Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bậc Long Tượng của PGVN

20/03/201608:36(Xem: 7486)
Bậc Long Tượng của PGVN


HT Nhu Hue
Bậc Long Tượng của Phật Giáo Việt Nam



  Thành kính cảm tạ tri ân
Trưởng Lão Hòa Thượng Chứng Minh Đạo Sư

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

 

Việt Nam Trung phần

Địa linh nhơn kiệt

 

Miền quê hương Cẩm Phổ Điện Bàn tỉnh Quảng Nam

Phố Cổ Hội An danh lam thắng tích

Từ ngàn xưa thanh lịch cảnh thiên nhiên

Kiến trúc nay Chùa Cầu bắc ngang sông nước

Hùng khí thiêng liêng, đất Phật người hiền

Trổ sanh hàng Long Tượng

Bậc xuất trần ứng thân độ chúng

Chọn vào dòng thế phiệt Nho gia

Song thân đồng thâm tín Phật Đà

Gìn Chánh Mạng nghiệp nhà Đông Y Sĩ

 

Hậu sanh khả úy

Tuổi còn thơ phước lành căn trí sáng thông

Được cha mẹ sớm đưa vào chùa học đạo

Mười hai tuổi tròn thế phát xuất gia

Nhập chúng học tu vui nếp sống Lục Hòa

Chùa Ấn Quang Phật Học Đường Nam Việt

Giới phẩm tròn đầy sớm hoàn thành tốt nghiệp

Phổ hóa đời hàng Sứ Giả Như Lai

Bậc Giảng Sư đào tạo lớp nhơn tài

Sáng lập viên các trường trung tiểu học

Kiêm nhiệm Trụ Trì Giáo Sư Giám Đốc

Gánh gồng trọng trách đưa Đạo vào đời

Được công cử phục vụ Phật Giáo các nơi

Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt

Tỉnh Hội Phật Giáo Kontum

Thành lập hai chi hội Tri Đạo, Diên Bình

Mở trường trung tiểu học giáo dục học sinh

Ươm hạt giống Bồ Đề vun bồi trí đức

Dắt dìu lớp trẻ mở mang tầm tri thức

Phục vụ quê hương giàu tâm lực từ bi

 

Ánh Đạo Vàng soi rạng rỡ bước chân đi

Hướng thẳng tiến trên lộ trình Giác Ngộ

Chẳng quản nhọc mỗi nơi lợi hành tế độ

Gầy dựng nên cơ sở Phật Giáo học đường

Tài lãnh đạo đức kham nhẫn kiên cường

Lừng danh tiếng một thời "Quảng Nam tứ trụ"

 

 

Bỗng tình thế đổi thay

Đất nước nổi cơn cuồng phong bạo vũ

Kẻ cầm quyền chủ trương

Đàn áp Tăng Ni Phật tử khắp cả thiền viên

Lệnh ban hành cấm treo cờ Phật Giáo

Ngày Đại Lễ Phật Đản (08-05-1963)

Triệt hạ cờ, đàn áp thẳng tay tàn bạo

Chốn Thiền môn bất ổn, Phật sự đa đoan

Ban Trị Sự Tổng Hội Phật Giáo Quảng Nam

Cho vời giữ chức vụ

Chủ Tịch Ủy Ban Tranh Đấu Bảo Vệ Phật Giáo

Đồng cam cộng khổ cơn Pháp nạn cuồng ba

Thừa hành giữ vững ngôi nhà Chánh Pháp

 

Ôi!  Việt Nam trải bao cơn bão táp

Ôi!  Quyền lực tột cao nay hỡi còn chi

Hay chỉ riêng mang nghiệp báo tương tùy

Trường mộng ảo cõi phù du huyễn hóa

 

Vận nước điêu linh ba mươi năm ròng rã

Tàn cuộc rồi nhuộm đỏ cả quê hương

Một chín bảy mươi lăm (1975) đậm ghi lịch sử đoạn trường

Ba mươi tháng Tư (30-4) cuộc tang thương thảm não

 

Giai đoạn khó khăn trọn tình đồng đạo

Liên tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Đà Nẵng một niềm tin

Trên hai trăm gia đình Phật tử,

Hai mươi ngàn đoàn sinh

Giữ chức vụ Đặc Ủy Thanh Niên

Kiêm Trưởng Ban Hướng Dẫn

Dưới chế độ khắc khe thời mạt vận

Cùng một nhà như kẻ lạ người xa

 

