Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I.

11/03/201104:02(Xem: 10520)
I.

NHỮNG GIAI THOẠI HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG MƯỜI: MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG NỘI BỘ

I.

Vào khoảng cuối năm 1879, bắt đầu có sự bất hòa trong cuộc sống tập thể của nhóm bốn người trong chúng tôi. Đó là nguyên nhân đưa đến sự phân ly giữa nhóm người lưu vong khởi hành từ Hoa Kỳ sang đây. Sự kết hợp của nhóm người này là một điều vô lý và phản tự nhiên, một sản phẩm kỳ khôi ngông cuồng của bà Blavatsky và đương nhiên là phải gây xáo trộn.

Bà Blavatsky và tôi, như đã nói trước đây, vẫn luôn luôn đồng một quan niệm về vấn đề các đấng chân sư, sự liên hệ giữa chúng tôi với các ngài, và về lý tưởng phụng sự. Dầu cho giữa chúng tôi một đôi khi có sự va chạm nào, do bởi sự cách biệt phàm ngã và bởi cái nhìn khác biệt nhau về các vấn đề thế sự, chúng tôi vẫn luôn luôn hoàn toàn hòa hợp ý kiến về một lý tưởng chung và về việc thực hiện lý tưởng đó.

Nhưng đối với hai người bạn kia thì lại khác. Ông Wimbridge và cô Bates đều là người Anh, và chỉ được phết một lớp sơn hiểu biết nông cạn về các vấn đề huyền học, siêu hình, do lòng hứng khởi nồng nhiệt của bà Blavatsky truyền sang.

Ông W. là một họa sĩ kiến trúc sư, còn cô Bates là một nữ giáo viên dạy trẻ, độ chừng ba mươi lăm tuổi. Cả hai đều đã sống vài năm ở Mỹ, và được giới thiệu cho bà Blavatsky do những bạn quen của đôi bên. Cả hai đều tán thành kế hoạch của bà Blavatsky theo đó họ sẽ cùng đi với chúng tôi sang Ấn Độ để hành nghề tùy khả năng của mỗi người, với sự trợ giúp có thể tìm cho họ do ảnh hưởng của chúng tôi đối với những người Ấn Độ có thế lực.

Tôi không có gì phiền trách ông W., nhưng cảm thấy một sự đố kỵ tự nhiên đối với cô kia. Tôi yêu cầu bà Blavatsky đừng cho cô ấy đi theo chúng tôi. Bà luôn luôn đáp rằng vì cả hai đều là người Anh có tinh thần yêu nước, nên có họ đi cùng với mình sẽ là một sự bảo đảm đối với nhà cầm quyền Anh Ấn, cho thấy sự vô tư của chúng tôi, hoàn toàn không có ý đồ hay mục tiêu chính trị. Bà còn nói bà sẽ gánh chịu tất cả mọi hậu quả của việc này, vì bà biết rằng sự liên hệ với hai người ấy hoàn toàn vô hại.

Trong việc này, cũng như trong một trăm trường hợp khác nữa, tôi luôn luôn nhượng bộ trước sự tiên kiến chắc hẳn là huyền diệu và cao siêu hơn của bà; và thế là chúng tôi tất cả bốn người cùng vượt biển sang Ấn Độ và cùng định cư với nhau ở Bombay.

Nhưng than ôi! Thật là không may mắn chút nào! Cô Bates bắt đầu gây nên một sự hiểu lầm giữa bà Blavatsky và một thiếu phụ khác, hội viên Hội Thông thiên học ở New York, lôi cuốn ông W. vào cuộc tranh chấp, và làm tan vỡ sự hòa hợp trong nhóm chúng tôi.

Tôi không dính dáng gì vào sự hiềm khích ấy, nhưng sau cùng tôi phải đảm nhiệm cái công tác không thú vị là bắt buộc cô Bates phải ra khỏi Hội. Đó là cái số phận luôn được gán ghép cho tôi: bà Blavatsky là người vô tình gây nên những vụ cãi lẫy, tranh chấp, còn tôi phải hứng chịu những cú đấm đá và đuổi cổ những kẻ bất hảo! Điều này, tất cả những bạn bè quen thuộc của chúng tôi đều biết rõ. Bà bạn tôi luôn nói đến năng khiếu “linh cảm, linh giác” của bà, nhưng cái năng khiếu đó rất ít khi giúp bà phát hiện một kẻ phản bội hay một kẻ thù truyền kiếp đến với chúng tôi dưới lớp ngụy trang của một tình bạn giả tạo.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2011(Xem: 3800)
Hôm nay là đêm 31-12-2008, chúng tôi chuẩn bị bước sang năm mới tại nhà Ngari Khangtsen. Mọi người tụ họp tại phòng ăn sau khi đã được về phòng của mình ngơi nghỉ lấy sức sau hai ngày đi đường bằng xe buýt. Có nhiều thức ăn đã được quý thầy nấu và dọn sẵn, một bên thức ăn chay và một bên thức ăn mặn. Thầy Kunchok Rabgye là bếp chánh. Thức ăn có súp, cari, cơm chiên, đồ xào, nhưng món nào cũng có nêm cà ri. Tôi có vào nhà bếp xem thì thấy nhà bếp rất đơn sơ. Khi nhận được xà bông rửa chén, quý thầy rất mừng vì xà bông cục nhỏ của Ấn không ra bọt, rất khó cho việc rửa chén bát.
11/03/2011(Xem: 14815)
Khi chúng tôi mới gặp nhau, tôi là một thành viên tích cực của Câu lạc bộ Lotos, nhưng từ khi bắt tay vào việc soạn sách “Vén màn Isis” tôi đã chấm dứt hẳn mọi liên hệ với các hội hè đình đám...
08/03/2011(Xem: 13963)
Trong chuyến du hành sang Ai Cập, tác giả đã dày công thâu thập được nhiều kinh nghiệm huyền linh và thần bí. Ngoài ra tác giả còn trình bày những khía cạnh bí ẩn khác của xứ Ai Cập...
01/03/2011(Xem: 12870)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
16/02/2011(Xem: 8591)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
16/02/2011(Xem: 9787)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
23/01/2011(Xem: 9682)
Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạc và tự tại
07/01/2011(Xem: 4551)
Ngày nay, ngôi tháp Đại Giác đã một lần nữa sống lại với sự viếng thăm của hàng triệu khách hành hương chiêm bái trên toàn thế giới. Thanh thế của Thánh địa được lớn mạnh như thuở vàng son của Phật giáo. Con số các chùa chiền tự viện của những nước Phật giáo trên thế giới tăng lên rõ rệt tại Bồ-đề Đạo Tràng.
07/01/2011(Xem: 8402)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
07/01/2011(Xem: 3399)
Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo. Nơi Đức Phật thành đạo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]