Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25: Đức Phật Di Lặc (bài trình pháp của Phật tử Quảng Tịnh Tâm sau khi nghe bài giảng của Sư Phụ Nguyên Tạng)

16/07/202012:22(Xem: 15725)
25: Đức Phật Di Lặc (bài trình pháp của Phật tử Quảng Tịnh Tâm sau khi nghe bài giảng của Sư Phụ Nguyên Tạng)

25_TT Thich Nguyen Tang_Duc Phat  Di Lac-2--

Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay SP giảng bài kệ thứ 25 : (do Hòa Thượng Thích Trí Thủ biên soạn trong nghi Đảnh Lễ Tam Bảo, 108 lạy):

Bài hôm nay nói về:   Đức Phật Di Lặc, qua bài kệ:

 

Tăng kỳ quả mãn

Bách kiếp nhàn viên

Nhất sanh bổ xứ

Hiện trú Đâu Xuất.

 

Nhất tâm đảnh lễ   Nam mô Long Hoa giáo chủ đương lai hạ sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật.

 

Bồ Tát Từ Thị Di Lặc đã tu hành trải qua ba A tăng kỳ kiếp để thành tựu quả Phật.

 

Bồ Tát Di Lặc (Maitreya, Metteya), người Tây Phương gọi ngài là Happy Buddha, Laughing Buddha, Smiling Buddha, ngài hiện ở cung trời Đâu Xuất (Tushita).

 

Trong Kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Di Lặc được Đức Phật Thích Ca thọ ký sẽ thành Phật trong tương lai.

 

Nói tương lai là khi nào ? khoảng 57 tỷ 60 triệu năm nữa ngài sẽ giáng sanh xuống cõi Ta Ba, tu hành, thành Phật và giáo hóa chúng sanh (Sư phụ trưng dẫn tài liệu này từ trang 1232, tập 1 của Phật Quang Đại Từ Điển)

 

Theo Kinh Di Lặc ,   Bồ tát thuộc dòng Bà La Môn, mẹ Ngài không ăn thịt khi mang thai Ngài và Ngài không ăn thịt từ nhỏ, thể hiện tâm từ bi, nên ngài có tên là Từ Thi.

Trong dân gian, Bồ tát Di Lặc có dáng tròn bụng to, miệng luôn cười có hàm răng đẹp.

Ở Trung Quốc ,Ngài có hình dáng là Bố Đại Hoà Thượng lúc nào cũng mang cái bị to, chứa bánh kẹo cho trẻ nít, nên có thơ ca ngợi ngài:

Bụng to má lúm đồng tiền
Chung quanh sáu trẻ ngữa nghiêng reo hò.

 

Ở Việt Nam, Ngài có hình dáng là ông địa được thờ một góc trong nhà, cai quản đất đai, coi việc xây nhà, người Việt theo tín ngưỡng dân gian cúng Ông Địa là thể hiện tinh thần tri ơn người khai khẩn đất đai, môi trường sống mà gia đình mình đang lưu trú trên mãnh đất đó. Sư Phụ có kể nhà Mẹ Tâm Thái của Sp cũng cúng ông Địa và Sp cho biết là yêu quý phong tục này của Tổ Tiên VN chúng ta. Uống nước nhớ nguồn.

 

Ở Ấn độ , trong vườn chùa của Thầy Huyền Diệu có một tôn tượng Ngài ngồi có sáu đứa trẻ bao quanh , biểu trưng cho lục căn ,sắc thanh hương  vị xúc pháp.

Người Việt Nam từ năm 1972, tương truyền Phật Di Lặc sẽ ra đời vào hội Long Hoa, nên thiên hạ rũ nhau trồng cây Thanh long để đón Ngài giáng phàm ở Nha Trang, Phan Thiết...

Bên  Ấn Độ có cây Long Hoa (Nagarukka) còn gọi là cây Mù U  (Calophyllum),  và tin rằng Phật Di Lặc sẽ ra đời và  giác ngộ dưới cây mù u này, cây nầy có hoa màu trắng nhụy vàng, giống như hoa vô ưu . Cây nầy cũng có mọc ở Nam Ấn, Mã Lai và Úc Châu. Trái mù u làm thuốc  để chửa răng hư,  làm dầu đốt đèn.

 

Ở phương Tây họ cũng  theo truyền thống Bố đại Hoà thượng , là có hình ảnh ông già Noel mang quà cho trẻ em vào dịp cuối năm.

 

Hình ảnh Bồ tát Di Lặc bụng to chứa vô ngại tất cả những điều hay dở của thế gian  ,

Và luôn cười hoan hỉ tất cả  chuyện tốt xấu của thế gian.

Sư phụ có đọc 2  câu đối nói về ngài Di Lặc :

“Đại đỗ năng dung, dung thế gian nan dung chi sự

Hàm nhan vi tiếu, tiếu thế gian nan tiếu chi nhân”

 

Có nghĩa là:

 

“Cái bụng lớn có thể dung chứa những việc mà người đời không dung chứa được

Miệng nở nụ cười mỉm với những điều mà người đời khó có thể mỉm cười được”.


Cái bụng lớn của người thế gian là dung chứa tam độc tham sân si, còn bụng to của Ngài Di Lặc dung chứa tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xả, chúng ta nên học theo Ngài.


