Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (1905-1992)

23/03/201201:06(Xem: 6316)
Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (1905-1992)


htdonhau

ĐỨC ĐẠI LÃO HOÀ THƯỢNG THÍCH ĐÔN HẬU 
 
Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN 
(1905-1992)

 

I.Thân thế : 

Đức Đại Lão Hòa Thượng Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN là thế hệ thứ 8 của phái Thiền Thiệt Diệu Liễu Quán, Pháp danh Trừng Nguyên, Hiệu Đôn Hậu. Xuất gia và thọ cụ túc với Hòa Thượng Bổn sư là Tổ Tâm Tịnh, khai sơn chùa Tây Thiên Huế, sau các Pháp huynh là quý Hòa Thượng Giác Nguyên, Giác Viên, Giác Tiên, Giác Nhiên... 

Thế danh của Đức Đại Lão Hòa Thượng là Diệp Trương Thuần, quê quán làng Xuân An, tổng An Đôn, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (nay là thôn Xuân An, xã Triệu Thượng, quận Triệu Phong). Ngài xuất thân trong một gia đình nề nếp nho giáo, nhưng lại quy ngưỡng một cách thuần thành về Phật đạo. 

Thân phụ của ngài là cụ Diệp Văn Kỷ, một vị lương y nổi tiếng, về sau xuất gia học Phật với Tổ Hải Thiệu, có Pháp danh là Thanh Xuân, tự Sung Mãn; đắc pháp với Tổ Tâm Truyền, được Pháp hiệu là Phước Điền; khai lập chùa Long An Quảng Trị, và kế thế trụ trì chùa Sắc Tứ Tịnh Quang. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Cựu mất sớm từ khi ngài vừa lên 9 tuổi. 

II. Thuở ấu thời :

Đức Đại Lão Hòa Thượng sinh ngày 13 tháng Giêng năm Ất T (16-02-1905). Năm lên 7 tuổi, một hôm Tổ Tâm Tịnh về quê đến nhà thăm, thấy diện mạo khôi ngô bèn tỏ lòng ưu ái, liền hỏi tên tuổi ngày tháng năm sinh. Suy gẫm một lát, Tổ dạy rằng: "Cháu Thuần diện mạo tuấn tú khác thường, lại thêm có bốn tiên đạo. Nếu ngài ở đời thì sẽ làm quan cao chức lớn, tỏ rõ thanh danh; nếu ngài xuất gia đầu Phật thì chắc chắn trở thành người hữu dụng cho Phật pháp" - (Căn cứ vào lời dạy này của Tổ Tâm Tịnh thì biết ngài sinh vào giờ Toặc Hợi) - Nghe vậy, thân sinh của ngài vui mừng khôn xiết, bèn đặc biệt lưu tâm đến việc học hành của ngài, liền mời thầy về nhà dạy riêng để un đúc tư lương cho ngài với ước mong được như lời Tổ dạy. Và cũng chính từ đó, lòng ngưỡng mộ Tổ sư Tâm Tịnh đã phát xuất ở ngài. 

Năm 17 tuổi, sau 10 năm đèn sách ngài đã làu thông Nho học. Những tư tưởng về nhơn sanh vũ trụ, phương pháp về lập thân xử thế của Lão Nho không làm thỏa mãn lý tưởng của người thanh niên trí thức khi đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. 

III. Thời xuất gia học Đạo : 

Chí xuất trần đã đến hồi quyết định, ngày 19 tháng 6 năm Quý Hợi (01-07-1923) được sự chấp nhận của phụ thân, ngài vào chùa Tây Thiên đảnh lễ Tổ sư Tâm Tịnh xin được xuất gia. Lúc bấy giờ ngài vừa tròn 19 tuổi. 

Đúng một năm sau, cũng chính vào ngày Vía Quan Âm Đại Sĩ (ngày 19 tháng 6 năm Giáp Tý 1924) nhờ học với hạnh đều khả quan, chí nguyện đều xứng đáng, ngài được đặt cách cho thọ tam đàn Cụ Túc tại giới đàn Từ Hiếu, do chính Bổn sư của ngài làm Đàn Đầu Hòa Thượng. 

