- Chương 01: Nguồn gốc
- Chương 02: Thích Ca Thế Tôn
- Chương 03: Nguyên thỉ Phật giáo và Tam tạng kinh điển
- Chương 04: Vua A Dục và Đại Thiên
- Chương 05: Sự phân chia bộ phái Phật giáo
- Chương 06: Giáo nghĩa của Đại Chúng Bộ và Hữu bộ
- Chương 07: Nghệ thuật Phật giáo - Vương triều vua A Dục và sau đó
- Chương 08: Thời kỳ đầu của Phật giáo Đại thừa
- Chương 09: Phật giáo Đại thừa hệ Long thọ và kinh điển của hệ này về sau
- Chương 10: Phật giáo Đại thừa hệ Vô Trước
- Chương 11: Vương triều Cấp Đa và Phật giáo sau vương triều này
- Chương 12: Từ thời Mật giáo thịnh hành đến Phật giáo cận đại
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ
Pháp sư Thánh Nghiêm- Thích Tâm Trídịch
---o0o---
PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA HỆ VÔ TRƯỚC
TIẾT III. CÁC LUẬN SƯ SAU THẾTHÂN
Đại thừa Khởi Tín Luận, sau đó là Thế Thân thì Đại thừa Phật giáo Ấn Độ tiến vào thời hậu kỳ. Như chúng ta biết, trong tư tưởng của Thế Thân có lập trường của một hệ Như Lai tạng duyên khởi; tuy nhiên, tác phẩm “Phật Tánh Luận” của Thế Thân về phương diện nào đó nó vẫn chưa đạt đến trình độ đủ chín. Đến thế kỷ thứ năm tây lịch, các bộ luận của Kiên Huệ như: Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận, Đại Thừa Pháp Giới Vô Sai Biệt Luận, lại lấy luận Đại thừa Khởi Tín mà phát triển mở rộng ra. Luận Đại Thừa Khởi Tín xét về góc độ lịch sử tư tưởng, thì gần đây có người cho rằng tác phẩm này của Mã Minh có khả năng là do đệ tử của Thế Thân hoặc người đồng thời với An Huệ viết ra. Do đó, xin giới thiệu những luận sư sau Thế Thân.
Luận Đại Thừa Khởi Tín rất được các nhà như: Thiên Đài, Hiền Thủ, Thiền Tông của Tung Quốc rất mực sùng tín. Có thể nói đây là bộ luận điển quan trọng trong truyền thống Phật giáo Tung Quốc, nó được coi là luận thư khái quát của Phật giáo. Nhưng theo học giả Lương Khải Siêu, ông căn cứ những chứng cứ lịch sử của Vọng Nguyệt Tín Hạnh - người Nhật Bản, cho rằng Luận Đại Thừa Khởi Tín là do người Tung Quốc sáng tác, và xiển dương nó, và cho nó là sản vật trí tuệ tối cao của nhân loại. Lại nữa, có Âu Dương Cánh Vô Sư Tư của nội học viện Chi Na, ông này căn cứ lập trường Duy thức học để khởi xướng luận này chứ không bài xích. Còn Vương Ân Dương thì nói mang tính ganh ghét “Lương Trần là con nít, không biết biến kế là gì” mà viết, lại nói: “lập lờ, nông cạn, san lấp hết huệ mạng”, rồi ông tiến đến khẳng định là “luận không phải của Phật giáo”. Trước giờ người luôn bảo hộ và duy trì bộ luận Đại Khởi Tín là đại sư Thái Hư. Văn tự về cuộc luận chiến này có thể tham khảo sách “Đại Thừa Khởi Tín Luận Chơn Ngụy Biện”. Pháp sư Ấn Thuận cũng có ý kiến về vấn đề này, xin đọc cuốn Đại Thừa Khởi Tín Luận Giảng Ký của ông. Trong đó ông viết mang tính “huyền luận” nhiều hơn.
Bất luận là gì đi nữa, thì Luận Đại Thừa Khởi Tín vẫn có địa vị đặc biệt độc đáo, cũng như không thể phủ nhận giá trị của nó được. Ở đây xin miễn bàn luận vấn đề chơn giả, và xuất xứ, chỉ mong giới thiệu đại lược về nội dung của Luận.
