Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thành Kính Tưởng Niệm Sư Bà Diệu Tâm (Bài viết của Phật tử Thanh Phi)

17/06/202103:57(Xem: 3213)
Thành Kính Tưởng Niệm Sư Bà Diệu Tâm (Bài viết của Phật tử Thanh Phi)

 

su ba dieu tam 11


THÀNH KÍNH
 TƯỞNG NIỆM
SƯ BÀ DIỆU TÂM

Bài viết: Phật tử Thanh Phi

Diễn đọc : Phật tử Quảng An





Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh





 

Sáng sớm thức dậy, nhìn qua khung cửa sổ, bầu trời vẫn còn tối đen, không nghe tiếng chim hót trên cành cây sau vườn nhà, có lẽ đám chim đang lẫn trốn đâu đó vì cái lạnh rét mướt của mùa Đông.  Ngồi trong phòng mà tôi vẫn có cái cảm giác se se lạnh... Chợt như thấy lạnh hơn, lòng bồi hồi khi đọc được tin Sư Bà Diệu Tâm đã viên tịch. Bao nhiêu hình ảnh và kỷ niệm về Sư Bà bỗng hiện ra trong trí, rõ nét như là chuyện mới xảy ra hôm qua. Tuy tôi chỉ có duyên gặp Sư Bà 2 lần, nhưng sao vẫn cứ tưởng như là thân quen lắm. Tôi nhớ mãi nụ cười mỉm nhẹ nhàng tươi tắn, và đôi mắt nhìn tỏa ra nét hiền từ ấm áp của Sư Bà.                                                                                                                                                                                                                                                                                                            

