Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo tại Hồng Kông

22/05/201317:59(Xem: 13107)
Phật giáo tại Hồng Kông


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---


Phật Giáo tại Hồng Kông

Hồng Kông (Hương Cảng) là một lãnh thổ của Trung Quốc nằm trên bờ biển Nam Hải ở Á châu. Diện tích: 1072 km2, dân số: 6.706.965 triệu người ( dưới 15 tuổi: 22%, thống kê tháng 7 năm 1998, theo tài liệu của Đài truyền hình SBS, Úc châu). Thành phố lớn nhất là Hương Cảng ; tuổi thọ trung bình: 77,3 tuổi; tử xuất trẻ em: 6,5%; học sinh từ 12-17 tuổi: 88,5%; thu nhập bình quân đầu người: 10.320 đô la; đơn vị tiền tệ: đô-la Hồng kông; ngôn ngư ࣨính: tiếng Anh và tiếng Hoa.

Hồng Kông là cửa ngỏ đi vào một nước Trung Hoa lục địa mênh mông. Lãnh thổ nhỏ bé này đã trở thành thuộc địa của Anh quốc sau cuộc chiến tranh nha phiến vào năm 1842. Dân cư phần lớn là người Hoa ( 59% sinh tại Trung quốc và 37% sinh tại Hồng kông) và chỉ có 2% là người châu Âu.

Hồng Kông tồn tại như một tiền đồn tư bản chủ nghĩa đối với Trung quốc, có một nền công nghệ thương mại, tài chính sinh động và phát triển, và từng được xem là một trong bốn " con rồng châu Á" sánh vai cùng với Triều Tiên, Singapore và Đài Loan để đưa bộ mặt kinh tế của Á châu lên ngang tầm với thời đại. Năm 1984, nhà nước Anh và Trung Quốc đã thỏa thuận về việc trao trả Hồng Kông lại cho Trung quốc vào năm 1997, và việc này đã diễn ra trong êm thấm như kế hoạch định sẳn.

Phật giáo một trong ba tôn giáo chính (Ca tô giáo và Tin lành giáo) tại Hồng Kông, những tôn giáo nhỏ khác là Lão giáo, Khổng giáo, Ấn giáo và Do Thái giáo .

Phật giáo được truyền bá đến Hồng Kông từ Trung Hoa khoảng 1.500 năm về trước. Hiện tại có trên 1 triệu Phật tử, 400 tự viện và 30 tổ chức Phật giáo tại Hồng Kông, trong đó nổi bật nhất là Giáo Hội Phật Giáo Hồng Kông (Hong Kong Buddhist Association) là tổ chức lớn nhất và là tổ chức lãnh đạo Phật giáo tại xứ sở này.

Trước khi sát nhập với Trung Hoa vào ngày 01 tháng 07 năm 1997, Hồng Kông được đặt dưới luật pháp của Anh quốc và Phật giáo đã không được ưu đãi như Ca tô giáo và Tin lành giáo. Sau khi tái thống nhất, chính quyền mới đã tỏ ra quan tâm đến Phật giáo, trong đó đặc biệt là ngày lễ Phật Đản ( the Birthday of Lord Buddha) hằng năm, nhân dân các giới được nghỉ phép như là một ngày nghỉ lễ quốc gia và Phật giáo hiện nay đã trở thành tôn giáo chính và được hầu hết các cộng đồng tôn kính.

