Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nelson Mandela, nguồn sáng vĩ đại đã tắt!

07/12/201306:22(Xem: 6803)
Nelson Mandela, nguồn sáng vĩ đại đã tắt!

Nelson Mandela 2


Nelson Mandela - Nguồn sáng vĩ đại đã tắt!

Thứ Sáu, 06/12/2013 07:35

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma tối 5-12 thông báo cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, biểu tượng của phong trào chống phân biệt chủng tộc, đã qua đời ở tuổi 95 sau một thời gian dài điều trị căn bệnh viêm phổi.

Ông Mandela qua đời trong vòng tay gia đình tại nhà riêng ở Johannesburg lúc 20 giờ 50 phút (giờ địa phương). Lễ tang của ông sẽ được tổ chức trọng thể theo nghi thức lễ tang cấp nhà nước và cả nước treo cờ rủ. “Quốc gia chúng ta đã mất đi người con vĩ đại nhất của mình. Điều làm Nelson Mandela vĩ đại chính là yếu tố làm nên một con người ở ông ấy” – Tổng thống Zuma nói.

Đám đông đã tụ tập bên ngoài nhà ông Mandela, cất tiếng hát ca ngợi cuộc đời tranh đấu của ông. Phóng viên đài SkyNewstường thuật: “Mọi người đang buồn bã. Họ mang hoa và khá xúc động”.

Nelson Mandela 3


89mandela_cc9b5
Nelson Mandela được nhiều người khắp thế giới yêu mến Ảnh: OFFICIAL COLLEGE LIFE

Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela có đến 67 năm đấu tranh không mệt mỏi vì sự nghiệp của hòa bình, nhân đạo, công bằng xã hội và hòa giải dân tộc. Ông từng bị cầm tù 27 năm vì chống lại chế độ phân biệt chủng tộc cho tới khi được thả vào năm 1990. Bốn năm sau đó, ông trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi, chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc của người da trắng.

Ghi nhận những đóng góp to lớn của ông Mandela trong cuộc đấu tranh cho một thế giới tốt đẹp hơn, từ năm 2009, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố lấy ngày 18-7 hàng năm làm “Ngày quốc tế Mandela”, còn được gọi là Ngày Mandela.

Nếu có điều đáng tiếc thì ông Mandela qua đời để lại một gia đình bị chia rẽ về khối tài sản của ông. Khối tài sản lớn của Nelson Mandela vẫn còn là một bí ẩn nhưng có nguồn tin cho rằng nó trị giá khoảng 10,5 triệu bảng Anh.

612man4_0377e
Người dân Nam Phi tập trung bên ngoài nhà của ông Mandela tại Johannesburg
ngay trong đêm 5-12. Ảnh: AP

Lãnh đạo thế giới tiếc thương

Lãnh đạo nhiều quốc gia và tổ chức trên thế giới đã bày tỏ thương tiếc trước sự ra đi của ông. Tổng thống Mỹ Barack Obamathương tiếc người mà ông ca ngợi là có “phẩm giá, tính kiên cường”, “hy sinh cả tự do của mình để giành lại tự do cho người khác”.

Nhiều cựu tổng thống Mỹ khác cũng tỏ niềm thương tiếc. Ông George H.W. Bush nói: "Ông ấy đã thay đổi lịch sử của đất nước". Còn ông Bill Clinton, người làm tổng thống Mỹ cùng thời điểm ông Mandela nắm quyền ở Nam Phi hoài niệm: "Nelson Mandela đã dạy chúng ta nhiều điều. Bài học lớn nhất có lẽ là nếu điều xấu chẳng may xảy ra với người tốt thì chúng ta vẫn có quyền tự do và trách nhiệm để quyết định cách đáp trả lại sự bất công, độc ác và bạo lực". Ông Clinton gọi ông Mandela là "nhà vô địch về phẩm giá và tự do của con người".

612man3_7c65a
Hội đồng Bảo an tưởng niệm ông Mandela ngày 5-12. Ảnh: Reuters

Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moonca ngợi ông Madela: “Nhiều người trên thế giới đã chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh vì nhân phẩm, sự công bằng và tự do cho người khác của ông”.

