Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đón Tết Tây Tại Tu Viện Tây Tạng Gaden Shartse

15/03/201110:47(Xem: 3233)
Đón Tết Tây Tại Tu Viện Tây Tạng Gaden Shartse

banh mi tay tangHôm nay là đêm 31-12-2008, chúng tôi chuẩn bị bước sang năm mới tại nhà Ngari Khangtsen. Mọi người tụ họp tại phòng ăn sau khi đã được về phòng của mình ngơi nghỉ lấy sức sau hai ngày đi đường bằng xe buýt.

 

Có nhiều thức ăn đã được quý thầy nấu và dọn sẵn, một bên thức ăn chay và một bên thức ăn mặn. Thầy Kunchok Rabgye là bếp chánh. Thức ăn có súp, cari, cơm chiên, đồ xào, nhưng món nào cũng có nêm cà ri. Tôi có vào nhà bếp xem thì thấy nhà bếp rất đơn sơ. Khi nhận được xà bông rửa chén, quý thầy rất mừng vì xà bông cục nhỏ của Ấn không ra bọt, rất khó cho việc rửa chén bát.

 

12 giờ khuya, thầy Thích Phật Đạo trụ trì chùa Đại Bi Tâm Thụy Điển đến. Thầy sang miền nam California Hoa kỳ hoằng pháp và đã tháp tùng trong chuyến đi do Tina Cao Tú Hương cùng gia đình tổ chức.

Ngari_Khangtsen_New_Year_4-content

Các chú tiểu đứng xếp hàng đợi phát bánh thật vui vẻ. Sau khi nhận bánh các chú ngồi theo hàng dài ngoài hành lang ăn thật ngon lành. Nhiều bạn đồng hành thấy thương quá bèn chia thêm cho các chú ăn.

 


Được biết vị giám đốc điều hành ngôi tu viện nhỏ này là tiến sĩ Phật học Geshe Thupten Tendar, người Ấn Độ, rất cao lớn và nghiêm nghị. Phụ tá của ngài là Ghese (tiến sĩ) Kunchok Tenzin, ở tại đây chăm lo tu học cho 120 chú tiểu và tăng sinh.

NewYear_2009-content

 

Theo giáo sư Geshe Lobsang Jinpa Negi thì hiện nay trường học đóng cửa một tháng và sẽ mở lại ngày 21 tháng giêng 2009. Lý do là vì có 500 chư tăng và các giáo sư đang đi thụ huấn với đức Đạt lai Lạt ma tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ.

 

Ngài cũng cho biết mỗi ngày tăng sinh thức dậy vào lúc 5 giờ 30 sáng và tập họp tại chánh điện đọc kinh hay làm lễ cầu nguyện (puja). Vào 7 giờ sáng tăng sinh được cho ăn sáng một miếng bánh mì baglep làm bằng tay và một tách trà bơ pocha. Đó là một hợp chất pha từ trà đen, sữa, bơ và chút muối. Được biết thức ăn của tu viện rất đơn sơ nên trà phải pha bơ để các tu sĩ mới có thể chịu được lạnh.

Monastery_room-content

Sau khi ăn sáng tăng sinh đến lớp hội luận hỏi đáp cho đến 11 giờ 30, rồi nghỉ ngơi và ăn cơm trưa. Tăng sinh dùng bữa ăn trưa với bánh mì dẹp của Tây Tạng làm bằng tay với rau và một tách trà Tây Tạng lợt. Sau đó thì trở về tu viện chi nhánh nơi mình ở. Từ 12 giờ đến 2 giờ học viết, vẽ hoặc toán. Từ 2 giờ đến 5 giờ học tụng kinh. Sau đó là giờ ăn cơm chiều với một chén cơm với súp đậu. Vào lúc 7 giờ tăng sĩ tụ họp lại đọc kinh rồi được học Phật pháp bằng cách thảo luận hay hội luận cho đến 11 giờ đêm, trừ ngày thứ hai là ngày nghỉ của tu viện.

