Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

10/06/201708:35(Xem: 12328)
Tuần 1

 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

(TUẦN THỨ 1 THÁNG 6, 2017)
                                        
Diệu Âm lược dịch
 

 

BAGLADESH: Tu viện Phật giáo Dhammarajika tổ chức các bữa ăn iftar cho người Hồi giáo

Tu viện Phật giáo Dhammarajika cung cấp bữa ăn iftar cho người Hồi giáo nghèo đói trong tháng lễ Ramadan linh thiêng.

Là một dấu hiệu của sự thân thiện và lòng từ bi, Tu viện Dhammarajika ở khu Basabo của thủ đô Dhaka đã cung cấp các bữa ăn iftar cho những người nghèo đói của cộng đồng này trong mỗi tháng lễ Ramadan kể từ năm 2013.

Được đề ra bởi Hòa thượng Suddhananda Mahathero, sáng kiến nổi bật này - một gương mẫu hiếm có – tái khẳng định tinh thần thế tục bất diệt của Bangladesh, sau khi đất nước này gần đây đã chứng kiến một số bất ổn về tôn giáo.

Trong mỗi buổi tối của tháng ăn chay linh thiêng, một hàng dài những người nghèo đứng chờ trước cổng Phật viện để nhận bữa iftar mà người Hồi giáo ăn sau ngày nhịn đói.

(Dhaka Tribune – June 2, 2017)

 2017-06-01-0000

2017-06-01-0001

Tu viện Phật giáo Dhammarajika cung cấp bữa ăn iftar cho người nghèo Hồi giáo trong tháng lễ Ramadan
Photos: Mahmud Hossain Opu

 

 

NGA: Thủ tướng Ấn Độ tặng ngôi chùa Phật giáo ở St. Petersburg bộ kinh Phật giáo Urga Kanjur quý hiếm

St. Petersburg, Nga – Ngày 2-6-2017, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tặng chùa Datsan Gunzchoinei ở St. Petersburg hơn 100 tập kinh Urga Kanjur.

Phiên bản Urga (Mông Cổ) này của kinh Phật giáo Tây Tạng Kanjur mãi tới năm 1955 mới được biết đến, khi giáo sư Raghi Vira mang đến Ấn Độ bộ kinh đầy đủ gồm 104 tập với một tập ghi danh mục. Ông đã được Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ tặng, như một bản hiếm có trong thư mục. 

Bản kinh Kanjur này đã được sửa đổi, biên tập và khắc bản gỗ từ năm 1908 đến 1920 dưới sự bảo trợ của vị Jibcumdampa cuối cùng của Mông Cổ. Nó được so sánh với phiên bản Đức Cách (của tộc Tạng Cam Tư) và 2 phiên bản tiếng Hán. Nó vẫn giữ theo thứ tự của kinh Tshal-pa Kanjur, vốn dựa trên bản danh mục cổ.

(ANI – June 2, 2017)

 2017-06-01-0002

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tặng chùa Datsan Gunzchoinei ở St. Petersburg bộ kinh Urga Kanjur
Photo: ANI

 

 

ẤN ĐỘ: Cảnh sát bắt giữ 2 kẻ đánh cắp pho tượng Phật 900 năm tuổi

Ngày 4-6-2017, Cảnh sát hình sự Delhi đã thu hồi một tượng Phật Pema Lingpa vốn bị đánh cắp từ một tu viện ở huyện Tawang của bang Arunachal Pradesh. Pho tượng bằng vàng này - cao 15,24 cm, có gắn một viên đá quý trên bàn tay – được cho là khoảng 900 năm tuổi, bị mất từ nhà của vị trưởng lạt ma.

Cảnh sát đã bắt giữ con rể cũ của vị lạt ma và bạn gái của anh ta khi cặp đôi này đang cố bán pho tượng trị giá khoảng 200,000 Rupees cho một khách hàng tại khu Majnu Ka Tilla.

Tượng Phật nói trên thường được cất kỹ tại nhà của vị trưởng lạt ma và trưng bày trước công chúng, đặc biệt là trong các sự kiện tôn giáo ở Arunachal Pradesh.

