Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 2

16/02/202320:27(Xem: 3843)
Tuần 2
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 2 THÁNG 2, 2023)
 
Diệu Âm lược dịch

 

 

ĐÀI LOAN: Hội Phật giáo Từ Tế huy động nỗ lực cứu trợ cho những người sống sót sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

 

Hội Phật giáo Từ Tế của Đài Loan đã thành lập một trung tâm điều phối cứu trợ thiên tai tại chi nhánh ở Istanbul, tổ chức các hoạt động cứu trợ để đối phó với trận động đất kinh hoàng đã gây ra thiệt hại nặng nề về người ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria.

Ứng phó trong vòng vài giờ sau khi trận động đất đầu tiên được báo cáo vào ngày 6-2-2023, trụ sở toàn cầu của Tổ chức Phật giáo Từ Tế đã đưa ra lời kêu gọi quyên góp và bắt đầu chuẩn bị các nguồn cung cấp cần thiết khẩn cấp.

Hội Từ Tế thông báo, “Tại buổi cầu nguyện thường kỳ của tổ chức vào ngày 7-2, tình nguyện viên từ 23 quốc gia đã cùng với các Pháp sư, nhân viên và tình nguyện viên của trụ sở chính quyên góp quỹ và cầu nguyện cho những người sống sót sau trận động đất.”

 

Để hỗ trợ những người sống sót trong thời tiết lạnh giá của mùa đông, Hội Từ Tế đã chuẩn bị một khoản quyên góp ban đầu gồm 8,148 chiếc chăn sinh thái siêu dày (1, 358 hộp), được làm từ 100% chai PET tái chế. Những thứ này đã chính thức được trao cho Đại diện Muhammed Berdibek của Văn phòng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ tại Đài Bắc trong một buổi lễ vào ngày 9-2-2023.

Trong khi đó, một nhóm đánh giá cứu trợ đang chuẩn bị khởi hành đến Thổ Nhĩ Kỳ. Hội cũng đã hợp tác với Văn phòng Thương mại Thổ Nhĩ Kỳ ở Đài Bắc để nhận các khoản quyên góp bằng hiện vật để giúp đỡ những người sống sót sau trận động đất. 

(Buddhistdoor Global – February 10, 2023)

 

TinTuc_PGTG_2023-02-2-000
 
Tình nguyện viên Hội Từ Tế đóng gói chăn mền vào ngày 9-2 để chuyển đến những người sống sót sau trận động đất
TinTuc_PGTG_2023-02-2-001
 
Các tình nguyện viên Từ Tế chuẩn bị chăn cho những người sống sót sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 7-2
Photos: Hội Phật giáo Từ Tế

 

 

ẤN ĐỘ: 108 nhà sư Hàn Quốc bắt đầu cuộc hành hương đi bộ dài hơn 1,100 km

 

VARANASI, Uttar Pradesh - Ngày 11-2-2023, một nhóm gồm 108 nhà sư của Tông phái Tào Khê từ Hàn Quốc đã bắt đầu cuộc hành hương đi bộ dài hơn 1,100 km trong 43 ngày từ Sarnath để lần theo dấu chân và hành trình cuộc đời của Đức Phật ở Ấn Độ.

Cuộc hành hương đi bộ này sẽ kết thúc tại Shravasti sau khi đi qua Nepal. Chuyến hành hương cũng đánh dấu 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Ấn-Hàn.

Sự kiện sáng tạo nói trên được tổ chức với sự hợp tác chung của cả 2 nước nhằm tăng cường hơn nữa sự hợp tác và tình hữu nghị chung giữa 2 nước và tổ chức cầu nguyện cho hòa bình chung giữa 2 nước. Cuộc hành hương này bắt đầu bằng một buổi cầu nguyện tại bảo tháp Dhammek ở Sarnath, nơi Đức Phật đã thuyết giảng những bài pháp đầu tiên của Ngài.

Nhóm các nhà sư sẽ đi bộ dọc theo toàn bộ mạng mạch Phật giáo bao gồm Lâm Tì Ni, Nepal, nơi đản sinh của Đức Phật, đến Câu Thi Na, nơi Ngài nhập Niết Bàn.

Đơn vị tổ chức cuộc hành hương này là Hội Hành hương Ấn Độ  Sangwol.  

(indiatimes.com   - February 12, 2023)

 

TinTuc_PGTG_2023-02-2-002
Phái đoàn hành hương Tông phái Tào Khê tiến hành nghi lễ tại Seoul trước khi lên đường sang Ấn Độ
Photo: koreabizwire.comx
 
TinTuc_PGTG_2023-02-2-003 
Đoàn hành hương trên đất Ấn Độ
Photo: timesofindia.indiatimes.com
 

 

CỘNG HÒA KYRGYZSTAN: Tàn tích của một ngôi chùa Phật giáo nghìn năm tuổi sẽ được mở cửa cho công chúng

Phần còn lại được khai quật của một ngôi chùa Phật giáo cổ ở Kyrgyzstan sẽ mở cửa cho công chúng vào giữa tháng 9-2023 như một phần của di sản thế giới Krasnaya Rechka của UNESCO.

