Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Hội Liên Hữu PG Thế Giới lần 21 tại Thái Lan.

23/05/201312:04(Xem: 15238)
Đại Hội Liên Hữu PG Thế Giới lần 21 tại Thái Lan.


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---

Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới lần 21 tại Thái Lan

Hàng ngàn Tăng Ni và Phật tử thuộc nhiều tông phái Nam và Bắc Tông của 40 quốc gia khác nhau trên thế giới đã đến thủ đô Bangkok, Thái Lan để tham dự Đại Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (The World Fellowship of Buddhists - WFB) lần thứ hai mươi mốt, từ ngày 5 đến ngày 10 tháng 12 năm 2000. Đại hội lần này lấy chủ đề là "Phật giáo và#224;n cầu hóa" (Buddhism and Globalization). Đại hội kỳ này do Hoàng Gia Thái và Chính quyền Thái Lan bảo trợ.

Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới (WFB) được thành lập vào ngày 25 tháng 5 năm 1950 tại Tích Lan với 5 chủ trương như sau: 1) Khuyến khích hội viên học và tu theo lời Phật dạy; 2) Siết chặt tình hữu nghị, đoàn kết và thống nhất giữa các quốc gia Phật giáo; 3) Đẩy mạnh công tác truyền bá giáo lý mầu nhiệm của Phật; 4) Tổ chức và đưa các hoạt động Phật sự vào trong các lĩnh vực như xã hội, giáo dục, văn hóa; 5) Mang lại hòa bình, an lạc và hạnh phúc đến cho hành tinh này và sẵn sàng liên kết với những tổ chức khác có cùng đường hướng. (1. To Promote among the members strict observance and practice of the teachings of the Buddha; 2. To secure unity, solidarity and brotherhood among Buddhists; 3. To propagate the sublime doctrine of the Buddha; 4. To organize and carry on activities in the field of social, educational and cultural; 5. To work for happiness, harmony and peace on earth and to collaborate with other organizations working for the same ends.)

Để đạt được mục đích trên, WFB đã cho thành lập nhiều chi nhánh trên khắp thế giới và một Hội đồng trị sự gồm các tiểu bang như : Ban Giáo dục, In ấn và Nghệ thuật, Ban Hoằng pháp, Ban Từ thiện, Ban Đoàn kết, Ban Tài chánh… Trong 30 năm hoạt động, với sự bảo trợ và ủng hộ nhiệt thành của các chính phủ Tích Lan, Miến Điện ,Thái Lan, Nepan, AᮠĐộ, Nhật Bản, Lào, Campuchia….từ 27 chi nhánh ban đầu đã phát triển lên đến 135 chi nhánh của 40 quốc gia trên khắp các châu lục. Năm 1970, Hội đã được UNESCO (1) thừa nhận là một tổ chức phi chính phủ, từ đó Hội là thành viên thường trực trong ban cố vấn cho UNESCO trong vấn đề giáo dục, văn hóa, xã hội theo quan điểm của Phật giáo.

Về Trụ sở Trung ương được đặt tại Tích Lan từ năm 1950 đến 1958, sau đó được dời qua Miến Điện, sau sáu năm (1958-1963) đặt tại Miến Điện, trụ sở một lần nữa lại chuyển qua thủ đô Bangkok, Thái Lan cho đến ngày hôm nay (2).

Chủ trương của Hiệp hội là hai năm tổ chức đại hội một lần. Đại hội lần thứ nhất tổ chức tại Colombo, Tích Lan (1950), lần thứ 2 tại Tokyo, Nhật Bản (1952); lần thứ 3 tại Yangon, Miến Điện; lần thứ 4 tại Kathmandu, Nepan (1956); lần thứ 4 tại Bangkok, Thái Lan (1958); lần thứ 6 tại Phnom Penh, Campuchia (1961); lần thứ 7 tại Sarnath, Ấn Độ (1993); lần thứ 8 tại Chiangmai, Thái Lan (1966); lần thứ 9 tại Kuala Lumpur, Mã Lai (1969); lần thứ 10 tại Colombo, Tích Lan (1972); lần thứ 11 tại Bangkok, Thái Lan (1976); lần thứ 12 tại Tokyo, Nhật Bản (1978); lần thứ 13 tại Bangkok, Thái Lan (1980); lần thứ 14 tại Colombo, Tích Lan (1984); lần thứ 15 tại Kathmandu, Nepan (1986); lần thứ 16 tại Los Angeles, Hoa Kỳ (1988); lần thứ 17 tại Seoul, Triều Tiên (1990); lần thứ 18 tại Taipei Kaoshiung, Đài loan (1992); lần thứ 19 tại Bangkok, Thái Lan (1994); Đại hội lần thứ 20 lúc ấy dự tính nhóm tại Tích Lan vào 1996, sau đó được dời qua Nam Triều Tiên, nhưng do biến cố chính trị của hai quốc gia này, nên đến năm 1998 đại hội mới được triệu tập tại Wollongong, New South Wales, Úc Đại Lợi (1998).

