Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo tại Ba Tư

22/05/201317:51(Xem: 14302)
Phật giáo tại Ba Tư


Phật Giáo Khắp Thế Giới

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2001
---o0o---


Phật Giáo tại Ba-Tư

Ba Tư (Persia) là tên cũ của Iran ngày nay (chính thức đổi thành Iran vào năm 1935), một quốc gia nằm ở Tây Nam Châu Á thuộc vùng Trung Cận Đông, phía bắc giáp giới với Liên Xô (cũ), đông giáp ranh với Pakistan và Afghanistan, nam giáp với Vịnh Ba Tư và Tây giáp với Thổ Nhĩ Kỳ và Irag. Thủ đô Teheran. Diện tích: 1.648.000 km2.Dân số: 54.710.000 người (thống kê năm 1997). Hiện tại Hồi giáo là quốc giáo tại Ba Tư, nhưng Phật Giáo (PG) vẫn được xem là một tôn giáo có mặt ở Ba Tư vào đầu thế kỷ thứ 2 trước Tây Lịch. Đây là một điều rất lý thú cho những nhà sử học và khảo cổ học PG có dịp để phăng tìm lại con đường truyền bá Chánh Pháp của các bậc tiền bối năm xưa tại xứ sở này. 

Trong thế kỷ qua, các nhà nghiên cứu Ba Tư cho biết rằng có một số chuyện tiền thân Đức Phật (Jataka stories) từng được biết đến ở Ba Tư dưới nhan đề là Pancatantra, được chuyển dịch sang tiếng Ba Tư vào thế kỷ thứ 6 theo chiếu chỉ của vua Khusru, và được dịch sang tiếng Á Rập và tiếng Xy-ri vào thế kỷ thứ 8, dưới tựa đề là Kalilag va Damnag. Bản dịch tiếng Ba Tư này về sau lại được chuyển ngữ sang tiếng Hy Lạp, La Mã và Do Thái. Đến thế kỷ thứ 8, quyển sách Cuộc đời của Đức Phật (The Life of Lord Buddha) được ông John dịch sang tiếng Hy Lạp, tác phẩm rất được phổ biến ở các nước Trung Đông thời bấy giờ. Theo ông Rashid al-Dìn, một nhà sử học sống vào thế kỷ thứ XIII, ghi nhận rằng có ít nhất mười một bộ Kinh Phật được chuyển ngữ và lưu hành rộng khắp trên đất nước Ba Tư vào thời đó, trong số này có Kinh Vô Lượng Thọ (Sukhavati- Vyuha sutra) và Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Karanda-vyuha) được ghi nhận còn hiện hữu cho tới ngày nay. Gần đây, người ta còn tìm thấy thêm một số Kinh như Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya), Tăng Chi Bộ Kinh (Anguttara Nikaya) và Thọ Ký Di Lặc Kinh ( MaitreyaVyakarana).

Mặc dù nền văn hóa của Ba Tư và Á Rập được xem là có ảnh hưởng qua một số mẫu chuyện tiền thân của Đức Phật, nhưng cho đến nay vẫn chưa tìm thấy một bản dịch tiếng Ba Tư, Á Rập hay ngôn ngữ Trung Đông nào khác. Sự ảnh hưởng của PG trên nền văn học Ba Tư mà hiện tại chúng ta thấy qua những tác phẩm của những nhà sử học, địa lý học và đặc biệt là nhân chủng học chỉ là những từ ngữ PG như al Budd (Đức Phật), al Budasf (Bồ tát), v.v... Trong văn chương của Ba Tư, đặc biệt ở phía Đông Ba Tư, thường miêu tả những hình ảnh và biến cố của PG từ những ngôi chùa ở vùng Merv và Balkh. Về kiến thức nghi lễ của PG có liên hệ với một bảo tháp ở Balkh được thuật lại bởi nhà sử học Ba Tư Ibn al-Faqih vào thế kỷ thứ 10 và sử gia người Sy-ri, ông Yaqut, vào thế kỷ 13. Về mặt hiểu biết PG của người Ba Tư còn rất thô thiển và hạn chế, vì nó phải lệ thuộc vào sự thịnh suy của PG tại các nước Trung Á và Afghanistan, mặt khác, sự tàn lụi của PG tại Ấn Độ theo sau cuộc tấn công khốc liệt của đội quân Hồi giáo, cũng ảnh hưởng đến sự phát triển PG của các quốc gia lân cận.

