Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiết 3: Triết học Ấn Độ

05/01/201202:25(Xem: 6295)
Tiết 3: Triết học Ấn Độ

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO ẤN ĐỘ

Pháp sư Thánh Nghiêm

Thích Tâm Trídịch

---o0o---

CHƯƠNG I. NGUỒN GỐC

TIẾT III: TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Theo cố tổng thống Ấn Độ, bác sĩ Dr.S Radhakrishna viết trong cuốn Ấn Độ Triết Học, theo đó thì sự phát triển của triết học Ấn Độ có thể chia thành bốn thời kỳ:

1. Thời kỳ Vệ Đà:

Khoảng một nghìn năm trăm năm đến sáu trăm năm trước công nguyên, đây là thời phát sinh rất nhiều Tu Đạo Viện, chủ nghĩa duy tâm của Ấn Độ được khai mở ở thời kỳ này. Thời này trí thức con người còn trong trạng thái sơ kỳ, cho nên tín ngưỡng mê tín cùng tư tưởng trí thức là hai đối cực tương tranh nhau. Những bài tụng ca trong Vệ Đà phụ thuộc vào Phạm Thư (Bràhmana) và Áo Nghĩa Thư (Upanisad), tức là được ghi chép thành công ở thời điểm này.

2. Thời kỳ Sử thi:

Sử thi ở đây là chỉ cho hai bộ trường thi La Ma Sở Hành Truyện (Ràmàyana) và Đại Chiến Thi (Mahàbhàrata). Hai bộ trường thi này ra đời trước công nguyên sáu trăm năm, và kéo dài đến hai trăm năm sau công nguyên. Trong suốt thời gian tám trăn năm đó được khởi đầu với Áo Nghĩa Thư (Upanisad) và kết thúc bằng thời phát triển các phái triết học của Ấn Độ. Các tôn giáo như: Kỳ Na giáo, Phật giáo, và các phái như: phái Tư Bà, phái Duy Tu Nô (còn có tên là phái Tỳ Nửu Nô, hay Tỳ Thấp Nô), tất cả đều được thành lập trong thời kỳ này. Sáu phái triết học của Ấn Độ xuất hiện đồng thời với Phật giáo cũng vào thời gian này. Duy có điều thư tịch của sáu phái triết học mãi về sau mới được viết thành văn.

3. Thời kỳ Kinh Điển:

Đây là thời đại mà học thuyết của các tông phái đều dùng văn tự để ghi chép thành kinh điển, và được xảy ra sau công nguyên hai trăm năm. Trước đó giáo nghĩa của các học thuyết nêu trên đều được truyền thừa bằng phương pháp truyền khẩu.

4. Thời kỳ Chú Sớ:

Kinh điển thuộc thời kỳ này khó mà phân tích một cách rạch ròi, nghiêm cách, nhân đấy mới đưa đến việc chú giải, tức dùng tự nghĩa để tranh luận. Do đó, thời kỳ này được coi là thời trọng văn tự hơn tư tưởng.

- Ba Đại Thánh Thư của Ấn Độ.

Trong thời kỳ của Mạn Trường Vệ Đà, nó bao hàm luôn thời đại Phạm thư. Thời gian của thời đại này ước khoảng một nghìn năm đến năm, sáu trăm năm sau tây lịch. “Tam đại cương lĩnh” của Bà La Môn giáo được tạo lập vào thời này với các bản kinh gốc như: Lê Câu Vệ Đà, Sa Ma Vệ Đà và A Thát Bà Vệ Đà. Thời ấy được biên soạn qua nhiều ghi chép. Chỉ có Da Nhu Vệ Đà mới mở ra tư trào biên soạn theo thứ tự của thời đại Phạn thư. Phạn thư làm cho tư trào về sách thần học được đầy đủ, thuần thục. Phạn thư ra sức phát huy tính chất đặc biệt của Dạ Nhu Vệ Đà, đối với những gì liên quan đến việc cúng tế thì nhất nhất phải đưa vào nhân duyên, cớ sự, lai lịch, và dùng tản văn để giải thích tất cả.