Thọ giới được 2 năm thì Bổn sư viên tịch (1926), ngài bèn đến chùa Hồng Khê cầu pháp với sư huynh là Hòa Thượng Giác Viên. 

Năm 1927, trường Thập Tháp tại Bình Định khai mở do Tổ Phước Huệ, bậc danh tăng nổi tiếng làm Giáo Thọ, ngài liền cùng với một số vị khác như Hòa Thượng Chánh Huy, Chánh Thống, Viên Quang... vào đây tham học. 

Năm 1932, Hội An Nam Phật Học ra đời, mở trường Trung học, Đại học Phật giáo tại Tây Thiên, cung thỉnh Tổ Phước Huệ từ Bình Định ra làm Giáo Thọ. Với lòng hiếu học không ngừng, ngài tiếp tục theo học chương trình Đại học tại đây và được bầu làm thủ chúng cả hai trường. Cũng trong năm này, ngài dạy bậc trung học tại Phật Học Đường Tây Thiên. Sau đó làm Giáo Thọ cho Phật Học Đường Báo Quốc và Ni Việ Diệu Đức, Huế. 

Năm 1936, ngài tốt nghiệp Đại Học Phật Giáo. 

IV. Sự nghiệp hoằng dương chánh Pháp 

1.- Những trọng trách trong xã hội : 

Ngay từ lúc còn ngồi ghế Đại học tại Tây Thiên, ngài đã được mời làm giảng sư của Hội Phật Học. Khi tốt nghiệp Đại học Phật giáo, với tuổi 32, ngài đã trở thành một trong những hạt nhân tích cực của phong trào Chấn Hưng Phật Giáo. Là giảng sư nòng cốt, tiên phong của Hội Phật Học, ngài đi giảng dạy khắp các tỉnh miền Trung nhất là tại Quảng Nam, Đà Nẵng. 

Năm 1940 và 1942, ngài đã hai lần sang thuyết giảng ở một số tỉnh có đông Việt kiều tại Lào; đàm đạo với Vua Sải và tham lễ tại một số nơi ở Vương quốc Phật giáo này. 

Năm 1945, ngài thay thế cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám giữ chức Chánh Hội Trưởng Hội Phật Học Thừa Thiên. Cũng trong năm này, ngài nhận chức trụ trì Quốc Tự Linh Mụ, một di tích lịch sử đã bị đổ nát hoang tàn. 

Năm 1947, cùng chung số phận với hàng loạt các cơ sở Phật giáo danh tiếng trên cả nước bị đánh phá tiêu tàn, chùa Linh Mụ cũng bị Pháp chiếm đóng, ngài bị Pháp bắt, tra tấn và sau cùng bị bắt tự đào huyệt chôn mình, suýt bị bắn chết thì nhờ bà Từ Cung can thiệp mới được thả. 

Năm 1948, ngài làm Cố Vấn đạo hạnh Hội Phật Học Trung phần và làm Tuyên Luật Sư Giới Đàn Báo Quốc, Huế. 

Năm 1949, ngài thay thế cụ Chơn An Lê Văn Định giữ chức Chánh Hội Trưởng Tổng Trị Sự Hội Phật Học. 

Năm 1951, ngài làm Đàn Đầu Hòa Thượng tại chùa Ấn Quang mà trong giới đàn này, quý Hòa Thượng Nhật Liên, Thượng Tọa Nhất Hạnh... là giới tử.  
Năm 1952, ngài được suy cử làm Giám Luật Tăng Già toàn quốc.  
Năm 1956, ngài thành lập và làm chủ nhiệm Liên Hoa Văn Tập.  
Năm 1958, đổi tên Liên Hoa Văn Tập thành Liên Hoa Nguyệt San và cũng chính ngài làm chủ nhiệm. 

Năm 1963, ngài tham gia hàng ngũ lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chính sách kỳ thị, đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đêm Pháp nạn 20 tháng 8 năm 1963 ngài bị bắt tại chùa Diệu Đế và bị đưa đi giam giữ.Năm 1964, Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo tại Sài Gòn, ngài được bầu làm Chánh Đại Diện miền Vạn Hạnh. 

