Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Hội Liên Hữu PG Thế Giới lần 21 tại Thái Lan.

23/05/201312:04(Xem: 17197)
Đại Hội Liên Hữu PG Thế Giới lần 21 tại Thái Lan.


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---

Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới lần 21 tại Thái Lan

Hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử thuộc nhiều tông phái Nam và Bắc Tông của 40 quốc gia khác nhau trên thế giới đã đến thủ đô Bangkok, Thái Lan để tham dự Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists - WFB) lần thứ hai mươi mốt, từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 12 năm 2000. Đại hội lần này lấy chủ đề là "Phật giáo và#224;n cầu hóa" (Buddhism and Globalization). Đại hội kỳ này do Hoàng Gia Thái và Chính quyền Thái Lan bảo trợ.

Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (WFB) được thành lập vào ngày 25 tháng 5 năm 1950 tại Tích Lan với 5 chủ trương như sau: 1) Khuyến khích hội viên học và tu theo lời Phật dạy; 2) Siết chặt tình hữu nghị, đoàn kết và thống nhất giữa các quốc gia Phật giáo; 3) Đẩy mạnh công tác truyền bá giáo lý mầu nhiệm của Phật; 4) Tổ chức và đưa các hoạt động Phật sự vào trong các lĩnh vực như xã hội, giáo dục, văn hóa; 5) Mang lại hòa bình, an lạc và hạnh phúc đến cho hành tinh này và sẵn sàng liên kết với những tổ chức khác có cùng đường hướng. (1. To Promote among the members strict observance and practice of the teachings of the Buddha; 2. To secure unity, solidarity and brotherhood among Buddhists; 3. To propagate the sublime doctrine of the Buddha; 4. To organize and carry on activities in the field of social, educational and cultural; 5. To work for happiness, harmony and peace on earth and to collaborate with other organizations working for the same ends.)

Để đạt được mục đích trên, WFB đã cho thành lập nhiều chi nhánh trên khắp thế giới và một Hội đồng trị sự gồm các tiểu bang như : Ban Giáo dục, In ấn và Nghệ thuật, Ban Hoằng pháp, Ban Từ thiện, Ban Đoàn kết, Ban Tài chánh… Trong 30 năm hoạt động, với sự bảo trợ và ủng hộ nhiệt thành của các chính phủ Tích Lan, Miến Điện ,Thái Lan, Nepan, AᮠĐộ, Nhật Bản, Lào, Campuchia….từ 27 chi nhánh ban đầu đã phát triển lên đến 135 chi nhánh của 40 quốc gia trên khắp các châu lục. Năm 1970, Hội đã được UNESCO (1) thừa nhận là một tổ chức phi chính phủ, từ đó Hội là thành viên thường trực trong ban cố vấn cho UNESCO trong vấn đề giáo dục, văn hóa, xã hội theo quan điểm của Phật giáo.

Về Trụ sở Trung ương được đặt tại Tích Lan từ năm 1950 đến 1958, sau đó được dời qua Miến Điện, sau sáu năm (1958-1963) đặt tại Miến Điện, trụ sở một lần nữa lại chuyển qua thủ đô Bangkok, Thái Lan cho đến ngày hôm nay (2).