Ngày 01 tháng 07 năm 1997, Giáo Hội Phật Giáo Hồng Kông đã kết hợp cùng với các hội đoàn khác tổ chức lễ chào mừng ngày Hồng Kông được Anh quốc trao quyền lại cho họ, buổi lễ được tổ chức tại vận động trường Hồng Kông với hơn 50 ngàn người tham dự. Buổi lễ được trang hoàng theo giáo lý Phật Đà, tâm điểm của sân vận động được thiết kế một hoa sen khổng lồ, biểu trưng cho một bán đảo Hồng Kông luôn tỏa sáng giữa một cuộc dâu bể đổi thay. Với 50 ngàn người, cả tín đồ PG, dân chúng Hồng Kông và khác nước ngoài , đã chứng kiến quang cảnh trao trả Hương cảng trở lại cho Trung Hoa và từ đó lãnh thổ này do ông Tung Chee Hwa (Đổng Kiến Hoa) lãnh đạo.

hk-traotra

Quang cảnh lễ trao trả Hồng Kông cho Trung quốc từ chính quyền Anh vào ngày 01/07/1997


Lễ Phật Đản:

Hằng năm , Phật tử Hồng Kông thích nhất là lễ Phật đản, họ đợi chờ để được dự lễ tắm Phật ( Bathing the Buddha ceremony), và đón rước xe hoa Phật Đản đi nhiễu quanh thành phố Hương Cảng, truyền thống này đã tạo nên một niềm vui kỳ lạ cho cư dân Hồng Kông. Năm 1999, Giáo Hội Phật Giáo Hồng Kông đã tổ chức đại lễ Phật Đản với một lễ đài khổng lồ để tuyên dương công đức giáng hạ của ngài, lễ kéo dài đến bảy ngày, và có trên 40.000 người tham dự các khóa lễ.



hk-phatdan2



Xe hoa Phật Đản

Tự Viện:

Nhiều tự viện PG ở Hồng Kông được xây dựng từ hằng trăm năm về trước với kiến trúc độc đáo mang dáng vẽ Đông phương đầy tính nghệ thuật, nổi bật nhất là chùa Bảo Liên, Chùa Tây Phương, Ni Viện Chí Liên… tất cả đều xây dựng theo kiểu kiến trúc phức hợp mang tính Đông phương, thu hút khách thập phương đến viếng mỗi năm.

hk-nunnery

Ni viện Chí Liên, một ngôi chùa cổ nổi tiếng của Hồng Kông với một quần thể kiến trúc phức hợp, độc đáo và thu hút du khách bốn phương

Hoằng Pháp:

Công tác hoằng pháp của PG Hồng Kông thường tổ chức vào cuối tuần, hằng tháng, hoặc vào các dịp lễ lớn như Phật đản, Vu lan hoặc Tết nguyên đán. Trong các dịp này có nhiều hoạt động hoằng pháp, cùng với các khóa tu ngắn hạn và triển lãm Kinh sách, tranh ảnh nghệ thuật Phật giáo, và phóng sinh các loài vật.

hk-thuyetphap



Một buổi thuyết pháp tại Hồng Kông



Ban Hoằng Pháp PG Hồng Kông còn có khoảng 5 tờ báo PG chính thức, đó là tờ " Phật giáo Hồng Kông " ( Buddhism in Hong Kong ), " Nguyệt san Bồ Đề" (Bodhi Monthly), Tuần san Liên Hương (Lotus Fragrance)… đặc biệt tờ "Phật giáo Hồng Kông" có tuổi đời lâu nhất, xuất bản từ năm 1960 và đến nay vẫn phát hành đều đặn để đáp ứng nhu cầu tu học của Phật tử trên khắp Hồng Kông, nhất là giới trẻ, học sinh và sinh viên. Hiện này tờ báo này phát hành mỗi tháng trên 4000 số.

Bên cạnh các tờ báo giấy trên, PG Hồng Kông còn ứng dụng phương tiện truyền thông điện tử của thời đại vào công tác hoằng pháp, đó là việc mở nhiều trang nhà Phật giáo trên mạng lưới điện toán toàn cầu để truyền bá lời Phật dạy đến khắp mọi nơi Hồng Kông và thế giới. Hiện nay, PG Hồng Kông có các trang nhà điện tử như sau: Giáo Hội Phật giáo Hồng Kông ( http://www.hkbuddhist.org), Hiệp Hội Hương Hải Chánh Giác Liên ( http://www.buddhist-hhckla.com), Ni Viện Chí Liên ( http://www.chilinnunnery.org); Đoàn Thanh Niên Phật Tử Hồng Kông ( http://www.bya.org.hk); Học Viện Giác Ngộ : ( http://wwwhkstar.com/~pominghk); Aáng trí tuệ ( http://www.lightofwisdom.org)…..

