Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển 78: Phẩm Thiên Đế 2

07/07/201516:13(Xem: 13769)
Quyển 78: Phẩm Thiên Đế 2

Ngoi Thuyen Bat Nha

Tập 02
Quyển 78
Phẩm Thiên Đế  2
Bản dịch của HT Thích Trí Nghiêm
Diễn đọc: Cư Sĩ Chánh Trí


 

Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy địa giới là vô thường, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô thường; tư duy địa giới là khổ, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là khổ; tư duy địa giới là vô ngã, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô ngã; tư duy địa giới là bất tịnh, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là bất tịnh; tư duy địa giới là không, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tư duy địa giới là vô tướng, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô tướng; tư duy địa giới là vô nguyện, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô nguyện; tư duy địa giới là tịch tịnh, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tịch tịnh; tư duy địa giới là viễn ly, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là viễn ly; tư duy địa giới như bịnh, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như bịnh; tư duy địa giới như ung nhọt, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như ung nhọt; tư duy địa giới như mũi tên, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như mũi tên; tư duy địa giới như ghẻ lở, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như ghẻ lở; tư duy địa giới là nóng bức, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là nóng bức; tư duy địa giới là bức bách, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là bức bách; tư duy địa giới là bại hoại, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là bại hoại; tư duy địa giới là suy tàn, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là suy tàn; tư duy địa giới là biến động, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là biến động; tư duy địa giới là chóng diệt, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là chóng diệt; tư duy địa giới là đáng sợ, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là đáng sợ; tư duy địa giới là đáng chán, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là đáng chán; tư duy địa giới có tai ương, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có tai ương; tư duy địa giới có tai họa, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có tai họa; tư duy địa giới có ôn dịch, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có ôn dịch; tư duy địa giới có phong hủi, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có phong hủi; tư duy tánh của địa giới là chẳng an ổn, tư duy tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là chẳng an ổn; tư duy địa giới chẳng đáng tin cậy, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng đáng tin cậy; tư duy địa giới là vô sanh, vô diệt, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô sanh, vô diệt; tư duy địa giới là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy địa giới là vô tác, vô vi, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.

Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy vô minh là vô thường, tư duy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô thường; tư duy vô minh là khổ, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là khổ; tư duy vô minh là vô ngã, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô ngã; tư duy vô minh là bất tịnh, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là bất tịnh; tư duy vô minh là không, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không; tư duy vô minh là vô tướng, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô tướng; tư duy vô minh là vô nguyện, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô nguyện; tư duy vô minh là tịch tịnh, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là tịch tịnh; tư duy vô minh là viễn ly, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là viễn ly; tư duy vô minh như bịnh, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não như bịnh; tư duy vô minh như ung nhọt, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não như ung nhọt; tư duy vô minh như mũi tên, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não như mũi tên; tư duy vô minh như ghẻ lở, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não như ghẻ lở; tư duy vô minh là nóng bức, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là nóng bức; tư duy vô minh là bức bách, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là bức bách; tư duy vô minh là bại hoại, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là bại hoại; tư duy vô minh là suy tàn, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là suy tàn; tư duy vô minh là biến động, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là biến động; tư duy vô minh là chóng diệt, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là chóng diệt; tư duy vô minh là đáng sợ, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là đáng sợ; tư duy vô minh là đáng chán, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là đáng chán; tư duy vô minh có tai ương, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có tai ương; tư duy vô minh có tai họa, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có tai họa; tư duy vô minh có ôn dịch, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có ôn dịch; tư duy vô minh có phong hủi, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có phong hủi; tư duy tánh của vô minh chẳng an ổn, tư duy tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng an ổn; tư duy vô minh chẳng đáng tin cậy, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng đáng tin cậy; tư duy vô minh là vô sanh, vô diệt, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô sanh, vô diệt; tư duy vô minh là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy vô minh là vô tác, vô vi, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát cái không nội là không có ngã, ngã sở, quán sát cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh là không có ngã, ngã sở; quán sát cái không nội là vô tướng, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô tướng; quán sát cái không nội là vô nguyện, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô nguyện; quán sát cái không nội là tịch tịnh, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là tịch tịnh; quán sát cái không nội là viễn ly, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là viễn ly; quán sát cái không nội là vô sanh, vô diệt, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô sanh, vô diệt; quán sát cái không nội là vô nhiễm, vô tịnh, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô nhiễm, vô tịnh; quán sát cái không nội là vô tác, vô vi, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát chơn như là không có ngã, ngã sở, quán sát pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là không có ngã, ngã sở; quán sát chơn như là vô tướng, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là vô tướng; quán sát chơn như là vô nguyện, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là vô nguyện; quán sát chơn như là tịch tịnh, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là tịch tịnh; quán sát chơn như là viễn ly, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là viễn ly; quán sát chơn như là vô sanh, vô diệt, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là vô sanh, vô diệt; quán sát chơn như là vô nhiễm, vô tịnh, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là vô nhiễm, vô tịnh; quán sát chơn như là vô tác, vô vi, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành bố thí Ba-la-mật-đa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn tịnh lự; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn vô lượng; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn định vô sắc; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tám giải thoát; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tám thắng xứ; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu chín định thứ đệ; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu mười biến xứ; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn niệm trụ; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn chánh đoạn; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn thần túc; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu năm căn; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu năm lực; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bảy chi đẳng giác; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tám chi thánh đạo; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp môn giải thoát không; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp môn giải thoát vô tướng; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp môn giải thoát vô nguyện; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí bốn Thánh đế; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu năm loại mắt; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu sáu phép thần thông; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu mười lực của Phật; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn điều không sợ; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn sự hiểu biết thông suốt; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu mười tám pháp Phật bất cộng; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp không quên mất; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tánh luôn luôn xả; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí nhất thiết; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí đạo tướng; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí nhất thiết tướng, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.

Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khởi quán thế này: Chỉ có các pháp nương nhờ nhau thấm nhuận tăng trưởng, đầy dẫy khắp nơi, không có ngã, ngã sở; lại khởi quán thế này: Tâm hồi hướng của đại Bồ-tát chẳng cùng với tâm Bồ-đề hòa hiệp; tâm Bồ-đề chẳng cùng với tâm hồi hướng hòa hiệp; tâm hồi hướng ở trong tâm Bồ-đề không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; tâm Bồ-đề ở trong tâm hồi hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Đại Bồ-tát tuy quán các pháp, nhưng đối với các pháp hoàn toàn không có sở kiến, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.

Khi ấy, Thiên Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Bạch Đại đức! Thế nào là tâm hồi hướng của đại Bồ-tát chẳng cùng với tâm Bồ-đề hòa hiệp? Thế nào là tâm Bồ-đề chẳng cùng tâm hồi hướng hòa hiệp? Thế nào là tâm hồi hướng ở trong tâm Bồ-đề không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được? Thế nào là tâm Bồ-đề ở trong tâm hồi hướng, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được?

Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Tâm hồi hướng của đại Bồ-tát là phi tâm, tâm Bồ-đề cũng phi tâm; nếu là phi tâm thì bất khả tư nghì, chẳng lẽ phi tâm lại hồi hướng phi tâm, cũng chẳng lẽ phi tâm lại hồi hướng bất khả tư nghì!? Chẳng lẽ bất khả tư nghì lại hồi hướng bất khả tư nghì!? Cũng chẳng lẽ bất khả tư nghì lại hồi hướng phi tâm!? Vì sao? Vì phi tâm tức là bất khả tư nghì, bất khả tư nghì tức là phi tâm. Như vậy, hai thứ đều không có sở hữu, vì trong cái không sở hữu, không có hồi hướng.

Kiều Thi Ca! Nếu khởi quán như thế, thì đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn khen Thiện Hiện: Hay thay! Hay thay! Ngươi có khả năng vì các đại Bồ-tát khéo tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng có khả năng khéo khích lệ các đại Bồ-tát, khiến vui mừng nhảy nhót, tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.

Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã biết ân, chẳng lẽ chẳng báo. Vì sao? Vì chư Phật và các đệ tử quá khứ đã vì các đại Bồ-tát mà tuyên thuyết sáu phép Ba-la-mật-đa, thị hiện, giáo hóa, dẫn dắt, khen ngợi, khích lệ, chúc mừng, an ủi, xây dựng khiến được cứu cánh. Thế Tôn, lúc bấy giờ, cũng còn ở trong sự học, mà nay chứng quả vị giác ngộ cao tột, cho nên con cũng phải thừa thuận lời Phật dạy, vì các đại Bồ-tát tuyên thuyết sáu phép Ba-la-mật-đa, thị hiện, giáo hóa, dẫn dắt, khen ngợi, khích lệ, chúc mừng, an ủi, xây dựng khiến được cứu cánh, mau chứng quả vị giác ngộ cao tột, như thế gọi là báo đáp ân đức của các Ngài.

Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bảo Thiên Đế Thích: Kiều Thi Ca! Ông hỏi thế nào là đại Bồ-tát nên trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông mà nói. Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả như có chỗ nên trụ, thì chẳng nên trụ tướng.