Chủ trương của Hiệp hội là hai năm tổ chức đại hội một lần. Đại hội lần thứ nhất tổ chức tại Colombo, Tích Lan (1950), lần thứ 2 tại Tokyo, Nhật Bản (1952); lần thứ 3 tại Yangon, Miến Điện; lần thứ 4 tại Kathmandu, Nepan (1956); lần thứ 4 tại Bangkok, Thái Lan (1958); lần thứ 6 tại Phnom Penh, Campuchia (1961); lần thứ 7 tại Sarnath, Ấn Độ (1993); lần thứ 8 tại Chiangmai, Thái Lan (1966); lần thứ 9 tại Kuala Lumpur, Mã Lai (1969); lần thứ 10 tại Colombo, Tích Lan (1972); lần thứ 11 tại Bangkok, Thái Lan (1976); lần thứ 12 tại Tokyo, Nhật Bản (1978); lần thứ 13 tại Bangkok, Thái Lan (1980); lần thứ 14 tại Colombo, Tích Lan (1984); lần thứ 15 tại Kathmandu, Nepan (1986); lần thứ 16 tại Los Angeles, Hoa Kỳ (1988); lần thứ 17 tại Seoul, Triều Tiên (1990); lần thứ 18 tại Taipei Kaoshiung, Đài loan (1992); lần thứ 19 tại Bangkok, Thái Lan (1994); Đại hội lần thứ 20 lúc ấy dự tính nhóm tại Tích Lan vào 1996, sau đó được dời qua Nam Triều Tiên, nhưng do biến cố chính trị của hai quốc gia này, nên đến năm 1998 đại hội mới được triệu tập tại Wollongong, New South Wales, Úc Đại Lợi (1998).

Vị khai sáng và làm chủ tịch đầu tiên của hội này là Tiến sĩ G. P. Malalasekera, người Tích Lan (1950-1958); Các vị kế nhiệm là Cư sĩ U Chan Htoon, người Miến Điện (1958-1963); Công chúa P. P. Diskul, người Thái Lan (1963-1983); Giáo sư Sanya Dharmasakti, người Thái (1983-1998) và Cư sĩ Phan Wannamithee (1998- hiện tại (3)).



Image38
Tiến sĩ G. P.Malalasekera
Image35
Cư sĩ U Chan Htoon

Mở đầu, ông Phan Wannamithee, Chủ Tịch Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế giới đã tuyên đọc diễn văn khai mạc đại hội. Ông đã ngỏ lời chào mừng tất cả đại biểu và cho biết lý do tại sao lấy chủ đề cho đại hội lần này là "Phật giáo và Toàn cầu hóa" (Buddhism and Globalization): "Đây là đề tài mà thế giới đang quan tâm, sự tác động trực tiếp của thế giới đã nhanh chóng thay đổi những khuynh hướng mới của thời đại. Trong kỳ đại hội này, chúng ta sẽ tập trung đến cách thức làm thế nào để giáo lý vi diệu của Đạo Phật có thể được thiết lập một cách tự nhiên ở khắp mọi nơi trên thế giới, để đáp ứng được những nhu cầu cấp bách của thời đại, để mang niềm an lạc, hạnh phúc đến cho nhân loại".

Chương trình nghị sự của Đại hội tiếp đó là đại diện phái đoàn đọc báo cáo và tham luận cũng như bàn thảo chương trình hoạt động Phật sự cho nhiệm kỳ hai năm của Hội. Đại hội đã lắng nghe các bài tham luận của các đại biểu từ Nepan, Thái Lan, Đài Loan, trong đó đặc biệt có bài "Trường Đại học Phật giáo thế giới: một nhu cầu cho hôm nay và ngày mai" (The World Buddhist University: A challenge of Today and Tomorrow) của Tiến sĩ Ananda W. P. Guruge, "Năm mươi năm của Liên Hữu Phật giáo thế giới" (Fifty Years of the World Fellowship of Buddhists) của Hòa Thượng Phra Dhammavisudhikavi.

Nhân dịp này, Đại hội đã nhận được nhiều điện thư chúc mừng từ Vua Nepan, các Thủ tướng Thái, Bangladesh, Srilanka, đặc biệt có thư chúc mừng của Vua Thái Lan, ngài Bhumibol Adulyadej, trong thư có đoạn viết: "Hội của chúng ta hiện có nhiều quyết tâm để phấn đấu duy trì và truyền bá lời Phật dạy cho tất cả chúng sanh trên thế giới. Niềm tin và trí tuệ mà chúng ta đang có là một yếu tố quan trọng cho công việc cao quý của chúng ta. Xin hãy gìn giữ niềm tin ấy. Đừng để nó suy thoái mà phải vun bồi ngày càng tốt hơn, qua việc học hỏi, phân tích và áp dụng giáo lý của Phật giáo vào trong đời sống của mình, cũng như giúp đỡ và hướng dẫn người khác học và hiểu đúng đắn về giáo lý. Một khi mọi người hiểu và áp dụng đúng lời Phật dạy, Phật giáo sẽ trở nên phổ biến và chấp nhận rộng rãi hơn. Cuối cùng PG sẽ có thể dẫn dắt cho nhân loại sống trong sự an lạc, hài hòa và hạnh phúc ".

