anh Ấn trả lời bức thư của tôi đề ngày 27 tháng 9.

Thư ấy tuy cũng khá thân thiện, nhưng không đủ làm thỏa mãn yêu cầu của chúng tôi. Nguyên văn bức thư ấy như sau:

“Bộ Ngoại vụ

Tổng lý sự vụ

Số 1025 E. G.

Simla, ngày 2 tháng 10 năm 1880

H. M. Durand,

Thứ trưởng Ngoại vụ Chính phủ Ấn Độ

Kính gửi: Đại tá H. S. Olcott

Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học

Kính Ông,

1. Vì lý do công vụ, ông Bộ Trưởng A. C. Lyall vắng mặt tại Simla, nên tôi được chỉ thị trả lời bức thư ông đề ngày 27 tháng 9 vừa qua.

2. Ông trình bày rằng Hội Thông thiên học không có chủ trương can thiệp vào việc chính trị, dù ở Ấn Độ hay bất cứ ở đâu; nhưng ông đã bị theo dõi và quấy nhiễu trong những khi đi lại ở Ấn Độ vì công việc của Hội; và bởi lẽ đó những chương trình hoạt động công ích của Hội đã bị ngăn trở trầm trọng. Ông yêu cầu Chính phủ Ấn Độ giải tỏa những sự bất lợi đã vô tình gây ra cho ông trong vấn đề này bởi việc cho người theo dõi mọi động tác và sự đi lại của ông.

3. Tôi xin cảm ơn ông về những tin tức, dữ kiện mà ông đã có nhã ý trình bày về những mục đích và hoạt động của Hội Thông thiên học, và tôi xin bảo đảm rằng Chính phủ Ấn Độ không có ý muốn gây sự bất tiện cho ông trong thời gian lưu trú tại xứ này. Nếu như những hội viên của Hội chỉ theo đuổi sự học hỏi khảo cứu triết học và khoa học, hoàn toàn không dính dấp đến vấn đề chính trị, như ông có giải thích rằng đó là mục đích duy nhất của họ, thì các hội viên không cần phải lo ngại bất cứ sự phiền phức nào đến từ các viên chức an ninh.

4. Tôi xin nói thêm rằng, Chính phủ Ấn Độ sẽ rất hân hạnh nếu ông vui lòng gửi đến Bộ Ngoại vụ những bản sao các văn kiện nêu ra ở đoạn thứ ba trong thư ông.

Trân trọng kính thư,

Ký tên:

H. M. DURAND

Thứ trưởng Bộ Ngoại vụ”

Ngày 20 tháng 12, tôi nhận được của chính quyền bức thư sau cùng mà tôi trông đợi, giải tỏa mọi sự khó khăn giữa chúng tôi với các quan chức Anh Ấn. Thư ấy viết như sau:

Bộ Ngoại vụ

Tổng lý sự vụ

Số 1060 A. G.

Simla, ngày 20 tháng 10 năm 1880

H. M. DURAND,

Thứ trưởng Ngoại vụ

Kính gửi:

Đại tá H. S. Olcott

Hội Trưởng Hội Thông Thiên Học

Kính Ông,

1. Tôi được chỉ thị ký nhận thư ông đề ngày 14 tháng 10, có kèm theo những văn kiện, chứng thư của ông gửi cho Chính phủ Ấn Độ, và yêu cầu rằng tất cả những viên chức Chính phủ có lệnh theo dõi canh chừng ông trước đây, được thông báo cho biết rằng mục đích của ông khi đến Ấn Độ nay đã được giải thích rõ ràng.

2. Tôi xin đa tạ ông về những bản sao văn kiện mà ông đã gửi, và chúng tôi sẽ cho lưu trữ tại Văn khố của Bộ Ngoại vụ.

3. Về khoản yêu cầu của ông, tôi được chỉ thị trả lời rằng những viên chức địa phương mà chúng tôi đã báo động về sự có mặt của ông ở xứ này, sẽ được thông tri cho biết rằng những biện pháp theo dõi do lệnh truyền cho họ thực thi trước đây, nay đã được thâu hồi.