Năm 1965, ngài làm Yết Ma Đại Giới Đàn Từ Hiếu, Huế.Năm 1966, ngài hướng dẫn tăng ni tín đồ miền Trung tranh đấu cho Pháp nạn lần thứ hai dưới chế độ Thiệu, Kỳ. 

Năm 1968, ngài đứng lên vận động Chư Tôn Đức như Hòa Thượng Thích Mật Hiển, Hòa Thượng Thích Thiện Siêu, và cố Hòa Thượng Thích Mật Nguyên thành lập lớp chuyên khoa Phật Học 4 năm tại chùa Linh Quang, Huế, và chính ngài dạy Luật cho lớp chuyên khoa này. Cũng trong năm này, ngài bị Cộng sản bắt tại Tổ Đình Linh Mụ, Huế vào lúc 01 giờ khuya ngày 20 tháng Giêng năm Mậu Thân (17-2-1968) trong khi ngài đang bị bệnh xuất huyết dạ dày một cách trầm trọng. 

Năm 1975, ngài trở về chùa cũ. Cũng trong năm ngày ngài được cung thỉnh làm Cố Vấn Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo. 

Năm 1977, Đại Hội kỳ VII của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Ấn Quang, ngài được suy cử chức vụ Chánh Thư Ký Viện Tăng Thống.  
Năm 1979, Đức Đệ Nhị Tăng Thống, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, chùa Thuyền Môn, Huế viên tịch. Đại Hội kỳ VIII chưa tổ chức được để suy cử Đức Đệ Tam Tăng Thống, do đó Hội Đồng Lưỡng Viện cung thỉnh ngài kiêm nhiệm luôn chức vụ Xử Lý Viện Tăng Thống. 

Năm 1977 và 1981 đến 1983, ngài 3 lần làm Đàn Đầu Hòa Thượng các Đại Giới đàn tại chùa Báo Quốc và Trúc Lâm. 

Năm 1978, ngài chính thức lên tiếng phản đối Cộng sản Hà Nội trong việc bắt bớ giam cầm trái phép những nhà lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngài đã một mực cương quyết đòi Cộng Sản phải trả tự do cho các nhà lãnh đạo Phật giáo trong đó có có Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ... 

Đặc biệt từ năm 1976 đến 1986, ngài không ngừng giảng dạy Kinh Luật cho tăng ni ở Huế tại các chùa Linh Mụ, Báo Quốc và Linh Quang.Ngài đã có công nuôi dạy, tác thành cho tất cả Tăng Ni, Phật tử trong đó có các vị học thức cao, hữu dụng cho Phật pháp và xã hội như thầy Thích Chí Chơn (Hoa Kỳ), thầy Thích Trí Siêu tức Lê Mạnh Thát đang còn bị giam giữ trong ngục tù Cộng sản. 

2.- Công trình dịch giải và biên soạn 

Dù Phật sự đa đoan và cuộc đời hành Đạo bao giờ cũng gặp nhiều gian truân nghịch cảnh, ngài cũng đã để lại một số tư liệu khiêm tốn nhưng có giá trị do chính ngài dịch và chú giải. Biên soạn như: 

- Cách Thức Sám Hối  
- Phương Pháp Tu Quán  
- Tứ Nhiếp Pháp  
- Cảm Ứng Tự Nhiên  
- Đâu Là Con Đường Hạnh Phúc  
- Đồng Mông Chỉ Quán  
- Sinh Mệnh Vô Tận hay là Thuyết Luân Hồi  
- Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Sao 

Ngoài ra còn một số tác phẩm đăng trên các báo Viên Âm, Liên Hoa... và các văn bản quan trọng khác... 

V. Những năm tháng cuối cùng : 

Năm 1986, tình hình chính trị xã hội trong nước bước qua một giai đoạn mới. Bao nhiêu ưu tư, thao thức của ngài đối với tiền đồ Đạo Pháp có cơ may được thực hiện. Nhưng khổ nỗi, ngài tuổi già sức yếu, xã hội vẫn còn lắm khó khăn, người cộng sự thì thưa vắng... Bao nhiêu ưu tư, dằn vật đã đưa đến cho ngài cơn bệnh trầm trọng vào mùa thu 1986 mà tưởng rằng ngài đã không qua khỏi. Nhưng sau ba tháng chữa trị, sức khỏe dần dần bình phục nhưng thể trạng của ngài vẫn yếu hẳn so với trước. Sau đó ngài đi tham lễ tại một số Tổ Đình như Tây Thiên, Thuyền Tôn, Báo Quốc... và ngài về thăm lại chùa Long An Quảng Trị nơi ngài sinh trưởng, rồi trở về an dưỡng, tịnh tu cho đến giờ phút cuối cùng. 