Khởi đi từ tịnh tâm duyên khởi của kinh Pháp Hoa đến thuyết Như Lai tạng của Như Lai Tạng Kinh, rồi kế tiếp là thuyết “Nhất tâm nhị môn” của luận này, thì quán Như Lai tạng duyên khởi mới đạt đến viên thục (tròn đầy cả về lý - sự).
Luận này lấy “pháp” làm “tâm chúng sinh”. Pháp ở đây là Đại thừa pháp, còn tâm chúng sinh là Như Lai tạng; nói cách khác, Như Lai tạng ấy là Đại thừa pháp. Tâm chúng sinh chất chứa tất cả pháp. Do đó, nên gọi là “nhất tâm”; như nhất tâm này hướng về thanh tịnh giới, quang minh giới, ngộ giới, thì đấy là chơn như môn; còn như nhất tâm này hướng về tạp nhiễm giới, vô minh giới, mê giới, thì đấy là sinh diệt môn. Chơn như môn thì đó là tự tánh thanh tịnh tâm, sinh diệt môn thì đó là tạp nhiễm hư vọng tâm. Do vô minh mới dẫn đến hư vọng sinh diệt, do hiện thực là hư vọng sinh diệt nên mới hướng thượng tu tập, tức mong muốn có thể đi dến quả vị cứu cánh, gọi là “nhất tâm pháp giới”. Ba phương diện nhất tâm pháp giới là: Bản thể, Công năng và Tác dụng, cũng gọi là Tam đại:
1. Thể đại (bản thể) tức chân như thực tánh bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất giảm.
2. Tướng đại (công năng), tức chơn như có bao đức hàm tướng vô hạn.
3. Đại dụng (tác dụng), tức khả năng sinh ra tất cả thiện pháp hữu hâu, vô lậu của thế gian và xuất thế gian.
Nhất tâm, nhị môn và tam đại, là ba cương lĩnh cốt yếu của Luận Đại Thừa Khởi Tín.
Chơn như, người xưa coi đó là mệnh danh cho bản thể vũ trụ. Chơn như là thực tại sau khi tâm đã xa lìa tất cả mọi vọng niệm, khi ấy với tất cả pháp không pháp nào không là chân như. Với chân như, Luận Đại Thừa Khởi Tín có sự giới biệt, tức phân ra thành Ly ngôn chân như, Y ngôn chân như, Không chân như và Bất không chân như. Điểm trước mắt là Bất không chân như hàm chứa vô lượng công đức; tựu trung ấy là Nhất tâm của thường lạc ngã tịnh, và là mục tiêu để chúng ta tu học Phật pháp. Nhưng “Nhất tâm” này tất cả chúng sinh vốn có đủ, khi ngộ nhâp liền thấy chân như tâm vốn tự tánh thanh tịnh.
Sinh diệt ấy là do tâm của chúng sinh chạy theo thế giới hiện tượng. Hiện tượng giới đối lập với chân như, nên gọi sự thanh tịnh của Như Lai tạng là chân như, trạng thái tối sơ của “bất sinh bất diệt” hay “sinh tử hòa hiệp” là thức A Lê Da (tân dịch là A Lại Da thức). Dựa vào thức A Lại Da mà có vô minh, dựa vào căn bản vô minh mà có chi mạt vô minh, tướng trạng của vô minh tức là hoạt động của tâm. luận này lấy sự lưu chuyển của vô minh lập ra thuyết “Tam tế lục thô”. Gọi là Tam tế lục thô là vì nó bao qút trình tự hoạt động của chín thứ tâm thuộc sinh diệt môn, gọi là “cửu tướng”, cửu tướng này nội dung của nó hàm nhiếp mười hai duyên khởi, đây cũng là cách giải thích mới lạ đặc biệt về mười hai duyên khởi. Mười hai duyên khởi chẳng qua là ngoại tại, là nói rõ thân này lưu chuyển theo trình tự thuận. Cửu tướng của luận này là chuyên về nội bộ, là nói rõ trình tự luận của nhất tâm nó biến hóa và hành trạng ra làm sao. Còn về khai triển theo thứ lớp của tâm thức chúng sinh mà nói, thì phân thành: tâm, ý, ý thức. Nói về hoặc chướng của tâm chúng sinh, thì lại phân ra vô minh và nhiễm tâm.