Ngoài ra Giáo Hội Phật Giáo Hồng Kông còn cho phát hành nhiều Kinh sách, băng Video, băng Cassette, CD-Rom ấn tống miễn phí cho Phật tử có cơ hội tiếp cận và học hỏi Chánh pháp.

Học Bổng Sứ giả Hoằng Pháp:

Từ năm 1998, Giáo Hội Phật Giáo Hồng Kông đã thành lập Ban cấp phát Học Bổng Sứ giả Hoằng Pháp ( Dharma Ambassador Scholarship) để giúp đở cho sinh viên, học sinh tại Hồng Kông hoàn tất sự nghiệp học vấn của họ để về sau họ có thể tham gia vào công tác truyền bá Chánh pháp. Niên khóa 1999-2000, hội đã cấp học bổng cho 16 sinh viên đại học .

Hoạt động thanh niên Phật tử Hồng Kông:

Hội Liên Hữu Thanh Niên Phật Tử Hồng Kông ( Hong Kong Buddhist Youth Followship Association) và năm Hội đoàn Thanh niên Phật tử khác ở Hồng Kông là tổ chức chính thức để hướng dẫn giới trẻ Phật tử ở xứ sở này, họ làm việc rất hăng say và có hiệu quả trong việc hướng dẫn các thanh thiếu niên Phật tử học tập và sinh hoạt dưới mái nhà Phật giáo, với mục đích rèn luyện thân thể, vun bồi kiến thức, uốn nắn tầm suy nghĩ đúng đắn theo giáo lý Phật Đà, để chúng trưởng thành trong nền giáo dục của Phật giáo.

hk-doansinh

Thiếu nữ Phật tử Hồng Kông

Giáo Hội Phật giáo Hồng Kông luôn quan tâm và hổ trợ hết mình cho các hoạt của thanh thiếu niên Phật tử, vì đó là mạng mạch kế thừa và phát triển của Phật giáo mai sau. Giáo hội đã tổ chức cắm trại tu học cho thanh thiếu niên Phật tử Hồng kông hằng năm, tổ chức các cuộc thi giáo lý, các trò chơi đố vui, các kỳ thi thể dục thể thao… cho thanh thiếu niên từ 6 đến 25 tuổi.

hk-doansinh2

Cuộc thi đố vui Phật Pháp của Thanh thiếu niên Phật tử Hồng Kông


Hơn 50 năm qua, các tổ chức Phật giáo Hồng Kông đã thành lập trên 100 trường Trung học, Tiểu Học và Mầm non, với tổng số lượng học sinh tham gia là 100.000 em. Tất cả các hệ thống trường Phật giáo này, chương trình học tập luôn có các môn Phật học cơ bản và đạo đức xã hội. Kết quả, các trường này đã cung cấp cho xã hội Hồng Kông những con người tốt và có ích thiết thực cho sự phát triển đất nước họ.

Sắp tới Giáo Hội Phật giáo Hồng Kông sẽ mở một Trường Cao Đẳng Tăng Già (Buddhist Sangha College) để đào tạo Tăng Ni sinh Hồng Kông. Tất cả chi phí dạy và học đều do Giáo hội và các nhà mạnh thường quân tài trợ. Tăng Ni tốt nghiệp từ trường này sẽ ra điều hành hệ thống học đường Phật giáo trên khắp lãnh thổ Hồng Kông.

