Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37. Đại Ý Kinh Niết Bàn (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép các điểm chính)

28/07/202016:46(Xem: 11855)
37. Đại Ý Kinh Niết Bàn (bài giảng của TT Thích Nguyên Tạng, do đệ tử Quảng Tịnh Tâm ghi chép các điểm chính)


37_TT Thich Nguyen Tang_Dai Y Niet Ban Kinh-02

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay, thứ Ba, 28/7/2020 (mùng 8/6/Canh Tý), Sư Phụ giảng bài kệ thứ 37 (trong Nghi Thức Đảnh Lễ Tam Bảo do Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984) biên soạn):

Chư hành vô thường
Thị sanh diệt pháp
Sanh diệt dĩ diệt
Tịch diệt vi lạc.

Dịch nghĩa:

“Các hành vô thường
Là pháp sinh diệt
Sinh diệt hết rồi
Tịch diệt là vui”.

Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại Niết Bàn Kinh Hội Thượng Vô Lượng Thánh Hiền. (1 lạy)

Sư phụ kể rằng khi Đức Phật và chúng đệ tử đến thành Tỳ Xá Ly thì có một cuộc động đất nhẹ. Đức Phật dạy rằng có 8 nguyên nhân dẫn đến động đất:
1/ Vì đất nương trên nước, nước nương trên gió, gió nương vào không gian, nên khi gió thổi làm nước động, nước làm đất động.
2/ Khi một tu sĩ đắc thần thông hay khi một vị Trời có thần lực thực hành phép quán địa đại hay phép quán thủy đại.
3/, 4/ & 5/ Khi một vị Bồ-tát nhập thai, sinh ra, hay thành đạo.
6/ Khi Phật chuyển pháp luân.
7/ Khi Phật quyết định nhập diệt.
8/ Khi Phật nhập Đại-bát Niết-bàn.

Và Đức Phật cho biết Ngài sẽ nhập Niết bàn trong vòng 3 tháng nữa.

Sau đó Đức Thế Tôn và chúng đệ tử đi về thành Câu Thi Na và Ngài nhập Niết bàn vào đêm trăng tròn tháng 2 âm lịch năm 544 trước Tây Lịch. (Sư Phụ có nhắc là người Phật tử khi viết sách báo, không nên dùng từ “trước Công Nguyên” theo lời dạy của Hòa Thượng Đức Nhuận).
Kinh Pháp Hoa Đức Phật thuyết trong tám năm .

Kinh Niết Bàn Phật thuyết một ngày trước khi Phật Nhập Niết Bàn, về sau kết tập thành bộ Kinh Đại Bát Niết Bàn gồm 29 phẩm 2 quyển (do HT Thích Trí Tịnh dịch Việt)
01. Phẩm Tự
02. Phẩm Thuần Đà
03. Phẩm Ai Thán
04. Phẩm Trường Thọ
05. Phẩm Kim Cang Thân
06. Phẩm Danh Tự Công Đức
07. Phẩm Tứ Tướng
08. Phẩm Tứ Y
09. Phẩm Tà Chánh
10. Phẩm Tứ Đế
11. Phẩm Tứ Đảo
12. Phẩm Như Lai Tánh
13. Phẩm Văn Tự
14. Phẩm Điểu Dụ
15. Phẩm Nguyệt Dụ
16. Phẩm Bồ Tát
17. Phẩm Đại Chúng Vấn
18. Phẩm Hiện Bịnh
19. Phẩm Thánh Hạnh
20. Phẩm Phạm Hạnh
21. Phẩm Anh Nhi Hạnh
22. Phẩm Quang Minh Biến Chiều Cao Quý Đức Vương Bồ Tát
23. Phẩm Sư Tử Hống Bồ Tát
24. Phẩm Ca Diếp Bồ Tát
25. Phẩm Kiều Trần Như
26. Phẩm Di Giáo
27. Phẩm Ứng Tận Hườn Nguyên
28. Phẩm Trà Tỳ
29. Phẩm Cúng Dường Xá Lợi

https://quangduc.com/a33373/kinh-dai-bat-niet-ban-ht-thich-tri-tinh-dich

Sư Phụ nhắc thêm ở VN, đang lưu hành 3 bản dịch Kinh Niết bàn, bao gồm dịch của Cư Sĩ Đoàn Trung Còn và Cư Sĩ Nguyễn Minh Tiến:
https://quangduc.com/a3903/kinh-dai-bat-niet-ban-7-tap


