Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

08/05/202111:42(Xem: 8005)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 1 THÁNG 5, 2021)
 
 Diệu Âm lược dịch

 

HOA KỲ: Phật tử Mỹ gốc Á tổ chức lễ tưởng niệm Phật giáo toàn quốc

Los Angeles, CA - Các nhà lãnh đạo Phật giáo người Mỹ gốc Á - bao gồm Duncan Ryuken Williams, Funie Hsu và Chenxing Han - đã tổ chức lễ tưởng niệm Phật giáo quốc gia đầu tiên để phản ứng bạo lực chống lại người châu Á.

Theo trang web của họ, sự kiện có tựa đề “Chúng ta Có thể Họp mặt: Lễ tưởng niệm Phật giáo Quốc gia dành cho Tổ tiên người Mỹ gốc Á” này mời gọi các Phật tử người Mỹ gốc Á và các đồng minh đến với nhau để “thương tiếc, hàn gắn và đổi mới”.

Dựa trên nghi thức để tang 49 ngày sau khi chết của Phật giáo, “Chúng ta Có thể Họp mặt” diễn ra vào ngày 4-5-2021, 49 ngày sau vụ xả súng ở Atlanta - nơi một tay súng đã sát hại 8 người, trong số đó có 6 người gốc Á.

Xuyên suốt sự kiện kéo dài 90 phút này, 49 nhà lãnh đạo Phật giáo người Mỹ gốc Á sẽ chủ trì các bài tụng và suy niệm để vinh danh những sinh mạng đã mất vì các hành động bạo lực chống lại người gốc Á tại Hoa Kỳ.

Buổi lễ được truyền trực tiếp từ Chùa Higashi Honganji ở Los Angeles vào thứ Ba, ngày 4-5 lúc 4 giờ chiều PT (7 giờ tối ET). 

(Big News Network - May 3, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-05-1-000

Poster lễ tưởng niệm Phật giáo toàn quốc “Chúng ta Có thể Họp mặt: Lễ tưởng niệm Phật giáo Quốc gia dành cho Tổ tiên người Mỹ gốc Á”
Minh họa: Rob Sato

 

 

CỘNG HÒA KALMYKIA (Liên bang Nga): Hội thảo quốc tế tại Kalmykia hợp nhất các học giả Phật giáo hàng đầu

Hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên mang tên “Giáo dục Phật giáo: Vấn đề và Quan điểm của Phát triển,” đã được tổ chức tại Cộng hòa Kalmykia từ ngày 28 đến 30-4-2021, với sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu của Nga và nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục Phật giáo.

Được tổ chức trực tiếp tại Trung tâm Khoa học Kalmyk của Viện Hàn lâm Khoa học Nga và trực tuyến thông qua diễn đàn Zoom, hội nghị đã đánh dấu kỷ niệm 15 năm thành lập tu viện trung tâm của Kalmyka, và kỷ niệm 25 năm thành lập tu viện Geden Sheddup Choikhorling - tu viện Phật giáo đầu tiên được thành lập sau khi tất cả các ngôi chùa và tu viện Phật giáo bị phá hủy trong thời kỳ tập thể hóa của Liên Xô và cuộc Đại thanh trừng của những năm 1930.

Diễn đàn được tổ chức bởi Tổ chức Giải cứu Tây Tạng (Moscow), Hiệp hội Phật giáo Kalmyk, tu viện trung tâm của Kalmykia, Trung tâm Khoa học Kalmyk và Đại học Nhà nước Kalmyk – B.B. Gorodovikov.

(Buddhistdoor Global – May 3, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-05-1-001

Hội thảo khoa học quốc tế đầu tiên mang tên “Giáo dục Phật giáo: Vấn đề và Quan điểm của Phát triển” tổ chức tại Cộng hòa Kalmykia
Photo: facebook.com

 

NHẬT BẢN: Ngôi chùa ở Kyoto thành lập ủy ban để mở chi nhánh trong không gian

Với sự hợp tác của một công ty phát triển vệ tinh, chùa Daigo-ji ở Kyoto đã thành lập một ủy ban để mở một chi nhánh trong không gian bằng cách lắp đặt các vật thể Phật giáo trên một vệ tinh dự kiến ​​được phóng lên vào năm 2023.

Chùa Daigo-jji cho biết ý tưởng này được đưa ra sau khi các thành viên của chùa bày tỏ nhu cầu cầu nguyện cho nền hòa bình và sự an toàn vượt qua ranh giới khu vực và quốc gia.

Chùa đã đặt tên cho ngôi chùa trong không gian là "Jotenin Gouun-ji"- kết hợp các thuật ngữ Phật giáo "go" và "un" có nghĩa là dòng chảy của một thời kỳ vĩ đại và các yếu tố hình thành sự tồn tại của con người.

Vệ tinh sẽ mang các vật tượng trưng cho Phật giáo - chẳng hạn như tranh, tượng Đức Phật - để phục vụ như một trung tâm tâm linh cho những người cầu nguyện trên Trái đất.

Chùa Daigo-ji cho biết đã tiến hành một nghi lễ Phật giáo để cầu nguyện cho hòa bình và an toàn trong vũ trụ lần đầu tiên vào tháng 2, và có kế hoạch tổ chức các dịch vụ như vậy theo định kỳ.
“Sau khi phóng, chúng tôi muốn truyền bá thế giới cầu nguyện qua vệ tinh, chẳng hạn như bằng cách tổ chức các buổi lễ Phật giáo trong khi xem các hình ảnh được gửi từ không gian”, một vị chức sắc của chùa cho biết.