Lần đầu tiên tôi được diện kiến Sư Bà vào năm 2003, khi Sư Bà đến tham dự  Đại lễ Khánh Thành Tu Viện Quảng Đức. Hôm đó vào khoảng 1g30 khuya, vì đang là mùa Xuân nên khí hậu tương đối dễ chịu, trong chùa mọi người đã nghỉ ngơi, chỉ còn tôi và Sư Cô Huệ Khiết đang làm việc ở hội trường, để chuẩn bị cho ngày đại lễ; Thầy Trụ Trì Thích Tâm Phương đi ngang qua và cho biết là Thầy ra phi trường đón phái đoàn của Sư Bà từ Đức sang. Nghe nói Phái đoàn có tất cả 5 vị gồm: Sư Bà Diệu Tâm, Trụ Trì Chùa Bảo Quang, Đức;  Ni Sư Diệu Phước; Sư Cô Tuệ Đàm Nghiêm cùng 2 vị Phật tử. Khi Cô Huệ Khiết đi nghỉ, chỉ còn một mình, tôi chợt nghĩ phái đoàn của Sư Bà đã phải ngồi trên máy bay qua một đoạn đường bay dài hơn nửa vòng trái đất, có lẽ phái đoàn sẽ mệt và đói bụng lắm, nên tôi xuống bếp chuẩn bị rau và nấu nước sôi sẵn, để khi phái đoàn về nếu có đói bụng thì nấu mì ăn. Và đúng như tôi dự đoán, khi vừa bước vào Hội trường, Thầy Trụ Trì đã kêu tôi xem có gì dọn cho Sư Bà và các Cô dùng, thế là tức khắc tôi có ngay rau và nước sôi nấu mì. Sư Bà, quý Sư cô cùng mấy chị Phật tử có lẽ vì đói bụng nên ăn rất ngon lành, tôi cảm thấy vui, mặc dù hôm ấy tôi về đến nhà gần 5 giờ sáng.
Qua ngày hôm sau, gặp Sư Bà, tôi chắp tay chào, Sư Bà hỏi: “Con tên gì?” Tôi thưa: “Dạ con tên Nguyễn  Ngọc Yến, PD Thanh Phi”, tôi vừa dứt lời thì Sư Bà mỉm cười và nói “À! Yến Phi”, tôi định đính chính, nhưng nghĩ có lẽ Sư Bà ghép tên và pháp danh của tôi để gọi, nên tôi cũng chỉ mỉm cười. Qua hôm sau tôi kể chuyện cho Hoài nghe, Hoài là người quen thân thiết với gia đình của Sư Bà. Hoài đã kể cho tôi nghe rằng, lúc xưa ở Nha Trang có một Phật tử tên là Yến Phi, đã vì đòi sự công bằng cho đạo Phật mà tự thiêu, hiện tại cũng còn tượng đài tưởng niệm ở Nha Trang. Lúc đó tôi mới hiểu ra, có lẽ khi nghe tên và pháp danh của tôi, Sư Bà chợt nhớ đến người Phật tử đó mà buột miệng gọi như vậy. Nhưng không ngờ vào năm 2015, tôi có dịp tham dự chuyến Hành Hương Âu châu, và lúc ghé vào nước Đức, chúng tôi đã được đến viếng chùa Bảo Quang và thăm Sư Bà. Thời gian này Sư Bà đã hơi yếu, Sư cô Tuệ Đàm Nghiêm giờ đây đã được truyền thừa ngôi vị Trụ Trì, trông cô điềm đạm hơn xưa, Cô và quý Phật tử đã đón tiếp Phái đoàn chúng tôi thật là chu đáo. Và chúng tôi thật cảm động khi được biết chùa mới dựng một cái lều để che mát cho phái đoàn chúng tôi. Lều nằm sát bên bờ sông nhỏ, dưới tàng cây lớn bên bờ, nên chúng tôi được mát mẻ, thoải mái tha hồ thưởng thức các món ăn ngon. Sau này nhờ anh Văn Công Tuấn, em ruột của Sư Bà gởi tặng CD “Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp chùa Việt trên đất khách” là 1 tác phẩm của anh, tôi nghe mới được biết nhờ có dòng sông này mà Sư Bà chọn nơi đây để làm chùa, vì nó đã gợi cho Sư Bà nhớ hình ảnh ngôi chùa làng Bảo Thắng ở phố cổ Hội An, nơi mà lúc trẻ Sư Bà đã thế phát xuất gia, chùa cũng nằm cạnh một dòng sông... Trong lúc mọi người đang ăn uống, chị Mai, người Phật tử trong phái đoàn của Sư Bà mà tôi đã gặp năm 2003, đưa tôi vào đảnh lễ Sư Bà. Chị Mai hỏi: “Sư Bà có nhớ cô này là ai không?” Sư Bà im lặng nhìn, nhưng khi nhắc lại tôi là người mà Sư Bà gọi là Yến Phi, Sư Bà mỉm cười. Thì ra Sư bà vẫn chỉ nhớ tôi với cái tên Yến Phi. Vì lúc đó Sư Bà dùng trà và tiếp chuyện hai Ni Trưởng cùng Thầy Nguyên Tạng, nên tôi chỉ đảnh lễ Sư Bà rồi đi ra. Sư Bà tuy đã yếu, nhưng vẫn muốn ra đưa tiễn khi chúng tôi từ giã ra về, nhờ đó mà tôi có được một tấm hình chụp chung với Sư Bà để lưu niệm.

Trở lại câu chuyện của năm 2003. Sau 3 ngày Đại lễ ở Tu Viện chấm dứt, phái đoàn của Sư Bà từ giã Melbourne để lên Sydney. Sau đó Hoài phát hiện là lúc giặt đồ cho Sư Bà, đã bỏ sót lại 1 cái áo vạt hò, nhưng không thể gởi lên kịp trước khi Sư Bà về Đức. Lúc đó tự dưng tôi lại muốn được giữ chiếc áo, nên Hoài đã điện thoại xin và Sư Bà đã đồng ý. Mấy ngày sau bất ngờ tôi lại nhận được chiếc quần gởi từ Sydney xuống, thật là cảm động cho tấm lòng của Sư Bà. Thế là tôi có được bộ đồ vạt hò thật đẹp, thật vừa vặn. Tôi cất giữ bộ đồ đó để làm kỷ niệm, những mong nhờ ân đức của Sư Bà mà tôi có thể sớm dứt bỏ nợ trần, nương nhờ vào cửa Phật, nhưng đến nay đã 18 năm rồi, có lẽ vì nghiệp xưa quá nặng, nên tôi vẫn là một Phật tử còn lòng thòng nợ con, nợ cháu... Và Sư Bà thì đã về với Phật.