4. Tuy nhiên, tôi xin nói thêm rằng sở dĩ có quyết định này là do hậu quả của sự tín nhiệm mà Tổng thống và Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặt nơi ông, chứ không nên được hiểu là đương nhiên bày tỏ thái độ lập trường của Chính phủ Ấn Độ đối với Hội Thông thiên học, mà ông là Hội Trưởng.

Trân trọng kính thư,

Ký tên:

H. M. DURAND,

Thứ trưởng Bộ Ngoại vụ”

Đoạn chót của bức thư này đề cập đến bản sao những văn kiện của tôi gửi, gồm có bức thư viết tay của Tổng thống Hayes giới thiệu tôi cho tất cả các vị Đại sứ và Lãnh sự Hoa Kỳ ở hải ngoại và yêu cầu giúp đỡ, cùng một bức thư giới thiệu tương tự của Ngoại trưởng W. M. Evarts[5]và thẻ Thông hành Ngoại giao của tôi.

Thời gian viếng thăm Simla của chúng tôi đã chấm dứt. Chúng tôi liền rời khỏi thị trấn miền núi đẹp đẽ này để tiếp tục chuyến đi công tác đã sắp đặt trước ở các vùng đồng bằng.

Kiểm điểm lại những kết quả đã thu thập được, có thể nói rằng chúng tôi đã có thêm vài bạn hữu, giải tỏa Hội Thông thiên học khỏi sự vướng mắc về phương diện chính trị, và tạo thêm nhiều kẻ chống đối thù nghịch trong các giới Anh Ấn, họ vẫn bám giữ lý thuyết cho rằng có sự can thiệp của Quỷ vương Satan trong các vấn đề nhân sự (mà trong trường hợp này là bà Blavatsky được sự trợ giúp của Quỷ vương Satan để làm các phép mầu).

Trong một xã hội nghiêm chỉnh và bảo thủ như ở đây thì những cử chỉ, tác phong kiểu giang hồ phóng đãng như bà Blavatsky đương nhiên là đã làm chướng mắt mọi người; khả năng tri thức, tâm linh xuất chúng của bà đã gây nên sự tị hiềm, đố kỵ; và những quyền năng kỳ bí của bà đã làm cho người ta nhìn bà bằng cái nhìn sợ hãi, kinh hoảng.

Dù sao, nhận xét chung thì những lợi điểm thu hoạch được vẫn trội hơn sự mất mát thua thiệt, và chuyến đi này có thể được xem như một sự thành công xứng đáng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2011(Xem: 13481)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
08/03/2011(Xem: 13021)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
01/03/2011(Xem: 11606)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
16/02/2011(Xem: 7663)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
16/02/2011(Xem: 7389)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
23/01/2011(Xem: 9111)
Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạc và tự tại
07/01/2011(Xem: 4029)
Ngày nay, ngôi tháp Đại Giác đã một lần nữa sống lại với sự viếng thăm của hàng triệu khách hành hương chiêm bái trên toàn thế giới. Thanh thế của Thánh địa được lớn mạnh như thuở vàng son của Phật giáo. Con số các chùa chiền tự viện của những nước Phật giáo trên thế giới tăng lên rõ rệt tại Bồ-đề Đạo Tràng.
07/01/2011(Xem: 6851)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
07/01/2011(Xem: 3021)
Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo. Nơi Đức Phật thành đạo
05/01/2011(Xem: 3123)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại thoát khỏi khối đau khổ của sanh tử luân hồi. Do đó, các cáo buộc cho rằng A-la-hán là tiêu cực, là ích kỷ, là tiểu thừa chỉ phản ảnh một sự hiểu biết phiến diện về lời Phật dạy nói chung, về các bậc A-la-hán nói riêng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567