Thủ tướng Anh David Cameronviết trên Twitter: “Một nguồn sáng vĩ đại đã tắt... Nelson Mandela là anh hùng của thời đại chúng ta. Tôi đã yêu cầu treo cở rủ tại số 10 phố Downing (Văn phòng Thủ tướng Anh)”.

Thủ tướng Úc Tony Abbottkhen ngợi cựu tổng thống Nam Phi là "người đàn ông vĩ đại đích thực". "Nelson Mandela là một trong những nhân vật vĩ đại nhất thế giới thế kỷ trước".
Huệ Bình (Theo AP, Reuters)

Nelson Mandela 4


Nelson Mandela:

"Tình yêu tự nhiên hơn lòng căm ghét"

Thứ Sáu, 06/12/2013 16:09

– Như một cách để tưởng nhớ một người hùng vừa ra đi, những câu nói bất hủ của cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela được nhắc lại.

Khi đối mặt với án tử hình tại một tòa án ở Rivonia - Nam Phi vào tháng 4-1964, ông Mandela nói trước vành móng ngựa: “Tôi cống hiến cả đời tôi cho sự nghiệp đấu tranh của người dân châu Phi. Tôi chiến đấu chống lại sự thống trị của người da trắng cũng như chiến đấu chống lại sự thống trị của người da đen. Tôi yêu mến lý tưởng về một xã hội dân chủ, tự do và ở đó mọi người sống hòa thuận, bình đẳng với nhau. Đó là lý tưởng mà tôi hy vọng sẽ sống vì nó và thấy nó thành hiện thực. Khi cần, tôi sẵn sàng chết vì lý tưởng đó”.

Ông Mandela nói với người dân từ ban công tòa thị chính ở Cape Town ngày 11-2-1990, khi được phóng thích sau 27 năm ngồi tù:
“Nhân danh hòa bình, dân chủ và tự do, tôi chào đón mọi người. Tôi đứng đây trước các bạn không phải như một nhà tiên tri mà như một người đầy tớ khiêm nhường của các bạn. Sự hy sinh không mệt mỏi và đầy anh hùng của các bạn đã giúp tôi có thể đứng được ở đây. Và tôi trao phần đời còn lại của tôi vào tay các bạn”.
t13_c9547
Ông Mandela tổ chức sinh nhật lần thứ 89 tại Quỹ Trẻ em Nelson Mandela ở Johannesburg. Ảnh: EPA

Trong tự truyện “Chặng đường dài đến tự do" (Long Walk to Freedom) xuất bản vào năm 1994, ông Mandela viết về nạn phân biệt chủng tộc: “Không ai sinh ra mà đã ghét người khác vì màu da, nền giáo dục và tôn giáo của người đó. Mọi người phải học cách để ghét. Nếu người ta có thể học cách để ghét, họ cũng có thể được dạy cách yêu thương vì tình yêu đến với con người tự nhiên hơn là lòng căm ghét”.

Cũng trong quyển tự truyện nói trên, khi nói về sự tự do, ông Mandela lập luận: “Tự do không có nghĩa thoát khỏi xiềng xích mà là sống theo cách tôn trọng và thúc đẩy tự do của người khác”.

Đề cập về lòng can đảm, ông Mandela viết: “Tôi học được rằng lòng can đảm không phải là sự vắng mặt của sự sợ hãi mà phải chiến thắng nó. Tôi cũng lo sợ cho bản thân mình nhiều lần đến độ không thể nhớ chính xác. Thế nhưng, tôi giấu nó đằng sau chiếc mặt nạ của sự gan dạ. Một người dũng cảm không phải là người không cảm thấy sợ mà là có thể khống chế nỗi sợ”.

Phát biểu tại lễ nhậm chức ở Pretoria tháng 5-1994, khi Nam Phi trở lại vũ đài thế giới, ông Mandela khẳng định:
“Không bao giờ, không bao giờ và không bao giờ vùng đất xinh đẹp này lại phải nếm trải sự áp bức bóc lột từ hết người này đến người khác cũng như gánh chịu nỗi nhục là kẻ đáng khinh của thế giới”.