Image37

Trụ sở Trung ương của Hội tại Thái Lan

Đại hội đã bế mạc trong bầu không khí hoan hỷ với buổi đại tiệc do Hoàng gia Thái chiêu đãi. Được biết, kỳ Đại Hội lần thứ 22 của Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới sẽ được tổ chức tại Mã Lai vào năm 2002.

Được biết ngoài kỳ đại hội này, hội còn tổ chức lễ kỷ niệm chu niên 50 năm thành lập hội (1950-2000). Để đánh dấu sự kiện quan trọng này, Hội có tổ chức triển lãm, trưng bày nhiều dữ kiện lịch sử trong 50 năm hoạt động của hội, ấn hành sách kỷ yếu, và đặc biệt là khánh thành một trường Đại học Phật giáo Thế giới (World Buddhist University)(4) vào ngày cuối cùng của đại hội./. 

Ghi chú:

  1. UNESCO : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc ( United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization).

(2) Địa chỉ liên lạc của Hội:

World Fellowship of Buddhists,

616 Benjasiri Park, Soi Medhinivet off Soi Sukhumvit 24,

Sukhumvit Road,

Bangkok 10110, ThaiLand.

Tel: 662.661.128489

Fax: 662.661.0555

Email: [email protected]

Website http://www.wfb-hq.org

(3) Thành phần Ban lãnh đạo hiện nay của Hội:

Chủ tịch danh dự

1. Hòa Thượng Hsing Yun (Đài Loan)

2. Giáo sư Sanya Dharmasakti (Thái Lan)

Chủ tịch:

Mr. Phan Wannamethee (Thái Lan)

Phó Chủ tịch :

- Cư sĩ John D. Hughes (Úc)

- Hòa Thượng Suddhananda Mahathero (Bangladesh)

- Ông Sangay Wangchug (Bhutan)

- Hòa Thượng T. Dhammaratana (Pháp)

- Cư sĩ Friedrich Anton Reg (Đức)

- Cư sĩ R. S. Gavai (Ấn Độ)

- Cư sĩ Jang Woon Yang (Triều Tiên)

- Cư sĩ Dato' Khoo Leong Hun (Mã Lai)

- Hòa Thượng Choijiljav Dambajav (Mông Cổ)

- Cư sĩ Loke Darshan (Nepan)

- Cư sĩ Ananda W. P. Guruge (Tích Lan)

- Cư sĩ Steven S. W. Huang (Đài Loan)

- Cư sĩ Gen. Chalom Wismol (Thái Lan)

- Cư sĩ Sunao Miyabara (Hoa Kỳ)

Tổng Thư Ký : Tiến sĩ Nantasarn Seesalab ( Thái Lan)

Thủ Quỹ : Cư sĩ Ambhorn Arunrangsi ( Thái Lan)

Ủy viên tài chánh: Phật giáo Nhật Bản

Uඩên đối ngoại : Tiến sĩ Ananda W.P. Guruge ( Sri Lanka)

Ủy viên giáo dục, xuất bản, văn hóa và nghệ thuật: Tiến sĩ Pataraporn Sirikanchara (Thái lan); Thượng Tọa Pannyavaro (Úc)

Ban Hoằng Pháp: Cư sĩ Nensiri Mutukuma (Tích Lan)

Ủy viên Nhân đạo: Cư sĩ Khoo Kwan Hock (Mã Lai)

Ủy viên đoàn kết và thống nhất: Giáo sư Cheng Chen-huang (Đài Loan)

Ủy viên thanh niên: Cư sĩ Sommai Kornsakoo (Thái Lan)

Ủy viên phát triển kinh tế: Cư sĩ Framcis Wanigasekere (Tích Lan)

Ủy viên phụ nữ: Giáo sư tiến sĩ Sritaptim Panipan (Thái Lan)

(4) Địa chỉ liên lạc Trường Đại Học Phật Giáo Thế Giới:

Tiến sĩ Nantasarn Seesilab

World Buddhist University

616 Benjasiri Park,

Sukhumvit 24 off Soi Medhinnivet

Bangkok 10110, Thailand.

