Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bhumibol Adulyades, một ông vua Phật tử

23/05/201316:06(Xem: 14824)
Bhumibol Adulyades, một ông vua Phật tử


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---

BHUMIBOL ADULYADEJ,
MỘT ÔNG VUA PHẬT TỬ

Lễ kỷ niệm 50 năm (1946 - 1996) lên ngôi của Vua Bhumibol đã tạo cho vương quốc Thái Lan có cơ hội để tổ chức một lễ hội lớn nhất chưa từng xảy ra trong lịch sử của nước này. Vào đúng ngày mùng 9/6/1996, Vua Bhumibol Adulyadej (Rama IX) đã trở thành vị vua đầu tiên của Thái Lan tại vị được 50 năm và cũng là người ở ngôi lâu nhất trong lịch sử của thế giới. 

Các lễ hội của Hoàng gia, quốc gia và tôn giáo được tổ chức kỷ niệm kéo dài từ đầu năm 1995 đến cuối năm 1996. Chính phủ Thái Lan đã thành lập một ủy ban tổ chức lễ kỷ niệm này, đứng đầu là Thủ tướng chính phủ, người lập kế hoạch và giám sát mọi hoạt động khác nhau được tổ chức bởi nhiều ban ngành, thành phần trong xã hội vào dịp lễ này. Tất cả những chương trình lễ hội phải được thực hiện đầy đủ và đúng theo ý của Vua để không phung phí tiền bạc mà nó có thể mang lại lợi ích và an vui cho nhân dân Thái. 

Chương trình diễn ra trong lễ hôlịch sử này gồm có: treo cờ quốc gia ở mọi nhà, mọi đường xá và trang trí đèn ở các thành phố chính; các nhà hát kịch diễn lại các vỡ tuồng cổ, truyền thống; triển lãm tranh, ảnh về Hoàng gia và Phật giáo (PG), đặc biệt trong lễ này có thỉnh xá lợi của Phật từ Ấn Độ về cho nhân dân chiêm ngưỡng; ấn hành sách vở, tem, tiền đồng về hoàng gia; tổ chức thi viết văn và thơ ca về đức vua; Hoàng gia tiến hành ân xá cho tù nhân; ban cấp bậc và tổ chức cúng dường cho tu sĩ PG; tổ chức những đoàn diễu hành bằng xà lan trên sông Chao Praya; xây dựng một công viên công cộng tại tỉnh Nonthabun; tổ chức trồng rừng, tổ chức phát triển những dự án khác v.v... 

ĐÔI NÉT VỀ VUA BHUMIBOL ADULYADEJ:

Vua sinh ngày thứ hai 5/12/1927 tại bệnh viện Mount Auburn ở bang Masshachusetts, Hoa Kỳ. Ngài là con út của Hoàng tử Mahidol và bà Sanwalya và là cháu trực hệ của vua Chulalongkorn (Rama V). Ngài có một chị gái là Công chúa Galayani Vadhana và một anh trai là vua Ananda Mahidol (Rama VIII). 

Sau khi tốt nghiệp khoa y ở Đại học Harvard, Hoàng tử Ananda trở về Thái Lan và qua đời sau hai năm làm vua. Lúc đó gia đình vua dời từ Hoa Kỳ sang Thụy Sĩ, nơi này vua tiếp tục học trung học và Đại học tại trường Ecole Nouvelle de la Suisee Romande và đậu văn bằng Cử nhân văn chương tại trường Gymase Classique Cantonal. Sau đó ông tiếp tục theo học khoa Luật và khoa học chính trị tại đại học Lausanme, tuy nhiên cái chết đột ngột của người anh trai, tức vua Ananda ở Bangkok đã làm thay đổi cuộc đời của ông, vì hoàng gia đã chọn ông là người kế vị. 

Sau khi lên ngôi vào ngày 9/6/1946, ông trở lại Thụy sĩ để hoàn tất chương trình học vấn của mình. Năm 1950 ông trở về Thái Lan và bắt đầu với cương vị là quốc vương của nhân dân Thái Lan . 

Vua Bhumibol kết hôn với Rajawongse Sirikit (con gái của một vị bộ trưởng Thái Lan) vào ngày 28/4/1950 và học có bốn người con : Công chúa Ubol Ratana sinh năm 1951, Hoàng tử Maha Vajiralongkorn (sinh năm 1952, từng đến thăm Việt Nam vào năm 1992), Công chúa Chakri Sarindhorn (sinh năm 1955, đã viếng thăm Việt Nam vào năm 1993) và Công chúa Chulabhorn, sinh ngày 4/7/1957. 

ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO

Hiến pháp của Thái Lan (xưa và nay) quy định rằng quốc vương phải là một Phật tử và là người ủng hộ các tôn giáo trong nước. Vua Bhumibol đã hoàn thành nghĩa vụ này qua việc quan tâm và khuyến khích bảo vệ tất cả những truyền thống tín ngưỡng của dân tộc Thái. Riêng bản thân, vào ngày 22/10/1956 (PL 2500), Bhumidol đã cử hành lễ xuất gia tại chùa Benchamabopotr và được vua sãi Thái Lan là Trưởng lão Somdech Phra Vanarat truyền giới cụ túc và vua đã trở thành môt tỳ kheo với đạo hiệu là Bhumibalo. Sau khi thọ đại giới, ngài đến trụ trì chùa Emerald Buddha. Hết hạn 15 ngày, vua xả giới hoàn tục và trở lại với cương vị của mình. 

Trước đó, vì muốn phát triển nền giáo dục PG, sau khi lên ngôi vua đã cho xây dựng hai trường Đại học PG dành riêng cho giới tu sĩ theo học, một trong hai ngôi trường này là đại học Mahachulalongkorn tại Bangkok, quy tựu hàng ngàn tu sĩ trên khắp Thái Lan về học và cho đến ngày nay, đức vua vẫn là người tài trợ chính cho trường này. Năm 1951, vua ủng hộ xây dựng bệnh viện PG ở ngoại ô Bangkok dành riêng cho tu sĩ Phật giáo đến chữa bệnh miễn phí. Năm 1952, vua chủ trương và ủng hộ tài chánh để ấn hành Đại Tạng Kinh tiếng Thái gồm 250 quyển (bộ Đại Tạng này được vua Ananda khởi xướng phiên dịch từ Tạng Pàli ra tiếng Thái từ đầu năm 1946). và gần đây (1987) vua cũng là nhà tài trợ chính cho Trung tâm tin học của đại học Mahidol thực hiện bộ đĩa CD-ROM về Tam Tạng Thánh Điển PG, (đã giới thiệu công trình này trên báo GN số 13, ra ngày 29/6/1996). 

Nhìn chung, vua Bhumibol là một ông vua hộ pháp, ông khởi xướng và ủng hộ cho nhiều công trình lớn của Phật giáo Thái. Trong đời sống tâm linh, vua thọ trì pháp môn Thập Thiện Nghiệp Đạo và hàng ngày cùng với Hoàng hậu lễ Phật và tụng kinh trong điện Phật tại hoàng cung. 

ĐỐI VỚI DÂN TỘC

Trong ngày lên ngôi, Vua Bhumibol đã long trọng tuyên thệ rằng "Sẽ trị vì và dẫn dắt nhân dân Thái theo đường lối của PG ngỏ hầu mang lại hạnh phúc và lợi lạc cho họ". Từ ngày ấy đến nay, ông chưa bao giờ xao lãng với lời thề nguyện này. 

Trong cách cư xử, ông xem mọi người đều như nhau, từ giai cấp thượng lưu, quan chức nhà nước cho đến thứ dân cũng đều như vậy. Mối quan tâm của ông không có sự phân biệt giữa người này và người khác, tất cả đều bình đẳng. Ông tự xem mình là một người phục vụ cho dân tộc Thái, ông thường xuyên viếng thăm các tỉnh, thành của Thái Lan, kể cả những vùng xa xôi hẻo lánh nhất. Những cuộc viếng thăm như thế ông tiếp cận, tìm hiểu thực tế nhắc nhở người dân ăn hiền ở lành, nâng cao đời sống qua siêng năng làm việc, bảo vệ môi trường và giữ gìn sức khỏe. 

Sức khỏe và an sinh của người dân luôn là mối quan tâm hàng đầu của ông. Để đảm bảo được sức khỏe của dân chúng ông đã cho xây dựng trạm y tế khắp nơi trên đất Thái. Ông cũng thành lập một ngân quỹ để tài trợ cho những nhóm nghiên cứu khoa học và y học. 

