Bạch Sư Phụ, bài giảng hôm nay “Đại nguyện thứ 37, Thiên Nhơn Trí Kính” của SP về suốt cuộc đời của Ngà Xá Lợi Phất từ lúc còn trong bụng mẹ cho đến lúc sắp nhập diệt thật là kỳ diệu.
Bạch Sư Phụ lần đầu tiên con mới biết được lịch sử trọn vẹn của Ngài Xá Lợi Phất Con rất kính tín.
Con kính xin ghi sơ lược tiểu sử của Ngài để con nhập tâm.
Ngài đã là luận sư lúc còn trong thai mẹ, đã giúp mẹ luận thắng người cậu (Phạm Chí Trường Trảo, Câu Hy La)
Lúc 9 tuổi , Ngài đã được xem là thần đồng xứ Ma Kiệt Đà, làu thông 18 bộ kính Vệ Đà.
Lúc ở trong tăng đoàn của Đức Phật, có một vị phỉ báng Ngài , bị đọa vào địa ngục ngay, đó là tỳ kheo Kokalika , bị quả báo nhãn tiền.
Ngài phụ trách quản lý tăng đoàn trong mùa AN Cư, bị một tỳ kheo vu khống , nhưng Đức độ khiêm cung của Ngài làm cho vị nầy sám hối .
Đây là một bài học cho hàng đệ tử chúng con, cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói, tránh những lời nói khó nghe, tránh chỉ trích, vu khống người khác, vì quả báo sẽ rất khủng khiếp.
Con nhớ mãi lời này của sư phụ “Cố kinh vân: “phù sĩ xử thế, phủ tại khẩu trung, sở dĩ trạm thân, do kỳ ác ngôn”. nghĩa là, xét người ở đời, búa để trong miệng, sở dĩ giết người, do lời nói ác”, sp đã nhắc lại lời cảnh cáo của Phạm Thiên Tudu:
“Con người được sinh ra
với chiếc búa trong miệng
Người ngu nói điều xấu
là tự chém vào mình
Ai khen người đáng chê
ai chê người đáng khen
đều chất chứa bất hạnh
do từ miệng tạo thành
và bởi bất hạnh ấy
nên không được an lạc
Cuối đời Ngài ,
- Ngài gặp chuyện buồn là Ngài Mục Kiều Liên bạn đồng tu với Ngài từ thời ban sơ bị ngoại đạo sát hại.
- Đức Phật báo tin sẽ nhập Niết Bàn,
Ngài xin Phật cho Ngài đi trước .
- Ngài về quê thăm mẹ, Ngài độ cho mẹ bằng , thị hiện bệnh , có Thiên Vương đến hầu Ngài, Khiến mẹ Ngài phát lòng tin theo Phật
Và mẹ Ngài chứng quả Dự Lưu.
Trước khi Ngài nhập diệt.
Bạch Sư Phụ, hôm nay con rất phấn khởi con đường của Phật.
Thần thông trên tất cả thần thông
Mà không phải là thần Thông
Mà là Phật Tâm Siêu Việt từ Chân Không Diệu Hữu của Tam Thiên Đại Thiên Vũ Trụ Sum La Vạn Tượng .
Con thành tâm cung kính đảnh lễ tri ơn Ngài ra đời độ chúng sanh ở cõi Ta bà nầy, con rất hạnh phúc khi nghe bài giảng sáng nay. Con cảm ơn Sư Phụ.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm (Montreal, Canada)
Người thường tu Phạm Hạnh ...
sẽ nhận được cung kính của Chư Thiên và loài người
Đại nguyện thứ 37 : THIÊN NHƠN TRÍ KINH
Hàng thiên nhơn trong vô lượng bất tư nghị thế giới mười phương nghe danh hiệu tôi rồi năm vóc gieo xuống đất cúi đầu vái lạy vui mừng tin ưa tu hạnh Bồ Tát thì được chư Thiên và người đời đều kính trọng.
Kính dâng Thầy bài thơ trình pháp về đại nguyện thứ 37. Kính đa tạ Thầy và tri ân với bài pháp tuyệt vời ...Kính chúc sức khỏe Thầy , HH
Lại thêm phần thưởng từ Đức Phật A Di Đà phát nguyện, .
Chỉ là nhân gì quả đó ... đúng lẽ tự nhiên,
Đa tạ Giảng Sư ...dẫn chứng từ kệ cú riêng,
Kính ghi lại ...
giúp hậu bối chiêm nghiệm trừ hiểm nạn !