(TNN – June 6, 2017)

 2017-06-01-0003

Tượng Phật Pema Lingpa
Photo: TNN
 

BHUTAN: Công chúa Nhật Bản viếng bảo tàng và Phật viện ở Paro

Paro, Bhutan – Ngày 5-6-2017, Công chúa Mako của Nhật Bản đã viếng một tu viện Phật giáo và một bảo tàng quốc gia trong chuyến thăm vương quốc Bhutan ở vùng Hi Mã Lạp Sơn.

Mako, 25 tuổi, đã viếng Paro Dzong, một trung tâm hành chính và cũng là một tu viện Phật giáo. Công chúa cũng tham quan bảo tàng quốc gia mà cha mẹ cô (Hoàng tử Fumihito và Công nương Kiko) cũng như Thái tử Nahuhito đã từng viếng.

Công chúa Mako rất thích những mặt nạ truyền thống và những bức họa Phật giáo được trưng bày tại bảo tàng.

Trước đó trong cùng ngày, công chúa đã tham quan những nơi có liên quan đến Keiji Nishioka, chuyên gia nông nghiệp người Nhật đã quá cố, là người được gọi là “cha đẻ của nông nghiệp Bhutan”.

(Asahi Shimbun – June 6, 2017)

2017-06-01-00052017-06-01-0004

Công chúa Mako viếng tu viện và bảo tàng tại thị trấn Paro, Bhutan
Photos: Ayako Nakada

 

 

TRUNG QUỐC: Khám phá lại ngôi chùa Phật giáo thế kỷ thứ 4 bên dưới thành phố Thành Đô

Gần đây, các phế tích của chùa Fugan, một di tích Phật giáo nổi tiếng từ triều Đông Tấn (317 AD – 589 AD) đến triều Nam Tống (1127-1279) đã được tái khám phá bên dưới đường Shiye ở Thành Đô (Tứ Xuyên) bởi các nhà khảo cổ học.

Đến nay các vật tạo tác được tái khám phá bao gồm hơn 1,000 bia bằng đất sét khắc kinh Phật và hơn 500 tác phẩm khắc đá về Đức Phật và chư Bồ tát. Nhiều đồ gốm sứ gia dụng và các vật liệu xây dựng cũng đã được tìm thấy.

Các nhà khảo cổ đã khai quật khoảng 11,000 m2, vốn chỉ là một phần của khu chùa này khi nó còn hoạt động vào thời nhà Tùy và nhà Đường (581 AD – 907 AD).

Chùa Fugan là một ngôi chùa nổi tiếng trong số các chùa cổ từng phát triển mạnh trong thời kỳ thịnh vượng của nhà Đường, nhưng dần dần suy tàn trong những cuộc chiến của thời nhà Tống.  

(NewsNow – June 6, 2017)

2017-06-01-0006

 Các nhà khảo cổ đang làm việc tại khu di tích Chùa Fugan ở Thành Đô, Tứ Xuyên (Trung Quốc)
Photos: scmp.com

 

 
 