Sư Phụ nhấn mạnh đến các phẩm:

Phẩm thứ 2, Đức Phật tán dương công đức đệ tử Thuần Đà ở thành Câu Thi Na, người có có Phước duyên cúng dường bửa ăn cuối cùng với món canh nấu với nấm mộc nhĩ , có Công Đức rất lớn, ông đã thành-tựu bố-thí ba-la-mật; cũng như nàng Tu Già Đa, 45 năm trước đã dâng cúng dường Đức Thế Tôn bửa ăn đầu tiên ở thành Vương Xá.

Các Phẩm Hiện Bịnh, Phẩm Thánh Hạnh, Phẩm Phạm Hạnh và Phẩm Anh Nhi Hạnh đây là những phẩm Kinh mà hàng đệ tử phải học và áp dụng trong đời sống của mình, đây được xem là các lời di chúc của Đức Thế Tôn để lại cho đời. Sư Phụ lưu ý đến 2 hạnh:

a/ Phạm hạnh : hành giả phải thành tựu đủ 7 thiện hạnh này để đạt tới giải thoát: 1/biết pháp, 2/ biết nghĩa, 3/biết giờ, 4/ biết tri túc, 5/biết mình, 6/biết chúng, 7/biết tôn ty.

Sư Phụ nhấn mạnh chi phần đầu tiên là “biết pháp”, tức hàng đệ tử phải lầu thông giáo lý, toàn bộ lời Phật dạy qua 12 phần giáo, bao gồm: Trường hàng, trùng tụng, kinh cô khởi, Thí dụ, nhân duyên, dữ tự thuyết; Bổn sanh, bổn sự, vị tằng hữu; Phương quản, luận nghị, cập ký sự. (xin đại chúng xem thêm phẩm Phạm Hạnh thứ 20 Kinh Niết Bàn, Phật dạy rất kỹ).

b/Anh Nhi hạnh: hành giả phải vô tư hồn nhiên như em bé thơ nằm trong nôi, không nói, không đi đứng, không làm việc nhỏ, việc lớn, không tạo nghiệp, luôn giữ tâm hồn trong sáng thanh tịnh.

Lần đầu tiên con nghe Phật dạy điều này, quá hay. Kỳ thật, giữ tâm hồn trong sáng như một em bé thơ vui vẻ hồn nhiên, không hề dễ dàng một chút nào, vì tâm của người lớn vốn đã bị thế giới đảo điên này chi phối. Hành giả phải quay trở về học lại Kinh Niết Bàn này để có an lạc cho tâm hồn. (xin đọc lại phẩm Anh Nhi Hạnh thứ 21 của Kinh Niết Bàn)

Phẩm 29 cuối cùng của Kinh có nói rõ xá lợi của Đức Thế Tôn được 8 phần như sau:
1/Người thành Câu Thi Na
2/ Người nước Ba Kiên La
3/ Người nước Sư Già Na
4/Người nước A Lặc Già
5/ Người nước Tỳ Nậu
6/ Người nước Tỳ Gia Ly
7/ Người nước Ca Tỳ La Vệ
8/Người nước Ma Già Đà Vua A Xà Thế

Người trong tám nước trên đều xây tháp cúng dường Xá Lợi tại nước mình.

