HTThíchThanh Từ soạn dịch
TuViệnChơn Không 1971
30.–Tăng-Xán (497 ‘?’ – 602 T.L.)
Khôngai biết quê quán và gốc gác Sư thế nào. Chỉ biết Sư vớihình thức cư sĩ mắc bệnh ghẻ lở đến lễ Tổ Huệ-Khảxin xám tội. Nhơn đó được ngộ đạo. Được Tổ cho thọgiới cụ túc tại Chùa Quang-Phước, nhằm niên hiệu Thiên-Bìnhthứ hai (536 T.L) nhà Bắc-Tề ngày 18 tháng 3. Sư theo hầu hạTổ được hai năm. Tổ truyền kệ và y bát bảo phải điphương xa ẩn tránh kẻo có nạn. Sư đến ở ẩn nơi núiHoàn-Công thuộc Thư-Châu.
ĐờiChâu-Võ-Đế ra lệnh diệt Phật pháp (561 T.L). Sư sang ở núiTư-Không huyện Thái-Hồ. Sư thường đổi dời ít khi ở lâumột chỗ, nên hơn mười năm mà không ai biết tông tích. Thờigian Sư ở núi Tư-Không có một vị sư người Ấn tên Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chisang Trung –Hoa cầu pháp. Gặp sư, Lưu-Chi hết lòng kính mộxin làm đệ tử. Sư truyền tâm ấn cho và khuyên qua phươngNam tiếp độ chúng sinh.
Đờinhà Tùy khoảng niên hiệu Khai-Hoàng có ông Sa-di hiệu Đạo-Tínđược 14 tuổi đến lễ Sư thưa: -Xin Hòa-Thượng từ bi bancho con pháp môn giải thoát. Sư hỏi: -Ai trói buộc ngươi?
-Khôngai trói buộc. –Đã không trói buộc, đâu cần cầu giảithoát. Đạo-Tín nghe liền đại ngộ. Từ đây, Đạo-Tín theohầu hạ Sư suốt chín năm. Sau Đạo-Tín đến Kiết-Châu thọgiới, rồi trở lại hầu thầy rất cần mẫn. Sư thườngdùng lý huyền diệu gạn hỏi, biết Đạo-Tín cơ duyên đãthuần thục, bèn truyền y pháp cho ông, Sư bảo: -Đại phápnhãn tạng của Như-Lai, nay ta trao lại cho ngươi cùng vớiy bát. Ngươi gắng mà gìn giữ. Nghe ta nói kệ:
Hoachủng tuy nhơn địa, Tùng địa chủng hoa sanh, Nhược vô nhơnhạ chủng, Hoa địa tận vô sanh.
Dịch:Giống hoa tuy nhơn đất, Từ đất giống hoa sanh, Nếu khôngngười gieo giống, Hoa, đất trọn không sanh.
Sưdạy tiếp: -Xưa Tổ Huệ-Khả trao pháp cho ta rồi, Ngài đếnxứ Nghiệp-Đô hoằng hóa hơn ba chục năm mới thị tịch.Nay đã có người thừa kế cho ta thì việc của ta đã xong,còn mắc ở đây làm gì! Sư đến núi La-Phù ngao du hai năm.Sư lại trở về Châu-Thư, ngụ tại chùa Sơn-Cốc. Dân chúngở đây nghe Sư đến đều vui mừng tấp nập kéo đến thừasự cúng dường. Sư đăng tòa thuyết pháp cho tứ chúng nghe.Thuyết xong, Sư đứng ngay thẳng dưới cây đại thọ chấptay thị tịch.
Nhằmngày rằm tháng 10 năm Bính-Dần, niên hiệu Đại-Nghiệp thứhai (602 T.L) nhà Tùy. Sư có trước tác bài < Tín tâm minh> là một tác phẩm trọng yếu của thiền tông hiện còn lưuhành. Vua Huyền-Tông đời Đường truy phong hiệu là Giám Tríthiền sư.
_____________________________________________________________________________