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới 

quadiacau_thegioi
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12828)
Hôm nay là ngày 20 tháng 6 năm 2001 nhằm ngày 29 tháng 4 nhuần năm Tân Tỵ, tôi chắp bút bắt đầu viết quyển sách thứ 32 nầy trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm nay. Hôm nay cũng là ngày rất đẹp trời. Vì mấy tháng nay, mặc dầu đã vào hạ; nhưng bầu trời vẫn vần vũ bóng mây, như dọa nạt thế nhân là ánh sáng của thái dương sẽ không bao giờ chan hòa đến quả địa cầu nầy nữa.
10/04/2013(Xem: 9393)
Sau 30 năm sinh hoạt Phật sự tại Đức, tôi ngồi tính sổ lại thời gian, nhân duyên, cơ hội cũng như những phạm trù khác để gởi đến quý Phật Tử xa gần, với những người lâu nay hằng hộ trì cho Phật pháp tại Đức nói riêng và các nơi khác tại Âu Châu cũng như trên thế giới nói chung với tinh thần của người con Phật và với tư cách là một Trưởng Tử của Như Lai.
10/04/2013(Xem: 5298)
Khi Koryeo đang chịu cảnh cực khổ vì quân Mông Cổ xâm lược Koryeo, người Koryeo đã khắc lẽ phải trên gỗ. Cứ khắc một chữ trên gỗ là người Koryeo đã cúi lạy ba lần. Hơn 50 triệu chữ và kiểu khắc chữ của toàn bộ các chữ đều giống nhau y như từ một người viết. Cũng không có chữ nào bị lỗi và bị bỏ sót. Đây chính là ‘Cao Ly Đại Tàng Kinh’. Nó là Đại Tàng Kinh cổ nhất hiện đang tồn tại trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 3896)
Chuyến hoằng pháp của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan vào tháng 6 năm 2007 là một duyên lành, không chừng là lần cuối của Ngài, do tuổi hạc đã cao và một lịch trình sinh hoạt hằng năm ở khắp nơi trên thế giới đầy kín.
10/04/2013(Xem: 4038)
Thật là một đại hoan hỉ khi chúng tôi xin thưa với quý vị Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ trở lại Úc vào ngày 11 /06/2008 để thuyết pháp trong năm ngày tại Sydney
10/04/2013(Xem: 7704)
Cali Today News - Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nhà lãnh đạo tôn giáo và cũng là nhà lãnh đạo lưu vong Tây Tạng nói: "Dân tộc Việt Nam rất anh hùng rất đáng kính trọng. Sau một thời gian khó khăn, khi mức sống của nhiều người được cải thiện thì sức mạnh tinh thần và tâm linh của người Việt sẽ giúp họ tìm ra con đường tốt đẹp hơn cho Việt Nam" . Ngài đã nói như vậy khi "phái đoàn" của Nhật báo Việt Báo đến viếng thăm Ngài vào ngày 14 Tháng 9, 2006 tại Pasadena, California.
10/04/2013(Xem: 5599)
Mạc Tư Khoa, Nga – “Thi thể của Giáo trưởng Lạt ma Itigelov đã được khai quật vào ngày 10 tháng 9, năm 2002, trong khu nghĩa trang gần thành phố Ulan Ude (Liên Bang Nga). Lạt ma thị tịch và được an táng vào năm 1927, và việc khai quật này đã được thực hiện với sự hiện diện của thân nhân, viên chức, và chuyên gia.”
10/04/2013(Xem: 4586)
Có một nhà sư rất khiêm tốn, chỉ tự nhận là một người tu hành, một nhà sư Phật giáo mà thôi. Ngài tên là Tenzin Gyatso, sinh năm 1935. Nhưng người ta lại gán cho Ngài cái tước hiệu là Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIV, và Ngài đã nhận giải Nobel Hoà Bình vào tháng 9 năm 1989. Ngài rất yêu thương con người, nhân loại và dân tộc của Ngài.
10/04/2013(Xem: 4851)
Đêm Hy Mã Lạp Sơn vang lên tiếng chó sủa. Ánh sáng lập lòe bên kia sườn đồi. Dưới vòm trời sao, trên lối mòn tăm tối giữa những hàng thông, một nhóm người hành hương trong y phục tả tơi đang bước đi, miệng lẩm bẩm cầu kinh. Ngay trước lúc rạng đông, khi những đỉnh núi tuyết ở phía sau nhuộm màu hồng đậm, đám đông ở bên ngoài ngôi chùa Namgyal ba tầng ở Dharamsala, miền Bắc Ấn Độ, trở nên yên lặng.
10/04/2013(Xem: 8880)
Đức Đạt Lai Lạt Ma 14, tên thật là Tenzin Gyatso, là một nhà lãnh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Ngài chào đời tại làng Taktser, vùng Đông Bắc Tây Tạng vào ngày 6 tháng 7 năm 1935 (Ất Hợi) trong một gia đình nông dân. Ngài được thừa nhận là Dalai Lama vào năm 2 tuổi theo truyền thống Tây Tạng như là hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]