Đặc biệt, vào những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, ngài vẫn chưa yên lòng nghỉ ngơi khi nhận thấy nhiều tổ chức Phật giáo Việt Nam tại hải ngoại chưa kết hợp thành một khối để hỗ trợ và phát triển cho đạo pháp tại quê hương đất nước trước sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản khắp nơi trên thế giới. Vào ngày 10 tháng 9 năm 1991, ngài đã gởi một bức Tâm Thư đến Tăng Ni đang tu học và hành đạo tại hải ngoại, kêu gọi toàn thể chư Tăng Ni hãy đoàn kết hòa hợp để thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của bậc Chúng Trung Tôn mà Phật pháp và lịch sử đang giao phó. 

Vào ngày 31 tháng 10 năm 1991, sau khi chư Tăng Ni tại hải ngoại đã đáp ứng tinh thần Tâm Thư, ngài nhân danh Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã gởi đến toàn thể Tăng Ni và Phật tử đang tu học và hành Đạo tại hải ngoại một bức Thông Điệp gồm có 04 điều khuyến thỉnh vô cùng khẩn thiết cho một nền Phật Giáo Thống Nhất tại hải ngoại, nhất là tại Hoa Kỳ. 

Chỉ trong vòng một tháng pháp thể khiếm an, ngài đã an tường thị tịch vào lúc 8 giờ tối ngày 23 tháng 4 năm Nhâm Thân 1992, tại Tổ Đình Linh Mụ, Huế, Việt Nam. Lễ nhập kim quan sẽ được cử hành vào lúc 03 giờ chiều ngày 24 tháng 4 năm 1992, và lễ rước kim quan nhập Bảo Tháp bắt đầu vào lúc 07 giờ sáng ngày 3 tháng 5 năm 1992, nhằm ngày Mồng Một tháng Tư năm Nhâm Thân. 

VI. Những tư liệu cần biết thêm : 

Vào năm 1966, ngài đã mạnh dạn tuyên bố tại chùa Diệu Đế: "Chúng tôi sẽ tổ chức di dư cho toàn thể Tăng Tín Đồ Phật Giáo đến bất kỳ quốc gia nào trên thế giới và sẽ trở về tổ quốc khi nào có được một chế độ đàng hoàng hơn, trong sạch hơn". 

Trong Thông Điệp Phật Đản năm 1982, Phật lịch 2526, ngài đã viết: "Có sống hòa hợp mới mong làm tròn nhiệm vụ của người con Phật đối với đại sự mở bày tri kiến Phật của Đức Từ Phụ mới mong làm nên những sự nghiệp ích nước lợi dân. Điều này có nghĩa rằng: sống hòa hợp là điều kiện tối yếu cho sự tiến tu, và sự tiến tu chỉ có thể được thực hiện nếu có sống hòa hợp". 

Trong lời giới thiệu Luật Tứ Phần Tỳ Kheo Ni Sao, ngài đã cẩn trọng nhắc nhở: "Những ai thường thao thức cho sự giải thoát của chính mình và sự tồn tại mãi mãi của Đạo Phật ở thế gian, thì việc cần yếu nhất là phải luôn luôn tôn trọng và nghiêm trì tịnh giới. Bằng ngược lại, tức là chính chúng ta đã làm cho Chánh pháp bị lu mờ và bản thân chúng ta bị sa đọa chứ không phải do một thế lực nào có thể đày đọa chúng ta hoặc bắt chúng ta phải bỏ đạo". 