Tóm lại, chỗ cường điệu của luận này là nhất tâm. “Tâm” này đem sánh với “Thức” của nhà Duy thức lại khiên cưỡng hơn, vì cho rằng “mê ngộ bất ly nhất tâm” (mê ngộ không lìa một tâm), và Đại thừa pháp tức là tâm chúng sinh. Nói cách khác, tin Phật, học Phật, thành Phật, tất cả đều xuất từ đức tin của tâm chúng ta, vào sự học tập của tâm chúng ta, và vào sự thành tựu của chính tự tâm của chúng ta; thế giới hiện tượng mà chúng ta tiếp xúc là do tự tâm của chúng ta tạo thành, “bản thể giới” của chúng ta cũng do tự tâm của chúng ta khai phát. Vì thế, về mặt triết học, Luận Đại Thừa Khởi Tín thuộc duy tâm luận tuyệt đối.
Kinh Hoa Nghiêm khai mở tịnh tâm duyên khởi, được ví như là hoa, Luận Đại Thừa Khởi Tín sau cùng kết thành, được coi là quả; truyền thống Phật giáo của Trung Quốc dựa vào đó tạo cho mình một lối đi riêng, cho nên không lấy gì lạ khi biết Luận Đại Thừa Khởi Tín đối với Phật giáo Tung Quốc là vô cùng quan yếu.
- Hai hệ phái lớn.
Hệ phái Long Thọ sau trở thành phái Trung Quán, đến thời của Phật Hộ, Thanh Biện mới phân làm ba dòng lớn và chia thành hai phái. Cơ hồ cũng trong cùng thời đại, phái Du Già sau Thế Thân cũng phân thành hệ vô tướng Duy thức của An Huệ, và hệ hữu tướng Duy Thức của Trần Na. Tình hình này đại loại như biểu đồ sau (trong biểu đồ này có thêm niên đại của các luận sư, và đều dùng tây lịch, đồng thời đấy cũng là đại thể chứ không hẳn là xác định):
Từ sau Thế Thân, là những vị viết giải thích cho “Duy Thức Tam Thập Tụng”, những vị này thường được xưng tụng là “Thập đại luận sư”. Và giữa họ lại tạo ra cuộc tranh luận hữu - không với phái Trung quán, nhân đấy mới có chuyện người này hoặc nhóm này là của hệ người này hoặc của hệ nhóm này, Đại thừa Phật giáo ở thời văn kỳ, xuất hiện cảnh tượng có cả trăm luận sư tranh luận nhau rất “ồn ào”.
Hệ vô tướng Du thức của An Huệ kéo dài đến Điều Phục Thiên, gây ảnh hưởng đến Sư Tử Hiền thuộc phái Trung Quán Kinh Lượng; trong khi đó hệ Hữu tướng Duy Thức của Trần Na kéo dài đến thời Giới Hiền, gây ảnh hưởng đến Tịch Hộ thuộc phái Du Già Trung Quán Tự Lập. Chung cuộc cả hai dòng không, hữu đều bị Mật giáo nhiếp thọ, và tự đánh mất lập trường nguyên ủy của mình; việc này xảy ra vào thế kỷ thứ VII thứ VIII tây lịch.
Được xưng tụng là Thập đại luận sư, theo cuốn “Duy Thức Sử Quan Cập Kỳ Triết Học” của pháp sư Pháp Chiên, thiên thứ nhất, chương năm, tiết bốn có giới thiệu mười một vị luận sư sau Thế Thân đó là: Trần na, Đức Huệ, An Huệ, Hộ Pháp, Nan Đà, Tịnh Nguyệt, Thân Thắng, Hỏa Biện, Thắng hữu, Tối Thắng Tử và Trí Nguyệt. Trong đó ngoài Trần Na, số còn lại thường được xưng tụng là Thập Đại Luận Sư là những vị viết giải thích cho Duy Thức Tam Thập Luận.
Những vị vừa nêu trên, thì Trần Na, An Huệ và Đức Huệ là đệ tử của Thế Thân (có người cho rằng Đức Huệ sau thuộc hệ An Huệ). Nan Đà sau cùng thuộc hệ Thế Thân. Ông là người đề xướng thuyết tân huân chủng tử, khác với thuyết bản hữu chủng tử của người xưa, và Nan Đà cũng tự mình lập một phái riêng, còn Thân Thắng và Hỏa Biện là người cùng với thế Thân. Hỏa Biện là một cư sĩ tại gia, Thắng Hữu, Tối Thẳng Tử, và Nguyệt Trí đều là đệ tử hộ pháp, đại bộ phận những vị trên xuất hiện từ năm 561 đến năm 634 tây lịch.