Khi nói về những chiếc áo kiểu châu Phi hồi tháng 8-1995, ông Mandela nói:
“Tổng giám mục Tutu và tôi đã bàn về vấn đề này. Ông ấy bảo tôi: “Ngài tổng thống, tôi nghĩ ngài đã làm rất tốt mọi việc ngoại trừ cách ăn mặc”. Tôi đáp lời người mà tôi vô cùng kính trọng: “Xin đừng đi vào một cuộc tranh luận không có hồi kết”.
t4_090ad
Ông Mandela không còn xuất hiện trước công chúng kể từ khi chính thức nghỉ hưu vào năm 2004.
Ảnh: THE GLOBE AND MAIL
Về tương lai của nền dân chủ tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc tháng 9-1998, ông Mandela nói: “Khi tôi trở về làng Qunu, tôi vẫn nuôi hy vọng sẽ có những nhà lãnh đạo mới trong nước, trên lục địa châu Phi và thế giới, vốn không chấp nhận chuyện con người bị tước bỏ quyền tự do như chúng tôi đã từng phải chịu đựng, cũng như việc người dân phải trở thành những người tị nạn và bị tước bỏ nhân phẩm như chúng tôi đã từng trải qua”.

Ông Mandela phát biểu về cuộc tấn công do Mỹ cầm đầu vào Iraq tháng 9-2002:
“Chúng tôi thật sự giận dữ khi một nước, dù là siêu cường hay chỉ là một nước nhỏ, vượt quá khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc và tấn công và các quốc gia độc lập khác. Không quốc gia nào được phép bẻ cong luật pháp quốc tế bằng bàn tay của mình”.

Trong bộ phim tài liệu về cựu Tổng thống Nam Phi được đề cử giải Academy năm 1996, ông Mandela trình bày quan điểm về cái chết:
“Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người hoàn thành những gì mà anh ta cho là nghĩa vụ phải làm đối với nhân dân và đất nước, người đó có thể được yên nghỉ. Tôi tin rằng tôi đã nỗ lực làm được điều đó, thiết nghĩ tôi sẽ yên giấc ngàn thu”.
Mỹ treo cờ rủ tưởng nhớôngMandela
Tổng thống Mỹ Barack Obama ra lệnh treo cờ rủ tại Nhà Trắng và các tòa nhà công cho đến khi nắng tắt vào ngày 9-12 để tiếc thương người hùng Nelson Mandela.
Nhà Trắng, các phái đoàn ngoại giao của Mỹ, bốt quân sự, trạm hải quân và tàu quân sự đều phải rủ cờ.
Tổng thống Oabma mới gặp ông Mandela một lần vào năm 2005 khi còn là thượng nghị sĩ.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp cựu tổng thống Nam Phi 2 năm sau đó, vào dịp lễ Tạ ơn năm 2007. “Tôi đã đứng trong xà lim cực bé của ông trên đảo Robben, một căn phòng hầu như không đủ không gian để nằm xuống hoặc đứng lên và tôi được biết rằng ánh sáng chói cháng chiều ra từ các mỏ đá trắng đã vĩnh viễn làm hỏng thị lực của ông". Dù vậy, ông Kerry hết sức khâm phục bởi ông Mandela đã “nhìn” bằng lương tâm để thấy được những lợi ích lớn lao của dân tộc và bước qua hận thù.
Thế nhưng, cái tên Nelson Mandela đã nằm trong danh sách khủng bố của Mỹ vì những cuộc đấu tranh vũ trang của Đảng Đại hội dân tộc Phi (ANC) của ông. Thậm chí Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã nhúng tay vào vụ bắt giữ ông Mandela vào năm 1962.
Mãi đến trước sinh nhật lần thứ 90 của ông Mandela năm 2008, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là ông George W. Bush mới ký thông qua một dự luật rút tên ông và các lãnh đạo ANC ra khỏi danh sách theo dõi khủng bố. Ngoại trưởng Mỹ khi ấy, bà Condoleezza Rice, cho rằng việc Washington xem ông Mandela là phần tử khủng bố là "một điều đáng hổ thẹn".
H.Bình (Theo Telegraph

Nước mắt và tiếng hát tiễn ông Mandela

Thứ Sáu, 06/12/2013 10:35

Trước sự ra đi của cựu Tổng thống Nelson Mandela, người dân Nam Phi đổ về Johannesburg và nến được thắp lên ở các nơi để tưởng nhớ biểu tượng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid.

