Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

11/06/201519:43(Xem: 14518)
Tuần 1
                                          TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
                                          (TUẦN THỨ 1 THÁNG 7, 2014)
                                                 Diệu Âm lược dịch

 

ẤN ĐỘ: Phát hiện 2 hình Phật khắc trên đá tại bang Arunachal Pradesh

 

Một nhóm nghiên cứu từ Ban Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI) gần đây đã tìm thấy 2 hình Phật khắc trên đá ở huyện Tawang của bang Arunachal Pradesh. Đây có thể là phát hiện mới về truyền thống Phật giáo của khu vực này.

Nhóm nghiên cứu do nhà khảo cổ học SS Gupta đứng đầu đã tìm thấy một hình Phật trên một tảng đá bị rơi gần Zemithang, cách Tawang 94 km về phía bắc.

Bên dưới hình khắc này có một dòng chữ khắc bằng phương ngữ bản địa, dường như là lời tôn kính Đức Phật.

Hình khắc này dài 1,95 cm và rộng 2,15 m, cho thấy hình ảnh Đức Phật ngồi trên tòa sen với một vầng hào quang sau đầu.

Một hình Phật ngồi trên tòa sen khắc trên đá khác được phát hiện tại Tak Tsang, huyện Tawang. Bên dưới hình khắc dài gần 50 cm và rộng 30 cm này có dòng chữ tôn vinh Đức Phật bằng tiếng địa phương.

Ông Gupta nói, “Việc phát hiện những hình như vậy rất độc đáo. Sự tồn tại của các dạng bảo tháp Phật giáo khác nhau, của cả truyền thống Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa cho thấy đây là một tôn giáo tồn tại trong khu vực. Nó cũng phản ảnh tôn giáo này thịnh hành trong các bộ lạc như thế nào. Sự ảnh hưởng của các nước láng giềng như Miến Điện và Tây Tạng có thể được thấy rõ tại đây”.

(Buddhist Art News – July 2, 2014)

 

blank

Vị trí Bang Arunachal Pradesh tại Ấn Độ

Photo: Buddhist Art News

 

THÁI LAN: Lễ hội nến truyền thống đánh dấu sự bắt đầu của Mùa Chay Phật giáo

 

Bangkok, Thái Lan – Nhân dịp bắt đầu Mùa Chay Phật giáo năm nay, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) mời du khách quốc tế và nội địa tham gia cùng cộng đồng Phật tử Thái Lan trên toàn quốc, với các lễ hội nến được tổ chức tại nhiều nơi từ ngày 11 đến 13 tháng 7.

Trong số đó có lễ hội Nến Sáp Quốc tế và Lễ Rước Nến Sáp tại Thung Si Mueang, Ubon Ratchathani, với những kiệt tác điêu khắc nến đẹp nhất thế giới của các nghệ sĩ từ Bungaria, Costa Rica, Ấn Độ, Mã Lai, Mễ Tây Cơ, Tây Ban Nha, Ukraine, Hoa kỳ và Thái Lan; Lễ hội Nến Korat tại Đài Tưởng niệm Tao Suranaree với nến khắc tinh xảo mô tả cuộc đời của Đức Phật; Lễ Rước Nến và Làm Công đức Trên Lưng Voi tại Surin – đám rước của gần 100 con voi được trang trí công phu chở một số vị hòa thượng của thị trấn trong một lễ làm công đức độc đáo và đáng nhớ…

Mùa Chay Phật giáo, ở Thái Lan gọi là Khao Phansaas , kéo dài 3 tháng. Trong thời gian này, chư tăng ở trong chùa để học và tuân thủ đúng những lời dạy của Đức Phật.

(Travel Daily News – July 3. 2014)

 

 

blank

Một tác phẩm Phật giáo của Lễ hội Nến, Thái Lan

Photo: Travel Daily News

 

 

MÃ LAI: Cúng dường đúng cách trong lễ Pindapatta

 

Hội Thanh niên Phật tử Mã Lai (YBBM) cấm tín đồ cúng dường tiền hoặc gói màu đỏ (ang pow) cho chư tăng trong lễ Pindapatta (tín đồ cúng dường vật phẩm) tại lễ Đại Tăng đoàn Quốc gia 2014.

