Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi điều về vai trò của người cư sĩ.

09/04/201313:30(Xem: 5262)
Đôi điều về vai trò của người cư sĩ.

cu-si-tai-giaĐôi điều về vai trò của người cư sĩ

Minh Chi

(Học viện Phật giáo Việt Nam)

Cư sĩ là ngoại hộ thiện tri thức, cho nên nếu cư sĩ có một nhận định đúng đắn về vai trò của mình, tu học và sống theo đúng vai trò đó thì chắc chắn Giáo hội PG sẽ có một bước tiến bộ vượt bậc.

1. Từ cư sĩ xuất hiện đầu tiên ở kinh nào?

Theo Hòa thượng Thánh Nghiêm, tác giả cuốn Phật giáo chánh tínthì từ cư sĩ xuất hiện lần đầu tiên trong kinh Duy Ma Cật. Trong kinh, ngài Duy Ma Cật được gọi bằng ba danh hiệu: một là Trưởng giả trong phẩm "Phương tiện", hai là Thượng nhânhay Đại sĩtrong phẩm "Văn Thù thăm bệnh", ba là Cư sĩ trong phẩm "Bồ tát".

Theo các ngài Cưu Ma La Thập, Huyền Trang, Trí Khải thì ngài Duy Ma Cật nguyên là một vị Bổ xứ Bồ tát (vị Bồ tát sắp chứng quả Phật) trên cõi Phật A Thiềm ở phương Đông. Để hỗ trợ cho sự nghiệp giáo hóa của Phật Thích Ca ở cõi Ta bà, ngài Duy Ma đã thị hiện thành một vị tại gia mà trình độ giác ngộ, giải thoát của ngài khiến cho một vị Bồ tát trí tuệ hàng đầu như Bồ tát Văn Thù cũng phải kiêng nể. Như vậy trong kinh Duy Ma, từ cư sĩđồng nghĩa với từ đại Bồ tát.

Từ cư sĩ trong các kinh A hàm:

Trong kinh Trường A Hàmcó từ cư sĩ báu,chỉ cho vị quan đại thần trông coi kho vàng bạc của vua Chuyển luân vương. Rõ ràng từ cư sĩ ở đây chỉ cho nhà quản lý được vua trọng dụng. Ở Ấn Độ ngày xưa đẳng cấp thứ ba sau hai đẳng cấp Bà la môn và Sát đế lỵ là đẳng cấp Vệ xá (Vaisyas) bao gồm các công thương gia, các nhà doanh nghiệp. Từ cư sĩ báunói trên chỉ các công thương gia, các nhà doanh nghiệp thuộc đẳng cấp Vệ xá này.

Vào thời Phật Thích Ca, từ cư sĩ được dùng rộng rãi để chỉ các gia chủ có thể là Phật tử hay không phải là Phật tử. Trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt(Trường A Hàm, từ Ca La Việt chỉ cho Cư sĩ. Kinh này ở tạng Pali, có tên là Singalovada, dịch ra chữ Hán là kinh Thiện Sanh).Như vậy, từ cư sĩ trong kinh Singalovadađồng nghĩa với từ gia chủ.

Sau này, trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, phạm vi từ cư sĩ thu hẹp lại để chỉ riêng cho những người Phật tử tu tại gia. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đời Lý - Trần có những ông vua Phật tử tuy không xuất gia nhưng vẫn là những thiền sư lỗi lạc, nổi tiếng, những nhà Phật học uyên bác như Lý Thái Tôn, vua thứ hai đời Lý, đệ tử đắc đạo của Thiền sư Thiền Lão. Theo Thiền uyển tập anh, ngài được xếp là một vị Tổ thuộc thế hệ thứ 9 của phái thiền Vô Ngôn Thông. Vua Lý Thánh Tông, vua thứ 3 đời Lý, được công nhận là Tổ thứ 2 của phái thiền Thảo Đường (phái thiền thứ 3 của Việt Nam). Vợ vua là thứ phi Ỷ Lan được nhân dân tôn xưng là Quan Âm nữ cũng là một cư sĩ xuất sắc, có một bài thơ thiền được lưu lại trong sách Thiền uyển. Đời Trần, vua Trần Thái Tông, tác giả cuốn Khóa hư lụcvà Tuệ Trung Thượng sĩ đều là những cư sĩ nổi tiếng mà ngay các tu sĩ cũng đều tôn xưng họ là những bậc thầy trong đạo. Vua Trần Nhân Tông sau này xuất gia lập ra phái thiền Yên Tử cũng tôn xưng Tuệ Trung Thượng sĩ là đạo sư của mình.