Phục vụ người cao niên:

Các tổ chức PG Hồng Kông hiện nay có 12 Viện Dưỡng Lão để chăm sóc và dưỡng bệnh cho hơn 2000 vị. Họ cũng có 7 trung tâm phúc lợi xã hội dành cho người lớn tuổi để cung cấp những sinh hoạt hằng ngày và có hơn 10.000 người lớn tuổi đã tham gia vào các sinh hoạt của trung tâm. Một trong những Viện lớn nhất làViện Dưỡng Lão Phật giáo Lý Trang Nguyệt Minh ( Li Chong Yuet Ming Buddhist Elderly Nursing Home), đã cung cấp nơi ăn chốn ở nội trú cho khoảng hơn 200 người già bệnh cùng một lúc.

hk-nursinghome

Viện Dưỡng Lão Phật giáo Lý Trang Nguyệt Minh
( Li Chong Yuet Ming Buddhist Elderly Nursing Home)

Bệnh Viện Phật Giáo Hồng Kông:

Bệnh viện này hiện nay do Giáo Hội Phật giáo Hồng Kông điều hành, cung cấp 353 giường bệnh. Bệnh viện đã ứng dụng được tất cả những khoa học kỷ thuật của nền y học hiện đại để chửa bệnh cho quần chúng Phật tử và không Phật tử, đặc biệt miễn phí cho tất cả Tăng Ni.

hk-hospital

Bệnh Viện Phật Giáo Hồng Kông

Phục vụ mai táng:

Nghĩa Trang Phật Giáo Hồng Kông ( Hong Kong Buddhist Cemetery) cũng do Giáo Hội Phật giáo Hồng Kông quản lý và điều hành, hiện tại nghĩa trang rộng gần 3 héc ta đất và đã cung cấp cho 3.800 huyệt mộ và 4.600 nơi an táng tro cốt của hội viên. Các buổi lễ cầu siêu cho hương linh người quá vãng được tổ chức hằng năm tại nghĩa trang để cầu nguyện với sự tham gia đông đảo của thân nhân người quá cố, đây là một sinh hoạt đáng quan tâm của người ở lại luôn khắc ghi công ơn của ông bà cha mẹ và cũng là luôn cảnh tỉnh đến cuộc thế vô thường mà lo tu tập để giải thoát khỏi kiếp khổ đau sinh tử luân hồi.

Tham gia công tác xã hội:

Giáo Hội Phật Giáo Hồng Kông đã tích cực tham gia nhiều công tác xã hội như xây dựng trường học, trồng cây gây rừng và có nhiều tài trợ cho chiến dịch bảo vệ môi sinh. Trong 3 năm qua, Giáo hội PG Hồng Kông đã tài trợ để xây dựng nhiều trường tiểu và trung học cho quê hương Trung hoa ở các tỉnh như Guizhou, Guangxi, Guangdong và Anhuei. 

Đào tạo tăng ni tài:

Ngày 10 đến ngày 28 tháng 9 năm 1999, một Tam Đàn Đại Giới ( Three Platforms of Grand Ordination đã tổ chức tại Chùa Bửu Liên, có 250 giới tử đến từ Trung Hoa, Đài Loan, Singapore, Mã Lai và Philippines . Đây là giới đàn đầu tiên sau khi lãnh thổ này sát nhập trở về với Trung quốc. Từ đây các nhà lãnh đạo PG Hồng Kông sẽ có những kế hoạch về đào tạo Tăng Ni để họ làm việc phục vụ cho Giáo hội sau này.

hk-thogioi

Lễ thọ giới tại Chùa Bửu Liên, Hồng Kông

Các địa chỉ cần liên lạc:

Giáo Hội Phật Giáo Hồng Kông
Hong Kong Buddhist Association
1/F, 388 Lockart Road, Wanchai, Hong Kong
Tel:(825) 2574 9371, Fax: 2834 0789
Email:enquiry@hkbuddhist.org
• Web site: http://www.hkbuddhist.org
Contact person: Mr Raymond Ho Yuen-chiu