Từ năm 1940 đến năm 2000, các nhà khảo cổ khai quật ở Thung lũng Chui đã phát hiện ra các thị trấn và công trình kiến trúc hoành tráng có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 12 - phản ảnh truyền thống văn hóa và nghệ thuật của nhiều quốc gia và dân tộc, từ Byzantium ở phía tây đến Ấn Độ ở phía nam và Trung Hoa ở phía đông.

Ngôi chùa cổ Phật giáo được xây dựng cách đây hơn 1,000 năm này là ngôi chùa thứ hai được tìm thấy vào năm 2010 gần Krasnaya Rechka (Thành phố Navekat).

Trong số các công trình kiến trúc Phật giáo thời kỳ đầu thời trung cổ được khai quật ở Thung lũng Chui, ngôi chùa Phật giáo Navekat thứ hai (Krasnaya Rechka) nói trên là công trình kiến trúc duy nhất được bảo tồn tốt.

Valery Kolchenko, một nhà khảo cổ học địa phương, nói rằng ngôi chùa này là địa điểm duy nhất còn lại được làm hoàn toàn bằng đất sét. Nó chứa một pho tượng Phật nhập Niết bàn cao 36 foot, một phần của tượng được đặt trong một bảo tàng di sản của Nga ở St. Petersburg.

(Arkeonews – February 10, 2023)

TinTuc_PGTG_2023-02-2-004

Phần còn lại được khai quật của một ngôi chùa Phật giáo cổ ở Kyrgyzstan sẽ mở cửa cho công chúng vào giữa tháng 9 như một phần của di sản thế giới Krasnaya Rechka của UNESCO
 

CAM BỐT: Lễ hội Phật giáo Meak Bochea

Ngày 5-2-2023, hàng trăm nhà sư và tín đồ Phật giáo, quan chức chính phủ và sinh viên đã tổ chức lễ hội Meak Bochea tại Phnom Preah Reach-Trop – cố đô Oudong – với sự tham dự của ông Men Sam An, Bộ trưởng Quan hệ và Thanh tra Quốc hội-Thượng viện.

Meak Bochea, còn được quốc tế gọi là Magha Puja hay Ngày Đức Phật, được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng thứ ba theo lịch Khmer truyền thống. Đây là lễ kỷ niệm ngày Đức Phật tuyên bố thành lập Phật giáo ở Ấn Độ vào năm 588 trước Công nguyên, chỉ 9 tháng sau khi Ngài giác ngộ.

Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin phát biểu trên mạng xã hội rằng Meak Bochea là một lễ hội quan trọng trong Phật giáo, được tín đồ tổ chức hàng năm.

Hòa thượng Kou Sopheap của chùa Nikrothavorn (còn được gọi là Kol Toteung) đã tổ chức buổi lễ tại chùa ở làng Koh Krabei, xã Prek Thmei, huyện Chbar Ampov, Phnom Penh. Ông nói rằng tất cả mọi người nên đưa con cái của họ đi mừng lễ để bảo tồn truyền thống Phật giáo Khmer.

Bộ trưởng Bộ Giáo phái và Tôn giáo Seng Somony cho biết lễ hội này đóng một vai trò quan trọng trên toàn thế giới, bao gồm cả ở Cam Bốt, trong việc thực hành Phật giáo theo tinh thần hòa bình.

(Phnom Penh Post - February 8, 2023)

 

PAKISTAN: Dự án bảo tồn và thúc đẩy sự hiểu biết về di sản văn hóa của Phật giáo Gandhara

Vào ngày 10-2-2023, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đã ký thỏa thuận viện trợ không hoàn lại với Chính phủ Cộng hòa Hồi giáo Pakistan tại Islamabad để cung cấp khoản viện trợ không hoàn lại cho dự án cải tiến thiết bị trưng bày và bảo tồn Bảo tàng Taxila (số tiền tài trợ: 48.8 triệu Yen).

-Mục tiêu và Tóm tắt của dự án:

Bảo tàng Taxila nằm giữa tàn tích Phật giáo Gandhara cổ đại ở Taxila, Pakistan, một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận với nghệ thuật Gandhara có giá trị lịch sử và văn hóa to lớn.

Bảo tàng lưu giữ và trưng bày những cổ vật quý giá được khai quật tại khu vực này.

Hiện tại, chỉ có khoảng 30% tàn tích tại địa điểm này đã được khai quật và việc khai quật vẫn đang được tiến hành.

Tuy nhiên, mặc dù tỷ lệ này thấp, nhưng không có đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị để trưng bày số lượng tác phẩm khai quật ngày càng tăng trong bảo tàng, cũng như để ngăn những hiện vật này xuống cấp.