su ba dieu tam-thanh phi
Tác giả, đệ tử Thanh Phi (bên phải) chụp hình lưu niệm với Sư Bà Diệu Tâm trước Chùa Bảo Quang năm 2015



Sáng ngày 15/6 /21 khi mở FB tình cờ tôi lại được xem cảnh Chư Tôn Đức Tăng Ni thuộc GH Âu Châu đến kính viếng Tang Lễ của Sư Bà. Một thoáng ngạc nhiên khi nhìn thấy khung cảnh thật an yên, tĩnh lặng: không trướng liễng, không bông hoa rực rỡ. Tuy đơn sơ nhưng không kém phần trang nghiêm. Phải chăng Sư Bà đã muốn Tang Lễ của Sư Bà đơn giản, như Sư Bà đã từng sống đơn giản cả đời. Âm thanh lời kinh tụng tha thiết, lời tưởng niệm thâm tình, khiến lòng bồi hồi xúc động. GH Âu châu và Ni chúng tại Đức đã mất đi một vị Ni Trưởng tài đức vẹn toàn.

Và rồi sáng nay 16/6/21 được xem hình ảnh Tang lễ của Sư Bà và đọc những lời di chúc của Sư Bà tôi thật sự đã rơi nước mắt.  Đúng như tôi dự đoán: Tang lễ của Sư Bà thanh tịnh, đơn giản chỉ vì đó là ý của Sư Bà. Sư Bà không muốn hao tốn tiền của đàn na tín thí.

Kính lạy Giác Linh Sư Bà, con tuy chưa được Sư Bà nói cho nghe một lời nào về Pháp Phật. Nhưng nhờ CD do anh Nguyên Đạo Văn Công Tuấn gởi tặng, mà con đã biết về cuộc đời của Sư Bà từ thơ bé cho đến khi Sư Bà đã hoàn thành tâm nguyện của mình. Và cũng vì Thầy Nguyên Tạng dạy con làm một bài thơ, để dâng tặng mừng Khánh Tuế của Sư Bà vào năm 2016. Do vậy mà con phải nghe rất kỹ, và nhờ đó con đã học được từ Sư Bà rất nhiều điều qua những lời diễn đạt về công hạnh và đức độ của Sư Bà. Và hôm nay trước khi về với Phật, Di thư Sư Bà để lại chỉ có đôi điều để chúng đệ tử theo đó mà hoàn thành tâm nguyện cho Sư Bà. Nhưng lại chính là những lời di huấn quý báu mà hàng hậu bối chúng con cần phải suy ngẫm để áp dụng trong cuộc đời của mình. Con xin mạn phép được ghi lại để ai có duyên đọc được để thấy tấm lòng, sự suy nghĩ của Sư bà sâu sắc như thế nào.

Ngoài việc Tang lễ tổ chức sao cho thật đơn giản, Sư Bà còn muốn tro cốt của Sư Bà được chia ra cho bốn hũ:

-Hũ thứ nhất tên Nhân Duyên: Xin được đưa về đảnh lễ Phật và Tổ ở Chùa Sư Nữ Bảo Thắng nơi Sư Bà đã thế phát xuất gia năm 17 tuổi, sau đó đem rải xuống dòng sông Chợ Được như là biểu tượng cuối cùng  trả món nợ nhân duyên trong khoảng thời gian chưa xuất gia, vì cuộc sống mà đã tổn hại sinh mạng các loài thủy tộc. Cho dù trước đó trong hơn 60 năm của đời tu Sư Bà đã thành tâm sám hối, phóng sanh, lập đàn cầu siêu chẩn tế, nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ.