Hội Thanh Niên Phật Tử:
Buddhist Youth Association 2nd Floor, 144 Boundary Street Kowloon, Hong Kong. Tel: (852) 2336 0437, Fax: (852) 2336 1851 • Web site: www.bya.org.hk • Email Addresses: General Information: telecomb@bya.org.hkWebmaster: sylambya@bya.org.hk
Viện Hoằng Pháp
The Dharmasthiti Buddhist Institute Block A, 2nd Floor, Cambridge Court 84 Waterloo Road, Kowloon, Hong Kong. Tel: 2760-8878, Fax: 2761-0825 • Web site: www.glink.net.hk/~dharma
Hội Tăng Già Hồng Kông
Hong Kong Buddhist Sangha Association Tel: 2719 6424 Fax: 2725 4978
Hội Liên Hữu PG Thế Giới 
World Fellowship of Buddhists H.K.& Macau Regional Centre Tel: 2730 0572Câu lạc bộ Chánh Pháp Quốc tếDharma International Club Tel: 2529 2611
Phật Học Viện Minh Ngọc
Bright Pearl Buddhist Institute Tel: 2761 0388
Học Viện Hoằng Pháp PG
Dharmasthiti Buddhist Institute Tel: 2760 8878 Fax: 2761 0825
Trung Tâm Phát hành sách PG Hồng Kông
Hong Kong Buddhist Book Distributor Tel: 2570 1478 Fax: 2571 0431
Trung Tâm Kinh sách PG Hồng Kông
Hong Kong Buddhist Book Centre Tel: 2577 2372 Fax: 2576 9669
Học Viện Giác Ngộ
Buddhist Institute of Enlightenment Tel: 2384 6845 Fax: 2332 0103 • Web site: http://home.hkstar.com/~pominghk/lib_tape.htm
Thư Viện Phật giáo Trung Hoa
Buddhist Library of China Tel: 2336 0437 Fax: 2336 1851 Thư Viện Phật giáo Hồng KôngHong Kong Buddhist Library Tel: 2561 2942
Bệnh Viện Phật giáo Hồng Kông
Hong Kong Buddhist Hospital Tel: 2336 1121 Fax: 2338 3445
Bệnh Viện Đông y miễn phí của PG Hồng Kông
Buddhist Che Chi Free Clinic of Chinese Herbal Medicine Tel: 2321 3573
Tổ chức cắm trại Thanh Niên Phật tử Hồng Kông
Hong Kong Buddhist Youth Camp Tel: 2988 8411 Fax: 2988 8415Trung Tâm Thanh Thiếu Niên Phật Tử Hồng KôngHong Kong Buddhist Association Children and Youth Centre Tel: 2577 0633 Fax: 2576 3088
Trung Tâm Xã Hội Phật giáo dành cho người Cao niên
Buddhist Social Centre for the Elderly Tel: 2494 7866 Fax: 2619 9833
Hội Phật giáo Karma Kagyu Hồng Kông
Hong Kong Karma Kagyu Buddhist Society Wah To Building, 3rd Floor 42 Wood Road, Hong Kong Tel: 2-836-0212; 2-836-0445; 2-891-4660
Trung Tâm Từ Thiện PG Hồng Kông
Hong Kong Jangchub Phuntsok Ling Buddhist Charity Centre Flat A, 3/F., Lok Chung Mansion 402-404 Lockhart Road Wan Chai, H.K Tel: 2104-1937 Contact: Kelzang Lama • Email: Kelzang@hotmail.com
Hội Phật giáo Mật Tông Hồng Kông
Hong Kong Mantra Buddhists School Tel: 2577 0030 Fax: 2577 7086Hội Phật giáo Mật Tông Hồng Kông dành cho nữ Cư sĩHong Kong Mantra School for Lay Women Buddhists Tel: 2577 0033 Fax: 2577 7086
Hội Mật Tông Kim Cương Hồng Kông
Hong Kong Vajrayana Esoteric Society Tel: 2575 0808 Fax: 2834 5336Trung Tâm Thanh Niên Phật TửBuddhist Youth Centre Tel: 2808 1885 Fax: 2524 8911
Trung Tâm Phật giáo Kim Cương Thrangu
Thrangu Vajrayana Buddhist Centre Flat A, 5th Floor, Lomond Mansion 149 Argyle Street Kowloon, Hong Kong Tel: 760-8381; 761-3863 • Web site: www.kagyu.org
Chùa Thái Lan:
Wat Mekadhamwanaram G/F Lot 41, Kam Shek San Tsuen Taipo, N.T. Hong Kong Tel: (001) 2-653-8839, 2-653-4573
Chùa Tây Phương
Western Monastery Tel: 2411 5111 Fax: 2415 0286
Ni Viện Chí Liên
Chi Lin Nunnery Tel: 2354 1774 Fax: 2351 4486
hk-vanhoa