Tối 5-12, người dân tụ tập bên radio, truyền hình để lắng thông báo về việc ra đi của “người anh hùng vĩ đại”. Trong khi đó, đám đông người dân tập trung ngay trước ngôi nhà nơi ông Mandela qua đời ở Houghton, ngoại ô thành phố Johannesburg. Một số người mang theo lá cờ Nam Phi và mặc áo sơ mi in hình Đại hội Dân tộc Phi (ANC), đảng mà ông Mandela từng lãnh đạo.

Sáng nay (6-12), đám đông vẫn tụ tập bên ngoài nhà của cựu Tổng thống Mandela ở Houghton để tỏ lòng tôn kính. “Đây là một bước ngoặt cho dân tộc. Nó sẽ trở thành cái gì đó mãi mãi sẽ kết gắn chúng ta với nhau” – một người dân tên Terry Bamela than khóc.

Tuy nhiên, Bamela không quá chìm đắm trong buồn thương: “Tôi buồn vì ông đã ra đi nhưng lại cảm thấy mừng vì ông đang ở một nơi tốt hơn”. Faseeza Sacook, một bà mẹ 39 tuổi, đưa cả 2 con gái đến trước nhà ông Mandela để bày tỏ lòng biết ơn. “Tôi cảm thấy rằng chúng tôi nợ Madiba”.

t7_1a084
Người dân lắng nghe thông báo của Tổng thống Jacob Zuma trên đài phát thanh hôm 5-12.
Ảnh: REUTERS


t6_f2524
Người dân mang biểu ngữ in chân dung Madiba (tên gọi của ông Mandela tại Nam Phi)
bên ngoài ngôi nhà của ông ở Houghton tối 5-12. Ảnh: REUTERS

Nhiều người vẫn còn mặc đồ ngủ, nhóm lại, vừa tuần hành khắp các tuyến phố vừa hát những bài ca đấu tranh về ông Mandela, hòa điệu vào đó là những tiếng vỗ tay. Tất cả mọi người dân Nam Phi tiếc thương ông theo cách riêng của mình. Một người đàn ông thổi kèn vuvuzela, lại có người đặt chân dung ông Mandela mỉm cười tựa vào thân cây với lời chú thích: “Nghỉ ngơi trong yên bình, Madiba”.

Trước đó, hai chiếc trực thăng lượn lờ bên trên nhà ông Mandela trong khi cảnh sát được tăng cường giữa lúc dòng người lũ lượt kéo đến ngày càng đông. Xe cứu thương đã đến nhà cựu tổng thống Nam Phi cùng với một đoàn xe máy. Đèn ở cổng chính của ngôi nhà tắt ngúm. Những người đàn ông mặc quần áo đen đứng trên bãi cỏ ở phía trước của ngôi nhà và 6 chiếc xe hơi màu đen đỗ ở giữa đường che khuất tầm nhìn của người ở ngoài. Chính quyền cho biết thi hài ông Mandela sẽ sớm được chuyển đến nhà xác ở Pretoria. Đám tang có thể diễn ra vào ngày 7-12.

t11_6f214
Báo chí tụ tập trước nhà ông Mandela. Ảnh: AP

t9_30901
Lungi Morrison, cháu gái của Tổng giám mục Desmond Tutu, cất tiếng hát
sau khi thắp sáng một ngọn nến cho ông Mandela. Ảnh: REUTERS


t10_1e273
Ông Mandela từng đoạt giải Nobel Hòa bình
và là một trong những chính khách được tôn kính nhất trên thế giới. Ảnh: AP


t12_5bf90
Người dân đốt nến cầu nguyện trước nhà ông Mandela ở Johannesburg
sáng sớm 6-12. Ảnh: REUTERS
H.Bình (Theo AP, Reuters, Sapa)

Những lát cắt cuộc đời Nelson Mandela

Thứ Sáu, 06/12/2013 08:00

Ông Nelson Mandela đã góp phần không nhỏ đưa Nam Phi trở thành quốc gia phát triển nhất lục địa đen hiện nay.

Ông tên đầy đủ là Nelson Rolihlahla Mandela, sinh ra tại Transkei – Nam Phi vào ngày 18-7-1918. Cha ông là Hendry Mphakanyiswa thuộc bộ tộc Tembu.
Ông tham gia đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) vào năm 1944 và tham gia cuộc chiến chống chính sách phân biệt chủng tộc của đảng Quốc gia của người da trắng lên nắm quyền sau năm 1948. Ông bị đưa ra xét xử vì tội phản quốc giai đoạn 1956-1961 và đã được tuyên bố trắng án trong năm 1961.