Ngài đã cảm tác bốn câu kệ sau đây: 

Hành thâm Tỳ Ni tạng  
Giới thể tịnh trang nghiêm  
Định lực tồi ma đạo  
Tuệ quang chiếu giác viên 

Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ đã ca ngợi công đức của ngài bằng hai câu đối: 

Thánh giả thôn châm, thiên nhơn củng thủ  
Không sanh thuyết pháp, ngoan thạch điểm đầu. 

Thầy Tuệ Sỹ dâng ngài hai câu đối để tán thán công đức của ngài như sau: 

Thiên chu mê vụ, cử trạo kích kinh đào, thanh đoạn cửu thiên, trường xướng vô sanh vô ngã.  
Kiều mộc tằng nham, phất vân khuy hạo nguyệt, ảnh phù không dã, thùy tri tứcvọng tức chơn.

Nam Mô Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Nhị Thế, Việt Nam Phật Giáo Thống Nhất Giáo Hội Xử Lý Tăng Thống Viện Kiêm Trùng Hưng Linh Mụ Quốc Tự, Húy Thượng Trừng hạ Nguyên hiệu Đôn Hậu Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng thùy từ chứng giám. 

Môn đồ đệ tử cẩn lục 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2013(Xem: 18201)
Nửa thế kỷ Tôn Sư vắng bóng, Ánh Đạo Vàng tỏa rộng muôn phương Hôm nay tổ chức huy hoàn Hằng năm kỷ niệm, đàn tràng tôn nghiêm. Môn đồ Tứ chúng ngưỡng chiêm,
06/02/2013(Xem: 7642)
Hòa thượng Bích Liên, thế danh là Nguyễn Trọng Khải, hiệu Mai Đình (Thận Thần Thị), sinh ngày 16 tháng 3 năm Bính Tý (1876), tại làng Háo Đức, phủ An Nhơn, nay là ấp Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nho học, được theo nghiệp bút nghiên từ nhỏ. Cha là Tú Tài Nguyễn Tự, mẹ là bà Lâm Thị Hòa Nghị . Năm 20 tuổi, Ngài lập gia đình với cô Lê Thị Hồng Kiều, người làng An Hòa, (nay thuộc xã Nhơn Khánh cùng huyện). Năm 31 tuổi, Ngài lều chõng vào trường thi Hương Bình Định và đỗ Tú Tài. Ba năm sau, Ngài lại đỗ Tú Tài lần nữa. Từ đó, biết mình long đong trên bước đường khoa bảng, Ngài giã từ lều chõng, ở nhà mở trường dạy học, mượn trăng thanh gió mát di dưỡng tính tình, lấy chén rượu câu thơ vui cùng tuế nguyệt.
03/02/2013(Xem: 6463)
Tuệ Sỹ là ai mà thơ hào sảng, hùng tâm tráng khí như thế ? Tuệ Sỹ quê Quảng Bình, sinh năm 1943, nhỏ hơn Phạm Công Thiện 2 tuổi, cũng là một bậc thiên tài xuất chúng, làu thông kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa và nhiều thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hán, Phạn, Pali. Khi mới vừa 26 tuổi đã viết Triết học về Tánh Không làm chấn động giới văn nghệ sĩ, học giả, thiện tri thức Việt Nam thời bấy giờ.
20/01/2013(Xem: 5949)
Phạm Công Thiện(1/6/1941 - 8/3/2011), là một nhà văn, triết gia, học giả, thi sĩ và cư sĩ Phật Giáo người Việt Nam với pháp danh Thích Nguyên Tánh. Tuy nhận mình là nhà thơ và phủ nhận nghề triết gia, ông vẫn được coi là một triết gia thần đồng, một hiện tượng dị thường của Sài Gòn thập niên 60 và của Việt Nam với những tư tưởng ít người hiểu và được bộc phát từ hồi còn rất trẻ. Dưới đây là bài viết của Tâm Nhiên nhân sắp đến ngày giỗ của ông.
12/01/2013(Xem: 6508)