Sư Phụ và phái đoàn hành hương chiêm bái Tu Viện Quảng Đức đã 4 lần đến đảnh lễ chiêm bái chùa Niết Bàn nơi trà tỳ kim thân của Đức Phật tại thành Câu Thi Na và 2 bảo tháp thờ xá lợi Phật.

Sư phụ cũng nhắc Kinh Niết Bàn gói gọn tất cả những điều cốt tủy mà Đức Thế Tôn truyền dạy trong 45 năm, người đệ tử Phật cần phải ôn tụng và hành trì để có lợi ích cho bản thân. Trong đó phải sống và an trú trong tứ vô lượng tâm từ, bi, hỷ, xả để có thể thành tựu 4 đức Niết bàn: chơn thường, chơn lạc, chơn ngã và chơn tịnh ở ngay trong cuộc sống hằng ngày của mình.

Từ là tâm chẳng sân si
Bi là thương hết không vì một ai
Hỷ là vui vẻ hoà hài
Xả là xoá hết đắng cay muộn phiền...

Cuối bài giảng, Sư Phụ đã diễn đọc truyện thơ của cư sĩ Tâm Minh Ngô Tằng Giao nói về sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn:

NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG

Một ngày Phật dạy A Nan:
"Ta nay tuổi đã vào hàng tám mươi
Ta làm xong mọi việc rồi
Giúp người trí tuệ, giúp đời từ bi

Lúc này ta sẵn sàng đi
Chờ giờ viên tịch, tiếc chi thân tàn!
Hãy nghe kỹ! Này A Nan!
Đạo ta viên mãn vô vàn tốt tươi

Đúng như lời ước nguyện thôi
Bốn hàng đệ tử đủ rồi còn chi
Tỳ Kheo với Tỳ Kheo Ni
Ưu bà tắc, ưu bà di thuận thành

Thay ta truyền bá đạo lành
‘Bánh Xe Pháp’ chuyển cho nhanh giúp đời.
Thân ta giờ yếu già rồi
Ta từng mượn nó trong thời gian qua

Làm xe chở Pháp đi xa
Nay xe mòn rã, chẳng qua vô thường!
Giờ ta muốn trở về thăm
Ca Tỳ La Vệ một lần cuối đây

Rồi ta viên tịch chốn này
Kinh thành nơi sống những ngày xa xưa!"
Nghe lời Phật nói bất ngờ
A Nan ngấn lệ khẽ thưa giọng buồn:

"Con xin kính bạch Thế Tôn
Xin ngài đừng bỏ chúng con giữa đường
Ngài đi đệ tử xót thương
Vắng ngài đệ tử biết phương nào về?"

Phật an ủi: "Khóc làm chi!
Chết là tất yếu, có gì lạ đâu
Ở đời sống chết liền nhau
Vô thường sự vật, chớ mau quên lời!

Khi ta từ giã cõi đời
Khắc ghi giáo pháp ở nơi tâm mình
Y lời ta dạy thực hành
Thay ta lời đó trở thành đạo sư

Đưa đường chỉ lối qua bờ
Ngát hương giác ngộ đợi chờ bấy lâu
Còn gì cần đến ta đâu
Thôi mau chuẩn bị cùng nhau lên đường!"

Phật cùng đệ tử thân thương
Đi về hướng Bắc, dặm trường bao la
Dừng chân ở Câu Thi Na
Một làng nhỏ bé không xa kinh thành.

Phật ngồi, đệ tử vây quanh
Cùng nhau nghỉ dưới cây xanh vườn làng
Phật quay qua nói A Nan:
"Đây nơi nhập diệt ta đang đợi chờ!"

ĐỆ TỬ CUỐI CÙNG

Chợt đâu có một ông già
Tên là Tu Bạt Đà La trong làng
Đến xin gặp Phật hỏi han
Phật đồng ý tiếp dù đang mệt người.