-Hũ thứ hai tên Thầy Tổ: Xin được đưa về thăm, lễ Phật và tạ ơn Tam Bảo ở Chùa Bảo Quang Đà Nẵng, nơi mà đã nhiều năm nương náu tu học. Sau đó xin được đưa về Tổ Đình Tường Vân, Huế, để được nằm chung tháp với chư Huynh đệ, bên cạnh tháp của Sư Phụ. Ngày Sư Phụ xả thân, Sư Bà không có mặt bên cạnh để hầu hạ nên nay muốn được kề cận hầu mong được gần gũi, hầu hạ Ân sư nhiều đời kiếp nữa.

- Hũ thứ ba tên Đảnh Lễ  Sư Bà đã căn dặn: Xin được đem về trú tại đất Phật. Nguyện đời đời kiếp kiếp theo con đường Chánh Pháp. Nếu thuận duyên xin rải chút tro này ở núi Linh Thứu Sơn, Ấn Độ. Nơi mấy ngàn năm trước Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni đưa tay nâng đóa hoa cho nụ cười “Niêm hoa vi tiếu” của Ngài Ca Diếp nở ra, nơi mà những lời giáo huấn cao siêu, những bộ Kinh lớn như Pháp Hoa... đã hơn một lần phát ra từ chính kim khẩu Phật, làm rúng động cả tam thiên đại thiên thế giới. Quý Phật tử thương tôi, nếu có đủ điều kiện, đủ thiện duyên, nên thu xếp cùng tôi một lần về xứ Phật và đồng thời hành hương các Phật tích ở đây. Sự cảm nhận những linh thiêng, mầu nhiệm trên đất Phật, mỗi người phải tự cảm ứng thể nghiệm, như tôi đã có cơ duyên có được lúc sanh tiền. Về hành hương xứ Phật, các Phật tử cứ tâm niệm là có tôi ở đó đón tiếp và hướng dẫn quý vị.

-Hũ thứ tư tên Cảm Tạ và Tiếp Nối: Hũ tro này sẽ nằm tại Khu Phật Giáo của Nghĩa trang Ojendorf Hamburg, Đức quốc. Đây là lời cảm tạ chân thành của tôi với nước Đức, đất nước đã cưu mang tôi và những đồng bào của tôi trong nhiều năm qua. Tôi cũng mong ước những thế hệ sau này nên chọn ngày Lễ Vu Lan, sau khi về chùa lễ Phật, hãy cùng về đây đốt một nén hương cho Ông Bà Cha Mẹ, cho tất cả những người thân hay sơ nằm an nghỉ ở đây. Việc này xem như thiết lập truyền thống Lễ Thanh Minh tại Đức, trong lúc tiết trời ấm áp của mùa Vu Lan để cùng duy trì, tiếp nối những nét đẹp văn hóa Việt tại xứ người. Trước khi chôn hũ tro vào lòng đất, xin cho tôi về đảnh lễ Phật và Chư Tổ tại Chùa Viên Giác Hannover, cơ sở trung ương của Giáo Hội, là chiếc nôi nhỏ đầu tàu của Phật giáo Việt Nam tại Đức.


di chuc cua su ba dieu tam
Thủ bút của Sư Bà Diệu Tâm trong Di Chúc Thư




Thật là cảm động không cầm được nước mắt. Cả một đời vì đạo Pháp mà Sư Bà không quản ngại khó khăn, gian khổ và với  trí tuệ cùng lòng từ bi nhân hậu vốn sẵn có tự thân, Sư Bà đã làm bao nhiêu điều lợi ích cho đời và cho đạo. Đến khi cuối đời vẫn lưu lại một ý tưởng tuyệt vời mà ít ai nghĩ tới. Cuộc đời và quá trình hành hoạt của Sư Bà từ Việt Nam đến Đức quốc rất đáng được lưu danh cho hậu thế noi gương.