 

Tiến sĩ Lobsang Jinpa Negi, cho biết nhiều tăng sinh tu từ lúc năm, sáu tuổi. Riêng ngài tu từ lúc hai mươi sáu tuổi, nay ngài bốn mươi hai tuổi, là giáo sư chuyên về tranh biện (debate) Phật pháp. Tại Gaden Sartse có khoảng 2000 tăng sinh, 55 giáo sư và 500 chư tăng lớn tuổi.

 

Được nhìn thấy tận nơi đời sống và sự chuyên cần tu học nghiêm túc của quý sư và các tăng sinh, tôi rất cảm phục. Tôi được chứng kiến một buổi thực tập tranh biện (debate) Phật pháp trong khuôn viên tu viện Gaden Sartse của tăng sinh vào ban đêm khi mọi người đã an giấc. Mỗi một câu hỏi của tăng sinh đều được nhanh nhẹn trả lời sau một tiếng vỗ tay cho thấy sự chăm chỉ tu học, rèn luyện các ngài tuy còn rất trẻ.

 

Những vị tăng sĩ già dành hầu hết thì giờ cho việc dạy Phật pháp, tu tập, làm việc xã hội hay công việc trong tu viện hoặc nghiên cứu Phật pháp.

 

Tu viện Sartse không phân biệt tăng sinh giàu nghèo hay khác chủng tộc. Chương trình học kéo dài từ mười đến hai mươi năm mới hoàn tất, gồm có văn chương và lịch sử Tây Tạng; tất cả những triết lý Phật giáo và sự tu tập; cách hành lễ và nghệ thuật thực hiện các tế phẩm như vẽ trên cát hay làm bánh cúng torma; cộng với những đề tài tân tiến cận đại và sinh ngữ.

 

Tế phẩm Torma: là tên gọi loại bánh tế phẩm cúng dường căn bản theo truyền thống, làm bằng bột mì và bơ, thường hình ổ dài hay khuôn tròn (scroll and cake), có khi điêu khắc hay đổ theo khuôn hình đồ vật trang trí. Bánh Torma có hình tượng khác nhau tùy theo vị Phật hay thần được cúng dường, mang biểu tượng thân, tâm, hay khẩu. Thường dưới dạng các loài hoa.

 

Vẽ trên cátlà nghệ thuật nghi thức tế lễ truyền thống độc đáo của Tây Tạng. Chư tăng phải mất nhiều tiếng đồng hồ để họa các mạn đà la (mandala) trên cát đủ màu, biểu tượng cho thánh thất trang nghiêm của chư Phật và Bồ tát, sau đó làm nghi thức xóa đi, biểu tượng cho vòng luân hồi sanh diệt.

 

Vào lúc hoàn tất lễ cùng dường Monlam, còn có lễ tháo cuộn thankakhổng lồ. Bức tranh thanka bằng vải hay lụa thường họa chư Phật, có thể dài đến 60-100 thước, được treo trên núi cao. Vị tăng được treo hay tháo thanka vốn được xem có vinh dự lớn. Lễ tháo thanka có đệm còi, trống, chiêng với hàng trăm Phật tử chiêm bái.

 

 

Sáng sớm mồng một Tết Tây, chúng tôi nhờ một thầy trẻ đưa đi xem một vòng tu viện bên Đông và bên Tây của Gaden Sartse cùng những nhà nguyện. Trong khi đi về hướng chánh điện chúng tôi có ghé vào thăm khu nhà bếp của chùa. Nơi này nấu ăn cho cả tu viện rồi chia lại cho những tu viện nhỏ. Trong nhà bếp có những nồi thật lớn nấu trà sữa với bơ. Chảo chiên bánh mì dẹp. Các chư tăng ngồi xắt hàng đống bắp cải. Nơi đây nghèo nên không có nhiều loại rau khác nhau. Chỉ có một ít cà rốt và khoai tây.

