Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Xứng Đôi ( do HT. Thích Thiện Châu giảng giải, Phật tử Diệu Danh diễn đọc)

16/02/202307:56(Xem: 1682)
Kinh Xứng Đôi ( do HT. Thích Thiện Châu giảng giải, Phật tử Diệu Danh diễn đọc)


sen tuyet (4)
KINH XỨNG ĐÔI

Giảng giải: HT Thích Thiện Châu

Phật tử Diệu Danh diễn đọc



 

 

   

          GIỚI THIỆU

 

          Bản kinh này được trích dịch từ Tăng Chi Bộ (Anguttarannikâya) tập II trang 61-62 Pâli Text Society xuất bản. Nội dung kinh thật là dễ hiểu: Phật đến thăm gia đình cha mẹ Nakula. Cha mẹ Nakula đón tiếp Phật và trình bày sự yêu thương chung thủy với nhau trong niềm mong ước được sống bên nhau mãi mãi, không những trong đời này mà cả đời sau. Phật ca ngợi và khuyên dạy ông bà cùng hướng thiện và tu dưỡng để có thể thực hiện được điều mong ước đó.

          Theo Phật và đạo lý nhân duyên, nhân quả và tái sinh thì sự yêu kính chung thủy của hai vợ chồng chưa đủ để có thể gặp nhau, gần nhau trong hạnh phúc chân thật lâu dài, nhất là tái ngộ trong đời sau, mà phải cùng nhau sống có lý tưởng cao thượng bằng cách đặt niềm tin vào ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng, tu dưỡng bản thân theo giới hạnh (2), làm lợi ích cho mọi người, và trau dồi khả năng nhận thức sự thật để được giác ngộ. Hai vợ chồng đều phải hướng thiện và tiến bộ như nhau thì mới có thể gần nhau  mãi mãi trong chân lý và tình thương. Nếu chỉ một mình chồng hay vợ hướng thiện và tiến bộ thì ắt không thể có được một cuộc sống chung hạnh phúc hòa hài ngay trong hiện tại chứ đừng nói đến tương lai. Dù có cố gắng sống chung với nhau trong sự đối nghịch giữa vợ và chồng trong hiện tại thì cuộc sống chung ấy không thể tạo thêm phước duyên gì cho đời sau. Trong đời này, vợ chồng đã không cùng có những nghiệp giống nhau thì trong kiếp sau hai người không thể cùng tái sinh trong một loài, một cõi được. Ví dụ: vợ với nghiệp người có trí tuệ từ bi, tái sinh làm người, trong khi đó chồng với nghiệp quỷ, nhiều mê lầm và ích kỷ, tái sinh làm quỷ thì không có thể thấy nhau và sống với nhau được.

          Cũng theo ý Phật thì cuộc sống vợ chồng là cuộc sống của hai người khác phái, muốn sống chung với nhau, do đó hai người, ngoài tình yêu thương nhau, phải biết áp dụng nghệ thuật sống chung như trong kinh Sigâlovâda thuộc Trường Bộ nêu rõ:

          Là chồng thì nên:

1.    Đối đãi và nói năng hòa nhã với vợ

2.    Không khinh miệt và phản bội vợ trong mọi trường hợp

3.    Thủy chung với vợ

4.    Giao trọn quyền nội trợ cho vợ

5.    Mua sắm áo quần, nữ trang cho vợ.

Là vợ thì nên:

1.    Tích cực điều khiển việc nhà

2.    Yêu chuộng bà con của nhà chồng

3.    Tiết hạnh với chồng

4.    Giữ gìn tài sản nhà chồng

5.    Khéo léo trong công việc gia đình

Như vậy, muốn cho cuộc sống vợ chồng được bền lâu, hạnh phúc thì cả hai người phải biết nâng cao và chuyển hóa không những chỉ là tình yêu thương chồng vợ mà thêm cả nghĩa quí trọng bạn đời, bạn đạo, chung sống với nhau một lý tưởng cao thượng.