Phật giáo tại Ba Tư được ghi nhận là phát triển và phổ biến trong hai thời kỳ, thứ nhất là đầu thế kỷ thứ 3 kéo dài đến thế kỷ thứ 7 khi gặp sự tấn công của phong trào Hồi Giáo; thứ hai, PG lại một lần nữa được phục hưng bởi sự chinh phục Ba Tư của người Mông Cổ vào đầu thế kỷ thứ 13.

Về con đường truyền bá PG vào Ba Tư có thể là gắn liền với hai hướng như sau: Thứ nhất, con đường truyền giáo được khởi xướng vào triều đại của vua A-Dục. Sử liệu ghi nhận rằng nhiều tăng sĩ đã được phái đến truyền pháp tại thành phố Bactria và Gandhara thuộc Afghanistan, nhờ vậy mà PG đã phát triển tại xứ sở này và cuối cùng tràn qua Khurasan, (một thành phố nằm về phía Đông Bắc của nước Ba Tư ngày nay). Thứ hai, PG được truyền vào Ba Tư qua ngã đường tơ lụa (silk route), con đường này nối liền Đông Tây, xuất phát từ vùng Đông và Tây Ấn, do các nhà buôn người Ấn khai phá để nối kết với các quốc gia có mối liên hệ về thương mại. Các nhánh mà con đường tơ lụa đi qua là Batria và Gandhara để đi tới vùng Địa Trung Hải và các nhà buôn PG đã có cơ hội để gieo rắc hạt giống Bồ Đề vào các nơi này. Sử liệu cũng ghi nhận rằng vào đầu thế kỷ thứ 2 trước TL, các nhà buôn Ấn thường dừng chân tại vịnh Ba Tư và Á Rập, điều này giải thích tại sao các địa danh trong vùng này mang dấu vết của ngôn ngữ Ấn, như but hay hind (Ấn Độ) và bahàr, chữ Sanskrit là vihàra (tu viện PG).

Mặc dù đạo Thờ Lửa ( Zoroastrianism) là một đạo có ưu thế tại Ba Tư, nhưng PG vẫn được truyền nhập và phổ biến, điều này được chứng minh bởi tiền đồng PG của Peroz, con trai của vua Ardahir I (226-41 sau TL), một người theo đạo Phật và đạo Thờ Lửa. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ ba cũng có một vài chứng cứ về việc PG gặp phải sự kháng cự của nhà cầm quyền. Ông Kartir, một vị tu sĩ uy tín của đạo Thờ Lửa, ghi lại trên bia đá rằng PG và một số tôn giáo khác tại vương quốc Sassanian đã bị đàn áp. Al-Bìrùnì, một sử gia Ba Tư ở vào thế kỷ 11 cũng khẳng định rằng PG đã bị áp lực trong thời kỳ này trước lúc Đạo Hồi (một tôn giáo lớn do nhà tiên tri Muhammad (570-632) sáng lập tại nước Á Rập vào thế kỷ thứ 7 trước TL) truyền đến Ba Tư.