Sự kiện thường niên này sẽ được tổ chức tại Hội trường Khu phố Tàu Penang ở Jalan Masjid Kapitan Keling, Penang.

Datuk Tan Gin Soon, chủ tịch YBBM, nói rằng theo truyền thống của lời Phật dạy, không được cúng dường hoặc bỏ vào bình bát tiền hoặc bất cứ thứ gì cùng loại như thế.

“Bình bát nguyên thủy được dùng để nhận thực phẩm thay vì tiền. Nếu tín đồ muốn cúng dường chư tăng, họ nên cung cấp những vật dụng cần thiết mà họ có thể mua được với phiếu giảm giá tại sự kiện này”, Datuk nói.

Năm nay lễ sẽ được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 với việc cúng dường vật phẩm cho 200 tăng ni, bắt đầu từ lối vào Khoo Kongsi ở Cannon Square lúc 8 giờ sáng.

(The Star Online – July 3, 2014)

 

ẤN ĐỘ: Những nỗ lực để cứu cây Bồ đề tại Sarnath

 

Varanasi, Uttar Pradesh – Sở lâm nghiệp bang Uttar Pradesh đã đề ra một nhiệm vụ để cứu cây Bồ đề nổi tiếng thế giới tại Tịnh xá Mulagandha Kuti ở Sarnath, sau khi một nhánh của cây bị gãy đổ trong trận bão hồi tháng 6.

“Cây này được trồng vào ngày 12-11-1931 bởi Devamitta Dhammapala, người sáng lập Hội Đại Bồ đề Ấn Độ, để đánh dấu ngày khánh thành Tịnh xá Mulagandha Kuti. Nó là hậu duệ của cây Bồ đề nguyên thủy của Tích Lan. Tuần trước, một nhánh của nó đã ngã xuống do các lý do tự nhiên. Điều này gây lo lắng cho Phật tử cũng như các nhà bảo vệ môi trường và các viện sĩ, và một “nhiệm vụ cứu cây Bồ đề” đã được khởi động để thông khí đúng cách cho rễ cây nhằm tăng cường cho các nhánh của nó”, CM Tripathi, một viên chức của Khu Lâm nghiệp Xã hội, nói.

Ông nói thêm rằng Thư ký chung của Hội Bồ đề Ấn Độ, P Shivli Thero, quyết định lấy ý kiến của các chuyên gia từ Dehradun để cứu cây này. Sau đó, các nhóm chuyên gia từ Viện Khoa học Nông nghiệp của trường Đại học Banaras Hindu (BHU) cũng được mời đến. Họ đã bắt đầu quá trình thử nghiệm đất , và sau tất cả những ứng dụng này, sở lâm nghiệp đã đưa ra một nhiệm vụ để cứu cây .

(tipitaka.net – July 6, 2014)

 

blank

Cây Bồ đề tại Sarnath, Ấn Độ

Photo: sarnathindia.com

 

PAKISTAN: Tượng ‘Đức Phật cấm thực’ bị hư hỏng trong khi lau chùi

 

Lahore, Pakistan – Viên ngọc quý của Bảo tàng Lahore – tác phẩm điêu khắc ‘Đức Phật Cấm thực’ – mang một vết hỏng mới, do một nỗ lực nghiệp dư muốn ‘sửa chữa’ một cánh tay của tượng, sau một rủi ro xảy ra trong khi lau chùi.

Tượng Phật này từ lâu đã bị thiếu mất 2 ngón trên bàn tay phải và một vết nứt trên chân trái. Vài năm trước vết nứt hở rộng trong khi nhân viên lau chùi tượng.

Các cuộc điều tra sau đó khẳng định rằng do ‘rủi ro’ này và do việc sửa chữa bất cẩn tiếp theo của những người tại phòng thí nghiệm của bảo tàng -với nỗ lực phục hồi của họ không vượt qua ứng dụng chất kết dính thông thường  - đã khiến cho tượng bị hỏng hơn là được phục hồi.