Cũng qua ý kinh này chúng ta thấy rõ đạo Phật không khuyến khích tất cả mọi người rời bỏ cuộc đời hay xem nhẹ hạnh phúc gia đình, xã hội. Lẽ dĩ nhiên Phật có khuyến khích những người có đủ khả năng"độ mình, độ người" xuất gia tu hành, song số tu sĩ xuất gia, ngay trong lúc Phật còn ở đời, chỉ là số ít, trong khi đó cư sĩ tại gia là phần đông, cho nên trong ba tạng kinh điển có rất nhiều kinh dạy cho cư sĩ tại gia là phần đông, cho nên trong ba tạng kinh điển có rất nhiều kinh dạy cho cư sĩ tại gia những phương pháp "cư trần lạc đạo". Phật hóa gia đình xã hội.

Mặc dù đạo Phật là đạo hướng dẫn con người thoát khỏi bể trầm luân, song đối với những người chưa có khả năng giải thoát ngay được thì đạo Phật lại hướng dẫn họ tiến hóa để được thụ hưởng hạnh phúc trong các cõi người, cõi trời, trong khi còn phải sống chết, chết sống trong luân hồi. Nói cách khác, lý thuyết tái sinh theo đạo Phật không phải là điều gì khắc nghiệt, đày đọa chúng sinh mà là một đạo lý nói rõ sự biến chuyển thăng trầm đau khổ của chúng sinh với mục đích giúp đỡ con người tiến hóa và giải thoát.

 

BẢN DỊCH KINH XỨNG ĐÔI

 

Một thời Thế Tôn sống giữa những người Bhagga trên núi Sumsumâra, tại vườn nai trong rừng Bhesakalâ. Vào một buổi sáng Thế Tôn đắp y, cầm bình bát và đi đến nhà của gia chủ Nakula (3). Sau khi Thế Tôn đến ngồi vào chỗ đã soạn sẵn, gia chủ cha Nakula và nữ gia chủ mẹ Nakula (4) đến gần đảnh lễ ngài rồi ngồi xuống một bên. Đoạn gia chủ cha Nakula bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, từ khi nữ gia chủ mẹ Nakula còn trẻ được cưới về cho con cũng còn trẻ (5) con chưa hề làm điều gì quấy đối với mẹ gia chủ Nakula, ngay trong tâm ý chứ đừng nói đến hành động, bởi vì, bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy nhau trong đời này và thấy nhau trong đời sau nữa.

Nữ gia chủ mẹ Nakula cũng bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, từ khi con còn trẻ được cưới về cho gia chủ cha Nakula cũng còn trẻ, con không hề làm gì quấy đối với gia chủ cha Nakula, ngay trong tâm ý chứ đừng nói đến hành động, bởi vì bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy nhau trong đời này và thấy nhau trong đời sau nữa.

Bây giờ Thế Tôn nói như sau:

- Này gia chủ, nếu hai vợ chồng muốn thấy nhau trong đời này và thấy nhau trong đời sau và cả hai đều có niềm tin như nhau, giới hạnh như nhau, bố thí như nhau (6), trí tuệ như nhau (7) thì các người được thấy nhau trong đời sau.

 

CHÚ THÍCH SƠ LƯỢC

(1) Đề kinh dịch là Xứng đôi theo bản dịch của T.T. Minh Châu, Tăng Chi Bộ Kinh, tập A II, Tủ thư Phật học Vạn Hạnh, 1978, trang 67.

(2) Giới hạnh: sống theo năm giới của người tại gia

(3) (4) Cha Nakula, mẹ Nakula: lối xưng lấy tên con làm chủ. Con tên là Nakula nên gọi cha là cha Nakula và mẹ là mẹ Nakula