Vị khai sáng và làm chủ tịch đầu tiên của hội này là Tiến sĩ G. P. Malalasekera, người Tích Lan (1950-1958); Các vị kế nhiệm là Cư sĩ U Chan Htoon, người Miến Điện (1958-1963); Công chúa P. P. Diskul, người Thái Lan (1963-1983); Giáo sư Sanya Dharmasakti, người Thái (1983-1998) và Cư sĩ Phan Wannamithee (1998- hiện tại (3)).



Image38
Tiến sĩ G. P.Malalasekera
Image35
Cư sĩ U Chan Htoon

Mở đầu, ông Phan Wannamithee, Chủ Tịch Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế giới đã tuyên đọc diễn văn khai mạc đại hội. Ông đã ngỏ lời chào mừng tất cả đại biểu và cho biết lý do tại sao lấy chủ đề cho đại hội lần này là "Phật giáo và Toàn cầu hóa" (Buddhism and Globalization): "Đây là đề tài mà thế giới đang quan tâm, sự tác động trực tiếp của thế giới đã nhanh chóng thay đổi những khuynh hướng mới của thời đại. Trong kỳ đại hội này, chúng ta sẽ tập trung đến cách thức làm thế nào để giáo lý vi diệu của Đạo Phật có thể được thiết lập một cách tự nhiên ở khắp mọi nơi trên thế giới, để đáp ứng được những nhu cầu cấp bách của thời đại, để mang niềm an lạc, hạnh phúc đến cho nhân loại".

Chương trình nghị sự của Đại hội tiếp đó là đại diện phái đoàn đọc báo cáo và tham luận cũng như bàn thảo chương trình hoạt động Phật sự cho nhiệm kỳ hai năm của Hội. Đại hội đã lắng nghe các bài tham luận của các đại biểu từ Nepan, Thái Lan, Đài Loan, trong đó đặc biệt có bài "Trường Đại học Phật giáo thế giới: một nhu cầu cho hôm nay và ngày mai" (The World Buddhist University: A challenge of Today and Tomorrow) của Tiến sĩ Ananda W. P. Guruge, "Năm mươi năm của Liên Hữu Phật giáo thế giới" (Fifty Years of the World Fellowship of Buddhists) của Hòa Thượng Phra Dhammavisudhikavi.

Nhân dịp này, Đại hội đã nhận được nhiều điện thư chúc mừng từ Vua Nepan, các Thủ tướng Thái, Bangladesh, Srilanka, đặc biệt có thư chúc mừng của Vua Thái Lan, ngài Bhumibol Adulyadej, trong thư có đoạn viết: "Hội của chúng ta hiện có nhiều quyết tâm để phấn đấu duy trì và truyền bá lời Phật dạy cho tất cả chúng sanh trên thế giới. Niềm tin và trí tuệ mà chúng ta đang có là một yếu tố quan trọng cho công việc cao quý của chúng ta. Xin hãy gìn giữ niềm tin ấy. Đừng để nó suy thoái mà phải vun bồi ngày càng tốt hơn, qua việc học hỏi, phân tích và áp dụng giáo lý của Phật giáo vào trong đời sống của mình, cũng như giúp đỡ và hướng dẫn người khác học và hiểu đúng đắn về giáo lý. Một khi mọi người hiểu và áp dụng đúng lời Phật dạy, Phật giáo sẽ trở nên phổ biến và chấp nhận rộng rãi hơn. Cuối cùng PG sẽ có thể dẫn dắt cho nhân loại sống trong sự an lạc, hài hòa và hạnh phúc ".

