Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

28/01/202021:22(Xem: 9567)
Tuần 4
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 1, 2020)
 
 Diệu Âm lược dịch

 

 

ẤN ĐỘ: Khandro Tashi Chotso đăng quang như là tái sinh của Khandro Kunzang Chodron

Ngày 19-1-2020 tại tu viện Phật giáo Ewam ở Silguri (bang Tây Bengal của Ấn Độ), cô Khandro Tashi Chotso đã đăng quang là tái sinh của Khandro Kunzang Chodron.

Lễ đăng quang của Khandro Tashi Chotso do yêu cầu của Lạt ma Sokpo từ Tu viện Domang – một nhánh của Tu viện Palyul ở Drago Dzong trong vùng Dokham Trehor của miền đông Tây Tạng.

Cô Khandro Tashi Chotso sinh tại Yuksom, miền tây bang Sikkim, Ấn Độ. Ông bác của cô là Ngài Domang Yangthang Tulku Rinpoche  (1929-2016), một Lạt ma Nyingma rất được kính trọng từng tu học tại Tu viện Domang.

Cách đây nhiều năm, Khandro Tashi Chotso đã được công nhận là tái sinh của Khandro Kunzang Chodron (được xem là một sự phát xuất của Vajravarahi - Kim Cương Hợi Mẫu) bởi Lạt ma Akhyuk Rinpoche (1927-2011). Akhyuk Rinpoche là người sáng lập Tu viện Yarchen Gar ở Tứ Xuyên (Trung Quốc), là một trong những thiền sư nổi tiếng nhất của Tây Tạng thời gian gần đây.

(Buddhistdoor Global – January 22, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-01-4-000TinTuc_PGTG_2020-01-4-001

Khandro Tashi Chotso trong lễ đăng quang

TinTuc_PGTG_2020-01-4-002

Khandro Tashi Chotso và ông bác của cô là Ngài Domang Yangthang Tulku Rinpoche (1929-2016), một Lạt ma Nyingma rất được kính trọng

Photos: Facebook

 

CAM BỐT: Học viện Phật giáo kỷ niệm 90 năm thành lập

Ngày 21-1-2020, hơn 100 Phật tử và tu sĩ đã kỷ niệm 90 năm thành lập Học viện Phật giáo và ôn lại những thành tựu của viện.

Phật Học viện này được thành lập vào tháng 1-1930 nhưng bị chế độ Khmer Đỏ đóng cửa vào năm 1975. Vào năm 1992 Học viên đã mở cửa lại khi Quốc hội phê chuẩn luật thành lập Bộ Giáo phái và Tôn giáo.

Kể từ khi được tái hoạt động, Phật Học viện đã cố gắng hết sức để tăng cường vai trò truyền bá Phật giáo của mình trong Vương quốc Cam Bốt.

Từ năm 1992 đến nay, hoạt động của Viện đang được chính phủ Nhật Bản và Đức tài trợ.

Vào năm 1995, tòa nhà mới của Viện đã được khánh thành tại quận Daun Penh của Phnom Penh. Nơi đây có hàng ngàn sách và tài liệu về Phật giáo và văn hóa Khmer cho công chúng đọc.

(Khmer Times – January 22, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-01-4-003

Chư tăng của Học viện Phật giáo Cam Bốt

Photo: KT/Siv Channa

 

HÀN QUỐC: Viện Bảo tàng mới trưng bày những bí ẩn Phật giáo thuộc vương quốc Baekje (Bách Tế) của Triều Tiên

Tại Hàn Quốc một viện bảo tàng mới, Bảo tàng Quốc gia Iksan, đã mở cửa vào tháng này. Bảo tàng mang đến cho khách tham quan cái nhìn hiếm có về lịch sử Phật giáo của vương quốc Baekje cổ đại (vốn từng hưng thịnh từ thế kỷ 18 BC đến năm 660 AD), và cơ hội để xem một bộ sưu tập đồ sộ gồm các hiện vật quan trọng từ mối quan hệ lâu dài và sâu sắc của Triều Tiên với Phật giáo.

