Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dẫn nhập

07/05/201314:16(Xem: 9291)
Dẫn nhập
Các Bộ Phái Phật Giáo Ở Ấn Độ


Dẫn Nhập

Thượng tọa Thích Nguyên Tạng
Nguồn: Dr.Nalinaksha Dutt.Thượng tọa Thích Nguyên Tạng


Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.

Sau đó là bản dịch từ tiếng Trung Hoa của tác phẩm nói về nói về mười tám phái ở Ấn Ðộ của luận sư Vasumitra (Thế Hữu) bởi giáo sư J.Masuda, giảng viên Ðại học Calcutta và đồng nghiệp của tác giả quyển sách này, đăng trong tạp chí "Asia major" tập II (1925) kèm theo là hai văn bản Tây Tạng về mười tám phái được viết bởi Bhavya và Vinitadeva, có tên là "Nikaya-bhedavibhanga" và "Samayabhedoparanacakia", theo thứ tự. Nên ghi nhận là tác phẩm của Vasumitra, có ba bản dịch tiếng Trung Hoa:

1. "Shi pa pu lun" được coi là của Kumarajiva (401-413) hoặc Paramatra (546-569).

2. "Bộ Chấp Dị Luận" của Paramartha (chân đế), được Masuda coi là chính xác hơn.

3. "Dị bộ tông luận" của Huyền Trang (662), được Masuda coi là bản dịch khá nhất.

Có bốn luận sư cùng mang tên Vasumitra: 1. Vasumitra của cuộc kết tập kinh điển thời vua Kaniska và là một trong các tác giả của luận thư "Mahavibhasa". 2. Vasumitra, của phái Sautrantika (Kinh Lượng bộ); 3.Vasumitra, của phái Sarvativada, xuất hiện khoảng một trăm năm sau khi Ðức Phật nhập niết bàn. 4. Vasumitra của Sarvastivada (Nhất thiết hữu bộ), người trình bày cho Huyền Trang giáo thuyết của phái này

Có điều lạ là không có quyển sách hay bài báo nào nói tới một quyển sách quan trọng của Luận Tạng Pali như "Kathavattha" (Luận Sự) được xuất bản năm 1897 và bản bình luận năm 1889 và bản dịch tiếng Anh của bà C.A.F. Rhys Davids có tên là "Những Ðiểm Tranh Luận" (1915).

Quyển " Rathavatthu" được coi là có từ thời Vua A-Dục ( Asoka), người bảo trợ cuộc Kết tập Kinh Ðiển lần thứ ba với sự chủ tọa của ngài Mục Liên Ðế Tu ( Moggliputta Tissa). Những đặc điểm của quyển này là:

(i). Trình bày giáo thuyết của các phái khác, thí dụ như nói về giáo thuyết của một phái ngoài phái Trưởng Lão ( Theravada).

(ii). Ðể cho phái khác phát biểu luận điểm của họ.

(iii). Hỗ trợ luận điểm của mình bằng cách trích dẫn lời Ðức Phật trong các Kinh hệ Nikaya và các kinh khác.

Sau khi cho các phái khác trọn quyền trình bày giáo thuyết của họ, vị chủ tọa Mục Liên Ðế Tu (Moggaliputta Tissa) dùng quan điểm của phái Trưởng Lão bác bỏ ý kiến của họ, và cũng trích dẫn từ " Buddhavacanas".

Tác giả quyển sách này không chỉ nghiên cứu phân tích những luận thư của Vasumitra, Bhavya và Vinitadeva, mà còn cả "Kathavatthu" và quyển bình luận " Kathavatthu" của Ngài Phật Âm (Buddhaghosa) cũng như " Abhidharmakosa-vyakhya", mà một bản tuyệt hảo đã dược giáo sư Wogihara xuất bản ở Nhật Bản, và "Sammitiya Nikaya Sastra" ( Tương Ưng Bộ Kinh ?) được giáo sư Venkataraman dịch từ bản chữ Hán và "Thủ bản Gilgit III" do tác giả quyển sách này biên soạn và xuất bản, chứa giới luật văn bản nguyên thủy của Mulasarastivada Vinaya (Căn Bản Nhất Thiết Hữu Bộ), và Jnanaprasthana Sutra được phục hồi một phần từ tiếng Trung Hoa bởi Tỷ kheo Santi cũng thuộc Visvabharati.

Quyển sách này chấm dứt với phần kết luận, cố gắng cho thấy PG Ðại Thừa đã phát triển như thế nào như một hệ quả tự nhiên của quan điểm Ðại Chúng Bộ và như một sự phát triển của ý niệm Bồ Tát và Phật Thân trong "Thiên Nghiệp Thí Dụ"(Divyavadana) và "Soạn Tập Bá Duyên" (Avadana-sataka) được coi là của phái Nhất Thiết Hữu Bộ và cũng như một phản ứng đối với tính hiện thực Nhất Thiết Hữu Bộ và cho thấy Ðại Thừa đã vượt qua Tiểu Thừa ở cả hai mặt phổ thông và truyền bá như thế nào.

Phần phụ lục là bản tóm lược địa lý cổ Ấn Ðộ theo lời mô tả của Pháp sư Huyền Trang ( Hiuen-Tsang), và cũng trình bày sự phân tán của địa điểm Phật Giáo ở Ấn Ðộ cùng với phần tường thuật sơ lược về các bộ phái Phật Giáo theo lời kể của pháp sư Nghĩa Tịnh (I-tsing) và những nơi có sự hiện diện của những phái này trong khi ngài có mặt ở Ấn Ðộ, tức là khoảng nữa thế kỷ sau khi ngài Huyền Trang tới Ấn Ðộ.