Mobile phone (in Thailand): 01 806 0678

Tel: (662) 661 1284-87

Fax: (662) 661 0555

Email: [email protected]

Website: http://www.wb-university.org

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2022(Xem: 2655)
Nền móng đầu tiên sẽ được đặt tại Cơ sở Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, nơi sẽ đóng vai trò là trung tâm quản lý và bảo tồn có hệ thống các Di sản văn hóa Phật giáo và truyền thống truyền tải trọn vẹn hình thức nguyên thủy cho các thế hệ mai sau.
12/04/2022(Xem: 2755)
Thông Báo của BCV về buổi thuyết trình Bạo lực gia đình và trẻ em tại Chùa Quang Minh, thứ bảy 7/5/2022
11/04/2022(Xem: 2734)
Hôm thứ Tư, ngày 30 tháng 03 vừa qua, các Phật tử tại tỉnh Lampung đã tổ chức nghi lễ Shraddha, một nghi lễ từ biệt cuối cùng đối với người thân đã khuất, sự kiện diễn ra tại địa điểm khảo cổ Punden Berundak, Làng Pugung Raharjo, Kec. Làng Udik, Kab. East Lampung. Buổi lễ Shraddha có sự chứng minh tham dự của Tăng đoàn Tỳ kheo truyền thống và các Phật tử từ các tu viện khác nhau ở tỉnh Lampung, Indonnesia. Sự kiện bắt đầu nghi thức cung nghinh chư tôn tịnh đức Tăng già, các Phật tử mặc trang phục truyền thống tuyệt đẹp. Đến địa điểm, Justka được chào đón bằng sự tôn kính (sigeh pangunten). Sau đó, đoàn Phật tử và người dân địa phương cử hành lễ Shraddha.
11/04/2022(Xem: 2805)
Nếu thuyết vô thần là sự vắng mặt của niềm tin vào sự tồn tại của Thượng đế hoặc các vị Thần linh, thực sự vậy thì Phật tử là những người vô thần. Đạo Phật không phải là tin hay không tin vào Thượng đế hay Thần linh. Đức Phật lịch sử đã dạy rằng, tin vào Thượng đế hay Thần linh không hữu ích đối với những người đang trên hành trình thực nghiệm đạo quả giác ngộ. Nói cách khác, Thiên Chúa hay Thần linh không cần thiết trong đạo Phật, vì đây là một đạo Phật thực tế và triết học, nhấn mạnh kết quả thực nghiệm hơn là niềm tin vào tín ngưỡng bởi Thiên Chúa hay Thần linh. Vì lý do này, đạo Phật được gọi một cách chính xác hơn là "thuyết phi hữu thần" (Nontheism, 非有神論) hơn là "thuyết vô thần" (Atheistic, 無神論).
11/04/2022(Xem: 2821)
Cư sĩ Kim Hong-rae, cựu Đại tướng Tham mưu trưởng thứ 23 của Lực lượng Không quân Hàn Quốc, người đã ghi đậm dấu ấn trong sự phát triển Phật giáo trong lực lượng Không quân, với việc giáo dục các quân nhân Phật tử trong lực lượng Không quân, ngay cả trước khi giới thiệu hệ thống nghĩa vụ quân sự của Phật giáo, đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân, thần thức về cõi Phật vào lúc 01 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 05 tháng 04 năm 2022 (05/03/Nhâm Dần). Hưởng thọ 83 xuân.
09/04/2022(Xem: 5931)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
09/04/2022(Xem: 2543)