- Trần Na.
Trần Na (Dignàga - Đại Vức Long) người nam Ấn Độ, buổi đầu ông xuất gia với Độc Tử Bộ thuộc Tiểu thừa, về sau ông theo Thế Thân học Duy thức và Nhân minh, những trước tác của ông gồm có:
Tập Lượng Luận, Quán Sở Duyên Duyên Luận, Chướng Trung Luận, Nhập Du Già Kinh, Cu Xá Luận Chú Yếu Nghĩa Đăng, Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận v.v...
Về Duy thức học, trong bộ “Quán Sở Duyên Luận” ông thành lập nghĩa về căn trần Duy thức, còn trong bộ “Tập Lượng Luận”, ông thành lập nghĩa của tâm thể với ba phần là: Tướng phần, Kiến phần và Tự chứng phần. Thuyết về tâm thể ba phần của ông tạo ảnh hưởng cực kỳ lớn đối với hậu nhân. Người dời thường gọi “An, Nan, Trần, Hộ, là một, hai, ba, bốn”, tựu trung là ca tung bốn vị luận sư về quan điểm phân tích của họ đối với tâm thể. An Huệ chủ trương Thuyết nhất phần - đó là Tự chứng phần, Nan Đà chủ trương thuyết nhị phần - đó là Tướng phần và Kiến phần, Hộ Pháp chủ trương thuyết tứ phần, đó là Tướng phần, Kiến phần, Tự chứng phần và Chứng tự chứng phần.
Trần Na, là người thành tựu về môn học Nhân Minh, còn về Duy thức học, ông viết trong các bộ Tập Lượng Luận, (bản dịch của Tây Tạng) và Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận, ông cải cách cựu Nhân Minh của Ấn Độ, và tập đại thành môn luận lý học cho Ấn Độ đương thời. Quan trọng hơn, bộ Tập Lượng Luận của ông không chỉ có giá trị cực lớn đối với Phật giáo, mà còn có địa vị cực cao về mặt triết học sử của Ấn Độ.
Nhân Minh, trước hết nó là tên gọi được dùng để chỉ phương pháp biện luận, phương pháp này xuất hiện đầu tiên trong Áo Nghĩa Thư (Upanishad). Lại nữa, gốc gác của môn học này được phái Thắng Luận ngoại đạo và phái Ni Dạ Da (Chánh Lý) sử dụng để “cứu lý trước danh” (nghiên cứu lý luận qua cách dùng danh ngôn). Truyền thuyết kể rằng Túc Mục của phái Ni Dạ Da là người sáng tạo môn học này. Kinh Chánh Lý của phái Ni Dạ Da, trong đó thiết lập mười hai cú nghĩa như ”lượng” v.v... và xuất hiện vào thế kỷ thứ II, thứ III tây lịch.
Phương pháp luận của Phật giáo, ngày lúc khởi đầu đã sử dụng đến ý nghĩa “lượng” của phái ni Dạ Da còn gọi là phái Chánh Lý. Sau đó lược bỏ hoặc cải sửa thêm. Đến thời đại của vương triều Cấp Đa, hằng trăm nhà nổi lên tranh luận về lý nghĩa “trường đoản đắc thất”. Ai không khéo dùng kỹ thuật luận lý một cách hợp lý và linh hoạt thì khó có thể thù thắng. Vì vậy, các vị luận sư Phật giáo, ít ai lại không nghiên cứu sâu sát về phương pháp luận lý này. Hễ ai đứng vững giữa luận trường, người đó trở thành “nhất gia”, và được gọi là Nhân Minh. Đối với Nhân Minh học, ngài Thế Thân có sáng tác: luận quỹ, luận thức và luận tâm, tiếc là các sách này hiện không thấy lưu truyền.
