Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 4

05/01/202020:48(Xem: 9834)
Tuần 4
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 4 THÁNG 12, 2019)
 
Diệu Âm lược dịch
 

MÔNG CỔ: Quốc hội Mông Cổ phê chuẩn Lễ Phật Đản là một ngày công lễ

Ngày 20-12-2019, Quốc hội Mông Cổ đã phê chuẩn dự luật sửa đổi cho Luật về các ngày Công Lễ, được đệ trình bởi các thành viên nghị viện vào tháng 8 năm ngoái.

Bản sửa đổi tuyên bố Ngày Đức Phật hay ngày Đức Phật Cồ Đàm đản sinh, giác ngộ và nhập niết bàn là một ngày công lễ. Theo Phật lịch, lễ này nhằm ngày rằm của tháng hè đầu tiên. Vào năm 2020, Lễ Phật Đản sẽ là ngày 5-6 dương lịch. 

Trong cuộc thảo luận, các thành viên quốc hội chỉ ra rằng nên tổ chức Ngày Đức Phật như một ngày để khuyến khích lòng từ bi, sự đồng cảm và lòng tốt, và quảng bá tình yêu đối với mẹ thiên nhiên, cha mẹ và gia đình.

(AKIPRESS.COM – December 24, 2019)

2019-12-4-000
Phật tử Mông Cổ
Photo: AKIPRESS.COM

 

HÀN QUỐC: Phật tử tham gia lễ Giáng sinh

Tại một ngôi chùa ở Seoul, lễ Giáng sinh được Phật tử Hàn Quốc tổ chức sớm với một cây thông Giáng sinh đại diện cho tất cả tôn giáo.

Trước lễ Giáng sinh, cây thông Giáng sinh đã được thắp sáng vào ngày 20-12-2019 tại một buổi lễ do Tông phái Phật giáo Hàn Quốc Jogye tổ chức.

Lễ thắp sáng có sự tham gia của các vị lãnh đạo tôn giáo, bao gồm Hòa thượng Wonhaeng, sư trưởng Tông phái Jogye, Tổngthư ký Kim Young-jju của Hội đồng các Giáo hội Quốc gia và Giám mục Kim Hee-joong của Hội đồng Công giáo Hàn Quốc.

Trong buổi lễ, một ban hợp ca thiếu nhi từ chùa đã hát những bài thánh ca Giáng sinh.

Từ năm 2010, lễ thắp sáng cây thông đã được tổ chức vào mỗi dịp Giáng sinh tại chùa này như một biểu tượng hòa hợp giữa các tôn giáo khác nhau ở Hàn Quốc

(KBS WORLD – December 24, 2019)

2019-12-4-001

Ban hợp ca thiếu nhi từ chùa của Tông phái Jogye hát những bài thánh ca Giáng sinh trong lễ thắp sáng cây thông Giáng sinh
Photo: Yonhap News 

 

HOA KỲ: Bức tranh Phật giáo Cao Ly quý hiếm tại Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland

Viện Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland đã công bố những vụ mua lại mới cho bộ sưu tập thường trực của viện, bao gồm một bức tranh Phật giáo Cao Ly quý hiếm.  

Bảo tàng này đã mua được bức Đệ Tứ Điện Diêm Vương từ một loạt các bức tranh mô tả 10 vị diêm vương. Các bức tranh cuộn với chủ đề Phật giáo này đã đạt đến đỉnh cao của thành tựu trong thời Goryeo (918-1392) ở Cao Ly.

Chỉ có khoảng 160 tranh từ thời Gyryeo, và rất ít tranh trong số này xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ và Âu châu trong 25 năm qua. Trước khi về bảo tàng Cleveland, tranh Đệ Tứ Điện Diêm Vương từng được trưng bày tại các tổ chức uy tín như Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.

(news5cleveland.com – December 26, 2019)

 2019-12-4-002

Bức tranh Đệ Tứ Điện Diêm Vương của Phật giáo Cao Ly
Photo: Howard Agriesti

 

NHẬT BẢN: Quét bụi tượng Đại Phật tại chùa Nanzoin

Ngày 26-12-2019 tại thị trấn Sasaguri ở tỉnh Fukuoka, những người thờ cúng dùng các cành tre để quét bụi một tượng Phật khổng lồ trong một sự kiện cuối năm thường niên tại chùa Nanzoin.