612man_dd73a
Ông Mandela sau một phiên xử năm 1958. Ông bị buộc tội phản quốc. Ảnh: AP

612man2_24ba9
Ông Mandela và Oliver Tambo (trái) đã mở ra luật cho người da đen đầu tiên ở Nam Phi năm 1952.
Ảnh: Idaf/Clarity Films


612man13_23b36
3 cuộc hôn nhân của ông Mandela: với người vợ đầu Evelyn năm 1944,
người vợ thứ hai Winnie năm 1958 và tình yêu cuối đời Graca Machel
Năm 1962 ông bị bắt giữ với tội danh kích động công nhân đình công, rời đất nước mà không có giấy tờ hợp lệ. Tháng 12-1964, ông bị tuyên án tù chung thân vì 4 tội danh phá hoại. Ông đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại đảo Robben.

Sau khi được trả tự do vào ngày 11-2-1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994.

Ông nhận giải Nobel Hòa bình năm 1993, trước khi trở thành Tổng thống Nam Phi. Trong nhiệm kỳ Tổng thống 1994 - 1999, ông thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Đến năm 1999, ông thành lập các Quỹ Nelson Mandela.

612man10_429bc
Ông Mandela cùng người vợ thứ hai Winnie sau khi ra khỏi nhà tù vào ngày 11-2-1990.
Ảnh: Reuters

612man9_fb033
Ông Mandela chia sẻ giải Nobel Hòa bình với cựu Tổng thống Nam Phi F. W. de Klerk
vào ngày 10-12-1993. Ảnh: Reuters

612man8_b6c27
Lần đầu tiên bỏ phiếu bầu cử năm 1994, ông Mandela gọi đó là "giấc mơ". Ảnh: Reuters

612man7_4f67c
Ông tuyên thệ nhậm chức tổng thống Nam Phi năm 1994,
trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước này. Ảnh: AP
Năm 2004, ông Mandela rút lui khỏi công chúng. Khi không còn đảm nhận vai trò tổng thống, ông Mandela tiếp tục đóng vai trò tích cực trong nhiều tổ chức xã hội và vì quyền con người. Ông ủng hộ phong trào “Biến đói nghèo thành dĩ vãng” (Make Poverty History), ủng hộ cho Làng trẻ SOS, chiến dịch phòng chống HIV/AIDS, căn bệnh mà đến trên 11% dân chúng Nam Phi (trên 5 triệu người) mắc phải.

Với uy tín lớn lao, ông được mời tham gia những vụ dàn xếp quốc tế rất quan trọng. Điển hình là vụ xử Lockerbie năm 2000, giải quyết tranh chấp liên quan đến chuyến máy bay Pan Am 103 bị quân khủng bố Lybia làm nổ tung tại thành phố Lockerbie, thuộc Scotland của Anh. Một vụ khác đáng chú ý là năm 2007, ông Mandela đã tìm cách thuyết phục Tổng thống Zimbabuwe Robert Mugabe từ bỏ quyền lực trong danh dự để khỏi bị săn đuổi như trường hợp của tướng Augusto Pinochet xứ Chile.

Ngày 25-7-2001, các nhà chức trách thông báo ông bị ung thư tuyến tiền liệt và bắt đầu quá trình điều trị lâu dài. Nhưng bệnh tình không thể cản bước hoạt động của ông. Năm 2007, ông Mandela cùng với Giám mục Desmond Tutu và các nhân vật có uy tín quốc tế như cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, cựu Tổng thống Ireland Mary Robinson… thành lập Nhóm Bô lão (The Elders) để cùng góp phần vào việc giải quyết những vấn đề cực kỳ khó khăn của thế giới.
Tháng 11-2009, Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 18-7 hàng năm là Ngày Quốc tế Nelson Mandela nhằm ghi nhận và vinh danh 67 năm ông đấu tranh cho tự do và chính nghĩa.