Con rất vui khi mình đã có được cơ hội bén duyên đạo với Sư Bà. Cái tên do Sư Bà đặt, bộ đồ vạt hò Sư Bà cho sẽ là những kỷ niệm nhắc nhớ con nên làm gì. Kiếp này con chưa đủ duyên xuất gia,  chỉ xin ráng tu tập, cam phận trả hết nghiệp duyên cũ. Mong rằng trong kiếp lai sinh được gặp Phật Pháp sớm để không lãng phí thời gian ngủi của một đời người.

Con thành tâm cầu nguyện cho bịnh dịch Covid sớm được tiêu trừ, mọi sinh hoạt khắp nơi được trở lại bình thường, để mọi người có thể hoàn thành di nguyện của Sư Bà.

Kính nguyện Giác Linh Sư Bà thượng Diệu hạ Tâm Cao Đăng Phật Quốc.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

Mebourne, 16/6/2021
Phật tử Thanh Phi





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2012(Xem: 7677)
Tín Nghĩa tôi đến định cư Hoa Kỳ vào ngày 19 tháng 09 năm 1979, do nhị vị Hòa thượng Thích Thiên Ân và Hòa thượng Thích Mãn Giác bảo lãnh từ trại tỵ nạn Hongkong. Ngồi tính sổ thời gian thì cũng đã gỡ gần ba chục cuốn lịch. Giá như thời gian này mà ở trong tù thì cũng mục xương và chẳng bao giờ được thấy ánh sáng của thiên nhiên.
27/05/2012(Xem: 18569)
Tác phẩm Trí Quang Tự Truyện bản pdf và bài viết "Đọc “Trí Quang Tự Truyện” của Thầy Thích Trí Quang" của Trần Bình Nam
15/05/2012(Xem: 5258)
Trong đạo lập thân của người xưa – lập công, lập đức, lập ngôn– thì lập ngôn thường được cho là quan trọng nhất, vì đó là phần “hình nhi thượng”, là tinh hoa tư tưởng cá biệt của một dòng đời mang tính truyền thừa lâu dài và sâu xa cho hậu thế. Người đem hết năng lực tinh thần và tri thức của đời mình để lập ngôn thì thành nhà tư tưởng, triết gia. Người đem chất liệu đời mình để viết lại thì thành tác giả tự truyện, hồi ký.
09/05/2012(Xem: 7281)
Sự xuất hiện của Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) như là một Bồ tát bổ xứ, thực hiện sứ mệnh lịch sử: Không chỉ duy trì và phát triển mạch sống Phật giáo Việt Nam giữa bối cảnh xã hội tối tăm, Phật pháp suy đồi mà còn thể hiện sự xả thân vì đạo; lập thảo am, ăn rong, uống nước suối, hơn mười năm tham cứu công án, tu hành đắc đạo.
28/04/2012(Xem: 4355)
Nhà văn cư sĩ Huỳnh Trung Chánh, còn có bút hiệu Hư Thân, sanh năm 1939 tại Trà Vinh, quê nội của ông. Suốt quảng đời niên thiếu ông sống nơi quê ngoại tại Cao Lãnh, tỉnh Sa-Đéc, Nam Việt Nam. - Tốt nghiệp Cử nhân Luật Khoa( 1961 ), Đại Học Luật Khoa Saigon. - Tốt nghiệp Cử nhân Phật Học (1967), Phân Khoa Phật Học và Triết Học Đông Phương, Viện Đại Học Vạn Hạnh, Saigon. Là một công chức dưới thời Việt Nam Cộng Hoà, ông đã nổi tiếng thanh liêm, chánh trực và hết lòng dấn thân để phục vụ đại đa số dân chúng Việt Nam theo hạnh Bồ Tát của Phật giáo. Ông đã từng giữ các chức vụ sau đây: - Lục sự tại Toà Án Saigon và Long An (1960 – 1962). - Chuyên viên nghiên cứu tại Phủ Tổng Thống (1962 – 1964). - Thanh Tra Lao Động tại Bộ Lao Động (1964 – 1965). - Dự Thẩm tại Toà Sơ Thẩm An Giang (1965 - 1966). - Chánh Án tại Toà Sơ Thẩm Kiên Giang (1966 – 1969) và Toà Án Long An (1969 – 1971). - Dân Biểu Quốc Hội VNCH tại Thị Xả Rạch Giá (1