 

Nhân tiện, chúng ta cũng thử tìm hiểu vài món ăn thông thường các chư tăng tại đây thường dùng.

 

Bánh mì baglep: được xem như món ăn chính của người Tây Tạng. Gần giống như bánh naan của người Ấn Độ, bánh baglep hình tròn lớn độ hai gang tay, dẹp, rất dễ làm, chỉ đơn giản bằng bột mì, bột nổi và nước lã. Trộn bột, và bột nổi bằng tay, cho nước vào từ từ cho đến khi thành một cục bột dẻo, cho vào hộp đậy nắp độ 20 phút cho bột nổi. Lấy ra vò viên, đập dẹp thành từng bánh. Sau đó có thể nướng, chiên trên chảo nóng tráng dầu sơ qua. Rất đơn giản.

 

Trà bơ po cha: thức uống phổ thông của người Tây Tạng. Khi xưa trong nước, họ dùng loại trà đen đến từ vùng Pemagul, nấu nhiều giờ trong nước thành một loại nước cốt đậm đặc gọi là chaku, và mỗi khi uống lấy pha vào nước sôi, thêm sữa và bơ làm từ sữa bò rừng. Ở ngoài nước, họ đơn giản hóa bằng trà gói Lipton nhúng nước sôi, pha sữa bò, bỏ thêm chút muối và bơ. Đây là món trà bổ dưỡng cho cơ thể.

 

Mì thenthuk: món mì sợi làm bằng bột mì và nước, nhồi và ủ cho nổi bột, rồi kéo sợi bằng tay. Nước dùng nấu với thịt hay rau cải tùy thích, cho thêm tỏi, gừng, và cà chua. Khi nước dùng tới, và đang sôi, bỏ bột kéo hay xắt sợi vào nấu chín. Hành ngò và rau dền Mỹ spinach bỏ vào sau.

 

Bánh xếp nước momo: Tương tự như bánh há cảo của người Tàu, làm bằng bột mì ủ, cuốn nhân thịt, và cho vào luộc. Có thể dùng khô hay dùng với nước súp.

 

Các tu sĩ Tây Tạng ăn uống đơn giản như thế đó. Họ sống quen đời đơn giản, tuy nhiên vẫn lớn mạnh và khỏe khoắn, có lẽ nhờ tu tập và điều độ.

 

Buổi trưa khi đi bộ đến nhà của các thánh tăng, dọc theo đường hẻm nhỏ của chùa, chúng tôi thấy nhiều tăng sinh hay chú tiểu xách những thùng nhỏ đựng thức ăn như canh, rau xào và một bịt nylon đựng bánh mì dẹp baglep.

 

Thỉnh thoảng tôi thấy vài chú tiểu mua bong bóng. Có nhóm đang chơi bằng cách liệng mấy cục gạch vào những lỗ nhỏ, hoặc bắn bi, nhảy lò cò. Đó là những trò chơi khiêm nhường của tuổi thơ trong tu viện. Trông các chú tiểu ngây thơ, trong sáng và vô tư.

image060




Đôi nét về Tác giả:

Nguyễn Huỳnh Mai ra đời tại làng Long Kiến, tỉnh Long Xuyên, An Giang bên dòng sông Cửu Long. Từ năm lên ba, sống ở làng Hòa Hảo (nay là huyện Phú Tân), nơi Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng đạo Phật Giáo Hòa Hảo, thuộc quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc ở miền Tây Việt Nam.

Đời sống, con người, sự bình yên của ngôi làng đạo, cũng như lời dạy qua Sám Giảng thi văn của Đức Huỳnh Giáo Chủ Phật Giáo Hòa Hảo vang lên từ các Độc Giảng Đường, hay được nghe cha mẹ đọc trong gia đình ngày đêm đã thấm nhuần trong tâm hồn thuần khiết của đứa bé, đã hun đúc một niềm tin sâu xa vào nền đạo, cũng như một tình yêu quê hương, dân tộc, và hòa bình cho nhân loại.