Image37

Trụ sở Trung ương của Hội tại Thái Lan

Đại hội đã bế mạc trong bầu không khí hoan hỷ với buổi đại tiệc do Hoàng gia Thái chiêu đãi. Được biết, kỳ Đại Hội lần thứ 22 của Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới sẽ được tổ chức tại Mã Lai vào năm 2002.

Được biết ngoài kỳ đại hội này, hội còn tổ chức lễ kỷ niệm chu niên 50 năm thành lập hội (1950-2000). Để đánh dấu sự kiện quan trọng này, Hội có tổ chức triển lãm, trưng bày nhiều dữ kiện lịch sử trong 50 năm hoạt động của hội, ấn hành sách kỷ yếu, và đặc biệt là khánh thành một trường Đại học Phật giáo Thế giới (World Buddhist University)(4) vào ngày cuối cùng của đại hội./. 

Ghi chú:

  1. UNESCO : Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc ( United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization).

(2) Địa chỉ liên lạc của Hội:

World Fellowship of Buddhists,

616 Benjasiri Park, Soi Medhinivet off Soi Sukhumvit 24,

Sukhumvit Road,

Bangkok 10110, ThaiLand.

Tel: 662.661.128489

Fax: 662.661.0555

Email: wfb_hq@asianet.co.th

Website http://www.wfb-hq.org

(3) Thành phần Ban lãnh đạo hiện nay của Hội:

Chủ tịch danh dự

1. Hòa Thượng Hsing Yun (Đài Loan)

2. Giáo sư Sanya Dharmasakti (Thái Lan)

Chủ tịch:

Mr. Phan Wannamethee (Thái Lan)

Phó Chủ tịch :

- Cư sĩ John D. Hughes (Úc)

- Hòa Thượng Suddhananda Mahathero (Bangladesh)

- Ông Sangay Wangchug (Bhutan)

- Hòa Thượng T. Dhammaratana (Pháp)

- Cư sĩ Friedrich Anton Reg (Đức)

- Cư sĩ R. S. Gavai (Ấn Độ)

- Cư sĩ Jang Woon Yang (Triều Tiên)

- Cư sĩ Dato' Khoo Leong Hun (Mã Lai)

- Hòa Thượng Choijiljav Dambajav (Mông Cổ)

- Cư sĩ Loke Darshan (Nepan)

- Cư sĩ Ananda W. P. Guruge (Tích Lan)

- Cư sĩ Steven S. W. Huang (Đài Loan)

- Cư sĩ Gen. Chalom Wismol (Thái Lan)

- Cư sĩ Sunao Miyabara (Hoa Kỳ)

Tổng Thư Ký : Tiến sĩ Nantasarn Seesalab ( Thái Lan)

Thủ Quỹ : Cư sĩ Ambhorn Arunrangsi ( Thái Lan)

Ủy viên tài chánh: Phật giáo Nhật Bản

Uඩên đối ngoại : Tiến sĩ Ananda W.P. Guruge ( Sri Lanka)

Ủy viên giáo dục, xuất bản, văn hóa và nghệ thuật: Tiến sĩ Pataraporn Sirikanchara (Thái lan); Thượng Tọa Pannyavaro (Úc)

Ban Hoằng Pháp: Cư sĩ Nensiri Mutukuma (Tích Lan)

Ủy viên Nhân đạo: Cư sĩ Khoo Kwan Hock (Mã Lai)

Ủy viên đoàn kết và thống nhất: Giáo sư Cheng Chen-huang (Đài Loan)

Ủy viên thanh niên: Cư sĩ Sommai Kornsakoo (Thái Lan)

Ủy viên phát triển kinh tế: Cư sĩ Framcis Wanigasekere (Tích Lan)

Ủy viên phụ nữ: Giáo sư tiến sĩ Sritaptim Panipan (Thái Lan)

(4) Địa chỉ liên lạc Trường Đại Học Phật Giáo Thế Giới:

Tiến sĩ Nantasarn Seesilab

World Buddhist University

616 Benjasiri Park,

Sukhumvit 24 off Soi Medhinnivet

Bangkok 10110, Thailand.