Vụ việc xảy ra tại Phòng Triển lãm Gandhara vào ngày 4-4-2012, theo nguồn tin của bảo tàng. Họ nói tượng đã được nhân viên phòng thí nghiệm của bảo tàng “sửa chữa” như một vật bình thường thay vì được xử lý bằng các phương pháp bảo tồn khoa học.

Tượng Đức Phật Cấm thực có niên đại từ thời Gandhara, do Đại tá H.A. Dean khai quật tại Sikri và được tặng cho Bảo tàng Lahore vào năm 1894.

(tipitaka.net – July 6, 2014)

blank

Tượng Đức Phật Cấm thực

Photo: Huntington Archive

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2016(Xem: 4846)
Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần đồng hành với dân tộc qua nhiều thời đại. Các Tăng sĩ Việt Nam đã từng thẩm thấu nỗi khổ của nhân dân dưới ách thống trị giặc ngoại xâm và đã hết lòng giúp vua giữ nước. Ở đây, chúng ta trở về những hình ảnh tiêu biểu Phật Giáo Đinh, Lê, Lý, Trần để thẩm định tinh thần đạo Phật trong vận mệnh đất nước lâm nguy. Tư tưởng và hành trạng các thiền sư giúp vua giữ nước, an dân là bài học cao quý. Chúng ta cần lắng lòng quán chiếu sâu sắc nỗi khổ của người dân trong hiện tại để có thái độ sống yêu thương và hiểu biết của người con Việt.
19/10/2016(Xem: 5617)
Dưới thời các chúa Nguyễn, Phật giáo ở Đàng Trong nói chung và ở Quảng Nam nói riêng rất phát triển. Hầu hết các chúa đều sùng kính đạo Phật, xem đó là chỗ dựa tinh thần trong sự nghiệp Nam tiến và lập quốc nên các chúa rất chăm lo phát triển Phật giáo, xây dựng nhiều chùa chiền, trọng đãi sư tăng, mở trai đàn, hội chùa, đồng thời tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt Phật giáo.
07/09/2016(Xem: 19956)
Vào năm 2003 khi thảo Vạn Hữu Trường Ca được nửa chừng, bèn nghĩ có lẽ dừng lại để sau này sẽ tiếp để đi vào Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trước, và mọi thể dạng mang sắc thái tình tự, dân tộc, quê hương, nhân sinh, mọi ngõ ngách cuộc đời và nhân thế, các sự kiện diễn ra, nghe tiếng kêu đồng loại,... đã hơn 34 năm qua, dĩ nhiên là văn vần, còn văn xuôi thì ít bởi ít khả năng vốn liếng thiên tư. Đến nay đã gần 1,700 bài khác nhau (một ngàn bảy trăm). Hai tuần trước chợt nhớ Vạn Hữu Trường Ca còn dang dở, dành vài ngày đi nốt và hoàn tất.
09/06/2016(Xem: 9379)
Tôi tới một miền quê, kề bên một trận địa vào một buổi chiều hoe nắng. Ở đây, cánh đồng loáng nước nằm dài vắng bóng người nông dân cần mẫn. Nhìn vào thôn xóm không một bóng người, khóm tre xơ xác, mái im lìm ! Qua một đêm, ngủ đỗ, sáng hôm sau trở dậy lên đường. Trong ánh nắng sớm mai, đố ai biết có gì đổi khác. Nhìn vào thôn xóm vẫn không một bóng người, vẫn khóm tre xơ xác, mái tranh im lìm. Nhưng giải đồng loáng nước chiều qua đã xanh rì ngọn mạ. Tôi nghĩ tới bóng trăng đêm trước, đến những đoàn người lũ lụt trở về đây, đến những bàn tay mềm mại cấy từng hàng mạ trên giải đồng rộng mênh mông. Trong lúc bom đạn cứ tơi bời trên các đô thành làng mạc, trong lúc chiến tranh cứ tiếp tục gieo rắc tang tóc và đổ nát thì ở đây, nguời dân ViệtNam thản nhiên gieo nguồn sống. Nhành lúa mới như một tuổi xuân vùng trổi dậy, tượng trưng cho sức sống mảnh liệt cho cả một dân tộc. (tác giả Thích Nhất Hạnh)