(Big News Network - May 3, 2021)
TinTuc_PGTG_2021-05-1-002

Chùa Daigo-jji
Photo: The Kyoto Shimbun

 

 

ẤN ĐỘ: Sách mới cung cấp cái nhìn bưu chính học về câu chuyện của Đức Phật

Được xuất bản gần đây, cuốn sách của tác giả M. Lokeswara Rao tìm cách cung cấp cách kể lại độc đáo về Phật giáo và câu chuyện về Đức Phật thông qua tem bưu chính và các tài liệu bưu chính học (philatelic) khác. Với tựa đề “Phật giáo trên tem”, tập sách này được cho là giữ kỷ lục về các tài liệu bưu chính học nhiều nhất được sử dụng để thuật lại câu chuyện của Đức Phật Thích Ca.

Xem xét cách các tài liệu bưu chính học khác nhau tường thuật câu chuyện của Đức Phật Thích Ca, cuốn sách này bao gồm tem bưu chính tiêu chuẩn, tem khối, tem 3D, tem lụa, tem kết hợp, bìa tem ra ngày đầu tiên, tờ thu nhỏ, tờ lưu niệm, thẻ châm ngôn, bưu thiếp, bìa, tập sách nhỏ, bản lỗi, bản kiểm chứng - và hơn thế nữa, từ khắp nơi trên thế giới.

“Phật giáo trên tem” bao gồm 22 chương, trong số đó có những câu chuyện về các tiền thân của Đức Phật, cuộc đời của Đức Phật, các biểu tượng và vật dụng Phật giáo, tu viện và thánh địa Phật giáo, lễ hội Phật giáo v.v.

(Buddhistdoor Global – May 5, 2021)

TinTuc_PGTG_2021-05-1-003

TinTuc_PGTG_2021-05-1-004

TinTuc_PGTG_2021-05-1-005

“Phật giáo trên tem” của tác giả M. Lokeswara Rao
Photos:

 

HÀN QUỐC: Ấn Độ và Hàn Quốc củng cố mối quan hệ với món quà tượng Phật

Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ - một tổ chức tự trị trực thuộc chính phủ Ấn Độ - đã trao tặng một pho tượng Phật bằng đồng cho đại diện của Chùa Tongdo ở thành phố Yangsan, Hàn Quốc. Món quà này nhằm tăng cường sự kết nối giữa cộng đồng Phật giáo hai nước.

Lễ bàn giao diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Swami Vivekananda tại Đại sứ quán Ấn Độ ở Seoul vào ngày 30-4-2021, với sự hiện diện của Đại sứ Ấn Độ Sripriya Ranganathan, và Yeo Han-gu, thư ký của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, cùng với các nhà sư từ Chùa Tongdo ở tỉnh Gyeongsang Nam, và các vị khách khác.

Sau lễ trao tặng, pho tượng đã được chuyển vào chùa. Các vị chức sắc tại chùa đã lên kế hoạch cho một buổi lễ vào ngày 16-5 để chính thức tôn trí pho tượng nói trên. Vào ngày 19-5, là Ngày Phật Đản ở Hàn Quốc, pho tượng sẽ được công bố trước công chúng.

Công chúng cũng sẽ có thể xem trực tuyến pho tượng Phật này và các tác phẩm nghệ thuật và hiện vật khác - vốn ghi lại lịch sử của mối quan hệ Phật giáo Ấn Độ và Hàn Quốc - trong một cuộc triển lãm có tiêu đề “Bồ đề tâm: Truyền thống nghệ thuật Phật giáo đan xen từ Ấn Độ trên khắp châu Á”. Triển lãm do Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ quản lý và sẽ được khởi động cùng lúc với lễ lắp đặt bức tượng tại Chùa Tongdo vào ngày 16-5.

Buddhistdoor Global – May 7, 2021)

 

TinTuc_PGTG_2021-05-1-006TinTuc_PGTG_2021-05-1-007

Pho tượng Phật của Ấn Độ tặng Hàn Quốc tại lễ bàn giao (ảnh trên);
Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc (ảnh dưới)
Photos: koreatimes.co.kr

 



***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2011(Xem: 4363)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
09/01/2011(Xem: 7872)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
01/01/2011(Xem: 3748)
BAMIYAN, Afghanistan — Những hốc đá có thời chứa các tượng Phật Bamiyan khổng lồ giờ trống trãi trên mặt núi đá – một tiếng khóc thầm cho sự tàn phá dã man đối với thung lũng huyền thoại này và những quí vật một ngàn năm trăm năm tuổi, những tượng Phật đứng vĩ đại nhất một thời của thế giới.
30/12/2010(Xem: 4012)
Tứ Thư và Ngũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
25/12/2010(Xem: 9641)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 6403)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/12/2010(Xem: 6557)
Có những người tuy không hiểu biết nhiều về Phật Giáo nhưng lại có phần nào quen thuộc với giáo lý bất bạo động và từ bi của đao Phật, những người này thường hay lầm tưởng rằng giới Phật tử đều ăn chay. Họ có phần nào ngạc nhiên pha chút thất vọng khi khám phá ra rằng rất đông Phật tử ở cả phương Đông lẫn phương Tây vẫn thường ăn thịt (ăn mặn), cho dù không nhất thiết là tất cả Phật tử ai ai cũng ăn thịt như vậy.
03/12/2010(Xem: 4166)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle – cũng là ông thầy dậy học mình – nói về Ấn-Độ như là một dải đất mênh mông xa tít mù tắp tận chân trời, nên cảm thấy hứng thú phải đi chiếm lấy và để đem nền văn minh Hy-Lạp reo rắc cho các dân bản xứ.
28/11/2010(Xem: 5381)
Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học.
23/10/2010(Xem: 13706)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]