Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ sự kiện thành Vesali đến biến đổi dòng Phật giáo đại thừa Chăm Pa

09/04/201314:02(Xem: 3321)
Từ sự kiện thành Vesali đến biến đổi dòng Phật giáo đại thừa Chăm Pa


TỪ SỰ KIỆN THÀNH VESALI ĐẾN BIẾN ĐỔI DÒNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA CHĂMPA

Thông Thanh Khánh

---o0o---

n tượng nhất trong nền văn hoá cũng như trong đời sống xã hội của cộng đồng Chăm là vai trò nổi bật của tín ngưỡng tôn giáo với các tôn giáo như Bàlamôn, Bà Ni, Isalam… cùng với các tôn giáo đã tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt trong cuộc sống cũng như giá trị tinh thần. Tôn giáo ở đây đã trở thành một yếu tố đặc trưng văn hoá cộng đồng.

Nếu bây giờ ta thấy sự chiếm ưu thế của Bàlamôn hay Ấn giáo thì cách đó hàng chục thế kỉ được xem như là vương quốc của một quốc gia phồn thịnh, của những dòng vua sùng bái đạo Phật. Cũng chính từ sự phát triển của xã hội, lúc bấy giờ cùng với dòng tư tưởng của Phật giáo do Đại chúng bộ chủ tương, Phật giáo Đại thừa từng bước chiến ưu thế tạo nên một thời vàng son của nước Chămpa.