Trung Tâm Văn hoá Phật Giáo Hồng Kông


Lời kết:

Nhìn chung Phật giáo đã qua giai đoạn hình thành, ổn định và phát triển các thứ về hạ tầng cơ sở, chùa chiền, học viện, nhà xuất bản Kinh sách và báo chí riêng, nhất là sự tranh thủ làm việc của Giáo hội với chính quyền để toàn thể dân chúng Hồng Kông được nghỉ phép vào ngày Phật Đản, là một thành công lớn lao của giới PG Hồng Kông mà nhiều quốc gia PG láng giềng chưa làm được.

Với sự phát triển quá nhanh của thời đại điện tử, của thông tin và khoa học kỷ thuật như hiện nay, các tổ chức Phật giáo Hồng Kông đã bắt kịp được với bước nhảy vọt của thời đại, họ đã biết sử dụng đầy đủ các phương tiện hiện đại của truyền thông để truyền bá lời Phật dạy ( mà nhiều quốc gia khác đến nay chưa từng biết đến sử dụng đến như Phật giáo ở Việt Nam chẳng hạn) để tịnh hóa thế gian, đem ánh sáng của Chánh pháp làm đẹp con người và xã hội Hồng Kông.

hk-leader



Hòa Thượng Giác Quang, Chủ tịch Giáo Hội Phật Giáo Hồng Kông và Ông Đổng Kiến Hoa, nhà lãnh đạo Hồng Kông ( bên trái)

Với sự lãnh đạo tài ba của Hòa Thượng Giác Quang ( Kok Kwong) Phật giáo Hồng Kông đã từng bước đi vào ổn định và phát triển sau ngày tái thống nhất, PG Hồng Kông cũng đang chuẩn bị xây dựng thêm trường học và nhiều Trung Tâm phúc lợi xã hội để mang lợi ích đến cho các cộng đồng. Bên cạnh đó, Giáo Hội PG Hồng Kông cũng đang xây dựng một trường Đại Học Phật giáo để có nơi đào tạo tăng ni tài, để có nguồn nhân sự sau này ra phục vụ cho công tác truyền bá Chánh Pháp trong thời đại mới. Và đó dấu hiệu lạc quan và phát triển của Phật giáo tại Hồng Kông ở ngày mai./.

Tổng hợp từ các tài liệu :