Bằng chứng cụ thể về sự tồn tại của PG tại Ba Tư ngày nay rất mỏng manh, hầu như không còn gì cả. Các hang đá nhân tạo rất công phu ở Chehelkhaneh và Haidari gần vịnh Ba Tư được xem như là những tu viện PG, được tạo dựng theo kiến trúc của Ấn Độ và Trung Á. Rủi thay, không có một bằng chứng rõ ràng nào còn tồn tại để xác minh sử liệu này. Truyền thuyết của Ba Tư kể rằng, trong hai thế kỷ thứ 8 và 9, tại Ba Tư có một hoàng tộc theo PG rất hùng mạnh mang tên là Barmakid ở thủ phủ Balkh. Nhiều tác giả người Á Rập cũng thừa nhận điều này như là một đề tài truyền khẩu. Hoàng tộc này đã xây dựng và trông nom nhiều Tu viện PG Nawbahàr nằm rải rác ở đông bắc Ba Tư. Không may thay, Hoàng tộc này đã bị sụp đổ theo sau cuộc thương thuyết bất thành với triều đình Abbasid đặt tại Baghdad. Sau đó, dường như hệ thống tu viện Nawbahàr đã bị tịch thu trước thời điểm Hồi giáo xâm lăng đến vùng này, vì khi người Hồi giáo đến thì hình bóng của PG không còn thấy ở đó nữa. Tiếp theo đó, những ngôi Tu viện PG Nawbahàr được chuyển sang làm thánh đường của Hồi giáo.

Thời kỳ PG được xem là phát triển tại Ba Tư là vào đầu thế kỷ thứ 13 khi Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan, 1162-1227) xâm lăng đất nước này vào năm 1218. Vị vua Mông Cổ này và các quần thần của ông đều là Phật tử, nên các vị là những nhà bảo hộ cho PG tại Ba Tư cho đến khi vua Ghazan Khàn đổi theo Đạo Hồi vào năm 1295 . Trong thời gian còn ủng hộ PG, các vua Mông Cổ đã có những dự án xây dựng chùa chiền một cách rất quy mô tại vương quốc Maragheh, (nằm phía đông bắc Ba Tư) và nhiều nơi khác, nhưng kế hoạch này đã bị bãi bỏ theo lệnh của vua Ghazan, tiếp đó những ngôi chùa đã bị phá hủy hoặc chuyển qua làm Thánh đường Hồi giáo. Rất có thể những bằng chứng trong thời kỳ này có hai hang động nhân tạo ở Chehelkhaneh và Haidari, cả hai nơi đều ở gần cố đô Mông Cổ Maragheh. Cả hai hang động rất nổi tiếng này đã được các họa sĩ vẽ lại bằng tranh màu nước để trang trí trong những thánh đường Hồi giáo. Những nỗ lực sau này của vua Mông Cổ Uldjaitu (1305-16) bỏ Đạo Hồi và trở về với Đạo Phật để phục hưng lại PG ở Ba Tư, nhưng tiếc thay, PG đã biến mất tại xứ sở này vào hậu bán thế kỷ thứ 14.

Ngày nay, hình ảnh của Phật giáo tại Ba Tư, còn chăng chỉ là những lá cờ được trang hoàng trên những ngôi tháp ở tại thành phố Caucasus, mà người ta tin rằng nó có thể là những ảnh hưởng còn sót lại của người Mông Cổ trên xứ sở Trung Đông này./.

Tổng hợp tại liệu từ:

-- A CONCISE HISTORY OF BUDDHISM, England 1997

-- CULTURES OF THE WORLD IRAN, New York 1993

-- ENCYCLOPAEDIA BRITANNICA, Chicago1984)