(6) Bố thí: san sẻ, chia sớt, hy sinh

(7) Trí tuệ: học tập, suy nghĩ, và thực nghiệm (văn, tu, tư) những điều phù hợp với sự thật về con người và vũ trụ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/07/2022(Xem: 3466)
Gần đây trên trang nhà Quảng Đức xuất hiện một tuyển tập thơ Bồ Đề gồm nhiều bài thơ tự cảnh tỉnh mình với bút hiệu Chiêu Đề, Thôi kệ, Tát Bà Ha từ HT Thích Đồng Bổn … khiến người viết có chút thắc mắc vì chỉ mới vài năm trước đây mỗi khi muốn tìm tiểu sử một nhân vật Phật Giáo VN nào trong thế kỷ 20 ( danh tăng) tôi thường tìm kiếm trên mạng để rồi download PDF mà tìm hiểu thêm và đã biết đến tiểu sử của Ngài qua mục tác giả của Trang nhà Quảng Đức, theo đó tôi được ghi lại như sau:
29/06/2022(Xem: 7080)
Hơi Thở, Đường Dẫn Đến Chánh Niệm (Bài viết của TT Nguyên Tạng tưởng niệm Sư Ông Làng Mai, do Ca Nhạc Sĩ Thùy Linh diễn đọc)
27/06/2022(Xem: 3633)
Thông báo về Lễ Bách Nhật và Lễ Nhập Bảo Tháp HT Thích Đỗng Tuyên tại Tu Viện Quảng Hương, Già Lam, Sài Gòn (28/6/2022)
25/06/2022(Xem: 5891)
Hòa Thượng Thích Thắng Hoan, thế danh là Nguyễn văn Đồng, sanh năm Kỹ tỵ ( 1928 ) tại thành phố Cần Thơ, miền Nam Việt Nam. Thân phụ là ông Nguyễn văn Ngô, một nhà nho và cũng là một nhạc sĩ cổ nhạc . Thân mẫu là cụ bà Nguyễn thị Hương, Tỳ kheo ni Như Quả, thọ giới Cụ Túc năm 1968 tại đại giới đàn chùa Từ Nghiêm.. Gia đình có hai anh em, người em trai thế danh là Nguyễn Thanh Vân hiện cư ngụ tại Sàigòn
07/05/2022(Xem: 5531)
Đến ngày mùng 8 tháng 12 năm 1986, ngày lễ Đức Phật thành đạo thì Thầy được chính thức xuất gia tại Thiền viện Thường Chiếu. Hòa Thượng Bổn Sư là thượng Thanh hạ Từ cho pháp danh là Thích Tuệ Hải.
03/05/2022(Xem: 6910)
Ngài Thông Ân nghe Thiền sư đến xứ Bàu Trâm, liền thỉnh Sư về chùa Kim Quang xin truyền Cụ túc Tỳ khưu và Bồ tát giới cho Ngài, được ban Pháp hiệu là Hữu Đức vào năm 1847. Lúc ấy Thiền sư Bảo Tạng 30 tuổi và Ngài Hữu Đức 36 tuổi. Sau đó thầy trò chia tay. Ngài Thông Ân rời Bàu Trâm đến xứ Bàu Siêu, dân làng nghe được liền kéo đến tấp nập cầu xin trị bệnh và lập chùa Kỳ Viên cho Ngài trú trì.
02/05/2022(Xem: 6376)
Ni trưởng Thích nữ Như Ngọc, thế danh Chế Thị Gi, sinh năm Đinh Tỵ (1917) tại làng Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Thuở nhỏ, Ni trưởng vừa học trường làng vừa theo học Hán - Nôm với Trưởng lão Hòa thượng Thích Bửu Phước, chùa Phước Ân. Bào tỷ của Ni trưởng tân viên tịch là cố Trưởng lão Ni Như Hoa, người đã hướng dẫn em gái mình đến tổ đình Kim Huê đảnh lễ ngài Luật sư Thích Chánh Quả cầu xin xuất gia tu học Phật pháp và được Hòa thượng bổn sư ban pháp danh Giác Ngọc.
26/04/2022(Xem: 4702)
Hòa thượng tu tập theo pháp môn trì danh niệm Phật, thường là mật niệm và thường hành trì thần chú Chuẩn đề. Khiêm cung và hỷ xả là một trong những hạnh mà Hòa thượng thực hành rất miên mật, nên trong ứng xử hàng ngày Hòa thượng thường thể hiện tâm kính trên nhường dưới, vì vậy mà rất được mọi thành phần từ Tăng sĩ đến xã hội phần nhiều đều thương quý.
22/04/2022(Xem: 4423)
Thiệp Thỉnh Lễ Đại Tường Hòa Thượng Thích Quảng Thanh (ngày 8-9/6/2022) tại Cali, Hoa Kỳ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]