Kiều Thi Ca! Sắc và tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của sắc là không, nếu tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của nhãn xứ là không, nếu tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của sắc xứ là không, nếu tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Nhãn giới và tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của nhãn giới là không, nếu tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của nhĩ giới là không, nếu tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Tỷ giới và tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của tỷ giới là không, nếu tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Thiệt giới và tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của thiệt giới là không, nếu tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Thân giới và tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của thân giới là không, nếu tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Ý giới và tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của ý giới là không, nếu tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Địa giới và tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của địa giới là không, nếu tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của Thánh đế khổ là không, nếu tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! vô minh và tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của vô minh là không, nếu tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Cái không nội và tánh của cái không nội là không; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh và tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của cái không nội là không, nếu tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Chơn như và tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của chơn như là không, nếu tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không, nếu tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Bốn tịnh lự và tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bốn tịnh lự là không, nếu tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Tám giải thoát và tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của tám giải thoát là không, nếu tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Bốn niệm trụ và tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bốn niệm trụ là không, nếu tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Pháp môn giải thoát không và tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của pháp môn giải thoát không là không, nếu tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của năm loại mắt là không, nếu tánh của sáu phép thần thông là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Mười lực của Phật và tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của mười lực của Phật là không, nếu tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của pháp không quên mất là không, nếu tánh của tánh luôn luôn xả là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không, nếu tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Trí nhất thiết và tánh của trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của trí nhất thiết là không, nếu tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Thanh-văn thừa và tánh của Thanh-văn thừa là không; Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa và tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của Thanh-văn thừa là không, nếu tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Dự-lưu và tánh của Dự-lưu là không; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai và tánh của Nhất-lai cho đến Như Lai là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của Dự-lưu là không, nếu tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Bậc Cực hỷ và tánh của bậc Cực hỷ là không; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân và tánh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bậc Cực hỷ là không, nếu tánh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Kiều Thi Ca! Bậc phàm phu và tánh của bậc phàm phu là không; bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai và tánh của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bậc phàm phu là không, nếu tánh của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.

Khi ấy, Thiên Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Cái gì mà đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ?

Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhãn xứ, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ sắc xứ, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhãn giới, chẳng nên trụ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhĩ giới, chẳng nên trụ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tỷ giới, chẳng nên trụ hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ thiệt giới, chẳng nên trụ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ thân giới, chẳng nên trụ xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý giới, chẳng nên trụ pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ địa giới, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Thánh đế khổ, chẳng nên trụ thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ vô minh, chẳng nên trụ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ cái không nội, chẳng nên trụ cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ chơn như, chẳng nên trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện. 

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bốn tịnh lự, chẳng nên trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tám giải thoát, chẳng nên trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bốn niệm trụ, chẳng nên trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát không, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ năm loại mắt, chẳng nên trụ sáu phép thần thông. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ mười lực của Phật, chẳng nên trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ pháp không quên mất, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

 

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ trí nhất thiết, chẳng nên trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Thanh-văn thừa, chẳng nên trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ quả Dự-lưu, chẳng nên trụ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bậc Cực hỷ, chẳng nên trụ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bậc phàm phu, chẳng nên trụ bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.

 