Ông già thắc mắc thốt lời
Ưu tư xuất phát từ nơi tu hành
Phật bèn giảng dạy chân tình
Nghe xong ông lão thấy mình an vui

Dù là ngày cuối cuộc đời
Phật luôn cứu độ cho người trầm luân
Ông già sung sướng vô ngần
Xin quy y Phật ân cần thiết tha

Đồng thời xin được xuất gia,
Phật bèn đặc cách nhận là vị Tăng
Đất trời rực rỡ ánh vàng
Mừng người đệ tử vẻ vang cuối cùng.

NHỮNG LỜI DẠY CUỐI CÙNG

Phật sau đó tiến ung dung
Vào vườn nằm võng dưới từng lá hoa
Giữa hai thân cây Sa La
Muôn hoa trắng xóa nở ra đón ngài,

Vây quanh đệ tử trong ngoài
Sụt sùi khóc lóc có vài người thôi
Còn thì tất cả im hơi
Giữ tâm thanh tịnh nhìn ngài lặng yên.

Phật bèn nói giọng êm đềm
Những lời dạy cuối cất lên nồng nàn:
"Các con hãy nhớ kỹ càng
Những lời ta dạy đã hằng bao năm

Chính dục vọng, chính lòng tham
Nguyên nhân mang lại vô vàn đau thương
Cuộc đời biến đổi vô thường
Chớ nên tham đắm vấn vương vật gì!

Tu hành nỗ lực mau đi
Thân tâm thanh lọc sớm khuya nhiệt tình
Để mau giải thoát đời mình
Đạt chân hạnh phúc quang vinh trường tồn!"

Phật ngừng, rồi lại dạy luôn:
"Tự mình thắp đuốc tìm đường mà đi
Pháp ta truyền dạy xưa kia
Hãy dùng làm đuốc xa lìa bến mê

Bến bờ giác ngộ tìm về
Tự mình giải thoát! Chớ hề cậy trông!
Các con đừng có chờ mong
Đừng chờ giải thoát từ trong tay người!"

PHẬT NHẬP NIẾT BÀN

Dặn dò xong Phật khoan thai
Nghiêng về bên phải thân ngài nhẹ xoay
Đầu ngài đặt sát lên ngay
Trên bàn tay phải. Mắt đầy từ bi

Êm đềm khép lại đôi mi
An nhiên viên tịch, xa lìa trần gian.
Phật vừa nhập cõi Niết Bàn
Hoa Sa La rụng, muôn vàn cánh bay

Phủ lên thơm ngát vườn này
Tháng Tư âm lịch, hôm nay ngày Rằm
Trời cao vằng vặc bóng Hằng
Đêm nay soi tỏ ánh vàng gần xa.

Kim thân đức Phật Thích Ca
Mọi người tẩm liệm thật là tôn nghiêm
Bẩy ngày sau được chuyển lên
Một ngôi chùa lớn để đem "trà tỳ"

Lễ hỏa thiêu Đấng Từ Bi
Theo như phong tục xưa kia xứ này.
Lửa châm nhưng chẳng cháy ngay
Chờ đệ tử lớn về đây lễ ngài,

Lễ vừa xong trước quan tài
Lửa kia bừng cháy tỏa dài linh thiêng
Một thời gian lửa lắng chìm
Sau khi đốt cháy hết kim thân ngài

Xương tro sót lại nơi này
Những viên xá lợi phơi bày quý thay!

PHÂN CHIA XÁ LỢI ĐỂ THỜ


Quốc vương tám nước quanh đây
Nơi miền bắc Ấn của ngày xa xưa
Muốn mang xá lợi về thờ
Sẵn sàng gây chiến, ganh đua giành phần.

Cuối cùng có một hiền nhân
Thốt lời khuyên giải xử phân hợp tình:
"Hầu như suốt cả đời mình
Phật luôn dạy dỗ chúng sinh một điều

Chớ thù hận! Hãy thương yêu!
Nay ta gây hấn chẳng theo lời vàng
Phật vừa mới nhập Niết Bàn
Thế là phản bội phũ phàng lắm thay!