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2022(Xem: 2223)
Hôm thứ Tư, ngày 30 tháng 03 vừa qua, các Phật tử tại tỉnh Lampung đã tổ chức nghi lễ Shraddha, một nghi lễ từ biệt cuối cùng đối với người thân đã khuất, sự kiện diễn ra tại địa điểm khảo cổ Punden Berundak, Làng Pugung Raharjo, Kec. Làng Udik, Kab. East Lampung. Buổi lễ Shraddha có sự chứng minh tham dự của Tăng đoàn Tỳ kheo truyền thống và các Phật tử từ các tu viện khác nhau ở tỉnh Lampung, Indonnesia. Sự kiện bắt đầu nghi thức cung nghinh chư tôn tịnh đức Tăng già, các Phật tử mặc trang phục truyền thống tuyệt đẹp. Đến địa điểm, Justka được chào đón bằng sự tôn kính (sigeh pangunten). Sau đó, đoàn Phật tử và người dân địa phương cử hành lễ Shraddha.
11/04/2022(Xem: 2224)
Nếu thuyết vô thần là sự vắng mặt của niềm tin vào sự tồn tại của Thượng đế hoặc các vị Thần linh, thực sự vậy thì Phật tử là những người vô thần. Đạo Phật không phải là tin hay không tin vào Thượng đế hay Thần linh. Đức Phật lịch sử đã dạy rằng, tin vào Thượng đế hay Thần linh không hữu ích đối với những người đang trên hành trình thực nghiệm đạo quả giác ngộ. Nói cách khác, Thiên Chúa hay Thần linh không cần thiết trong đạo Phật, vì đây là một đạo Phật thực tế và triết học, nhấn mạnh kết quả thực nghiệm hơn là niềm tin vào tín ngưỡng bởi Thiên Chúa hay Thần linh. Vì lý do này, đạo Phật được gọi một cách chính xác hơn là "thuyết phi hữu thần" (Nontheism, 非有神論) hơn là "thuyết vô thần" (Atheistic, 無神論).
11/04/2022(Xem: 2304)
Cư sĩ Kim Hong-rae, cựu Đại tướng Tham mưu trưởng thứ 23 của Lực lượng Không quân Hàn Quốc, người đã ghi đậm dấu ấn trong sự phát triển Phật giáo trong lực lượng Không quân, với việc giáo dục các quân nhân Phật tử trong lực lượng Không quân, ngay cả trước khi giới thiệu hệ thống nghĩa vụ quân sự của Phật giáo, đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân, thần thức về cõi Phật vào lúc 01 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 05 tháng 04 năm 2022 (05/03/Nhâm Dần). Hưởng thọ 83 xuân.
09/04/2022(Xem: 4768)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
09/04/2022(Xem: 2030)
Lễ Khai mạc Triển lãm Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc 2022, với chủ đề "Nghìn năm, Dư âm Phật giáo Silla" chính thức vào lúc 14 giờ ngày 04 tháng 04 vừa qua, với sự hiện diện của các vị lãnh đạo Phật giáo và nhân dân địa phương. Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님 - 圓行和尚), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36 khuyến khích rằng: "Tôi hy vọng rằng nó sẽ phát triển thành một địa điểm lễ hội tổng hợp các di sản văn hóa truyền thống của khu vực và hơn nữa, là nơi liên tục khám phá những nội dung văn hóa truyền thống đặc sắc sẽ làm tỏa sáng ngời Hàn Quốc trên thế giới."
07/04/2022(Xem: 1836)
Người Wessalian chia sẻ với thế giới quan rằng: "Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển dục vọng (욕망, 慾望) làm cho thế giới trở nên trù phú thịnh vượng và ai làm cho thế giới trở nên giàu có sẽ tạo dựng được công đức (공덕, 功德) lớn". Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết phản hồi điều này bằng cách trích dẫn một đoạn từ "Dẫn Đạo Luận" (Nettippakaraṇa) rằng: "Họ làm cho rất nhiều người sinh bệnh tật, thêm nhiều người bị u nhọt, khiến nhiều người phải nổi da gà, sởn gai ốc". Sự tiêu thụ quá mức này khuyến khích sự kiềm chế lòng tham lam ích kỷ và trong khi thích thú với sự xáo trộn bởi vô minh, đã hủy hoại bản thân con người và các đối tượng của thiên nhiên.