Nằm trong khuôn viên của khu đền chùa Mireuska cổ xưa ở phía nam tỉnh Bắc Jeolla, Bảo tàng Quốc gia Iksan lưu giữ một bộ sưu tập gồm hơn 23,000 di vật Phật giáo được khai quật từ xung quanh đền Mireuksa và có niên đại từ thời vương quốc Baekje. Nhiều hiện vật trong số này hiện đang được trưng bày lần đầu tiên.

Tại phòng triển lãm đặc biệt của bảo tàng này (chỉ mở cửa đến ngày 29-3), có trưng bày 15 thánh tích xá lợi được tìm thấy trong các chùa chiền Phật giáo trên khắp Hàn Quốc, trong đó có một số được liệt kê là bảo vật quốc gia.

(Buddhistdoor Global – January 24, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-01-4-004

Xá lợi và các di vật khác được tìm thấy bên trong ngôi chùa đá tại đền Mireuksa

Photo: koreaherald.com

 

ÚC ĐẠI LỢI: Cháy rừng tiếp tục tác động đến các cộng đồng Phật giáo

Tại Úc Đại lợi, các vụ cháy rừng tiếp tục đe dọa các trung tâm Phật giáo. Tại bang New South Wales trong những tuần gần đây, Lâm Viện Santi ở Bundanoon  và Chùa Phật Pháp ở Công viên Quốc gia Dharug cách đó khoảng 130 dặm về phía bắc đã bị thiệt hại trong các vụ cháy, khiến hơn 6.3 triệu hecta đất bị tàn phá.

Bây giờ chư tăng tại Tu viện Sunnataram, cũng ở Bundanoon, đã được di tản. Và trong khi các sư cầu nguyện cho mức độ thiệt hại ít nhất có thể, họ đang đối mặt với những mất mát của mình bằng tâm xả. “Cháy rừng là bình thường tại vùng đất hoang đầy bụi rậm của Úc,” sư trụ trì Phra Mana nói. “Miễn là niềm tin và nhân tâm của chúng ta vẫn mạnh mẽ, chúng ta sẵn sàng đối mặt với nó”.

(tricycle.org – January 25, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-01-4-005

Một nhà sư dập lửa tại Tu viện Sunnataram ở Bundanoon (bang News South Wales, Úc Đại Lợi)

Photo: Tu viện Sunnataram

 

PAKISTAN: Nhật Bản đề nghị giúp bảo tồn các di tích Phật giáo của Pakistan

Taxila, Pakistan – Trong chuyến thăm Bảo tàng Taxila và các di tích Phật giáo cổ đại tại Taxila vào ngày 25-1, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kanasugi Kenji đã đề nghị trợ giúp kỹ thuật cho Pakistan để bảo tồn, phục hồi và bảo vệ các Phật tích cổ của đất nước này.

Ông nói Pakistan và Nhật Bản có mối quan hệ văn hóa hàng thế kỷ vì Phật giáo phát triển mạnh ở Nhật Bản do du nhập từ vùng đất nơi Pakistan ngày nay tọa lạc. Hình thức nghệ thuật Gandhara nổi tiếng thực sự bắt nguồn tại Pakistan trước khi đến Nhật Bản, nơi nó được các nghệ sĩ địa phương đón nhận để giúp hình thành một mối quan hệ giữa 2 nước, ông nói.

Thứ trưởng Kanasugi Kenji nói chính phủ Nhật Bản đã cung cấp thiết bị trị giá hàng triệu rupees cho nghiên cứu khảo cổ, duy trì và nâng cấp các cơ sở cần thiết để bảo tồn di sản văn hóa ở Pakistan.

Ông cho biết Nhật Bản sẽ tiếp tục trợ giúp Pakistan để bảo vệ di sản văn hóa bao gồm bảo tàng Taxila, di sản khảo cổ và Phật giáo.