Việc phân kỳ lịch sử triết học Ấn Độ, thì Phạn thư và Áo Nghĩa Thư được liẹt vào thời kỳ Vệ Đà. Ở đây chủ yếu giới thiệu ba đại thánh thư, trong đó thời kỳ Vệ Đà chiếm hai phần. Nay xin phân ra như sau:

1. Kinh Vệ Đà:

Tức tập gốc của bốn thứ Vệ Đà. Triết học Vệ Đà được khai xuát ở cuối phần Dạ Nhu Vệ Đà, do xưa nay việc sùng bái các tự nhiên là vì hoài nghi, rồi từ những vị thần tự nhiên mà lập thành một nguyên lý tối cao, duy nhất, trước giờ vẫn chưa có danh xưng nào được dành cho một vị thần độc lập nào, đến thời đại này mới thấy xuất hiện; từ trước vẫn chưa thấy đề cập đến việc sáng tạo vũ trụ, đến thời này mới xuất hiện việc dùng một nguyên lý tối cao, duy nhất và trừu tượng như là: Sinh chủ (Drajàpati), Tạo Nhất Thiết Chủ (Visvakarman), Nguyên Nhân (2) (Purusu) v.v... Nhân đấy mới tạo thành bản thể hữu tình và phi hữu tình. Và drồi vũ trụ cũng từ nguyên lý được thống nhất này mà phát sinh, và được biểu đạt qua các thiên trong Lê Câu Vệ Đà như: Vô Hữu Ca (Nàradàsiyà), Sinh Chủ Ca (Pràjapatya), Tạo Nhất Thiết Ca (Visvakaraman Sùkta), Kỳ Đảo Chủ Ca (Brahmanasbath Sùkta) và Nguyên Nhân Ca (Purusa Sùkta).

2. Áo Nghĩa Thư:

Áo Nghĩa Thư, tên trong tiếng Phạn là Upa + Ni + Sad. Ghi chép lại gần giống như thành ngữ, vì “ngồi gần” mà hiệp thành thành ngữ, ý nói giống như gan và mật tương chiếu nhau như người ngồi đối diện vậy; mục đích của Áo Nghĩa Thư là nhằm dạy những người chưa biết gì về giáo nghia bí mật. Về mặt hình thức thì Áo Nghĩa Thư là sản vật chính thống của Bà La Môn giáo, nhưng là một bộ phận của Phạn thư. Phạn thư là bộ phận tối cổ của thời đại Vệ Đà. Nó được sáng tác ít nhất là từ bảy trăm đến năm trăm năm trước công nguyên. Sở dĩ vậy là do xu thế thời đại, trước tiên là tư trào tự do tư tưởng, tư trào này được cổ động bởi quyền lực của các bậc vương giả đương thời. Do vì nội dung của tư trào tự do tư tưởng như mũi nhọn đâm thẳng trào truyền thống. Có hai thứ tập bản Phạn thư; một là thứ năm mươi hai bản, một nữa là thứ một trăm linh tám bản, và đều được gọi là toàn tập. Cái đẹp của nội dung Phạn thư, như Thúc Bảo Hoa từng nói: “Ai có được sách này, thì lúc sinh tiền lấy đó làm yên vui, sau khi chết cũng lấy đó làm yên vui”. Như vậy cho thấy giá trị của Phạn thư là rất cao. Về bản thể luận thì Phạn = Ngã, về hiện tượng luận thì Phạn là hiển tướng, nhưng kết quả của ngã hoặc là luân hồi, hoặc là giải thoát; đây là điều mới mẻ và hết sức thâm thúy. Đối với tư tưởng triết học Ấn Độ thì tư tưởng này mở ra manh mối cực lớn.

Áo Nghĩa Thư và thời đại của đức Phật tuy liên tục nhưng đức Phật lại không hay biết gì về sự có mặt của nó, đây là một nghi vấn khác lạ! Duy có điều là nội dung Áo Nghĩa Thư được triển khai rất sáng tỏ, tựa hồ như đó là việc trở thành thông thường. (Nguyên thỉ Phật giáo Tư Tưởng Luận của Kimura Taiken). Có thuyết cho rằng Cơ Đốc giáo cũng chịu ảnh hưởng của Áo Nghĩa Thư. (Ấn Độ Phát Kiến - của Ni Xích Lỗ).