Mobile phone (in Thailand): 01 806 0678

Tel: (662) 661 1284-87

Fax: (662) 661 0555

Email: secretariat@wb-university.org

Website: http://www.wb-university.org

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2022(Xem: 2022)
Islamabad: Hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 03 vừa qua, đã diễn ra Hội thảo Khoa học Phật giáo Quốc tế, sự kiện với thời gian 02 ngày được tổ chức tại Pakistan với chủ đề "Lịch sử, Khảo cổ học, Nghệ thuật và Kiến trúc", đã hé lộ tiềm năng du lịch tâm linh tại Pakistan trong việc thúc đẩy gắn kết xã hội và hòa hợp giữa các tôn giáo. Giám đốc điều hành Tổng công ty Phát triển Du lịch Pakistan (PTDC), Aftab-ur-Rehman Rana đã chủ trì phiên hội thảo với chủ đề "Tiềm năng Du lịch Tâm linh tại Pakistan" tại Hội thảo kéo dài hai ngày.
17/03/2022(Xem: 2110)
Bộ Tôn giáo Indonesia và Tổng vụ Hướng dẫn Phật tử tổ chức Hội nghị Quy hoạch Phát triển Phật giáo toàn quốc năm 2022. Nữ cư sĩ Phật tử S Hartati Murdaya, Chủ tịch Cộng đồng Phật giáo Indonesia (Walubi) cho biết, Hội nghị Quy hoạch Phát triển Phật giáo toàn quốc năm 2022 dành cho Tổng vụ Hướng dẫn Phật tử thuộc Bộ Tôn giáo Chính phủ Cộng hòa Indonesia, là một động lực để tăng cường hợp tác lẫn nhau giữa các Phật tử. Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, ngày 15 tháng 03 vừa qua, tại Jakarta, Chủ tịch Walubi phát biểu rằng: "Tôi hy vọng hoạt động này là động lực để tất cả các thành phần cùng làm việc vì sự tiến bộ của Phật tử Indonesia".
16/03/2022(Xem: 2127)
Nghề nghiệp chân chính (Chánh mạng, Right livelihood, 正命), một trong chi phần của Bát Chánh đạo (Eight Noble Paths, 八正道), là những con đường chuyển hóa, con đường đưa đến giải thoát và an lạc mà Đức Phật đã dạy. Nhưng điều này rất có ý nghĩa với nhân dân Vương quốc Nepal và làm thế nào để chúng ta có thể phát triển Nghề nghiệp chân chính? Những biến đổi đang diễn ra bên trong và xung quanh chúng ta, những nỗ lực của chúng ta để soạn thảo một Hiến pháp mới và tác động lực của các quốc gia láng giềng trong việc hướng đến những cải cách kinh tế lớn hơn có thể làm cải thiện xã hội Nepal theo những cách thức chưa từng có và xác định lại Nghề nghiệp chân chính trong công chúng như thế nào.
16/03/2022(Xem: 2097)
Bộ Giáo dục Liên bang và Đào tạo Chuyên nghiệp Pakistan (Ministry of Federal Education and Professional Training) đã cho biết rằng Phật giáo và Hỏa giáo (Zoroastrianism) sẽ được đưa vào Chương trình giảng dạy nghiên cứu của quốc gia, Chương trình giảng dạy quốc gia duy nhất (SNC). Năm tôn giáo khác cũng sẽ được đưa vào: Baha’i, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Kalash và đạo Sikh. Bộ Giáo dục Liên bang và Đào tạo Chuyên nghiệp Pakistan cũng đã thông báo rằng chuyên gia về các tôn giáo này sẽ được tìm kiếm để hỗ trợ trong việc soạn thảo Chương trình giảng dạy.
15/03/2022(Xem: 2114)
Gần đây do ca nhiễm coronavius tăng nhanh, tôi đã kiểm tra qua Máy sàng lọc nhiều tầng phòng thí nghiệm. Khai báo y tế bằng mã QR-code. Hướng dẫn mã QR đã được giải thích ngắn gọn, nhưng tôi có thể tiếp tục mà không gặp nhiều khó khăn. Nhìn xung quanh, những người cao tuổi và cư dân nước ngoài thường nhận được sự giúp đỡ từ các nhân viên y tế. Truy cập kỹ thuật số rất hiệu quả trong cách sử dụng mã QR, nhưng vẫn còn khó khăn đối với một số người.
14/03/2022(Xem: 2000)