Nhiều dự án (2000) đã đề xướng và thực hiện hoàn thành dưới sự lãnh đạo của ông. Những dự án của ông luôn luôn liên quan đến cãi cách nông nghiệp, y tế, giáo dục, xã hội, văn hóa và tôn giáo. Nơi nào không có ngân quỹ lập tức được ngài huy động qua ngân sách của quốc gia hay kêu gọi các tổ chức từ thiện hoặc từ nguồn tài chính của riêng ngài. 

Vua Bhumibol luôn duy trì và tiếp xúc với giới thanh niên và thường quan tâm đến việc học của họ. Ngài đóng góp một ngân quỹ rất lớn để thành lập một tổ chức cấp phát học bổng cho học sinh, sinh viên trong và ngoài nước. Ông cũng tổ chức xây dựng trường học ở các vùng ven, vùng sâu để cho trẻ em có nơi học hành. Qua sự đóng góp khích lệ của ông, giới trẻ quốc gia này đã phát triển theo chiều hướng tốt và trở thành những công dân gương mẫu sau này. 

Về đời sống riêng tư, Vua Bhumibol được xem là một nhà nhiếp ảnh, một thủy thủ, một họa sĩ và một nhà soạn nhạc giỏi. Kỷ năng đua thuyền bưồm của ông cũng được khẳng định với huy chương vàng tại kỳ Sea Games năm 1967. Trong khi những bài hát được ông soạn đã trở thành những bài hát nổi tiếng và phổ biến trong nhân dân. Tài năng chơi nhạc và soạn nhạc của vua đã được thừa nhận khi viện nhạc kịch nổi tiếng của nước Áo thu nhận ông làm hội viên vào năm 1964 và đã khắc danh hiệu của ông trên phiến đá kỷ niệm của tổ chức này như là một hội viên danh dự thứ 21, ông là người Á châu duy nhất được vinh hạnh này. Và trong một dịp khác, khi viếng thăm Hoa Kỳ, ông đã được mời chơi nhạc cùng với nghệ sĩ lừng danh Benny Goodman. 

Mặc dù Đức vua đã tìm thấy nềm vui trong thú giải trí của mình, nhưng ông vẫn dành nhiều thời gian để phục vụ nhân dân Thái. Vì ông nghĩ rằng người dân cần ông nhiều hơn và họ muốn ông trị vì lâu hơn. Quan điểm sống hy sinh và tận tụy với nhân dân của ông đã khiến cho ông trở thành một vị vua anh minh của dân tộc Thái. 

Theo "50 years of Reign và tạp chí Today (1995-1996)". Tài liệu này do ông Phó Tổng Lãnh Sự Thái tại TP. HCM cung cấp. Nhân đây chúng tôi xin thành thật cảm ơn ông Nimit Prathomvarl.