3. Bạc Già Phạn Ca (Bhagavad Gìtà):

Bạc Già Phạn Ca là một bộ phận của Sử thi, là một đoạn từ chương hai mươi lăm đến chương bốn mươi hai của phẩm Tỳ Tu ma thuộc quyển thứ sáu của bộ Đại Chiến Thi. Bhagavad Gita được sáng tác ước khoảng từ bốn trăm năm trước công nguyên. Ở thời kỳ này Phật giáo chính thức dùng khí vận mới để phát triển và áp đảo Bà La Môn giáo và giáo đoàn của họ. Khiến các học giả của Vệ Đà kinh phải cậy đến tư tưởng của Áo Nghĩa Thư, bằng cách bình dân hóa những bất hợp lý trong Bhagavad Gìtà, đồng thời điều hòa lại các mâu thuẫn đã có từ trước, và làm cho lực lượng tăng lữ Bà La Môn giáo tươi tắn hơn và hướng về tân lộ - con đường mới.

Trải qua một thời gian dài ngấm ngầm thuyển biến, kết cục Bà La Môn giáo được phục hưng và chuyển thành Ấn Độ giáo, và giành lấy địa vị của Phật giáo, làm đại diện cho quốc gia Ấn Độ. William Vonhumboldt cho rằng sự miêu tả trong Áo Nghĩa Thư là “cực kỳ mỹ lệ, không rõ trong ngôn ngữ, có ngôn ngữ nào mang tính triết học chân xác như trong thánh ca Áo Nghĩa Thư không?”. Và theo Ni Xích Lỗ thì “sự tuyên thuyết của thánh ca không có tính cách tông phái, hoặc giả tuyên thị cung cấp tư tưởng cho bất kỳ một học phái nào (“Ấn Độ Đích Phật Kiến” - của Ni Xích Lỗ). Với tín đồ Ấn Độ, thánh ca này là “tâm mục” trọng yếu của họ nó giống như “Tân Ước” đối với tín đồ Cưo Đốc giáo vậy.

- Sáu Phái Triết Học.

Sở dĩ gọi là sáu phái triết học, bởi sáu phái này ra đời sau cuối thời kỳ Sử Thi. Sáu phái triết học cùng với Phật giáo thời sơ kỳ là tương cận giai đoạn triết học Bà La Môn giáo.

Tên gọi sáu phái như sau:

1. Ni Dạ Da Phái - The Nyàya School.

2. Tăng Khư Da Phái - Sàmkhya School.

3. Tỳ Xá Ca Phái - The Vaisesia School còn gọ là phái Thắng Luận.

4. Du - Già Phái - The Yoga School.

5. Nhị Man Sai Phái - the Mìmàmsà School.

6. Vệ Đàn Đa phái - The Vedànta Shool.

Sáu phái trên không những còn tồn tại tín ngưỡng Phạm thiên, mà còn thừa nhận giá trị Vệ Đà. Chỉ có bốn phái trước là không dùng Vệ Đà căn cứ lập luận. Hai phái sau lại dùng Vệ Đà làm căn cứ lập luận.

Do Áo Nghĩa Thư kích phát mà ba học phái chủ yếu là phái Số Luận, phái Du Già và phái Hữu Thần trở thành ba trào lưu. (Các học phái này vẫn lấy Phạm thiên làm trung tâm, nhân đấy sản sinh ra Duy Tu Nô và Thấp Bà, tức tín ngưỡng về Tự Tại Thiên). Phái Vệ Đàn Đà cũng thuộc chính hệ Áo Nghĩa Thư, nhưng được thành lập có phần muộn hơn ba phái vừa nêu. So với đức Phật, không như hiện nay phái Số Luận truyền Tăng Khư Da tụng. Tăng Khư Da tụng cùng hệ tư tưởng với Áo Nghĩa Thư nhưng lại nhận Phạn thư làm hệ tư tưởng triết học cho phái Nhị Man Sai. Phái Thắng Luận, phái Ni Dạ Da. Ngoại trừ phái Ni Dạ Da có quan hệ gián tiếp với Phạn thư, các phái còn lại so với đức Phật, thì sự ra đời có muộn hơn. (Nguyên thỉ Phật giáo Tư Tưởng Luận, của Kimura Taiken).


(1) Arabian Sea tức là biển Ả-rập.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]