Quyển thứ  78

Hết

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2021(Xem: 11126)
Dịch giả Đại Tạng Kinh Mật Thừa, đã xả bỏ nhục thân tứ đại tại Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2021. Nam Mô A Di Đà Phật Kính bạch Thầy Cô bạn con vừa báo tin buồn trên, bấy lâu nay cô kính ngưỡng HT và thường cúng dường HT, có lần thỉnh thầy Thiện Minh đến thăm HT, nay nghe tin HT viên tịch cô rất buồn vì chưa kịp gửi tịnh tài về, Con không biết HT nhưng thấy tấm lòng bạn con con thương quá, không biết sao để an ủi cô bây giờ Giờ đây nhìn chân dung HT từ bi quá Thầy được tin vì sao HT viên tịch không thưa Thầy?
15/11/2021(Xem: 3909)
Là người thâm tín Phật, cung kính phụng thờ Tam Bảo, thì luôn có một đức tin kiên cố rằng: Dù ở bất cứ thời gian nào, không gian nào vẫn luôn có chân thân các bậc thượng nhân hóa thân hành hoạt cứu nhân độ thế. Các Ngài luôn có mặt giữa cuộc đời để nâng đỡ chúng sanh vạn loại. Vững chải đức tin như thế nên mỗi khi về chùa Phi Lai (hoặc Phi Lai Hòa Thịnh hoặc Phi Lai Biên Hòa, tôi luôn thấy hình bóng chân nhân trưởng lão Tâm Nguyện – Thiện Tu -Thượng DIỆU Hạ TÂM hiện hữu mồn một ở đó. Tôi thấy rất rõ từng bước chân như hoa sen nở Ngài bước đi, như lắng nghe từng tiếng từng lời ngài đang dạy bảo, khuyên lơn, khuyến khích Phật tử chúng ta nuôi dưỡng tâm bồ đề mỗi ngày mỗi lớn hơn lên, từng ngày từng kiên cố hơn. Từ đó tôi thấy : Ngài như chưa từng đến nên Ngài cũng đã chẳng ra đi. Ngài là hiện thân bậc thạc đức “Tu vô tu tu, chứng vô chứng chứng . Bất cứ lúc nào Ngài cũng đang có mặt, hiện trú nơi cả hai ngôi chùa Phi Lai Hòa Thịnh Phú Yên và Phi Lai TP Biên Hòa…
07/11/2021(Xem: 4029)
Con Đường Chuyển Hoá Thức Tâm, Thầy Đi Vào Cõi, Thanh Âm Nhẹ Nhàng. Phương Thất Trịnh Hoá Y Vàng, Dáng Thầy Vĩnh Biệt, Trần Gian Mất Rồi. Gá Thân Tu Sĩ Tuyệt Vời, Hằng Nương Chốn Cũ, Niệm Lời Tây Phương. Bệnh Duyên Sanh Tử Lẽ Thường, Duyên Xưa Xuống Tóc, Tìm Đường Xuất Gia.
02/11/2021(Xem: 9216)
Kính bạch chư Tôn Đức Giáo Phẩm, Kính thưa quý đồng hương và quý Phật tử, Chúng con/chúng tôi xin mạn phép kính gửi Bản Thông Báo và Chúc Mừng đính kèm đến chư Cao Tăng Thạc Đức và tất cả Chư vị (bản PDF đính kèm). Chúng con/chúng tôi cũng xin cáo lỗi là không thể gửi điện thư riêng cho từng vị được. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát. Văn Phòng Thủ Hiến Tiểu Bang Niedersachsen vừa gửi thư đề ngày 14.09.21 báo tin, Tổng Thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier đã ký quyết định trao Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất (Verdienstkreuz 1. Klasse des Verdienstordens der Bundesrepublik Deutschland) đến Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, Phương Trượng Chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc. Văn Phòng Thủ Hiến Tiểu Bang đã ủy nhiệm cho Thành Phố Hannover (thủ phủ của tiểu bang) tổ chức Lễ Trao tặng Huân Chương (ngày giờ, địa điểm thông báo sau) Huân Chương Quốc Gia Hạng Nhất là Huân chương Cao quý và là huân chương duy nhất trên phạm vi toàn Liên Bang Đức, được T
22/10/2021(Xem: 4517)
Chấp Đối Dâng Đảnh..! Cung Kính Bái Bạch Giác Linh Đức Tổ- Viên Minh Tịnh Xứ. Đệ Tử Chúng Con, Tk: Minh Thế vọng Bái Giác Linh Đức Trưởng Lão Đệ Tam Pháp Chủ: Cung duy Vọng đối dâng đảnh: Chữ Hán: “普 願 群 迷, 開 心 佛 學, 供 維 桅 第 三 法 主, 祖 祖 將 傳, 界 律 行 密 印 指 花 藏 松 林. 慧 覺 恩 師, 圓 明 繼位, 稱 尊桅 壇 主 和 尚, 處處 清 歸, 脈 法 禪 嘉 敕 行 清 貧 農 增.” Âm: “Phổ Nguyện Quần Mê, Khai Tâm Phật Học,Cung Duy Ngôi Đệ Tam Pháp Chủ, Tổ Tổ Tương Truyền, Giới Luật Hạnh Mật Ấn Chỉ Hoa Tạng Tùng Lâm. Tuệ Giác Ân Sư, Viên Minh Kế Vị, Xưng Tôn Ngôi Đàn Chủ Hoà Thượng, Xứ Xứ Thanh Quy, Mạch Pháp Thiền Gia Sắc Hạnh Thanh Bần Nông Tăng….”