Trong các trước thuật của Trần Na đều có liên quan đến Nhân Minh, kể có đến tám bộ luận, nhưng bộ Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận và bộ Tập Lượng Luận là nổi tiếng hơn cả. Bộ trước thì “lập phá chân thực”, lấy việc sử dụng luận thức chính xác để làm sáng tỏ vấn đề. Bộ sau thì “thích thánh lượng nghĩa”, tức sử dụng tri thức chính xác để làm tỏ vấn đề. Bộ sau thì “thích thánh lượng nghĩa”, tức sử dụng tri thức chính xác để soi xét mọi nghĩa lý. Một bên thiên về “ngộ tha”, một bên nghiêng về “tự ngộ”. Luận thức của Trần Na lấy tông và chi mà cả luận chủ và địch luận cũng tranh luận làm “sở thành lập”, lấy “nhân dụ” mà luận chủ và luận địch đều công nhận làm “năng thành lập”. “Nhân” là đặt nền tảng trên chí Cú nhân để lập ba tướng. Tam tướng ở đây là ba chi tác pháp của tân nhân minh, gọi là Tam tướng đó là:
1. Biến thị tông pháp tánh.
2. Đồng phẩm địch hữu tánh.
3. Dị phẩm biến vô tánh.
“Dụ” là một phần của tam tướng nhân, tức ở hai tướng là “đồng phẩm” và “dị phẩm” mà đưa ra “đồng dụ” và “dị dụ”, khiến cho tự nó và chính nó hai mặt trái ngược nhau để chứng minh sự chính xác của luận điểm được lập luận.
Nhân Minh là môn học không dễ tiếp thu, người mới học không ai là không tìm đọc cả về hai cách giảng “bát, cửu” trong bộ Tướng Tông Thập Giảng của pháp sư Từ Hàng. Thương yết la Chủ (SÙamïkarasvàmim) là người kế thừa Nhân Minh học của Trần Na. Ông có viết cuốn Nhân Minh học nhập môn với tựa là Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận. Sách này vẫn còn bản Phạn văn, Hán văn và Tạng văn.
Ngoài ra, môn hạ của Thế Thân và Trần Na còn có Tam Bảo Tôn, là người viết cuốn Nhất Thiết Như Lai Tạng Tán, Vô Tánh, người sau này của hệ Trần Na viết cuốn Nhiếp Đại thừa Luận Thích. Tiếp đến là nói về Hộ Pháp.
- Hộ Pháp.
Hộ Pháp (Dharmapàla), đứng về mặt lịch sử của Phật giáo Đại thừa Ấn Độ thời hậu kỳ, thì Hộ pháp là một Tuệ tinh (sao chổi) rực sáng! Ông người nước Đại La Duy Gia thuộc nam Ấn Độ, ông vốn là một vương tử cực kỳ thông tuệ; sau khi xuất gia học Phật ông được người đời xưng tụng là bậc : “học sâu như biển sâu, giảng rõ như mặt trời tỏa sáng, nội giáo thấu triệt cả Đại - Tiểu thừa, ngôn từ luận nghĩa chân tục đều thông”. Hộ Pháp là người thành danh rất sớm; ông đã từng đảm nhận chức vị trú trì chùa Na Lan Đà ở trung Ấn Độ, năm hai mươi chín tuổi ông lui về ngụ tại Phật Đà Già Da gần nơi đức Phật thành đạo. Ông tịch tại chùa Đại Bồ Đề năm ba mươi tuổi. (Ttheo Duy Thức Thuật Ký thì ông tịch vào năm ba mươi hai tuổi). Với học lý Duy thức, ông xiển dương và phát huy rất tinh tường. Ông viết nhiều tác phẩm như: Đại Thừa Quảng Bách Luận Thích, Thành Duy Thức Bảo Sinh Luận, Thành Duy Thức Luận v.v... Thành Duy Thức Luận là bộ sách giải thích Duy Thức Tam Thập Tụng của Thế Thân. Bản Hán dịch luận Thành Duy Thức của Huyền Trang là y cứ vào bộ luận này, đồng thời Huyền Trang cũng có thêm sự tham khảo từ chín đại luận sư còn lại, cũng như có sự lược bỏ ít nhiều.