Vào thời Đệ Nhất Cộng Hòa, khi Phật Giáo Hòa Hảo bị đàn áp, Nguyễn Huỳnh Mai theo gia đình sống lưu vong tại Cao Miên, sau đó trở về Việt Nam năm 1964 khi tôn giáo được phục hoạt vào thời Đệ Nhị Cộng Hòa, rồi một lần nữa lại phải cùng đại gia đình rời quê hương khi mất nước năm 1975.

Theo đuổi lý tưởng phục vụ cho sự thật, Nguyễn Huỳnh Mai tốt nghiệp cử nhân Báo Chí, đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn năm 1972, làm việc cho tuần báo Tìm Hiểu, cộng tác với nhật báo Chính Luận; đồng thời làm việc cho Thái Bình Hải Sản Công Ty PASEFOCO tại Sàigòn với chức vụ Phó Giám Đốc, phụ trách về Hành Chánh, Nhân Viên và Tiếp Liệu.

Di tản sang Hoa Kỳ năm 1975, định cư tại Minnesota rồi California, Nguyễn Huỳnh Mai tiếp tục ngành truyền thông báo chí. Năm 1980 tốt nghiệp cử nhân ngành truyền thanh truyền hình tại đại học Long Beach; làm việc tại đài truyền hình KCET-Los Angeles, cố vấn các chương trình truyền hình về người tị nạn Đông Nam Á cho đài KOCE-50 Orange County.

Từ 1976 đến nay, viết cho Việt Nam Hải Ngọai (San Diego), Người Việt Tự Do (Nhật Bản), Nhật Báo Người Việt, Việt Báo và nhiều báo Việt ngữ khác tại các quốc gia có người Việt tị nạn.

Hoạt động trong lãnh vực tôn giáo và xã hội liên tục, Nguyễn Huỳnh Mai thăm viếng nhiều trại tị nạn Đông Nam Á, vận động cho thuyền nhân, cho tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Từ 1981 đến tháng 7-2004, Tổng Thư Ký tập san Đuốc Từ Bi, cơ quan ngôn luận của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo tại Hải Ngoại.

Ngày 13/2/2001, Nguyễn Huỳnh Mai điều trần trước Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Thế Giới của Hoa Kỳ tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, về vấn đề “Nhà Cầm Quyền Việt Nam gia tăng đàn áp Phật Giáo Hòa Hảo” tại Việt Nam.

Nguyễn Huỳnh Mai hiện là Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của công ty Sea One Sea Foods, trụ sở tại Santa Fe Springs, California, Hoa Kỳ.

Nguyễn Huỳnh Mai cũng dành nhiều thì giờ viết sách, cập nhật hóa trang nhà phổ biến tin tức tài liệu, băng giảng, sách về Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo tại http://hoahao.org. Ngoài ra tác giả cũng phổ biến các sách tâm linh và đời sống đã xuất bản cùng các bài ký sự, phỏng vấn về sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn; cũng như những bài viết trên Nhật Báo Chính Luận tại Việt Nam trước 1975, nơi trang nhà cá nhân ở địa chỉ http://nguyenhuynhmai.com

Tác giả quyển hồi ký Cô Bé Làng Hòa Hảo (1995), Hồn Thiêng Dân Tộc (1997) do Mõ Làng xuất bản, và Lên Đường (Xuân 2001) do Cửu Long xuất bản. Tác giả tiếp tục xuất bản các quyển Nhật Ký Tâm Linh 1, 2, 3, 4, 5 và 6: Lời Thầy Dạy, Cửu Long Giang Vùng Dậy, Thầy Không Vắng Mặt, Tiếng Chuông Tân Thiên Niên Kỷ, Tâm Đạo Dân Tộc, Trí Tuệ Viên Thông, bút ký Tiếp Tục Hành Trình, nối tiếp bút ký Lên Đường, và bút ký Hành Hương Ấn Độ ghi lại chuyến đi thăm viếng các tu viện Tây Tạng và diện kiến các Lạt Ma Tây Tạng tái sanh, cũng như đi thăm viếng tứ động tâm, nơi Đức Phật giáng sanh, đạt đạo, chuyển pháp luân và tịch diệt.

