Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tùy Duyên Bất Biến

07/07/201519:48(Xem: 9415)
Tùy Duyên Bất Biến


Buddha_20

TÙY DUYÊN BẤT BIẾN



Chùa Pháp Bảo là ngôi chùa tiêu biểu cho Phật Giáo Việt Nam ra đời đồng hành với những người Phật tử VN chính thức được định cư ở Úc châu hơn 30 năm qua. Nằm cắt ngang một trục lộ chính mặt tiền và cổng chùa nhìn về hướng Đông của thành phố Sydney, thế nên mỗi sáng những tia nắng ấm đánh thức ngôi chùa dậy thật sớm như để phù hợp với tinh thần tỉnh thức cao quý của đạo Phật. Nơi nầy tuần qua đã diễn ra một sự kiện không lạ đối với tín đồ Phật giáo đó là tổ chức khóa An Cư Kiết Đông lần thứ 16 của GHPGVNTNHN tại Úc Đại Lợi-Tân Tây Lan, quy tụ hàng trăm Tăng Ni và tín đồ Phật tử tu học trong 10 ngày.

Truyền thống An Cư Kiết Hạ nói cho đúng và đầy đủ là theo luật Phật hằng năm chư Tăng Ni phải chỉ định 1 trú xứ để dừng chân gọi là cấm túc trong 3 tháng của mùa Hạ ( thông thường là mùa mưa) và An cư là tịnh tu tập trau giồi giới đức đạo hạnh của hàng Tăng lữ xuất gia. Thế nhưng thay vì “Tam nguyệt an cư, cửu tuần kiết hạ” thì trường Hạ ở đây chỉ tổ chức có 10 ngày, và theo truyền thống thì chỉ có hàng xuất gia An Cư Kiết Hạ thì nơi đây lại có phân nửa là hàng Phật tử tại gia, đây là nét đặc thù của Giáo Hội PG Úc châu. Câu hỏi được đặt ra là có gì sai trong trường Hạ như vậy không? xin thưa rằng không, vì đây đã là Trường Hạ thứ 16 của Giáo Hội rồi và mọi pháp tác thành đều do Tăng già Yết ma theo Luật Phật chứ không ai được quyền thiết lập hay cải sửa.

Đặc thù thứ nhất của GHPGVN ở đất nước Phương Tây đa số mỗi chùa chỉ có 1 vị Thầy hay Sư cô, quý lắm thì cũng có vài tự viện được dăm vị phụ nhau hoằng pháp và tu hành. Nên không thể đóng cửa chùa suốt 3 tháng không ai trông nom và sinh hoạt địa phương bị đình trệ, nên tùy duyên mà rút lại còn 10 ngày. Giáo lý Đạo Phật tùy duyên bất biến và Giáo hội đã thể nhập vào đời với tinh thần bất biến nhưng tùy duyên. Và An Cư Kiết Hạ trở thành Kiết Đông tại Úc châu. Mùa Đông của Úc châu năm nay có vẻ lạnh hơn những năm qua nhưng cũng không ngăn cản được những tia nắng ấm xuyên qua từng bước chân của hành giả. Những hành giả Tăng tục nầy tùy theo duyên của cuộc đời mà đến cư trú ở quê hương lữ thứ Nam bán cầu, để rồi mùa Hạ nắng cháy ở các nơi trên thế giới lại là mùa Đông lạnh lẽo của Úc châu và mùa An Cư khoác lên chiếc áo Kiết Đông, nhưng cái lý bất biến vẫn được thực hiện như pháp với chương trình chuyên tu, học hỏi mỗi ngày và những giờ công phu thiền tọa từ sớm tinh mơ đến chiều tối đều được thực hiện nghiêm mật. Lợi ích thiết thật nhân thiên như Cúng Quá đường, thuyết pháp, hồi hướng công đức đều ấp ủ trọn vẹn trong khóa Kiết Đông.