Hộ Pháp đứng trên lập trường của thế tục đế, và tuyên thuyết “chơn hữu tục không” của Duy thức. Điều đó khiến ông trở thành đối lập với “chân không tục hữu” của phái Trung Quán. Theo ông, thì Uẩn, Xứ, Giới của tất cả pháp đều là có, và ông dùng lập trường này để giải thích Duy Thức Tam Thập Tụng. Đệ tử ông là Giới Hiền, ông này truyền xuống đệ tử người Trung Hoa là Huyền Trang. Đến đệ tử Huyền Trang là Khuy Cơ, thì Duy Thức học tại Tung Quốc trở thành một đại học phái - Duy Thức Pháp Tướng Tông. Vì vậy, về mặt lịch sử của Duy Thức học, địa vị của Hộ Pháp chỉ đứng sau Thế Thân.
- Đức Huệ và An Huệ.
Đức Huệ (Gunïamati) người nam Ấn Độ, có người nói ông là đệ tử của Thế Thân, và lấy An Huệ làm học trò. Ông là người từng hàng phục ngoại đạo Ma Già Đà, về sau ông đến ngụ tại chùa Na Lan Đà, và các xứ như Phạt Lạp Tỳ v.v... Những trước tác của ông gồm có: Cu Xá Luận Thích, Tùy Tướng Luận, Duy Thức Tam Thập Luận Thích (sách này hiện không thấy, trong quá khứ Huyền Trang có đọc qua). Trong bộ Nhiếp Đại Thừa Luận Thích của mình, ông chủ trương bản hữu chủng tử và tân Luận chủng tử hiệp làm một luận, ấy là thuyết “Bản tính trụ chủng’ cùng với “Tập sở thành chủng”.
- An Huệ. Ông người nước La La ở nam Ấn, ông trước tác rất nhiều, trọng yếu hơn cả là các bộ như: Biện Trung Biên Luận Sớ, Duy Thức Tam Thập Tụng Thích, Ngũ Uẩn Luận Thích, Đại thừa A Tỳ Đạt Ma Tạp Tập Luận, Đại Bảo Tích Kinh Luận, Đại Thừa Trung Quán Luận Thích, Cu Xá Luận Thực Nghĩa Số, v.v... bộ Duy Thức Tam Thập Tụng Thích của ông chưa được dịch ra Hán văn, bản Phạn văn hiện còn, và được vị bác sĩ người Pháp là Ba Lê Liệt Duy hiệu bản. Lập trường của An Huệ và Hộ pháp không giống nhau hoàn toàn, ông lấy thức A Lại Da làm trú xứ cho tất cả chủng tử tạp nhiễm pháp. Tất cả pháp lấy thức A Lại Da làm kho chứa ấy là quả, bản thân thức A Lại Da là nhân của tất cả pháp, do dó ông cho rằng tất cả pháp tức là thức A Lại Da; do thức A Lại Da này, mà sinh khởi Tư Lương Thức và Liễu Cảnh Thức, kết quả lại qui về thức A Lại Da.
Thành Duy Thức Luận Thuyết Ký(10)của Khuy Cơ, khi giới thiệu về An Huệ có đoạn viết: “diệu giải Nhân Minh, khéo đi đến tột điểm “nội luận”, làm sáng cái hay của Tiểu thừa, với Đại thừa thơm như lan huệ, thần thái chí cao, khó mà nói cho hết” một đời tông tượng đủ thấy ông là người thế nào.
(1)Đại Chánh Tạng-54, cuối trang 205.
(2)Đại Chánh Tạng-50, giữa trang 188, Bà Tẩu Bàn Đậu - Vasubandhu - Thế Thân hoặc Thiên Thân.
(3)Long Sơn Chơn Thường-Ấn Độ Phật Giáo Sử, dãn từ chương năm.
(4)Chương 4, trong bộ Ấn Độ Chi Phật Giáo, của pháp sư Ấn Thuận.
(5)Mộc Thôn Thái Hiền - Đại Thừa Phật giáo Tư Tưởng Luận. Thiên I, chương 5, tiết I.
(6)Thù thắng: (thuật ngữ) vật siêu tuyệt hơn hết ở đời gọi là thù thắng. Từ Điển Phật học, xuất bản khoa học xã hội Hà Nội.
(7)Tướng: ở đây là một hình thái tri thức, nhận thức.
(8)Đại Chánh tạng-50, từ trang 190-191
(9)Đại Chánh Tạng-31, đầu trang 60.
(10)Đại Chánh tạng-43, cuối trang 231.