Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụ lục

09/05/201311:09(Xem: 8619)
Phụ lục
Các Bộ Phái Phật Giáo Ở Ấn Độ


Phụ Lục

Thượng tọa Thích Nguyên Tạng
Nguồn: Dr.Nalinaksha Dutt. Thượng tọa Thích Nguyên Tạng


Pháp Sư Huyền Trang viết về sự phân bố của các bộ phái Phật giáo ở Ấn-độ (629-645 Tây-lịch)

Trong phần giới thiệu của tác phẩm viết về tình trạng Phật giáo ở Ấn-độ, Pháp sư Huyền Trang nói rằng vào thời của ngài, tức là thế kỷ thứ bảy Tây-lịch, Phật giáo thuần túy hay có sự pha trộn là tùy thuộc vào trí tuệ và căn cơ của các tín đồ. Sự chia rẽ đầu tiên trong Tăng đoàn diễn ra ở thành phố Vaisali giữa Phái Trưởng Lão (Sthavira) và Phái Đại Chúng (Mahasanghikas). Cả hai phái đều chấp nhận ba Tạng Kinh Điển, nhưng phái Đại chúng có thêm một tạng thứ tư goi là “Vyakarama” (Thọ Ký Kinh) ghi lại những lời dạy về tương lai của Đức Phật. Giáo thuyết của hai phái này làm cho họ chia rẽ nhau, và trở thành đề tài tranh luận trong số những luận điểm của các chi phái. Phái nào cũng cho mình là siêu đẳng về mặt tri thức. Có “nhiều cuộc thảo luận ồn ào”, nhưng bên cạnh đó cũng có những vị tăng ngồi thiền, đi kinh hành, thường là nhiểu quanh một bảo tháp hay một ngôi chùa, đứng yên hay nằm. Sau khi nhận xét chung như vậy, pháp sư Huyền Trang tiếp tục kể về tình trạng PG ở những địa phương khác nhau, nói đến một số tăng sĩ và tu viện, cũng như các chi phái. Sau đây là phần tóm lược về những địa điểm mà pháp sư Huyền Trang đã đi qua trong cuộc hành hương chiêm bái Phật tích của Ngài ở Ấn-độ.

Địa điểm đầu tiên ở Ấn-độ mà ngài Huyền Trang viếng thăm là Udyana (=Ujjana) trong thung lũng Swat, bấy giờ là bốn quận Panjkora, Bijawar, Swat và Buniz, ở phía Bắc của thành Peshawar (Parashawar).Dân chúng ở nơi này tôn sùng PG và là những tín đồ thuần thành của Đại Thừa. Trước đó đã có 140 tu viện với 18.000 tăng sĩ, nhưng tất cả đã bị hư hoại và chỉ còn một ít tăng sĩ. Cao Tăng Pháp Hiển viết rằng họ là những người theo Đại Thừa nhưng hành trì giới luật Tiểu Thừa. Ngài Huyền Trang nhận thấy các tăng sĩ biết tụng kinh nhưng không hiểu nhiều về ý nghĩa thâm diệu của kinh. Ở đó có bốn hay năm ngôi làng, trong số ấy có một làng tên là Mang-kil. Cách làng Mang-kil khoảng 200 dặm có tu viện Mahavana, ở gần tu viện này là bảo tháp Rohitaka. Tại đây ngài Huyền Trang đã tìm thấy năm bản Luật của năm bộ phái gồm Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptaka), Hóa Địa Bộ (Mahisasaka), Ẩm Quang Bộ (Kasyapiya), Nhất thiết Hữu Bộ (Sarvastivada) và Đại Chúng Bộ (Mahasanghikas).

Darel, thủ đô cũ của chính quyền Udyana, được nhà nghiên cứu Cunningham coi là xứ của người Dard. Trong thung lũng này có một bức tượng Quán Thế Âm (Avalokitesvara) được dựng lên để kỷ niệm nhà truyền giáo Madhyantika. Sau khi bức tượng được dựng, PG trở nên phổ thông ở xứ này. Nhà nghiên cứu Cunningham cũng viết rằng tượng Phật ở đây rất lớn.

Bolor, khoảng 130 cây số ở bên kia sông Indus. Được Cunningham đồng hóa với xứ Balti hay Tiểu Tây Tạng. Ngài Huyền Trang nhận thấy ở đây có một số tu viện và tăng chúng, họ không học và cũng không gìn giữ giới luật.

Taksasika, (nay là Taxila, Pakistan). Vị trí của xứ này như sau: ở hướng bắc là Urasa, ở hướng đông là thành Jhelum, ở hướng nam là thành Simhapura, và hướng tây là sông Indus. Cunningham nhận thấy thành phố này chính là phế tích gần Shah-Dheri (hoàng cung), cách thành phố Rawalpindi 19 cây số về phía tây bắc. Ở đây có di tích của ít nhất là 55 bảo tháp, 28 tu viện, 9 ngôi chùa, một tấm đồng khắc tên “Taksasila” và một cái bình khắc chữ Kharosthi. Ngài Huyền Trang nới tới Trưởng Lão Santaraksita và vị thầy thuộc Kinh Lượng Bộ (Sauntrantika) tên là Kumaralabdha, hai vị đã sống ở tại nơi đây.

Pháp sư Huyền Trang đến xứ này hai lần, một lần vào năm 630 Tây-lịch, trên đường đi tới xứ Phật, và một lần vào năm 645, khi trở về Trung Hoa. Ngài trông thấy nhiều tu viện, nhưng tất cả đều hoang tàn. Một ít tăng sĩ mà ngài gặp đều là người Đại Thừa. Dân chúng ở đây theo PG. Hoàng Đế Asoka đã cho Hoàng Tử Kunala tới đây dẹp loạn, tái lập an ninh trong vùng. Nhưng Hoàng tử đã bị mù vì âm mưu của mẹ ghẻ là Tisyaraksita. Sau đó mắt của ngài được La Hán Ghosa chữa lành. Ngài Ghosa là y sĩ và cũng một nhà huyền bí học (theo Divyavadana XXVII).

Theo truyền thuyết, vua xứ Taksasila rất giàu, có tới chin mươi triệu đồng tiền vàng và bạc. Vua Bimbisara mời vị vua này tới viếng thăm Đức Phật. Khi gặp Phật, vị vua đã quy y và xuất gia, nhưng không may trên đường trở về, ông đã chết vì tai nạn. Vị vua này đã cúng dường nhiều tài sản để xây dựng bảo tháp thờ xá lợi mà Hoàng Đế Asoka phân chia sau đó


(còn tiếp, sẽ đăng toàn bài sau)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17432)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
08/04/2013(Xem: 6840)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 13941)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 37478)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 7232)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 13909)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 15172)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 10144)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 7182)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]