26/09/2021(Xem: 4949)
Hôm 14 tháng 6 năm 2021 tôi và nhà tôi về chùa Bảo Quang đảnh lễ lần cuối đễ tiễn biệt Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm- Viện Chủ chùa Bảo Quang Hamburg vừa viên tịch chiều này 12.6. Kim quan của Sư Bà được đặt tại Giác Linh Đường sau bàn thờ Phật. Sau khi lễ Phật xong, chúng tôi đến đảnh lễ Sư Bà. Hai bên Kim quan có 4 Sư Cô thay phiên từng toán đứng hầu và niệm kinh. Lòng tôi chùng xuống, không muốn trở ra vội, còn nấn ná quỳ lại đưa mắt nhìn lên di ảnh của Sư Bà, với nụ cười hiền từ đôn hậu làm tôi nhớ lại đâu đây còn vang vọng những lời pháp nhủ từ hòa của Sư Bà cho hàng Phật tử vừa tròn 37 năm. Tôi khóc trong uất nghẹn âm thầm tưởng nhớ đến Sư Bà, không dám thốt lên thành lời sợ làm mất thanh tịnh của quý Sư Cô đang trì kinh nguyện cầu… Lúc trở ra, gặp Sư Cô trụ trì Tuệ Đàm Nghiêm với gương mặt xanh gầy u sầu nặng nỗi nhớ thương. Sư Cô đang kết tràng hoa dài toàn màu vàng-trắng-tím thật đẹp để đặt trên Kim quan của Sư phụ. Chúng tôi đứng lại để vấn an và chia sẻ
20/09/2021(Xem: 9442)
Hai mươi ba năm qua nhìn lại di ảnh Thầy Nước mắt trào dâng lòng con thổn thức " Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật" Tâm con dâng niệm để lòng con an " Nam Mô từ Phụ Huệ Hưng" Niệm theo hơi thở Thầy về bên con. Thầy ơi, con trẻ mỏi mòn Bao năm xa cách cố hương ngàn trùng! Hàng cây đó năm nào còn mãi
20/09/2021(Xem: 5028)
Ni Trưởng thế danh Hoàng Thị Bút, pháp danh Tâm Quang, tự Đàm Minh, hiệu Minh Đức, sinh ngày 20 tháng 4 năm Nhâm Tý (năm 1912) tại xã Hưng Yên, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Thân sinh là cụ ông Hoàng Nguyên Hoa-pháp danh Tâm Chánh, thân mẫu là cụ bà Lý Thị Hợp. Gia đình có 5 người con gồm 1 trai 4 gái và Ni trưởng là chị cả. Vốn xuất thân trong gia đình khoa bảng, thấm nhuần giáo lý đạo Phật, trong gia tộc có người cô ruột xuất gia tại chùa Điệt, thành phố Vinh là Sư bà Đàm Thanh. Nhờ có nhân duyên quá khứ cùng với thiện duyên hiên tại tạo nên cơ duyên thuận lợi cho Ni trưởng xuất gia, tầm sư học đạo .
19/09/2021(Xem: 7729)
Đầu thập niên sáu mươi tôi rời trường Chu-Văn-An khi Trường vừa mới chuyển xuống đường Minh-Mạng trong Chợ Lớn. Giã từ Thầy học, chia tay bạn bè để đi con đường mới. Dẫu có học chung trên Đại Học cũng không còn thân thiết như xưa. Hồi đó tôi chia các Giáo-Sư trong Trường Chu-Văn-An làm 2 loại: Một loại “khó đăm đăm”, luôn luôn nghiêm khắc, không bao giờ cười dù chỉ mỉm miệng. Điển hình là Giáo-Sư Đào Văn Dương. Loại thứ hai luôn luôn vui cười, hay đùa giỡn với học sinh. Điển hình là Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Quỳnh. Tôi rất kính trọng cụ Đào Văn Dương ở tính ngay thẳng, chừng mực. Tôi thân mật với cụ Nguyễn Ngọc Quỳnh dĩ nhiên vì tính vui vẻ, cởi mở, dễ thân mật. Đặc biệt cụ còn là một Cư-Sĩ Phật-Giáo mà tôi thường được nghe cụ thuyết pháp ở chùa Phước-Hòa cuối thập niên năm mươi (Con trai cụ hiện là một vị Hòa-Thượng ở vùng Houston, Texas).
04/09/2021(Xem: 5878)
Hòa thượng Thích Minh Thông, Quyền Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa thay mặt Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, môn đồ pháp quyến, chùa Thiên Xá, TP.Nha Trang cáo bạch kính tiếc báo tin Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp, Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN viên tịch. Trưởng lão Hòa thượng Thích Liễu Pháp, Thành viên Hội đồng Chứng Minh GHPGVN, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa, khai sơn - trú trì chùa Thiên Xá, TP.Nha Trang.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]