Ôi! Việt Nam Rồng Tiên con cháu ruột rà

Nam Bắc chia hai, thống nhứt ngỡ an vui đoàn tụ

Mộng hòa bình lòng dân hằng ấp ủ

Nay ngỡ ngàng đầy đe dọa hiểm nguy

"Tịnh thì ở, động thì đi"

Tìm đường lánh nạn sá gì liều thân

 

 

Năm một chín tám mươi (1980) lên đường cất bước

Trước tới Sài Gòn rồi vượt biển ra khơi

Mong manh chiếc thuyền con lênh đênh mạo hiểm

Tám ngày đêm mặt biển chân trời

Hướng vô định vời vợi trùng khơi

May kịp lúc tàu Na-Uy tới vớt

Đưa về bến xứ hoa anh đào nước Nhựt

Hai năm dài dừng bước tạm yên nơi

Tin đưa cùng đồng đạo, hàng "Tứ trụ" một thời

Được bảo lãnh giới thiệu định cư Nam Úc

 

Thư đăng báo các nơi được tin lành mừng chúc

Cung thỉnh về Nam Úc Hội Phật Giáo Việt Nam

Trụ Trì ngôi Pháp Hoa tịnh cảnh già lam

Nơi hải ngoại, xứ tự do hoằng Đạo

Bản tu chỉnh Hiến Chương được yêu cầu soạn thảo

Đề cử do Hòa Thượng Hội Chủ Phật Giáo Việt Nam

Soạn giáo trình mở khóa Phật Pháp các Tiểu Bang

Phục vụ Phật Giáo Úc Châu không nề hà lao nhọc

 

Đại Hội Khoáng Đại kỳ I

Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam Úc Đại Lợi - Tân Tây Lan

Được cử chức Phó Hội Chủ

Kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hoằng Pháp

Đồng sự lợi hành công tác các Tiểu Bang

Trở về Nam Úc triệu tập một phiên họp bàn

Lấy ý kiến chung việc xây chùa mua đất

Phật tử hân hoan chung lo sớm nhanh hoàn tất

Khai sơn Tân Pháp Hoa Tự ngày nay

Hộ trì Chánh Pháp khai Bảo Tạng Như Lai

Câu hội Phật tử Tăng Ni dưới cội Bồ Đề râm mát

 

Phật sự lo toan Phước điền gieo Pháp lạc

Bước lưu vong thỏa tâm nguyện hoằng truyền

Ngọn Pháp đăng khêu tỏ lý thâm huyền

Đạo Giác Ngộ khắp nhuần nơi hải ngoại

 

Kinh nghiệm lãnh đạo một đời từng trải

Giữ nhiều chức vụ Hội Chủ, Giáo Hội Trưởng, A Xà Lê

Lần lượt sang các Châu cùng Tăng Ni hải ngoại đề huề

Thành lập Văn Phòng Điều Hợp Phật Giáo Liên Châu

Gồm Mỹ, Âu, Canada, Úc Đại Lợi

 

Bốn nhiệm kỳ vững tay chèo, mười sáu năm vời vợi

Một lòng vì Đạo, đức kham nhẫn dõng mãnh bi hùng

Công đức nan lường lo toan Phật sự vì lợi ích chung

Giáo Hội cùng tự viện thành viên thân hòa đồng trụ

 

 

Biến cố bi thương (15-7-2007)

"Giáo Chỉ số 9" ra đời như cơn sóng dữ

Cùng "Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ" (xem thêm)

Hai văn bản gây rời rã Tăng đoàn,

Nạn Sư Tử trùng đục khoét rúc chui

Vô minh dẫn lối lắm điều thị phi tranh chấp

 

Tuệ trí sáng suốt trước tình hình nguy ngập

Ủy dụ toàn thể Phật tử Tăng Ni

Sanh hoạt Phật sự tu tập hành trì

Chánh niệm, an nhiên đạo tâm bất thối

 