Lễ Khai mạc Triển lãm Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc 2022, với chủ đề "Nghìn năm, Dư âm Phật giáo Silla" chính thức vào lúc 14 giờ ngày 04 tháng 04 vừa qua, với sự hiện diện của các vị lãnh đạo Phật giáo và nhân dân địa phương. Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님 - 圓行和尚), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36 khuyến khích rằng: "Tôi hy vọng rằng nó sẽ phát triển thành một địa điểm lễ hội tổng hợp các di sản văn hóa truyền thống của khu vực và hơn nữa, là nơi liên tục khám phá những nội dung văn hóa truyền thống đặc sắc sẽ làm tỏa sáng ngời Hàn Quốc trên thế giới."
07/04/2022(Xem: 2301)
Người Wessalian chia sẻ với thế giới quan rằng: "Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển dục vọng (욕망, 慾望) làm cho thế giới trở nên trù phú thịnh vượng và ai làm cho thế giới trở nên giàu có sẽ tạo dựng được công đức (공덕, 功德) lớn". Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết phản hồi điều này bằng cách trích dẫn một đoạn từ "Dẫn Đạo Luận" (Nettippakaraṇa) rằng: "Họ làm cho rất nhiều người sinh bệnh tật, thêm nhiều người bị u nhọt, khiến nhiều người phải nổi da gà, sởn gai ốc". Sự tiêu thụ quá mức này khuyến khích sự kiềm chế lòng tham lam ích kỷ và trong khi thích thú với sự xáo trộn bởi vô minh, đã hủy hoại bản thân con người và các đối tượng của thiên nhiên.
06/04/2022(Xem: 2615)
Giết người, bạo lực tình dục, tra tấn, đàn áp và tước đoạt đất đai tiếp tục diễn ra ở vùng đồi Chittagong, hơn 20 năm sau khi thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Chính phủ và Thổ dân Jumma được ký kết. Chính quyền vùng đồi Chittagong vẫn tiếp tục để những tệ nạn này tiếp diễn. Các tổ chức nhân quyền, phúc lợi xã hội trong và ngoài nước đã yêu cầu "điều tra công bằng, nhanh chóng và bồi thường cho các nạn nhân" về tội ác đàn áp, bức hại tu sĩ Phật giáo. Khi tội ác đàn áp, cưỡng bức Thổ dân Jumma và Phật tử Jumma ở Bangladesh, nơi đạo Hồi tôn giáo chính thức, tiếp tục, các nhóm Thổ dân Jumma địa phương và hải ngoại đang phẫn nộ lên tiếng chỉ trích, tiếp tục yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch, tìm hiểu sự thật và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.
06/04/2022(Xem: 2494)
Trung tâm Phật giáo Uganda (Uganda Buddhist Centre) do Thượng tọa Bhante Bhikku Ugandawe Buddharakkitha sáng lập, Ngài đã tuyên bố chính thức khai giảng Trường Sơ cấp Phật học đầu tiên trên toàn quốc. Trong niềm hoan hỷ vô biên, Ngài chia sẻ rằng: "Đây là môi trường tuyệt vời để các thế hệ nhi đồng, thanh thiếu niên có được diễm phúc được tắm mát trong suối nguồn Từ bi và được sưởi ấm dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp, nơi mọi người học cách rèn luyện đôi tay, khối óc và học Phật pháp và tu tập thiền định. Với mục đích để tạo ra một hình thức giáo dục mới, là một mô hình cho nước Cộng hòa Uganda và các quốc gia châu Phi khác, dựa trên các nguyên tắc của Phật giáo bao gồm thực hành đạo đức và chánh niệm. Hệ thống được đề xuất là hiện thân của một cách tiếp cận mới đối với nền giáo dục Phật giáo, nhằm đáp ứng các điều kiện và nhu cầu của các xã hội châu Phi đương đại, cụ thể là ở Uganda, một đặc điểm Phật giáo rõ ràng".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]