Điểm đặc thù thứ 2 của Giáo Hội Phật giáo VN hải ngoại là các Phật tử tại gia cũng được phép tùng Hạ tu học suốt 10 ngày cùng chư Tăng Ni. Hầu hết những người Việt định cư ở một đất nước Phương tây thì đều hiểu rõ sự phát triển tột bực trong nền văn minh và hiện đại của khoa học công nghiệp, chính những cơn lốc tiêu dụng và vật chất nầy lôi cuốn cả hội nhân sinh vào dòng chảy mãnh liệt của nó. May thay Giáo hội Phật giáo đã tùy duyên mà tạo ra những bến bờ trú ẩn tâm linh cho hàng tại gia Phật tử, mỗi năm các Phật tử có cơ hội gần gũi hơn với Tam bảo để tự mình dấn thân trải nghiệm nếp sống của Thiền môn. Cái thời gian 10 ngày ở xứ sở công nghiệp nầy để các Phật tử tại gia dừng lại lắng nghe cái “Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến nầy” đây không phải là điểm đặc thù của các trường Hạ kiết Đông của PGVN ở Hải ngoại hay sao..? Có ai đó cho rằng tu học cả đời và tu trong muôn ngàn kiếp còn chưa biết được gì, huống gì an cư chỉ có 10 ngày mà không phải là 3 tháng thì có phải là vọng tưởng hư ảo chăng?  Xin thưa cái vốn đã là tùy duyên mà cái thể bất biến đó của giáo lý đạo Phật thật nhiệm màu, ngay mỗi bước chân của hành giả với ý niệm bước đi và tiến tới đã có sự thành tựu. Công phu tu sửa cả đời chưa thấy gì nhưng hội đủ duyên lành thì cũng ngộ trong giây phút. Chúng ta đã dừng niệm ác trong vài phút giây rồi sẽ đến lúc dừng lại cả ngày tháng và cả cuộc đời, dừng lại ở bến giác 10 hôm cũng đủ thời gian để chúng ta lấy lại năng lượng và đi tiếp cuộc hành hương bất tận phía trước. Nhìn những tia nắng xuyên qua cành lá rồi vào tận hiên nhà, ai có biết những tia nắng nhỏ nhoi mong manh và ngắn ngủi ấy đã sưởi ấm biết bao tâm hồn cô độc của đêm Đông hay sự tỉnh thức trong bóng tối vô minh, tội lỗi..Ôi huyền diệu thay! Bài thánh ca Bát nhã vẫn vang vọng mỗi sáng chiều muôn đời bất biến rồi tùy duyên và tùy duyên mà lại bất biến nên trường Hạ Kiết Đông Pháp Bảo lại sắp trôi qua rồi...Năm sau trường Hạ của Giáo Hội sẽ đi về đâu ...hà thời, hà xứ..? Ai hay theo dòng thời gian không gian vô tận mà lòng hành giả trở thành vô quái ngại, Tát bà ha… bất biến tự bao giờ…

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2012(Xem: 8025)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
07/01/2012(Xem: 8421)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Nitu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ,hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật... An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo pháp và giới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
20/12/2011(Xem: 3891)
Theo giới luật truyền thông của đạo Phật thì hàng năm, bắt đầu từ 15 tháng Tư trở đi cho đến 15 tháng Bảy âm lịch, toàn thể chư Tăng Ni tu học theo truyền thống thừa Bắc tông đều thực hành quy chế cấm túc, an cư tại các trú xứ như chùa chiền, tịnh xá, tịnh thất. Cấm túc an cư có nghĩa là giới hạn việc cư trú và sinh hoạt trong phạm vi một trú xứ, hạn chế tối đa việc đi lại và sinh hoạt ở bên ngoài, dành trọn thời gian ba táng an cư cho việc nghiêm trì giới – pháp của Đức Phật.
01/09/2011(Xem: 6835)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni khôngđược phép du hành ra ngoài, mà phải trú tại một tự viện để tích cực tu học. Nếu có chuyện cần thiết, chỉ được phép xuất viện trong thời hạn không quá 6 đêm, rồi phải trở về chùa.
11/08/2011(Xem: 2833)
Mùa hạ năm nay, cũng như những năm trước, đoàn Phật tử chúng tôi lại có đủ phước duyên cúng dường “Bánh Hoan Hỷ” đến chư tôn thiền đức Tăng Ni tại một số trường hạ, trong đó có trường hạ Thiền viện Viên Chiếu. Xin được nhắc lại rằng tên của món bánh cuốn này do Ni sư Như Đức, trụ trì thiền viện đặt cho, vì Ni sư nhận thấy sự rất hoan hỷ của đoàn chúng tôi từ trong tâm thể hiện ra ánh mắt và nụ cười thật tươi của cả đoàn khi tráng bánh cuốn cúng dường. Chúng tôi cũng thích cái tên dễ thương đó.
17/07/2011(Xem: 7000)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, Trưởng lão Māhakassapa (Ma-ha Ca-diếp) triệutập 500 vị Tỳ-khưu A-la-hán để trùng tụng Pháp và Luật. Các vị Tỳ-khưu quyết định trùng tụng trong dịp an cư mùa mưa tại Rājagaha (Vương Xá) vì“thành Rājagaha đúng là nơi có tiềm năng về vật thực và có nhiều chỗ trú ngụ”.Trước khi an cư, các vị bỏ ra một tháng để sửa chữa nơi trú ngụ.
08/07/2011(Xem: 8522)
Trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ngày một xuất hiện nhiều sản phẩm cứu người và giết người tân kỳ mới lạ, con người thường xuyên đứng trước những ngã ba đường của sự chọn lựa thiện ác, khen chê.
08/06/2011(Xem: 11215)
Ngày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau đại lễ Phật đản.
19/05/2011(Xem: 4154)
An cư nguyên là phương thức quy định từ xưa của Bà-La-Môn giáo Ấn Độ, về sau được Phật dùng làm chế độ quan trọng trong đời sống tu hành. Ngài Đạo Tuyên đời Đường giải thích về an cư như sau: “Thân tâm giữ lặng lẽ là An, ước định thời kỳ để ở là Cư. Ở chổ lặng lẽ để tư duy là quy tắc chơn chánh của đạo; lý phải tính từng ngày, gia công sách tấn”. (trích Phiên Dịch Nghĩa Tập).
07/02/2011(Xem: 20290)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]