Trong thời gian tới tác giả sẽ xuất bản bút ký Trở Về trong đó có ghi lại hai chuyến về thăm quê hương, và Nhật Ký Tâm Linh 7: Xiển Dương Chánh Pháp.

Ba quyển: Cô Bé Làng Hòa Hảo, Nhật Ký Tâm Linh I và Nhật Ký Tâm Linh II đã được chuyển sang Anh ngữ và đang được lần lượt phát hành tại http://nguyenhuynhmai.comnhằm đáp ứng yêu cầu của các bạn trẻ tại hải ngoại.

Các tuyển tập phóng sự đã phát hành tại trang nhà gồm: Thăm Miami, Florida; Đây New York; Thăm Houston, Dallas, Texas; Người Việt Đất Phi. Những tuyển tập bút ký, phóng sự Người Việt Đất Miên, Lính Việt Nam Cộng Hòa, Người Việt tị nạn, Tuỳ Bút Lưu Vong, Phát Thanh Về Nước, Văn Nghệ Tị Nạn, Một Vòng Mexico, và ký sự “Cuộc Hành Hương cho Hòa Bình tại La Mã.”

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/03/2011(Xem: 11341)
Trước cuộc du hành đầu tiên của tôi, phương Đông đã xâm chiếm tâm hồn tôi với một sự hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ. Về sau, tôi quay sang việc khảo cứu các kinh điển của Á châu...
16/02/2011(Xem: 7439)
Bóng trúc bên thềm là tập hợp những trang tùy bút mà tôi đã trải lòng trong những năm gần đây. Chung quy không ngoài những chuyện thường ngày của cuộc sống...
16/02/2011(Xem: 7137)
Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.
23/01/2011(Xem: 8987)
Gần hai mươi sáu thế kỷ về trước, trong lúc chúng sanh đang lăn trôi trong biển đời sanh tử thì một ánh sáng kỳ diệu lóe lên nơi miền Bắc Ấn báo hiệu cho sự thị hiện kỳ diệu của một đấng Giác Ngộ. Đức Phật đã thị hiện chỉ nhằm một mục đích duy nhất là “khai thị cho chúng sanh được ngộ nhập tri kiến Phật.” Sau những năm tháng tu hành tầm cầu chơn lý, Đức Phật đã giác ngộ và giải thoát. Ngài đã mang hết những gì mình liễu ngộ ra mà trao truyền lại cho chúng ta, chỉ với một mục đích là những mong cho chúng sanh mọi loài đều có được cuộc sống an lạc và tự tại
07/01/2011(Xem: 3907)
Ngày nay, ngôi tháp Đại Giác đã một lần nữa sống lại với sự viếng thăm của hàng triệu khách hành hương chiêm bái trên toàn thế giới. Thanh thế của Thánh địa được lớn mạnh như thuở vàng son của Phật giáo. Con số các chùa chiền tự viện của những nước Phật giáo trên thế giới tăng lên rõ rệt tại Bồ-đề Đạo Tràng.
07/01/2011(Xem: 6625)
Ngày nay, Buddhagay là nơi thu hút giới Phật giáo và các phái đoàn hành hương đến viếng thăm quanh năm. Như một điều kỳ diệu, Buddhagay , một ngôi làng tầm thường, cổ xưa đã được chuyển hoá trong chốc lát. Giờ đây, Buddhgay đang hoạt động mạnh mẽ trong đời sống, và một lần nữa, Buddhagay có triển vọng sẽ là một trung tâm của Phật giáo thế giới. Thánh tích "Bồ-đề Đạo Tràng" (Buddhagay hay còn gọi là