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 10151)
Nhằm mục đích giúp cho những bệnh nhân vào thời kỳ cuối của bệnh ung thư sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời một cách thanh thản, bình yên về mặt tinh thần cũng như tâm linh trên phương diện y tế được đón nhận sự chăm sóc một cách toàn diện về thân thể, tâm lý và xã hội. Vào ngày 8 tháng 8 năm 1996 Bệnh Viện Đa Khoa Từ Tế Phật Giáo ở Hoa Liên Đài Loan đã thành lập "AN NINH LIỆU HỘ BỆNH PHÒNG"chuyên môn chăm sóc những bệnh nhân thời kỳ cuối của bệnh ung thư và được Ni Sư Chứng Nghiêm (người sáng lập Hội Từ Tế) đặt tên là "Tâm Liên Bệnh Phòng".
10/04/2013(Xem: 8753)
Ngài Huyền Trang là Cao Tăng đời nhà Đường. Ngài phụng mệnh Đường Thái Tông sang Ấn Độ thỉnh Kinh. Hành trình trên 10 năm thỉnh về hơn 650 bộ Kinh. Sau đó, Ngài đã cùng đệ tử dịch ra Hán Văn được 75 bộ gồm 1335 quyển. Đối với sự phát triển của Phật Giáo Trung Quốc. Ngài là một người có công rất lớn.
10/04/2013(Xem: 4388)
Vùng đất hiện nay được gọi là Mông Cổ cho mãi đến thế kỷ XIII mới có được lịch sử theo tư liệu văn bản. Vào khoảng thế kỷ IX-X, bộ lạc Khiết Đan (Kidans), một bộ lạc nói tiếng Mông Cổ, thành lập nước Đại Liêu ở miền Bắc Trung Quốc. Đến thế kỷ XI-XII, tất cả các bộ lạc Mông bước vào lịch sử được biết dưới các tên Nguyên Mông, Tartar, Kerait và Jalair; họ thường gây hấn và chém giết lẫn nhau cho đến khi một lạc trưởng tên Temudjin chinh phục và thống nhất tất cả, đặt tên chung là Mongol và tự xưng là Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan).
10/04/2013(Xem: 4613)
Nhân một thiện duyên, chúng tôi đọc thấy một tài liệu ngắn giới thiệu một chương trình thu tập các tư liệu gồm các thủ bản và mộc bản quý hiếm đánh dấu sự hiện hữu của Phật giáo tại Mông Cổ từ khi đất nước này bắt đầu có sử liệu vào khoảng thế kỷ XIII. Đây là một lĩnh vực chúng tôi chưa học hiểu đến, nhưng cảm thấy tài liệu này có giá trị sử học và nghiên cứu, nhất là hiện tại còn rất ít thông tin về nền Phật giáo tại Mông Cổ, cho nên cố gắng lược dẫn tài liệu này để cống hiến độc giả NSGN và những ai quan tâm đến sự phát triển của Phật giáo trên thế giới.
10/04/2013(Xem: 5512)
Nhật báo Orange County Register hôm chủ nhật 19-1-2003 đã bắt đầu đăng phần thứ nhất trong loạt bài 4 kỳ về một tu sĩ trẻ Việt Nam -- 16 tuổi -- đang tu học trong 1 Phật học viện ở Ấn Ðộ của Phật Giáo Tây Tạng.
10/04/2013(Xem: 4775)
Trên tay tôi là 2 cuốn sách, một cuốn là Phật Giáo Khắp Thế Giới (Buddhism throughout the World) của tác giả Thích Nguyên Tạng, xuất bản lần thứ nhất năm 2001 tại Australia và cuốn kia là Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới của Thiền Sư Định Lực và Cư sĩ Nhất Tâm, do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Thông Tin in xong vào tháng 1 năm 2003 mà tôi vừa mới mua.
10/04/2013(Xem: 9837)
Quyển “Phật Giáo Việt Nam và Thế Giới” (PGVNvTG) của Thiền sư [sic] Định Lực và Cư sĩ [sic] Nhất Tâm biên soạn [sic], được NXB Văn Hoá Thông Tin cấp giấy phép số 1715/XB-QLXB của Cục Xuất Bản ngày 11-12-2001, có mặt trên thị trường sách khoảng giữa năm 2003. Sách dày 632 trang, khổ 16x24 cm, được in trên giấy couche, bìa cứng, rất sang trọng. Sách được xuất bản theo dạng “đội mủ” của quyển “Tôn Giáo và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại,”
10/04/2013(Xem: 4919)
Cuối tháng 3 năm 2004, tại TP Hồ Chí Minh diễn ra một hội sách mang tính quốc tế với sự góp mặt của hầu hết các nhà xuất bản trong nước cũng như một số nhà xuất bản uy tín nước ngoài. Có thể thấy ngay được những cố gắng của nhà nước trong quản lý văn hóa, nhằm tôn vinh giá trị của văn hóa đọc, một kỹ năng luôn cần cho con người trong quá trình phát triển ở mọi thời đại. Ðiều này cũng nằm trong chủ trương xây dựng một nền văn hóa hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc mà nhà nước đã và đang cổ súy.
09/04/2013(Xem: 22682)
Ngày nay, căn cứ các tài liệu (1) và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.
09/04/2013(Xem: 18567)
Năm 1957, chúng tôi tu học tại cao đẳng Phật học viện Srisumana Vidyalaya, đồng thời theo học trường Srisumana College, tỉnh Ratnapura, nước Srilanka. Theo Phật lịch thì năm 1957 là đúng 2500 năm tính theo tuổi thọ 5000 năm giáo pháp của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni. Chánh phủ Ấn Độ lần đầu tiên mở cửa cho các hành Phật tử trên thế giới được đến hành hương bốn thánh địa và những địa danh Phật tích chỉ trả nửa giá tiền trong các tuyến đường xe lửa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]