Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Giáo điển của tông phái nhóm III

09/05/201311:05(Xem: 9033)
Chương 7: Giáo điển của tông phái nhóm III
Các Bộ Phái Phật Giáo Ở Ấn Độ


Chương 7: Giáo Điển Của Tông Phái Nhóm III

Thượng tọa Thích Nguyên Tạng
Nguồn: Dr.Nalinaksha Dutt. Thượng tọa Thích Nguyên Tạng


Gồm Các Bộ Phái Mahasasaka, Phái Sarvastivada, Phái Dharmaguptaka và các Phái khác

Theo truyền thống Pali thì nhóm III bao gồm phái Hóa Địa Bộ (Mahimsasaka) và các chi phái của bộ phái này tức là Pháp Tạng Bộ (Dhammaguttika, Nhất thiết Hữu Bộ (Sabbatthivadin), Aåm Quang Bộ (Kassapika), Thuyết Chuyển Bộ (Sankantika), và phái Suttavadin. Theo truyền thống Pali thì Hóa Địa Bộ là chi phái đầu tiến tách ra khỏi Trưởng Lão Bộ trong số các chi phái của phá này. Rồi từ Hóa Địa Bộ phát triển chi phái Nhất thiết Hữu Bộ và dần dần là các chi phái khác. .Luận sư Vasumitra nói hơi khác về sự xuất hiện của các bộ phái thuộc nhóm III này. Ngài cho rằng Sarvastivada là chi phái tách ra khỏi Trưởng Lão Bộ trước nhất, rồi sau đó mới tới các chi phái Mahimsasaka, Kasyapia và Samkrantivadin, cách nhau một thế kỷ. Phát xuất từ Mahimsasaka là chi phái Pháp Tạng Bộ (Dharmaguptakas). Như vậy truyền thống Pali chỉ khác ý kiến của Luận sư Vasumitra ở chỗ truyền thống này cho rằng chi phái Mhimsasaka xuất hiện trước nhất. Sự khác biết có thể được giải thích như sau: Một tài liệu nói về giáo thuyết của chi phái này cho thấy có hai phái Hóa Địa Bộ, mộtphái xuất hiện trước và một phái xuất hiện sau. Khi liệt kê các chi phái, luận sư Vasumitra đã bỏ sót phái Hóa Địa Bộ xuất hiện trước. Tuy nhiên ngài nói rằng những người theo Hóa Địa Bộ đầu tiên có cùng ý kiến nhiều hơn so với Trưởng Lão Bộ, còn phái Sarvastivada hơn. Có lẽ truyền thống Pali chỉ biết tới chi phái Hóa Địa Bộ xuất hiện trước, vì vậy tất nhiên truyền thống này xếp phái Hóa Địa Bộ trước phái Sarvastivada. Phái Mahisasakas xuất hiện trước: Phái Mahisasakas đã xuất hiện từ thời kỳ có cuộc Kết Tập Thứ Nhất, như vậy phái này có trước phái Đại Chúng. Các sách thuộc Luật Tạng của Trưởng Lão Bộ ghi nhận sự khác biệt về ý kiến của Phái Mahisasakas và Pháp Tạng Bộ – Vì liên quan đến bảy giới điều của Hóa Địa Bộ và tám giới điều của Pháp Tạng Bộ - giữa Trưởng lão Đại Ca Diếp (Mahakassapa) và Trưởng lão Purana người xứ Dakkhinagiri (gần thành Rajagarha). Luật Tạng của Hóa Địa Bộ đặc biệt coi trọng Trưởng lão Purana là người nhất quyết đòi tổ chức một cuộc soạn thảo Kinh điển thứ nhì mà phái này cho là phù hợp với đề nghị của Trưởng lão Đại Ca Diếp, với việc đưa vào Luật Tạng bảy giới điều về thực phẩm. Điều này cho thấy rõ ràng Trưởng lão Purana và các đệ tử đã tự tổ chức thành một nhóm mà có lẽ lúc đó chưa được biết với danh hiệu là Mahisasaka. Giáo sư Przyluski đã nói về sự xuất hiện này trong tác phẩm “ Cuộc Kết Tập ở Rajagrha (trang 319) của ông, dựa theo những văn bản Luật Tạng của hai phái Mahisasaka và Pháp Tạng Bộ bằng tiếng Trung Hoa.


(còn tiếp, sẽ đăng toàn bài sau)








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17437)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
08/04/2013(Xem: 6840)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 13941)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 37478)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 7232)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 13909)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 15172)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 10147)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 7182)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]