Cư sĩ Sutar Soemitro người sáng lập trang web BuddhaZine đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, từ giã trần gian vào ngày 03 tháng 03 năm 2019. Hưởng dương 38 xuân, lễ tang và an táng tại quê nhà, làng Purwodadi, quận Kuwarasan, Kebumen Regency, Trung Java, Indonesia. Cư sĩ Sutar Soemitro đã cống hiến cho các dịch vụ truyền thông, trong công việc truyền bá giáo lý Phật đà, góp phần phục hưng và phát triển Phật giáo tại Indonesia, đặc biệt là trong việc thiết lập mạng lưới phương tiện truyền thông báo chí Phật giáo trực tuyến, gia đình, trang web BuddhaZine và các thân hữu bạn bè đã xây một bảo tháp tưởng niệm cố Cư sĩ Sutar Soemitro.
13/03/2022(Xem: 18721)
Hành hương và chiêm bái Phật tích Ấn Độ là nhân duyên hy hữu và là một ước mơ ngàn đời của người đệ tử Phật trên khắp năm châu bốn bể. Nay ước mơ đó đã đến với Tăng Ni và Phật tử Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu. Như chương trình đã sắp đặt trước cả năm, phái đoàn hành hương Ấn Độ gồm 51 người do Tu Viện Quảng Đức tổ chức đã lên đường đúng vào ngày 7-11 năm 2006. Phái đoàn do Đại Đức Phó Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng, Sư Cô Hạnh Nguyên và Đạo Hữu An Hậu Tony Thạch (Giám đốc công ty Triumph Tour) hướng dẫn cùng với 38 Phật tử từ Melbourne, 6 từ Sydney, 1 từ Perth và 5 đến từ Texas, Cali, Hoa Kỳ.
12/03/2022(Xem: 2088)
"Sách văn hóa Thánh bảo Quốc gia Phật giáo Hàn Quốc" một danh mục toàn diện, giới thiệu tất cả các hiện vật lịch sử văn hóa Phật giáo, đã được chỉ định là Thánh bảo Quốc gia Phật giáo, đã được phát hành, theo Tổng hội Phật giáo Hàn Quốc. Tác phẩm được viết cả tiếng Hàn và Anh ngữ, cuốn sách cung cấp những lời chú thích về các đặc điểm chính của mỗi kho báu và đặt chúng vào bối cảnh bề dày lịch sử bởi sự phát triển năng động của nghệ thuật Phật giáo Hàn Quốc.
12/03/2022(Xem: 2185)
Tổng thể kiến trúc của Hàn Sơn Cổ Tự theo phong cách Lâm viên Giang Nam, với tổng diện tích 12.000 mét vuông, diện tích xây dựng tòa nhà 3.400 mét vuông, kiến trúc xây dựng gồm Đại Hùng Bảo điện, Tàng Kinh lâu, Phong Giang lâu, La Hán đường, Chung lâu, Bia ký, Bảo tháp Phổ Minh.v.v "Đại Hùng Bảo điện, 大雄寶殿" là một công trình kiến trúc đặc sắc của triều đại nhà Thanh, gian chính giữa thờ các tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni tọa vị, Tôn giả A Nan, Tôn giả Ca Diếp tả hữu đứng hầu, trong đại điện có tôn trí thờ Thập bát La Hán, tượng chạm khắc gỗ hương thếp vàng, hai pho thạch tượng nhị vị Thánh tăng Thiền sư Hàn Sơn, Thiền sư Thập Đắc và 12 bức chạm khắc đá đề vịnh lịch đại Thi nhân, ngoài ra còn có một quả chuông đồng biểu tượng tình hữu nghị giữa hai nước Trung-Nhật; "La Hán đường, 羅漢堂" tôn trí phụng thờ ngũ bách La Hán (500 vị); "Bia lang," dựng các bia đá ghi công các triều đại Tống, Minh, ngoài ra còn có phổ danh tháp viện nổi tiếng với bia thạch đề thi của Thi nhân Trương Kế "
12/03/2022(Xem: 2078)
Cùng hòa nhịp với Ngày Liên Hợp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình Quốc tế thường niên ngày 8 tháng 3, Tổ chức Trung tâm Quốc tế Nữ giới tu thiền (International Women's Meditation Center Foundation, 國際女性禪修中心基金會, IWMCF) đã công bố giải thưởng xuất sắc thường niên cho nữ giới Phật giáo, trụ sở chính tọa lạc tại Rayong, một thành phố nằm ở bên bờ vịnh Thái Lan. Năm nay bình giải xuất sắc được trao cho 20 nữ giới Phật giáo, bao gồm cả nữ cư sĩ và nữ giới xuất gia từ khắp nơi trên thế giới, đã vinh danh với giải thưởng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567