Tôi muốn cảm ơn người bạn tri thức của tôi là Sri K. L. Mukhopadhay, người đã đề nghị tựa đề thích hợp cho tập sách này, giúp tôi giới hạn sự chú tâm của mình riêng vào các bộ phái ở Ấn Ðộ. Tôi đã rút tỉa được nhiều lợi ích từ quyển: Lịch sử Phật giáo Ấn Ðộ (Historie du Bouddhisme indien) của Giáo sư E.Lamotte, ông cũng đã xuất bản nhiều tác phẩm giá trị khác về Phật Giáo Ðại Thừa, tận dụng những bản dịch tiếng Trung Hoa của các văn bản tiếng Sanskrit vốn đã thất lạc. Tôi cũng cảm ơn sinh viên của tôi là nữ Tiến sĩ Ksanika Saha, đã soạn phần từ vựng.


NALINAKSHA DUTT
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 17435)
Thật ngạc nhiên là ngay từ năm 1859 tức là hơn một thế kỷ trước, các học giả Âu châu đã quan tâm tới sự xuất hiện của các Bộ phái Phật giáo (PG) ở Ấn Ðộ, tuy nhiên họ chỉ nói tới tên của những phái này mà không bình luận gì cả. Bài viết sớm nhất là của St. Juliesn "Danh sách mười tám Bộ Phái Phật Giáo" đăng trong tạp chí Journal Asiatique vào năm 1859. Bài viết này được tiếp theo bởi M.V.Vasilief năm 1860, Rhys Davids và Oldenberg năm 1881, H. Kern năm 1884 và I.P.Minayeff năm 1884.
08/04/2013(Xem: 6840)
Lịch sử Phật giáo đã có từ trên 2500 năm. Lúc đầu Phật giáo được triển khai từ Ấn Độ, rồi dần dần lan tràn ra hai ngả Bắc phương và Nam phương. Bắc phương là các nước Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản, cùng các nước thuộc địa vực Tiểu Á Tế Á. Nam phương là những nước Tích Lan1, Miến Điện2, Thái Lan, Ai Lao3, Cao Miên4, đảo Java, Sumatra trong Nam Dương5 quần đảo và hiện nay Phật giáo đã được phổ cập hầu khắp các nước trên thế giới.
08/04/2013(Xem: 13941)
H. W. Schumann là học giả người Ðức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Ðộ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xã hội học tại Ðại học Bonn (Ðức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Ðại học Ấn Ðộ ở Benares, Ấn Ðộ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lãnh sự Cộng hòa liên bang Ðức, phục vụ ngành ngoại giao và lãnh sự của Tây Ðức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka).
08/04/2013(Xem: 37478)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
28/02/2013(Xem: 7232)
Sông Hằng (Gangā)là con sông nổi tiếng nhất trong lục địa Ấn Độ ngày nay. Tầm quan trọng của con sông này được thể hiện qua ảnh hưởng của nó trong lịch sử văn minh Ấn Độ suốt hơn năm nghìn năm qua.Nếu lịch sử tư tưởng Ấn Độ là một phần quan trọng trong lịch sử tư tưởng thế giới thì sông Hằng là một nhân tố quan trọng để hình thành hệ thống tư tưởng uyên thâm của Ấn độ, đặc biệt của Phật giáo. Bài viết này đề cập đến vai trò của sông Hẳng và những tương hệ của nó đối với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Ấn Độ.
01/12/2012(Xem: 13909)
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
30/11/2012(Xem: 15172)
Mùa hạ năm 1970 tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, chúng tôi được Thầy Đức Chơn và Thầy Phước Châu giao việc dán lại trang Bát-Kính-Pháp bị nhầm trong sách "Phật và Thánh Chúng" của Thầy Cao Hữu-Đính do Phật Học Viện Trung Phần ấn hành và in tại Nhà in Hoa Sen, NhaTrang. Sau khi công việc hoàn tất, chúng tôi được Quý Thầy cho mỗi người một quyển sách này, tuy rằng lúc ấy chưa phát hành. Lần đầu tiên trong đời, tôi bị tác động rất lớn, qua hình ảnh các Phật-tích ở Ấn Độ và những câu chuyện về Đức Phật và các đệ tử trong quyển sách.
21/11/2012(Xem: 10145)
Quyển sách này hình thành từ các bài giảng của tôi ở Đại học Đại Chính được ghi lại và chỉnh lý, nay giao cho ban in ấn để xuất bản. Tên sách là Lịch Sử Giáo Lý Tịnh Độ Trung Quốc chủ yếu lấy sự phát triển và diễn biến giáo nghĩa của tông Tịnh Độ ở Trung Quốc làm tiêu điểm. Song giáo lý của tôn giáo nhất định phải tùy theo tình tự tín ngưỡng, lại nhờ có đủ tính truyền bá rộng rãi, cho nên đồng thời đối với sự tự thuật giáo nghĩa và sự diễn biến phát triển cũng đều được ghi lại thành sự kiện lịch sử của sự truyền bá.
14/11/2012(Xem: 7182)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]