" Mỗi ác nghiệp là tờ giấy nợ
Trả hiện đời hay trả mai sau
Vay bao thì trả cũng bao
Xưa nay nhân quả luật nào nể ai ?
Hoặc
Một lời thiện là kết quả ngọt ngào an lạc
Sẽ chờ mình đâu đó thọ hưởng thôi !
Thêm từ đó trích vài câu từ bài Sám Quy Mạng,
Được dịch Việt từ Hán Văn của Sư Ông Làng Mai
Ngầm nhắc rằng : Cổ Đức dạy chẳng hề sai ,
Và lời đại nguyện ba bảy là điều tất yếu !
" Kiếp sau xin được làm người
Sanh ra gặp pháp sống đời chân tu
......... Sáu căn ba nghiệp thuần hoà
Không vương tục lụy theo Đà thế nhân
Một lòng tấn đạo nghiêm thân
GIỮ GÌN PHẠM HẠNH NGHIỆP TRẦN LÁNH XA "
Phải chăng sáu căn nếu biết phòng hộ là hiệu triệu !
Người tu hành cần yên lặng nên yểm ly
Ly dục ....khởi tâm thiện lành cấm giới chấp trì
Thiên Nhơn cung kính, Phước báo hiện tiền
Nhân tin ngoài đời về Thần đồng phát nguyện ****
Vừa chín tuổi ...gửi sang Mỹ học bác sĩ dưỡng sinh
Con người sinh ra đều giống nhau ở điểm là hai bàn tay trắng, không một mảnh vải che thân, sự khác đi của con người bắt nguồn từ quá trình trưởng thành, chịu ảnh hưởng cuộc sống từ gia đình và xã hội, xuất phát từ cơ sở đó định hướng cho mình một hướng đi, . . .
Các vị giới tử, hôm nay quý vị đến đây để lãnh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi mình, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian.
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các nữ tu và cư sĩ Phật giáo góp mặt trong quyển sách nầy về sự hỗ trợ, trí tuệ cũng như lòng ưu ái của họ. Tôi mang ơn sâu xa đối với tất cả quý tăng ni và giới cư sĩ đã tử tế giúp đỡ tôi trong các chuyến đi thu thập các tài liệu, . . .
Bằng cách tập trung vào sự kiện của tình trạng bị quy định chặt chẽ và sự cần thiết cho tinh thần phải trải qua một cách mạng, Krishnamurti dẫn chúng ta đến nền tảng chung, đến cái nguồn của cả cá thể lẫn xã hội.
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
Thế Kỷ thứ 20 sắp kết thúc với những tiến bộ vật chất ngoài sức mơ tưởng của con người. Tuy đạt được thành quả vật chất đáng kể, nhưng con người vẫn không hạnh phúc, vẫn sống trong bất an, lo âu, phiền não và đang đứng trước hàng loạt thử thách cam go nhất, . . .
Tôn giáo có mặt cùng thời với lịch sử con người. Có vật chất, tất phải có tinh thần. Có sống chết, có hiện tượng còn mất trong đời sống vật lý, tất phải có các mô thức tâm lý và tâm linh để chống lại sự mất còn bèo bọt đó. Từ đấy, tham vọng bất tử của con người là phải xây dựng một hệ thống thần linh để nuôi lớn hy vọng (có thật)thành đức tin (ước mơ)rằng, con người sẽ sống đời vĩnh hằng sau khi chết trong một thế giới thiêng liêng của thần linh... Sự chuyển mình từ sức mạnh thần quyền sang sức mạnh nhân quyền trong nhiều khía cạnh vi tế và phức tạp của đời sống đã làm cho đạo Phật mỗi ngày một hiển lộ trước cái nhìn tỉnh thức của nhân loại.
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
Trong một bài pháp thuyết giảng tại Mã Lai, Thượng tọa Sayadaw U. Sumana cho biết Phật giáo là một tôn giáo có số lượng tín đồ ít ỏi nhất trong bốn tôn giáo lớn trên thế giới và cảnh giác rằng: “Phật giáo hiện nay được thí dụ như là một con cá trong hồ nước cạn và nước sẽ tiếp tục bốc thành hơi nếu không có cây che mát hồ để tránh đi ánh nắng nóng bỏng của mặt trời. Con cá đó sẽ cố gắng tiếp tục sống với cái hy vọng là cơn mưa sẽ đến, nếu như cơn mưa kịp lúc đến thì cá sẽ được sống cho đến khi mãn kiếp. Những người Phật tử thông thường được ví như là cơn mưa làm cho hồ được đầy nước trở lại và do vậy mà Phật giáo được tồn tại dưới sự bảo tồn của Phật tử”.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.