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh, 

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/04/2022(Xem: 2613)
Nền móng đầu tiên sẽ được đặt tại Cơ sở Nghiên cứu Di sản Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, nơi sẽ đóng vai trò là trung tâm quản lý và bảo tồn có hệ thống các Di sản văn hóa Phật giáo và truyền thống truyền tải trọn vẹn hình thức nguyên thủy cho các thế hệ mai sau.
12/04/2022(Xem: 2704)
Thông Báo của BCV về buổi thuyết trình Bạo lực gia đình và trẻ em tại Chùa Quang Minh, thứ bảy 7/5/2022
11/04/2022(Xem: 2685)
Hôm thứ Tư, ngày 30 tháng 03 vừa qua, các Phật tử tại tỉnh Lampung đã tổ chức nghi lễ Shraddha, một nghi lễ từ biệt cuối cùng đối với người thân đã khuất, sự kiện diễn ra tại địa điểm khảo cổ Punden Berundak, Làng Pugung Raharjo, Kec. Làng Udik, Kab. East Lampung. Buổi lễ Shraddha có sự chứng minh tham dự của Tăng đoàn Tỳ kheo truyền thống và các Phật tử từ các tu viện khác nhau ở tỉnh Lampung, Indonnesia. Sự kiện bắt đầu nghi thức cung nghinh chư tôn tịnh đức Tăng già, các Phật tử mặc trang phục truyền thống tuyệt đẹp. Đến địa điểm, Justka được chào đón bằng sự tôn kính (sigeh pangunten). Sau đó, đoàn Phật tử và người dân địa phương cử hành lễ Shraddha.
11/04/2022(Xem: 2725)
Nếu thuyết vô thần là sự vắng mặt của niềm tin vào sự tồn tại của Thượng đế hoặc các vị Thần linh, thực sự vậy thì Phật tử là những người vô thần. Đạo Phật không phải là tin hay không tin vào Thượng đế hay Thần linh. Đức Phật lịch sử đã dạy rằng, tin vào Thượng đế hay Thần linh không hữu ích đối với những người đang trên hành trình thực nghiệm đạo quả giác ngộ. Nói cách khác, Thiên Chúa hay Thần linh không cần thiết trong đạo Phật, vì đây là một đạo Phật thực tế và triết học, nhấn mạnh kết quả thực nghiệm hơn là niềm tin vào tín ngưỡng bởi Thiên Chúa hay Thần linh. Vì lý do này, đạo Phật được gọi một cách chính xác hơn là "thuyết phi hữu thần" (Nontheism, 非有神論) hơn là "thuyết vô thần" (Atheistic, 無神論).
11/04/2022(Xem: 2781)
Cư sĩ Kim Hong-rae, cựu Đại tướng Tham mưu trưởng thứ 23 của Lực lượng Không quân Hàn Quốc, người đã ghi đậm dấu ấn trong sự phát triển Phật giáo trong lực lượng Không quân, với việc giáo dục các quân nhân Phật tử trong lực lượng Không quân, ngay cả trước khi giới thiệu hệ thống nghĩa vụ quân sự của Phật giáo, đã thanh thản hồn nhiên trút hơi thở, xả báo thân, thần thức về cõi Phật vào lúc 01 giờ sáng hôm thứ Hai, ngày 05 tháng 04 năm 2022 (05/03/Nhâm Dần). Hưởng thọ 83 xuân.
09/04/2022(Xem: 5841)
Mục đích của cuộc thi giải thưởng là khuyến khích việc sáng tác cá nhân, xuất phát từ nguồn cảm xúc đối với các việc xảy ra trong đời sống xã hội hàng ngày, được miêu tả, bằng nhận thức, lý giải và thái độ ứng dụng sống động qua những lời dạy của Đức Phật. Các thể tài có thể gợi ý như là chuyện công ăn việc làm, chuyện gia đình, học đường, chuyện về đại dịch hay chuyện trong nhà ngoài phố.v.v.. Bài tham dự có thể trình bày dưới nhiều hình thức như tác phẩm nghệ thuật, truyện ký, truyện ngắn, tạp bút, thơ… Người viết hoàn toàn tự do chọn đề tài, miễn có liên quan đến tư tưởng Đạo Phật và nội dung có thể chuyển tải được cách ứng dụng giáo lý vào đời sống hàng ngày.