Sư Phụ cũng có nhắc câu ngạn ngữ của người Do Thái cho rằng:
Cười là loại mỹ phẩm rẻ nhất, Vận động là y dược rẻ nhất, Chào hỏi là loại chi phí giao tiếp rẻ nhất ; Một ngôi nhà nhỏ đầy ắp tiếng cười có giá trị hơn một cung điện đầy nước mắt.

 Ông Mark Zuckerberg, CEO của Facebook thì cho rằng:

Những người thành công luôn luôn có 2 thứ trên môi của họ:
1. Sự im lặng ; 2. Nụ cười

 

 Im lặng là biết lắng nghe để hiểu .

Cười là thông cảm , hoà hợp.

 

Bạch Sư Phụ,   Hôm nay SP ban cho bài giảng tuyệt vời về Ngài Di Lặc, một vị Phật đương lai hạ sanh ,

và đặc biệt vị Phật có nụ cười hỷ xả .

Cười giúp buồn thành vui,

lo âu được thư giản ,

thiện cảm, hạnh phúc lan tỏa chung quanh

và nhất là đem lại niềm vui cho năm mới.


Cuối thời Pháp, Sư phụ có đọc lại bài thơ về mùa xuân Di Lặc rất hay để cống hiến đại chúng:

Xuân Di Lặc tràn đầy hoan hỷ
Hội Long Hoa khó tả niềm vui
Từ tôn ngài hiện nụ cười
Vừa hiền vừa đẹp vừa tươi vừa hoà
Tết nguyên đán trăm hoa đua nở
Hội minh niên hớn hở không cùng
Trong khi vạn vật tưng bừng
Thì ngài xuất hiện chân dung khác thường
Tay xách bị in tuồng hành khất
Áo trật vai giống hệt như tiên
Lại thêm má lúm đồng tiền
Chung quanh sáu trẻ ngửa nghiêng reo hò
Người trông thấy, buồn lo biến mất
Quả thật là một bậc y vương
Con nay xin nguyện cúng dường
Noi theo hạnh xả coi thường lợi danh.

Con cảm ơn Sư Phụ đã chịu khó ban pháp thoại mỗi ngày cho chúng con trong mùa dịch cúm.

 

Nam Mô Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật .

 

Cung kính và tri ơn Sư Phụ,

Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/05/2011(Xem: 3349)
Dù rằng, người viết không hề tham vọng và miễn cưỡng đem các lãnh vực học thuật xã hội ra để so sánh, hoặc đem Phật pháp ra minh chứng cho các lãnh vực này. Phật pháp với đời cũng chỉ là:"ngón tay để chỉ mặt trăng"[1], hoặc chiếc bè để sang sông"[2], nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết đem lại bình an cho cuộc sống. Vậy, kinh tế, chính trị,v.v… không hẳn là Phật pháp, nhưng Phật pháp có thể bao gồm tất cả lãnh vực này. Nếu cho rằng Phật giáo là cái này hay cái kia, không khác gì người mù sờ voi! Rơi vào định kiến phiến diện đầy sai lầm! Chỉ có thể cho rằng: "Phật pháp là chân lý thực tại hay con đường thoát khổ"[3]mà thôi.
05/05/2011(Xem: 4348)
Đạo Phật với con đường thoát khổ thiết thực, nhân bản, với phương châm từ bi hỷ xả xóa bỏ chấp thủ, hận thù sẽ tiếp tục sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại.
28/04/2011(Xem: 5281)
Nhìn thế giới và tự nhìn mình, ta dễ có một nỗi mừng run và tri ân cuộc đời. May mắn thay, ta không rơi vào một ý thức hệ độc thần...
28/04/2011(Xem: 9374)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
11/04/2011(Xem: 17606)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
29/03/2011(Xem: 8446)
Chúng ta điều hòa với đa nguyên tôn giáo như thế nào, điều rất cần thiết trong thế giới hiện nay, với sự quan tâm sâu sắc đến tín ngưỡng của chính chúng ta? Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến giải pháp của ngài. Với nhiều tín đồ, chấp nhận tính chính đáng của những truyền thống tín ngưỡng khác đặt ra một thử thách nghiêm trọng. Để chấp nhận những tôn giáo khác là chính đáng có thể dường như làm tổn hại tính nguyên vẹn niềm tin tôn giáo của chính mình, vì nó đòi hỏi sự thu nạp những con đường tâm linh khác nhau nhưng hiệu quả.
22/03/2011(Xem: 7007)
Năm mới, nhân đọc một bài viết cũ của tác giả Nguyễn Hữu Liêm vừa mới được đăng lại trên báo điện tử Phật Giáo Việt Nam, Xuân Tân Mão 2011, nhan đề là: “Tính Không và Thượng Đế: Từ thoái trào Phật giáo đến cao trào Tin lành ở Việt nam” [1] đồng thời, có tiếng nói tương tự của một tác giả nước ngoài, Allen Carr, qua bài điểm sách với nhan đề khá... hấp dẫn:“Lên Kế Hoạch Ngày Tàn của Phật Giáo”[2], kẻ viết bài nầy xin được góp đôi lời.
20/03/2011(Xem: 11328)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sát và nghiên cứu rất nhiều.
18/03/2011(Xem: 4930)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
17/03/2011(Xem: 3417)
Phật giáo là một phương cách sống và cũng là một quan điểm. Hai yếu tố này đã tạo thành một đạo Phật độc nhất trên thế gian. Vậy, phương cách sống của Phật giáo là gì và bằng cách nào để Phật giáo hội nhập vào giới hiện đại?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567