Đồng bảo vệ mối giềng Giáo Hội

Hướng đi chung phát huy Chánh Pháp khắp mọi miền

Mở đường cho thế hệ kế truyền

Hành đạo hóa đời vượt lên bờ Giác

 

Trí nhớ dai biệt tài uyên bác

Kinh điển học qua trọn đời thông thuộc không quên

Dịch kệ viết kinh, Bài "Sám Quy Mạng" hãy còn truyền

Tăng Ni đệ tử trong ngoài nước đã nên hàng lương đống

 

 

Lượng cả ân ban tâm từ bi trải rộng

Bát tuần thượng thọ

Thành tựu vô lượng vô biên công đức

Ba mươi lăm năm gian khổ hy sinh

Bước ly hương gầy dựng lắm công trình

Vì Đạo Pháp cả một đời phụng hiến

Phật Giáo Úc Châu ngày càng phát triển

Thiền môn vĩnh chấn, Phật Pháp hưng long

Mang niềm tin cho Tăng Ni Phật tử,

Cho người Việt Cộng Đồng

Cõi nước Úc Châu gội nhuần hồng ân phổ hóa

 

Đệ tử chúng con thành tâm đê đầu bái tạ

Trưởng Lão Hòa Thượng Chứng Minh Đạo Sư

Nguyện theo bước chân Ngài trải rộng lòng từ

Cứu khổ độ sanh hành Bồ Tát Đạo

 

Chúng con đồng Kính nguyện

         Trưởng Lão Hòa Thượng

Tứ thời an lạc, tứ đại điều hòa

Pháp thể khinh an, bách niên trường thọ

 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Tác đại chứng minh.