612man11_2c9a0
Ông Mandela chơi đấm bốc từ trẻ (trái) và cầm tượng vàng World Cup trên tay
sau khi Nam Phi được công bố là chủ nhà World Cup 2010

612man5_22bd8
Gia đình ông Mandela, tiếc thay, lại đang tranh chấp khối tài sản của ông

Ông đã không xuất hiện trước công chúng kể từ trận chung kết World Cup ở Nam Phi vào tháng 7-2010. Tháng 1-2011, ông nhập viện ở Johannesburg và điều trị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Tháng 12-2012, ông nhập viện vì nhiễm trùng phổi.
Đến tháng 6-2013, tưởng chừng bệnh tình đã quật ngã ông nhưng con người của đấu tranh vẫn bám trụ! Nhưng con người không vượt được lẽ tạo hóa, ông vĩnh biệt nhân loại tối 5-12 ở tuổi 95.
H.Bình (Theo CNN, nobelprize.org)

Linh cữu Mandela được đưa tới nơi làm tang lễ

Hàng nghìn người Nam Phi đổ ra đường phố Pretoria chứng kiến lễ rước linh cữu cố tổng thống Nelson Mandela đến nơi quàn.

Đoàn môtô cảnh sát hôm nay tháp tùng Police officers on motorcycle escorted the casket from 1 Military Hospital outside to Pretoria's Union Buildings, a symbol of the white-dominated government before Mandela came to power. When Mandela took office, he used the building as his offices and the presidency is still located there.

Đoàn môtô cảnh sát hôm nay tháp tùng xe chở linh cữu ông Mandela từ Bệnh viện Quân đội 1 tới tòa nhà Union Buildings ở Pretoria, biểu tượng của chính phủ do người da trắng chiếm ưu thế trước khi ông lên nắm quyền. Khi lên làm tổng thống, Mandela dùng tòa nhà làm văn phòng và phủ tổng thống vẫn ở đây. 

Xe chở linh cữu của biểu tượng chủ nghĩa chống phân biệt chủng tộc

Xe chở linh cữu của biểu tượng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đi qua các con phố ở Pretoria. 

Some residents of Pretoria lined the streets to watch the procession go by. They sang old struggle songs and called out their farewells to Mandela, who died Dec. 5 at the age of 95.

Người dân đổ ra đường, hát những bài ca đấu tranh cũ và hô vang lời tiễn biệt Mandela, người qua đời hôm 5/12 ở tuổi 95. 

Người Nam Phi giương cờ, ảnh Mandela để tỏ lòng thành kính cố lãnh đạo.

Người Nam Phi giương cờ, ảnh Mandela để tỏ lòng thành kính đối với cố lãnh đạo.

nguyen000-Par7739341-6756-1386755013.jpg

Trước đó, một lễ tưởng niệm lớn quy tụ hàng chục lãnh đạo thế giới và ngôi sao nổi tiếng được tổ chức ở một sân vận động tại Johannesburg. 

nguyen000-DV1591822-5984-1386755013.jpg

Người dân nối dài dọc các con phố Pretoria chờ đón Mandela. 

nguyen000-DV1591789-4228-1386755013.jpg

Trong bài phát biểu ở lễ tưởng niệm, Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi Mandela là "người giải phóng vĩ đại cuối cùng của thế kỷ 20". 

Soldiers in formal uniforms carried Mandela's casket into the Union Buildings to a special viewing center built inside the building's amphitheater, which President Jacob Zuma named after Mandela by decree Tuesday.  Mandela's body will lie in state for three days.

Binh sĩ mặc đồng phục rước linh cữu Mandela vào tòa nhà Union Buildings, tới một hội trường tròn. Đây sẽ là nơi quàn thi hài ông trong ba ngày. Mỗi ngày, linh cữu sẽ được chở về Bệnh viện Quân sự số 1 để bảo quản qua đêm. 

nguyen000-DV1591774-8469-1386755014.jpg

Sau khi người thân và các quan chức vào viếng khoảng hai giờ, người dân sẽ được viếng linh cữu Mandela để tiễn biệt ông. Dự kiến có khoảng 2.000 người viếng trong mỗi giờ. 
Thi hài cố tổng thống sẽ được chở bằng máy bay tới Qunu, quê hương ông ở tỉnh Eastern Cape vào ngày 14/12. Ông sẽ được chôn cất vào ngày 15/12. 

Trọng Giáp(Ảnh: AF
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567