06/04/2022(Xem: 2087)
Giết người, bạo lực tình dục, tra tấn, đàn áp và tước đoạt đất đai tiếp tục diễn ra ở vùng đồi Chittagong, hơn 20 năm sau khi thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Chính phủ và Thổ dân Jumma được ký kết. Chính quyền vùng đồi Chittagong vẫn tiếp tục để những tệ nạn này tiếp diễn. Các tổ chức nhân quyền, phúc lợi xã hội trong và ngoài nước đã yêu cầu "điều tra công bằng, nhanh chóng và bồi thường cho các nạn nhân" về tội ác đàn áp, bức hại tu sĩ Phật giáo. Khi tội ác đàn áp, cưỡng bức Thổ dân Jumma và Phật tử Jumma ở Bangladesh, nơi đạo Hồi tôn giáo chính thức, tiếp tục, các nhóm Thổ dân Jumma địa phương và hải ngoại đang phẫn nộ lên tiếng chỉ trích, tiếp tục yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch, tìm hiểu sự thật và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.
06/04/2022(Xem: 1989)
Trung tâm Phật giáo Uganda (Uganda Buddhist Centre) do Thượng tọa Bhante Bhikku Ugandawe Buddharakkitha sáng lập, Ngài đã tuyên bố chính thức khai giảng Trường Sơ cấp Phật học đầu tiên trên toàn quốc. Trong niềm hoan hỷ vô biên, Ngài chia sẻ rằng: "Đây là môi trường tuyệt vời để các thế hệ nhi đồng, thanh thiếu niên có được diễm phúc được tắm mát trong suối nguồn Từ bi và được sưởi ấm dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp, nơi mọi người học cách rèn luyện đôi tay, khối óc và học Phật pháp và tu tập thiền định. Với mục đích để tạo ra một hình thức giáo dục mới, là một mô hình cho nước Cộng hòa Uganda và các quốc gia châu Phi khác, dựa trên các nguyên tắc của Phật giáo bao gồm thực hành đạo đức và chánh niệm. Hệ thống được đề xuất là hiện thân của một cách tiếp cận mới đối với nền giáo dục Phật giáo, nhằm đáp ứng các điều kiện và nhu cầu của các xã hội châu Phi đương đại, cụ thể là ở Uganda, một đặc điểm Phật giáo rõ ràng".
04/04/2022(Xem: 2093)
Hôm thứ Bảy, ngày 02 tháng 04 vừa qua, gàng trăm Phật tử đã tổ chức Pháp hội Bố tát (Uposatta Puja, 布薩塔法會) tại Đại Bảo tháp Borobudur. Hoạt động văn hóa Phật giáo này được thực hiện đầu tiên, sai hki ký kết biên bàn ghi nhớ về việc sử dụng Thánh địa Phật giáo Borobudur, trở lại vị trí của các Phật giáo đồ trên thế giới hành hương chiêm bái. Eksan, vị quản lý Công viên Du lịch Candi (TWC) cho biết: "Đây là một thử nghiệm của tuyến đường hành hương du lịch. Những người Phật tử muốn hành hương chiêm bái Thánh tích thông qua các tuyến du lịch bình thường, nhưng chúng tôi lại bỏ lỡ tuyến hành hương đặc biệt này. Tất nhiên, sau vụ này sẽ có đáng giá khác".
04/04/2022(Xem: 1974)
Dự kiến Năm nay Vương quốc PG Campuchia có Bảy 700000 lượt Du khách Quốc tế Tham quan, gần đây sau khi Chính phủ Hoàng gia đã nới lỏng các quy định thị thực nhập cảnh. Theo Cư sĩ Thong Khon, Bộ trưởng Bộ Du lịch Vương quốc Phật giáo Campuchia, trong ba tháng đầu năm nay, đã có tới 151.680 du khách quốc tế hành hương xứ chùa tháp này, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, Cư sĩ Thong Khon cho biết, 86.588 du khách đến Campuchia bằng phương tiện hàng không, tăng 158%; 63.048 du khách đi bằng đường bộ, tăng 69%; và 2.044 du khách đi đường thủy (không có du khách đến bằng đường thủy trong quý 1/2021.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567