Bakewell, Darwin, Bắc Úc, 16-03-2016

Đệ tử Viên Huệ cẩn bái

(xem bài cùng tác giả)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2011(Xem: 7126)
Tôi biết tin GS Phạm Công Thiện mất qua trang web viet-studies của GS Trần Hữu Dũng post ngày 10-3. Dòng thông tin được dẫn từ báo Người Việt ở Houston, bang Tesas cho biết theo gia đình và Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất ở Mỹ xác nhận ông mất ngày 9-3-2011, thọ 71 tuổi. Trước khi mất dường như ông đã biết trước cuộc vĩnh ly này nên nhập định rồi ra đi nhẹ nhàng. Ngoài dòng báo tin của báo Người Việt còn bài viết cho người đã mất của nhà văn Viên Linh với tư cách bạn bè.
12/03/2011(Xem: 7306)
Phạm Công thiện, ông là ai? Có nhiều người đã hỏi như thế. Triết gia? Thiền sư? Thi sĩ? Văn sĩ? Hay là một người lang thang rong chơi trong cuộc đời ? Hay là nghệ sĩ với ước vọng thành một tài năng lớn của thế giới? Hoặc là một người đang trong cơn mộng du suốt cả đời? Trần Tuấn Kiệt trong một bài viết trong “Tác Giả Tác Phẩm“, xuất bản cách nay gần bốn chục năm, cũng nói về chân dung người thi sĩ rất mực nghệ sĩ này:
25/02/2011(Xem: 6912)
Lễ huý nhật Ôn Trí Thủ năm 2005 tại Quảng Hương Già Lam
19/02/2011(Xem: 5800)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn, đệ tử của Đệ Lục Tổ Sư Thiên Ấn Tự, Hòa Thượng Tăng Cang Thích Chơn Trung, thế danh Nguyễn Thái Long, pháp danh Như Kế, pháp tự Giải Tích, pháp hiệu Huyền Tôn. Ngài sinh năm Mậu Thìn (1928.Việt lịch: 4807) tại làng Châu Nhai, Huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam. Thân phụ, bán thế xuất gia là Đại Sư thượng Như hạ Quý (1874-1942), Thân mẫu là Cụ bà Thái Thị Túc, pháp danh Như Chỉnh, tự Giải Lý (1891-1945).
13/02/2011(Xem: 19556)
Ca Sĩ Gia Huy, Tên thật của Gia Huy là Đặng Quốc Hung. Anh đến Montreal, Canada vào năm 1991 để cùng đoàn tụ với gia đình. Anh hát lần đầu tiên tại vũ trường Chateau Du Parc tại Montreal. Lúc đó, anh hát với ban nhạc Phạm Mạnh Cường để trình bày những tác phẩm như "Máu Nhuộm Bãi Thượng Hải", "Mười Năm Tình Cũ" và "Lambada". Ngay sau lần trình diễn đầu tiên, Gia Huy trở thành một ấn tượng của dân chúng tại Montreal. Anh bắt đầu hát cho một số vũ trường tại địa phương như Bistro Dore, Miss Sai Gòn, và Đêm Sai Gòn. Tuy nhiên, mục đích của Gia Huy là nổi danh ngoài Canada và khuếch trương số khán thính giả đi khắp thế giới.
30/01/2011(Xem: 6055)
Hòa Thượng Thích Như Điển - Đệ Nhị Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Âu Châu - Phương Trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
14/01/2011(Xem: 6176)
Hòa thượng họ Hồ Đắc, tên Cư, Pháp danh Tâm Thật, Pháp hiệu Thiện Châu, sinh ngày 23 tháng 2 năm 1931 tức ngày 7 tháng 1 năm Tân Mùi tại làng An Truyền, huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên. Thân phụ Thầy là Cụ Hồ Đắc Phách, thân mẫu là Cụ Nguyễn Thị Cần. Thầy xuất gia năm 16 tuổi (1947) và thọ giới tỳ kheo năm 1952. Bổn sư của Thầy là Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nguyên, Viện chủ Tổ Đình Tây Thiên (Huế).
07/01/2011(Xem: 7020)
Ông vua đầu tiên của nhà Trần và cũng là một thiền sư cư sỹ, Trần Cảnh (Trần Thái Tông) (1218-1277) đã để lại một sự nghiệp chính trị, một dòng văn học bất hủ, đến bây giờ vẫn mãi là kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường trong đêm dài tăm tối, cho những ai tìm phương vượt thoát, lộ trình cho những ai muốn đưa dân tộc tìm tới đỉnh cao của nhân bản và an lạc.
05/01/2011(Xem: 5851)
Về việc Hòa Thượng Đôn Hậu lên núi, ra Bắc trong vụ Tết Mậu Thân được thầy Trí Tựu, Trú Trì chùa Linh Mụ thuật lại như sau: (lúc 12:00 giờ trưa, ngày 12-3-2009 tại chùa Linh Mụ) Vào khoảng quá nửa đêm tối Mồng một Tết Mậu Thân, có một phái đoàn gồm quân nhân và người mặc thường phục đến thăm Ôn. Ôn đang bị bệnh, bệnh suyễn và xuất huyết dạ dày. Thầy ngồi đàng xa. Thầy Trí Lưu, thân phụ của thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát, lúc đó là Tri Sự chùa Linh Mụ, ngồi gần Ôn. Họ mời Ôn về Huế họp. Ôn từ chối nói đau không đi được. Họ nói có người đưa Ôn đi. Sau đó người ta gánh Ôn đi trên một chiếc võng, từ chùa Linh Mụ, không về Huế mà rẽ về Chợ Thông thuộc làng An Ninh Hạ, đến La Chữ. Ban ngày núp, nghỉ, ban đêm đi. Sau một tháng đến Seopon giáp giới Lào. Máy bay trực thăng bay trên đầu mà không bắn. Trên đường đi, thiếu lương thực, bị hạm đội Mỹ pháo kích. Nhiều người bị chết vì đói và sốt rét. (Được kể lại sau 1975). Rồi sau đó từ Huế ra Hà Nội mất hết 4 tháng, đi theo đường Mòn Hồ Chí Minh đến
30/12/2010(Xem: 5788)
Nguyễn Du (1765-1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, Nam Hải Điếu Đồ, sinh trưởng trong gia đình phong kiến quý tộc có nhiều danh vọng, quê gốc ở làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Cha và anh của ông giữ những chức vụ quan trọng trong phủ chúa Trịnh. Thời trẻ ông tập ấm một chức quan võ nhỏ của cha nuôi họ Hà ở Thái Nguyên. Năm 1787, Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh, ông bắt đầu thời kỳ “Thập tải phong trần” (Mười năm gió bụi). Sau ông phục vụ nhà Nguyễn, làm đến Hữu Tham tri Bộ Lễ, từng được cử làm chánh sứ đi sứ Trung Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]