19/05/2016(Xem: 31165)
Bắt đầu từ ngày 06 tháng 4 năm 2016, cá biển tự nhiên và cá nuôi lồng bè của ngư dân ven biển chết hàng loạt, bắt nguồn từ khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh), lan xuống các tỉnh lân cận (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam-Đà Nẵng…) suốt dọc trên 200 cây số bờ biển. Ngay cả rạn san hô, “nhà ở” của các sinh vật dưới biển, cách bờ biển từ 1-6 hải lý, chạy dài từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh Quảng Bình, cũng đã bị phá hủy trong các đợt cá chết vừa qua; san hô chết, nhiều sinh vật biển chết theo (theo báo cáo ngày 06.5.2016 của chính quyền địa phương thôn Nhân Nam, xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).
17/05/2016(Xem: 12001)
Ngày Hoan Hỷ, Tập Văn Kỷ Niệm Khóa Huấn Luyện Trụ Trì năm Đinh Dậu 1957_HT Thích Thiện Hòa
05/02/2016(Xem: 7377)
Giới thiệu: Nhân dịp Xuân - Tết Cổ truyền Dân tộc, trân trọng giới thiệu bài viết Từ Quốc tộ đến bài thơ Thần như là món quà ghi nhớ lại nền lịch sử văn học Việt Nam nói chung và tư tưởng Triết học Phật giáo Việt Nam nói riêng trong các vấn đề về Quốc gia, Dân tộc trong bối cảnh: Phật giáo đã đóng góp gì cho Dân tộc và lịch sử Việt Nam?
19/01/2016(Xem: 6536)
Năm nay, 2016, đánh dấu 50 năm Phật Giáo Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ, tính từ năm 1966, khi mà Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đến Mỹ dạy tại Đại Học UCLA và ở lại luôn để truyền bá Phật Giáo Việt Nam tại đây. Vì vậy, Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân là vị sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ. Nhưng trước hết xin nhìn thoáng qua một chút về bối cảnh Phật Giáo Mỹ.
06/01/2016(Xem: 19492)
Có thể nói Phật giáo Việt Nam trong tình hình phát triển hiện nay tuyệt đại bộ phận do sự tác động mạnh mẽ của bảy dòng thiền chính, trong đó bốn dòng trực tiếp kế thừa các dòng thiền từ Trung Quốc và bốn dòng được phát sinh tại đất nước ta. Bốn dòng từ Trung Quốc, nếu dựa vào thứ tự truyền nhập vào Việt Nam là các dòng Bút Tháp của Viên Văn Chuyết Công (1590 – 1644), dòng Thập Tháp của Siêu Bạch Thọ Tông (1648–1728), dòng Quốc Ân của Nguyên Thiều Hoán Bích (1648–1728), cả ba dòng này đều thuộc phái Lâm Tế và dòng Hòe Nhai của Thủy Nguyệt thuộc phái Tào Động. Ba dòng còn lại thì đều xuất phát tại Việt Nam hoặc do kết hợp một dòng từ Trung Quốc như Bút Tháp với một dòng tồn tại lâu đời tại Việt Nam như Trúc Lâm, mà điển hình là dòng Long Động của thiền sư Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647–1726) hoặc do các vị thiền sư người Việt Nam hay Trung Quốc hành đạo tại Việt Nam xuất kệ thành lập dòng mới, cụ thể là các dòng thiền Chúc Thánh của thiền sư Minh Hải Pháp Bảo (1670–1746) và Thiên Thai
14/12/2015(Xem: 5468)
Kho báu cổ vật trong bảo tàng Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam Hơn 500 cổ vật Phật giáo, trong đó có hiện vật được đánh giá ngang tầm bảo vật quốc gia, đang được trưng bày tại Bảo tàng văn hóa Phật giáo ở Đà Nẵng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]