2. Người cư sĩ với thân phận tại gia, có thể giác ngộ và giải thoát được hay không?

Theo tôi, người cư sĩ Phật tử Việt Nam ngày nay một mặt tiếp tục duy trì thái độ khiêm tốn truyền thống, tôn trọng Tam bảo, thân cận học hỏi nam nữ tu sĩ như là những bậc thầy tâm linh trong đạo. Nhưng mặt khác – và đây là điều quan trọng hơn – không có mặc cảm tự ti, phát tâm dũng mãnh tu học, mong cầu cũng được giải thoát và giác ngộ như các Tổ cư sĩ ngày xưa trong lịch sử Phật giáo nước nhà.

Trên bước đường tu học, cư sĩ Việt Nam ngày nay được động viên bởi lời khuyên của các vị Tổ như Trần Thái Tông:

"Mặc vấn đại ẩn tiển ẩn, bất câu tăng tục, hưu biệt xuất gia tại gia, nhi chủ yếu biện tâm, bổn vô nam nữ, hà tu trước tướng" – (Khóa hư lục)

Dịch nghĩa:

"Không phân biệt là sống ở đời hay sống trong rừng, không phân biệt tại gia hay xuất gia, chỉ cốt yếu là biện tâm, vốn không nam nữ, sao lại chấp tướng".

Tổ Trần Nhân Tông trong bài phú Cư trần lạc đạohồi III lại còn khẳng định hơn nữa:

"Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc

Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thật cả đồ công"

Giải nghĩa:

"Là người tại gia mà tu học thành công được giác ngộ và giải thoát thì phúc đức ấy thật là đáng quý hết sức, còn tu ở núi rừng (xuất gia tu ẩn) mà vẫn không giác ngộ (cốc từ nôm nghĩa là giác) thì thật là uổng công".

Chúng ta thấy rõ qua lời dạy của ngài Trần Thái Tông, người cư sĩ (tất nhiên người xuất gia cũng thế) phải biết tu tập tâm. Trần Thái Tông nói biện tâm tức là tìm hiểu tâm mình, tu tập tâm mình.

Muốn tu tập tâm tất nhiên phải luôn luôn tỉnh giác quan sát tâm mình; trong tâm mình nảy sinh ra cảm thọ gì, ý nghĩ gì, quyết định gì chúng ta đều phải biết rõ. Đó là cảm thọ ý nghĩ quyết định đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực, có lợi hay có hại cho mình hay cho người để kịp thời điều chỉnh uốn nắn.

Trong kinh Pháp Cú,phẩm "Tâm", Phật dạy nhiều về vấn đề tu tập tâm mà cư sĩ ngày nay nên luôn luôn suy ngẫm:

Kệ 33:

"Người trí làm tâm thẳng

Như thợ tên làm tên..."

Kệ 35:

"Lành thay, điều phục tâm

Tâm điều an lạc đến..."

Kệ 36:

"Người trí phòng hộ tâm,

Tâm hộ an lạc đến..."

Như chúng ta thấy, Đức Phật khuyên chúng ta luôn luôn tỉnh giác để uốn nắn tâm như thợ làm tên uốn nắn tên vậy, phòng hộ tâm, điều phục tâm khi chúng ta gặp phải các nghịch cảnh có thể làm chúng ta nảy sinh ra phiền não tham, sân, si v.v... Có thể nói đời sống người tại gia tạo ra cho họ nhiều cơ hội để hiểu biết tâm mình, rèn luyện tâm mình, bồi dưỡng những đức tính đáng quý như nhẫn nhục, kiên trì, tinh tấn.

---o0o---

Nguồn: Xuân Giác Ngộ 2005

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/09/2010(Xem: 60023)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
04/09/2010(Xem: 5144)
Chúng tôi rất vui mường cảm thấy đặc biệt vinh dự được nói chuyện với một nhóm những người thật sự cống hiến cho những vấn đề môi trường nói chung và đặc biệt cho những vấn đề môi trường của Tây Tạng nói riêng. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu xa đến Nghị sĩ Bob Brown.
04/09/2010(Xem: 5525)
Chúng tôi vô cùng vui mừng và cảm thấy vinh dự to lớn để hiện diện với quý vị ở đây. Căn bản tin tưởng của tôi là mục tiêu của đời sống của chúng ta là hạnh phúc, và hạnh phúc tùy thuộc trên nền tảng của chính nó. Chúng tôi tin tưởng nền tảng căn bản, hay nguyên nhân của hạnh phúc và mãn nguyện, là sự phát triển vật chất và tâm linh.
04/09/2010(Xem: 5380)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 6505)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 4405)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
03/09/2010(Xem: 3356)
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
03/09/2010(Xem: 6069)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
03/09/2010(Xem: 3926)
Nếu có một phạm trù nào mà cả giáo dục và truyền thông cùng có một trách nhiệm đặc biệt, chúng tôi tin tưởng, đấy là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này phải hành động với câu hỏi đúng hay sai ít hơn là với câu hỏi về sinh tồn. Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không cần phải thiêng liêng hay thánh thiện. Nó chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống.
03/09/2010(Xem: 5539)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]