Hãy ngừng tranh chấp lại ngay
Hãy phân chia xá lợi này đều nhau
Thỉnh về xây tháp dài lâu
Tôn thờ xá lợi trước sau một lòng

Ghi ơn Phật đẹp vô cùng
Vị Thầy trí tuệ, tình thương dạt dào!
"Lời khuyên hợp lý biết bao
Quốc vương tám nước cùng nhau thuận lời.

GIÁO PHÁP VẪN CÒN TỒN TẠI

Phật Thích Ca đã qua đời
Ở bên Ấn Độ từ thời xa xăm
Hơn hai ngàn sáu trăm năm
Nhưng lời Phật dạy vẫn nằm tim ta

Những lời giáo pháp gấm hoa
Dạt dào trí tuệ, chan hòa tình thương
Vượt thời gian, vượt biên cương
Ngàn đời tiếp nối, bốn phương lưu truyền.

Ai mà giữ vững lòng tin
Muốn theo ánh đạo, muốn tìm nguồn vui
Muốn trừ nỗi "Khổ" ở đời
Hãy mau thực hiện những lời Phật ban.

Hận thù, ích kỷ, tham lam
Chúng sinh tận diệt dễ dàng quản chi.
Nương theo giáo lý từ bi
Tới bờ giải thoát còn gì lo âu,

Sáng soi trí tuệ nhiệm mầu
Thân tâm an lạc khác đâu Phật Đà,
Theo đường Phật chỉ dạy ta
Chúng sinh thành Phật, thăng hoa kiếp người,

Nhập hàng Giác Ngộ tuyệt vời
Cũng mang an lạc cho đời quang vinh!
Cầu mong tất cả chúng sinh
Luôn luôn hạnh phúc, an bình gần xa!

***

Toàn lời đức Phật Thích Ca tóm trong bài kệ thật là đơn sơ:

"Chớ làm điều ác bao giờ
Làm điều lành tốt người chờ, người mong
Giữ tâm, giữ ý sạch trong
Là lời Phật dạy ghi lòng chớ quên!"

Con kính tri ơn Sư Phụ, mỗi ngày SP ban cho liều thuốc Pháp nuôi dưỡng tâm , làm tư lương cho con đường tu thêm an lạc.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)





1--Tu Vien Quang Duc Youtube channel
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2014(Xem: 5024)
Thời Phật tại thế, ở kinh thành Vương-xá (thủ đô vương quốc Ma-kiệt-đà, miền Trung Ấn-độ) có hai ông trưởng giả tên là Thiên Dữ và Lộc Tử. Cả hai ông đều rất mực giàu có, tài sản to lớn không ai sánh bằng, có thể nói, họ chỉ đứng dưới vị quốc vương mà thôi. Nhưng giữa hai ông ấy, ai giàu hơn ai?
12/03/2014(Xem: 22617)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
10/02/2014(Xem: 17517)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
17/12/2013(Xem: 14683)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
16/12/2013(Xem: 15702)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 12478)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 30304)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
11/12/2013(Xem: 19151)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 17572)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 21763)
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với câu chuyện đời của Đức Phật. Chúng ta biết rằng thái tử Siddhattha đã rời bỏ cung điện lộng lẫy của vua cha, để bắt đầu cuộc sống không nhà của người lữ hành lang thang đi tìm con đường tâm linh, và sau nhiều năm tu hành tinh tấn, Ngài đã đạt được giác ngộ khi đang nhập định dưới gốc cây bồ đề. Sau khi xả thiền, Đức Phật đã đi đến thành phố Benares, giờ được gọi là Varanasi. Ở đó, trong Vườn Nai, lần đầu tiên Ngài thuyết pháp về những gì Ngài đã khám phá về con đường đi đến hạnh phúc toàn vẹn. Lời dạy của Đức Phật rất đơn giản nhưng sâu sắc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567