 

Dự án này nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về lịch sử và di sản văn hóa của Phật giáo Gandhara đối với du khách trong và ngoài nước, và sẽ làm như vậy bằng cách cung cấp cho Bảo tàng Taxila các thiết bị cần thiết để nâng cao năng lực bảo tồn và triển lãm các hiện vật lịch sử được khai quật từ tàn tích Gandhara.

Dự án này cũng nhằm mục đích làm phong phú thêm về giáo dục văn hóa cho thanh niên và tạo điều kiện bảo tồn văn hóa, qua đó đóng góp cho các mục tiêu phát triển bền vững và mục tiêu Thành phố và cộng đồng bền vững.

(jica.go.jp – February 13, 2023)

 TinTuc_PGTG_2023-02-2-005

Lễ ký kết giữa JICA và Pakistan về Dự án bảo tồn và thúc đẩy sự hiểu biết về di sản văn hóa của Phật giáo Gandhara
Photo: jica.go.jp

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12835)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
10/04/2013(Xem: 9393)
Sau 30 năm sinh hoạt Phật sự tại Đức, tôi ngồi tính sổ lại thời gian, nhân duyên, cơ hội cũng như những phạm trù khác để gởi đến quý Phật Tử xa gần, với những người lâu nay hằng hộ trì cho Phật pháp tại Đức nói riêng và các nơi khác tại Âu Châu cũng như trên thế giới nói chung với tinh thần của người con Phật và với tư cách là một Trưởng Tử của Như Lai.
10/04/2013(Xem: 5298)
Khi Koryeo đang chịu cảnh cực khổ vì quân Mông Cổ xâm lược Koryeo, người Koryeo đã khắc lẽ phải trên gỗ. Cứ khắc một chữ trên gỗ là người Koryeo đã cúi lạy ba lần. Hơn 50 triệu chữ và kiểu khắc chữ của toàn bộ các chữ đều giống nhau y như từ một người viết. Cũng không có chữ nào bị lỗi và bị bỏ sót. Đây chính là ‘Cao Ly Đại Tàng Kinh’. Nó là Đại Tàng Kinh cổ nhất hiện đang tồn tại trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 3897)
Chuyến hoằng pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan vào tháng 6 năm 2007 là một duyên lành, không chừng là lần cuối của Ngài, do tuổi hạc đã cao và một lịch trình sinh hoạt hằng năm ở khắp nơi trên thế giới đầy kín.
10/04/2013(Xem: 4038)
Thật là một đại hoan hỉ khi chúng tôi xin thưa với quý vị Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ trở lại Úc vào ngày 11 /06/2008 để thuyết pháp trong năm ngày tại Sydney
10/04/2013(Xem: 7704)
Cali Today News - Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nhà lãnh đạo tôn giáo và cũng là nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng nói: "Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện thì sức mạnh tinh thần và tâm linh của người Việt sẽ giúp họ tìm ra con đường tốt đẹp hơn cho Việt Nam" . Ngài đã nói như vậy khi "phái đoàn" của Nhật báo Việt Báo đến viếng thăm Ngài vào ngày 14 Tháng 9, 2006 tại Pasadena, California.
10/04/2013(Xem: 5599)
Mạc Tư Khoa, Nga – “Thi thể của Giáo trưởng Lạt ma Itigelov đã được khai quật vào ngày 10 tháng 9, năm 2002, trong khu nghĩa trang gần thành phố Ulan Ude (Liên Bang Nga). Lạt ma thị tịch và được an táng vào năm 1927, và việc khai quật này đã được thực hiện với sự hiện diện của thân nhân, viên chức, và chuyên gia.”
10/04/2013(Xem: 4586)
Có một nhà sư rất khiêm tốn, chỉ tự nhận là một người tu hành, một nhà sư Phật giáo mà thôi. Ngài tên là Tenzin Gyatso, sinh năm 1935. Nhưng người ta lại gán cho Ngài cái tước hiệu là Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIV, và Ngài đã nhận giải Nobel Hoà Bình vào tháng 9 năm 1989. Ngài rất yêu thương con người, nhân loại và dân tộc của Ngài.
10/04/2013(Xem: 4851)
Đêm Hy Mã Lạp Sơn vang lên tiếng chó sủa. Ánh sáng lập lòe bên kia sườn đồi. Dưới vòm trời sao, trên lối mòn tăm tối giữa những hàng thông, một nhóm người hành hương trong y phục tả tơi đang bước đi, miệng lẩm bẩm cầu kinh. Ngay trước lúc rạng đông, khi những đỉnh núi tuyết ở phía sau nhuộm màu hồng đậm, đám đông ở bên ngoài ngôi chùa Namgyal ba tầng ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, trở nên yên lặng.
10/04/2013(Xem: 8880)
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, tên thật là Tenzin Gyatso, là một nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Ngài chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 (Ất Hợi) trong một gia đình nông dân. Ngài được thừa nhận là Dalai Lama vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]