(Dawn – January 26, 2020)

 

TinTuc_PGTG_2020-01-4-006

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kanasugi Kenji viếng một di tích cổ gần Taxila, Pakistan

Photo: Dawn

 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2016(Xem: 4846)
Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần đồng hành với dân tộc qua nhiều thời đại. Các Tăng sĩ Việt Nam đã từng thẩm thấu nỗi khổ của nhân dân dưới ách thống trị giặc ngoại xâm và đã hết lòng giúp vua giữ nước. Ở đây, chúng ta trở về những hình ảnh tiêu biểu Phật Giáo Đinh, Lê, Lý, Trần để thẩm định tinh thần đạo Phật trong vận mệnh đất nước lâm nguy. Tư tưởng và hành trạng các thiền sư giúp vua giữ nước, an dân là bài học cao quý. Chúng ta cần lắng lòng quán chiếu sâu sắc nỗi khổ của người dân trong hiện tại để có thái độ sống yêu thương và hiểu biết của người con Việt.
19/10/2016(Xem: 5617)
Dưới thời các chúa Nguyễn, Phật giáo ở Đàng Trong nói chung và ở Quảng Nam nói riêng rất phát triển. Hầu hết các chúa đều sùng kính đạo Phật, xem đó là chỗ dựa tinh thần trong sự nghiệp Nam tiến và lập quốc nên các chúa rất chăm lo phát triển Phật giáo, xây dựng nhiều chùa chiền, trọng đãi sư tăng, mở trai đàn, hội chùa, đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt Phật giáo.
07/09/2016(Xem: 19955)
Vào năm 2003 khi thảo Vạn Hữu Trường Ca được nửa chừng, bèn nghĩ có lẽ dừng lại để sau này sẽ tiếp để đi vào Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trước, và mọi thể dạng mang sắc thái tình tự, dân tộc, quê hương, nhân sinh, mọi ngõ ngách cuộc đời và nhân thế, các sự kiện diễn ra, nghe tiếng kêu đồng loại,... đã hơn 34 năm qua, dĩ nhiên là văn vần, còn văn xuôi thì ít bởi ít khả năng vốn liếng thiên tư. Đến nay đã gần 1,700 bài khác nhau (một ngàn bảy trăm). Hai tuần trước chợt nhớ Vạn Hữu Trường Ca còn dang dở, dành vài ngày đi nốt và hoàn tất.
09/06/2016(Xem: 9379)
Tôi tới một miền quê, kề bên một trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái im lìm ! Qua một đêm, ngủ đỗ, sáng hôm sau trở dậy lên đường. Trong ánh nắng sớm mai, đố ai biết có gì đổi khác. Nhìn vào thôn xóm vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Nhưng giải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ tới bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lụt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên giải đồng rộng mênh mông. Trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên các đô thành làng mạc, trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát thì ở đây, nguời dân ViệtNam thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mảnh liệt cho cả một dân tộc. (tác giả Thích Nhất Hạnh)
19/05/2016(Xem: 31165)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
17/05/2016(Xem: 12001)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
05/02/2016(Xem: 7377)
Giới thiệu: Nhân dịp Xuân - Tết Cổ truyền Dân tộc, trân trọng giới thiệu bài viết Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần như là món quà ghi nhớ lại nền lịch sử văn học Việt Nam nói chung và tư tưởng Triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng trong các vấn đề về Quốc gia, Dân tộc trong bối cảnh: Phật giáo đã đóng góp gì cho Dân tộc và lịch sử Việt Nam?
19/01/2016(Xem: 6535)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ. Nhưng trước hết xin nhìn thoáng qua một chút về bối cảnh Phật Giáo Mỹ.
06/01/2016(Xem: 19489)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
14/12/2015(Xem: 5467)
Kho báu cổ vật trong bảo tàng Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam Hơn 500 cổ vật Phật giáo, trong đó có hiện vật được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia, đang được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo ở Đà Nẵng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]