Đã có rất nhiều sách vở, bài viết hoặc với tính chất nghiên cứu, hoặc là các bài giảng phổ cập bàn về tông Thiên Thai và kinh Pháp Hoa. Bài viết này nói đến vai trò, vị trí của Đại sư Trí Khải và tông Thiên Thai trong lịch sử Phật giáo, cũng như trong nền văn hóa tư tưởng của toàn thể nhân loại. Đại sư Trí Khải sinh năm 538, vào thời đại mà sau này các sử gia gọi là Nam Bắc triều (220-589). Sông Dương Tử được lấy làm gianh giới phân chia giữa hai miền Nam và Bắc. Trong thiền sử, ta thường nghe nói đến câu Nam Năng (Huệ Năng)-Bắc Tú (Thần Tú), để phân biệt hai dòng thiền: Đại sư Thần Tú xiển dương Thiền tiệm ngộ ngay tại Trường An; Đại sư Huệ Năng phát triển Thiền đốn ngộ tại vùng Quảng Đông và lân cận. Bấy giờ Trung Hoa bị chia thành nhiều nước nhỏ, nước này xâm lăng và thôn tính nước kia, gây nên nhiều cuộc chiến tương tàn, dân chúng sống trong cảnh lầm than đau khổ.
07/01/2013(Xem: 7101)
Phần lớn độc giả biết nhiều đến các tiểu luận và các tập thơ phản chiến, nhưng ít người biết đến những bài thơ Thiền của Nhất Hạnh. Tôi xin trích một bài được nhà xuất bản Unicorn Press xuất bản trong tâp thơ Zen Poems của Nhất Hạnh vào năm 1976 (bản dịch Anh Ngữ) của Võ Đình. Bài này được in vào tuyển tập thơ nhạc họa vào mùa Phật Đản 1964
10/12/2012(Xem: 6916)
Cả cuộc đời 86 tuổi của Ngài Đội trời đạp đất, đã tròn chưa bản nguyện Kiếp tu hành 81 năm của Ngài Gánh vác hy sinh...
09/10/2012(Xem: 11118)
Thiền sư Lê Mạnh Thátcho rằng Vua Trần Nhân Tông là một nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam nhất là vì tư tưởng hòa giải dân tộc của ông vẫn còn tính thời sự. Trả lời câu hỏi của BBC vì sao tư tưởng của Trần Nhân Tông (trị vì từ năm 1278-1293) và là Phật Hoàng, sáng lập ra phái thiền phái Trúc Lâm vẫn còn có tính thời sự đối với Việt Nam và cả quan hệ Mỹ - Việt cũng như Việt - Trung, Tiến sỹ Lê Mạnh Thát nói:
01/10/2012(Xem: 6183)
Kính bạch Giác Linh Đức Thầy, Dẫu biết rằng: “Cuộc đời là ảo mộng, vạn vật vốn vô thường, chuyển di không ngừng nghỉ, biến diệt lẽ tự nhiên, tử sanh không tránh khỏi.” Nhưng ân đức cao dày, tình thương nồng thắm, Đức Thầy đã ban cho hàng đệ tử chúng con, chẳng những được kết thành giới thân huệ mạng, mà còn mang lại cho cuộc đời giải thoát của chúng con vô vàn hạnh phúc… Ân đức ấy, mãi mãi khắc sâu vào cuộc đời tu học của chúng con vô cùng vững chắc, dù cho thời gian, sự vô thường có thay đổi...
22/09/2012(Xem: 6736)
Ni sư Thích Nữ Như Phụng nguyên là viện chủ chùa Long Vân , sinh tiền Ni sư là cố vấn ni chúng chùa Long Vân , làm Hóa chủ trường hạ trong 6 năm , trưởng phòng châm cứu từ thiện của chùa,thành viên mặt trận tổ quốc xã Tam Phước , trưởng bếp cơm từ thiện Bệnh viện đa khoa Long Thành. Suốt cả cuộc đời ni sư tận tụy cho sự nghiệp tu hành và hoằng dương Đạo pháp , một lòng chuyên tâm Niệm Phật A Di Đà , công quả viên mãn Ni sư an nhiên tự tại vãng sanh trong lúc đứng Niệm Phật cùng đại chúng trên Đại hùng bảo điện không gian tràn ngập hương cúng dường thanh tịnh .Sau khi làm lễ trà tì ngài để lại rất nhiều xá lợi minh chứng cho công đức tu hành tinh nghiêm của một vị cao ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]