Bodhgay ) là địa danh chỉ cho nơi Đức Phật đạt được quả vị giác ngộ tối thượng (Sambodhi). Buddhagay cách thị trấn Gay cũ sáu dặm về phía Bắc, ngày nay cũng được biết với tên Brahmagay , nơi chiêm bái của tín đồ Ấn giáo (Hinduism). Có lẽ tín đồ Ấn giáo đã thêm thuật ngữ ‘Brahma’ vào địa danh của thánh tích này để phân biệt với Buddhagay , thánh tích của Phật giáo. Buddhagaya bây giờ là một thị trấn thịnh vượng, phía bắc giáp với Haripur, phía đông giáp với Mastipur, Dhondowa, Bhalua and Turi, phía nam giáp với Rampur và phía đông giáp với dòng sông Lilajan. Đây là một hình thức
07/01/2011(Xem: 2896)
Bodh Gaya được xem là đệ nhất thánh tích Phật giáo, đồng thời cũng là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Ấn Độ. Hằng năm tín đồ Phật giáo ở Ấn Độ và khắp thế giới lũ lượt hành hương về đây để chiêm ngưỡng cây bồ đề nơi Đức Phật ngồi thiền định, đông nhất là vào các ngày lễ truyền thống của Phật giáo. Nơi Đức Phật thành đạo
05/01/2011(Xem: 3012)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại thoát khỏi khối đau khổ của sanh tử luân hồi. Do đó, các cáo buộc cho rằng A-la-hán là tiêu cực, là ích kỷ, là tiểu thừa chỉ phản ảnh một sự hiểu biết phiến diện về lời Phật dạy nói chung, về các bậc A-la-hán nói riêng.
05/01/2011(Xem: 3238)
Khi nghĩ về Đức Phật, là Phật Tử, không ai lại không nhớ về bốn thánh tích quan trọng. Đó là vườn hoa Lâm Tỳ Ni (Lumbini Nava), dưới cây hoa Vô Ưu, thành Ca Tỳ La Vệ (Kapilavastu) nay thuộc nước Nepal phía Bắc Ấn Độ, nơi Thái Tử Sĩ Đạt Ta (Siddhartha Gautama) đản sanh. Thứ hai là Bồ Đề Đạo Tràng (Boddha Gaya), tại Buddh Gaya, nay thuộc tiểu bang Bihar, miền Bắc Ấn Độ, nơi Đức Phật thành đạo. Thứ ba là vườn Lộc Uyển (Migadaya nay gọi là Sarnath thuộc xứ Utta Pradesh) (1), nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên . Thứ tư là Câu Thi Na(Kusinagara), nơi Đức Phật nhập Niết Bàn . Nhân ngày Đức Phật Thành Đạo xin sơ lược đôi nét về Bồ Đề Đạo Tràng để ghi nhớ nơi Đức Từ Phụ sau 49 ngày đêm tham thiền nhập định đã thành bậc vô thượng chánh đẵng chánh giác. Kể từ đó sau 49 năm Ngài thuyết giảng kinh pháp đà để lại cho nhân loại một kho tàng kinh điển vĩ đại quí giá.
30/12/2010(Xem: 2643)
Bên cạnh tu viện Larung Gar đang bị Trung Cộng triệt phá, cung điện khổng lồ Potala được coi là một kỳ quan không chỉ của dân tộc Tây Tạng mà còn của toàn nhân loại. Nằm ở trái tim của thành phố Lhasa, thủ phủ Tây Tạng, cung điện Potala được coi là viện bảo tàng sống động nhất cho văn hóa Tây Tạng và là biểu tượng quyền lực gắn liền với các đời Tạng Vương và Đạt Lai Lạt Ma.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567