09/04/2022(Xem: 2506)
Lễ Khai mạc Triển lãm Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc 2022, với chủ đề "Nghìn năm, Dư âm Phật giáo Silla" chính thức vào lúc 14 giờ ngày 04 tháng 04 vừa qua, với sự hiện diện của các vị lãnh đạo Phật giáo và nhân dân địa phương. Hòa thượng Viên Hạnh (원행스님 - 圓行和尚), Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê đời thứ 36 khuyến khích rằng: "Tôi hy vọng rằng nó sẽ phát triển thành một địa điểm lễ hội tổng hợp các di sản văn hóa truyền thống của khu vực và hơn nữa, là nơi liên tục khám phá những nội dung văn hóa truyền thống đặc sắc sẽ làm tỏa sáng ngời Hàn Quốc trên thế giới."
07/04/2022(Xem: 2266)
Người Wessalian chia sẻ với thế giới quan rằng: "Trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển dục vọng (욕망, 慾望) làm cho thế giới trở nên trù phú thịnh vượng và ai làm cho thế giới trở nên giàu có sẽ tạo dựng được công đức (공덕, 功德) lớn". Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết phản hồi điều này bằng cách trích dẫn một đoạn từ "Dẫn Đạo Luận" (Nettippakaraṇa) rằng: "Họ làm cho rất nhiều người sinh bệnh tật, thêm nhiều người bị u nhọt, khiến nhiều người phải nổi da gà, sởn gai ốc". Sự tiêu thụ quá mức này khuyến khích sự kiềm chế lòng tham lam ích kỷ và trong khi thích thú với sự xáo trộn bởi vô minh, đã hủy hoại bản thân con người và các đối tượng của thiên nhiên.
06/04/2022(Xem: 2586)
Giết người, bạo lực tình dục, tra tấn, đàn áp và tước đoạt đất đai tiếp tục diễn ra ở vùng đồi Chittagong, hơn 20 năm sau khi thỏa thuận hòa bình lịch sử giữa Chính phủ và Thổ dân Jumma được ký kết. Chính quyền vùng đồi Chittagong vẫn tiếp tục để những tệ nạn này tiếp diễn. Các tổ chức nhân quyền, phúc lợi xã hội trong và ngoài nước đã yêu cầu "điều tra công bằng, nhanh chóng và bồi thường cho các nạn nhân" về tội ác đàn áp, bức hại tu sĩ Phật giáo. Khi tội ác đàn áp, cưỡng bức Thổ dân Jumma và Phật tử Jumma ở Bangladesh, nơi đạo Hồi tôn giáo chính thức, tiếp tục, các nhóm Thổ dân Jumma địa phương và hải ngoại đang phẫn nộ lên tiếng chỉ trích, tiếp tục yêu cầu một cuộc điều tra minh bạch, tìm hiểu sự thật và trừng phạt những người chịu trách nhiệm.
06/04/2022(Xem: 2465)
Trung tâm Phật giáo Uganda (Uganda Buddhist Centre) do Thượng tọa Bhante Bhikku Ugandawe Buddharakkitha sáng lập, Ngài đã tuyên bố chính thức khai giảng Trường Sơ cấp Phật học đầu tiên trên toàn quốc. Trong niềm hoan hỷ vô biên, Ngài chia sẻ rằng: "Đây là môi trường tuyệt vời để các thế hệ nhi đồng, thanh thiếu niên có được diễm phúc được tắm mát trong suối nguồn Từ bi và được sưởi ấm dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp, nơi mọi người học cách rèn luyện đôi tay, khối óc và học Phật pháp và tu tập thiền định. Với mục đích để tạo ra một hình thức giáo dục mới, là một mô hình cho nước Cộng hòa Uganda và các quốc gia châu Phi khác, dựa trên các nguyên tắc của Phật giáo bao gồm thực hành đạo đức và chánh niệm. Hệ thống được đề xuất là hiện thân của một cách tiếp cận mới đối với nền giáo dục Phật giáo, nhằm đáp ứng các điều kiện và nhu cầu của các xã hội châu Phi đương đại, cụ thể là ở Uganda, một đặc điểm Phật giáo rõ ràng".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]