Là điểm thu hút tại địa phương, pho tượng dài 41 m, cao 11 m và nặng 300 tấn nói trên là một trong những tượng Phật nằm bằng đồng lớn nhất thế giới.

Tượng được xây vào năm 1995 để lưu giữ tro cốt của Đức Phật. Một tổ chức Phật giáo ở Miến Điện đã tặng tro cốt này cho chùa Nanzoin để bày tỏ sự cảm kích về việc chùa đã gởi vật phẩm tặng trẻ em tại Miến Điện và Nepal.

(The Mainichi – December 26, 2019)

2019-12-4-003

Phật tử quét bụi tượng Đại Phật tại chùa Nanzoin, Nhật Bản

Photo: Toyokazu Tsumura

 

CỘNG HÒA TUVA (Liên bang Nga): Kamby Lạt ma thứ 8 đăng quang để lãnh đạo Tăng đoàn Phật giáo tại Tuva

Kyzyl, Tuva - Kamby Lạt ma thứ 8, tăng sĩ cao cấp nhất ở Cộng hòa Tuva, đă đăng quang vào ngày 19-12-2019 tại Nhà nghệ thuật Dân gian của Bộ Văn hóa ở thủ đô Kyzyl.

Jampel Lodoy, sư trụ trì của ngôi chùa huyền thoại Ustuu-Khuree, đã được bầu làm Lạt ma tối cao của nước cộng hòa Tuva vào ngày 29-11 tại chùa Tsechenling. Đây là lần thứ hai ông giữ vị trí cao nhất nói trên.

Lễ đăng quang có sự tham dự của các nhà lãnh đạo chính trị của Tuva, các đại diện của Giáo hội Chính thống Nga (Kitô giáo), hội pháp sư, các lạt ma đến từ Mông Cổ láng giềng, và các tín đồ Phật giáo từ khắp Tuva.

Năm 1997, tổ chức của Lạt ma Kamby được hồi sinh là cơ quan tôn giáo cao nhất ở Tuva. Lạt ma tối cao của nước cộng hòa Phật giáo này được bầu trên cơ sở dân chủ với nhiệm kỳ 5 năm.

(Buddhistdoor Global – December 27, 2019)

2019-12-4-004

Kamby Lạt ma thứ 8, Jampel Lodoy
2019-12-4-005
Sholban Kara-ool, chủ tịch nước Tuva, đọc diễn văn tại lễ đăng quang của Kamby Lạt ma thứ 8
 
 2019-12-4-006
Ông Sholban Kara-ool và Kamby Lạt ma thứ 8 trong lễ đăng quang
Photos: savetibet.ru
 
Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/01/2011(Xem: 4422)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
09/01/2011(Xem: 7978)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
01/01/2011(Xem: 3785)
BAMIYAN, Afghanistan — Những hốc đá có thời chứa các tượng Phật Bamiyan khổng lồ giờ trống trãi trên mặt núi đá – một tiếng khóc thầm cho sự tàn phá dã man đối với thung lũng huyền thoại này và những quí vật một ngàn năm trăm năm tuổi, những tượng Phật đứng vĩ đại nhất một thời của thế giới.
30/12/2010(Xem: 4064)
Tứ Thư và Ngũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
25/12/2010(Xem: 9760)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 6507)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/12/2010(Xem: 6646)
Có những người tuy không hiểu biết nhiều về Phật Giáo nhưng lại có phần nào quen thuộc với giáo lý bất bạo động và từ bi của đao Phật, những người này thường hay lầm tưởng rằng giới Phật tử đều ăn chay. Họ có phần nào ngạc nhiên pha chút thất vọng khi khám phá ra rằng rất đông Phật tử ở cả phương Đông lẫn phương Tây vẫn thường ăn thịt (ăn mặn), cho dù không nhất thiết là tất cả Phật tử ai ai cũng ăn thịt như vậy.
03/12/2010(Xem: 4218)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle – cũng là ông thầy dậy học mình – nói về Ấn-Độ như là một dải đất mênh mông xa tít mù tắp tận chân trời, nên cảm thấy hứng thú phải đi chiếm lấy và để đem nền văn minh Hy-Lạp reo rắc cho các dân bản xứ.
28/11/2010(Xem: 5436)
Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học.
23/10/2010(Xem: 13874)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]