Ngược lại dòng thời gian từ sự phát triển sơ khai của nền văn hoá bản địa tiêu biểu là văn hoá Sa Huỳnh, sự truyền bá của văn hoá Ấn Độ được tiếp nhận một cách tích cực và sự có mặt của Phật giáo tại quốc gia này. Năm 605 quân nhà Tuỳ do tướng Lưu Phương chỉ huy đánh chiếm kinh thành Lâm Ấp mang về những chiến lợi phẩm trong đó có 1.350 pho kinh phật. Phật giáo Chămpa cũng được người Trung Hoa biết đến và đề cập, ghi chép từ thế kỷ VII với quốc gia kính mến học thuyết Phật Thích Ca. Các sử gia khi xếp chămpa là quốc gia theo phật giáo cho rằng trong kì này phần lớn là tín đồ phật giáo Chămpa thuộc hệ phái Arya Samiti – Nikaya và một ít theo phái Sarvastivada. Hai hệ phái này liên quan đến Phật giáo nguyên thuỷ Theravada cùng với một số kì bí, di vật ít ỏi tìm được cho ta thấy nếu xét về điều kiện kinh tế trong những giai đoạn này cùng với sự giao lưu ngành biển, vương quốc Chămpa đã có một nền kinh tế phồn thịnh. Nhiều học thuyết từ những lục địa khác được truyền bá sang tạo nên một cửa ngõ giao thông thông thoáng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều những trí thức trẻ đương đại. Với chủ trương của tư tưởng củ là y luật không được thêm bớt là những điền kiện tiến đến hình thành và vận dụng một chủ trương mới. Mặt khác đối với cộng đồng Chămpa là một cộng đồng tư duy và thuần hoá có óc tiến thủ nên có một sự luân chuyển không ngừng về sự tiếp nhận và đào thải. Nhưng trên bình diện của Phật giáo sau này, sự kiện ở thành Vesali cùng với sự xuất hiện hai tư tưởng của hai bộ phái chính là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ đã làm thay đổi Phật giáo Chămpa. Sự kết hợp hài hoà giữa Phật, giáo và Ấn giáo loà những gì chứng minh về sự nắm bắt linh động và vận dụng tôn chỉ của Đức Phật, phù hợp với thời đại, điều kiện của xã hội của một dân tộc ưa sống tâm linh, thần thánh hoá. Với thiên niên kỷ I sau Công Nguyên, dòng Phật giáo Đại thừa tiên biểu là bồ tát tìm thấy ở quảng khê. Từ thế kỷ IX theo các kỳ bí thì vị Bồ Tát mới được đề cập đến nhiều hơn và trong vòng thời gian này sự hình thành tu viện Phật giáo Đông Dương mang tính ưư thắng của dòng Phật giáo Đại thừa mới bắt đầu khẳng định và giữ vai trò chủ đạo trong Phật giáo Chămpa. Một điều chứng minh về tính ưu việt của dòng Phật giáo Đại thừa là tượng bồ tát bằng đồng được tìm thấy ở Phú Yên. Tượng ngồi trên khúc cuộn của rắn Nagar, bảy đầu rắn che lấy tượng. Tượng mặc trang phục cao, xếp bằng hình nón, và vành đầu, vòng cổ, vòng đeo tay, thắt lưng có tua viền, áo chừa tay mặt để lộ vai trần quấn lên cánh tay trái và vai trái. Gan bàn chân có chữ “Cakra”, bàn tay phải trong tư thế để mở, và chống đỡ cầm một bông sen, gan ban tay nhô cao tuỳ lên cánh tay phải, bàn tay trái trong tư thế tay thiền. Tượng không có dấu “ Uma” nhưng biểu thị rõ ràng là Bồ Tát. Tượng Bồ Tát thứ hai gồm nhiều cánh tay tạc trên hình lá nhĩ, mỗi cánh tay với lòng ban tay của Bồ Tát là mỗi vật khí khác nhau gồm bông sen, chuỳ, ốc, đĩa trượng trưng cho đất, nước, gió, lữa vầ thuyết Tứ đại, một học thuyết tiêu biểu và trí tuệ của Phật giáo. Hiện nay tượng được lưu giữ ở Cổ viện Chàm. Nhắc đến các quần thể cấu trúc của Phật giáo Đại thừa, ta không thể không nói đến tu viện Đồng Dương, một tu viện lớn nhất ở Đông Nam Á trong triều đại Indrapura vào khoảng cuối thế kỷ IX đầu thế kỷ X. đó là những tổng thể kiến trúc đồ sộ có vòng thành chu vi 2 km. Phật viên mang tên Laksmindru – Lokesvera (875) vốn là một vị thần bảo hộ nhà vua lúc bấy giờ. Các di tích hiện vật thu được trong đó có tượng Phật bằng đồng nổi tiếng. Đặc biệt nhất trong các hiện vật tìm được, các nhà khảo cổ học phát hiện ra một điều lý thú là trong những điện thờ chính ngoài các tượng Phật còn có những tượng thuộc Bàlamôn giáo vẫn tiếp tục xu hướng “Chăm hoá” đặc điểm nhân chủng Chăm được nhấn mạnh gần như một sự cố tình. Với phong cách Đồng Dương về nghệ thuật điêu khắc để lại ấn tượng sâu đậm nhất, không chỉ vì this độc đáo, tạo nên vẻ đẹp kì vị đường bệ bởi ảng hưởng của Phật giáo mà đây còn là sự đạt đến cực đỉnh trong sự phát tiển những yếu tố bản địa tìm với con người Chăm đang được hoàn thiện, yếu tó nhận bản, gắn bó với cuộc sống trần thế, đây còn chứa một tư trưởng mới chủ trương kế thừa tinh thần đức Phật, lấy ý đại chúng mà vận dụng, phát triển giáo lý phục vụ đại chúng bằng hình tượng Bồ Tát vào đời hoá độ chúng sanh.

Với tinh thần Đại thừa chủ trương của Đại chúng với tinh thần phóng khoáng dung hoà thu nhiếp những gì Phật dạy cho đạo Bàlamôn và tầng lớp cư sĩ tựu trưng cho xã hội phát triển. Tính ưu thắng của dòng Tiểu thừa chỉ còn hiện hữu đến thế kỷ VII và từ đây trở đi với dòng Đại thừa (thế kỷ IX, X) giữ vai trò chủ đạo trong Phật giáo Chăm. Vì vậy giáo nghĩa Đại thừa được Bàlamôn tiếp nhận và biến thể phù hợp với tôn giáo còn hữu hạn rất ít trong cộng đồng Chăm vì nhiều lý do nhưng với tư tưởng vẫn man mác một tinh thần Phật giáo Đại thừa tạo thành một tập quán của người Chăm đương đại.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]