26/04/2012(Xem: 17146)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
20/04/2012(Xem: 8177)
Hòa thượng Thích Thiên Ân, thế danh Đoàn Văn An, sinh ngày 22 tháng 9 năm Ất Sửu 1925, tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ của Ngài là Đoàn Mễ, sau xuất gia là Thượng tọa Thích Tiêu Diêu một bậc tử đạo Vị pháp thiêu thân, thân mẫu là một tín nữ chuyên lo công quả ở chùa Báo Quốc và tu viện Quảng Hương Già Lam, Ngài là con trai thứ trong một gia đình có 4 anh em. Ngài xuất thân trong một gia đình thế gia vọng tộc, có truyền thống kính tin Phật pháp lâu đời. Nhờ duyên gần gũi Tam bảo từ thuở nhỏ, Ngài đã sớm mến cảnh thiền môn với tiếng kệ câu kinh, nên năm lên 10 tuổi (1935), Ngài theo bước phụ thân xin xuất gia đầu Phật tại chùa Báo Quốc, làm đệ tử của Hòa thượng Phước Hậu, được Bổn sư ban pháp danh là Thiên Ân, Ngài tinh tấn chấp tác, học tập thiền môn qui tắc, hầu cận sư trưởng. Năm Tân Tỵ 1941, khi được 16 tuổi, Ngài được Bổn sư cho thọ giới Sa di tại giới đàn chùa Quốc Ân – Huế, do Hòa thượng Đắc Quang làm Đường đầu truyền giới.
08/04/2012(Xem: 4633)
Hòa thượng thế danh Đoàn Thảo, sinh ngày 10 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1909), niên hiệu Duy Tân năm thứ 3 trong một gia đình nhiều đời theo Phật tại xứ Đồng Nà, tổng Phú Triêm Hạ, xã Thanh Hà, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Nay là thôn Đồng Nà, xã Cẩm Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Thân phụ là cụ ông Đoàn Văn Nhơn pháp danh Chơn Quang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Có. Gia đình Ngài gần chùa Vạn Đức, lại thêm cụ thân sinh là tín đồ thuần thành của chùa, nên từ thuở nhỏ, Ngài thường theo cha đến chùa hàng đêm tụng kinh niệm Phật. Từ đó, chủng tử Bồ Đề lớn dần trong tâm và Ngài tỏ ra những biểu hiện rất có căn duyên với cửa Không môn của nhà Phật.
31/03/2012(Xem: 5408)
Hòa thượng thế danh Dương Đức Thanh, tự Liễu, pháp danh Như Nhàn, tự Giải Lạc, hiệu Trí Giác, nối pháp đời thứ 41 dòng Lâm Tế, thế hệ thứ 8 pháp phái Chúc Thánh. Ngài sinh năm Ất Mão (1915) tại làng Cẩm Văn, huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình nhiều đời kính tín Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Dương Đức Giới pháp danh Chương Đồ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Phụng pháp danh Chơn Loan. Năm lên 3 tuổi, thân phụ Ngài qua đời, thân mẫu tảo tần nuôi con và cho Ngài theo học chữ Nho với các cụ đồ trong làng, được 5 năm mới chuyển sang học Việt văn.
23/03/2012(Xem: 5070)
Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567