Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Môi trường thiên nhiên

03/09/201015:08(Xem: 3422)
Môi trường thiên nhiên

MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN
His Holiness the Dalai Lama

Tuệ Uyểnchuyển ngữ

Nếu có một phạm trù nào mà cả giáo dục và truyền thông cùng có một trách nhiệm đặc biệt, chúng tôi tin tưởng, đấy là môi trường tự nhiên của chúng ta. Trách nhiệm này phải hành động với câu hỏi đúng hay sai ít hơn là với câu hỏi về sinh tồn. Thế giới tự nhiên là ngôi nhà của chúng ta. Nó không cần phải thiêng liêng hay thánh thiện. Nó chỉ đơn giản là nơi chúng ta sinh sống.

Vì thế thật hấp dẫn để theo dõi nó. Đây là ý nghĩa thông thường. Nhưng chỉ mới gần đây dân số thế giới và sức mạnh của khoa học kỷ thuật lớn lên đến điểm mà chúng có một tác động trực tiếp đến thiên nhiên. Đặt nó trên một chiều hướng khác, cho đến bây giờ, Đất Mẹ có thể bao dung những thói quen cửa nhà tùy tiện luộm thuộm của chúng ta. Tuy thế, nó đã đến mức độ bây giờ bà ta không thể chấp nhận thái độ của chúng ta trong im lặng. Những vấn nạn nguyên nhân cho những thảm họa môi trường có thể được thấy như sự đáp lại của bà ta đến thái độ thiếu trách nhiệm của chúng ta. Đất Mẹ cảnh báo chúng ta rằng mặc dù có sự bao dung của bà ta nhưng tất cả đều có giới hạn của nó.

Không nơi nào những hậu quả về sự thất bại của chúng ta thực thi những kỷ cương và nguyên tắc trong phương thức chúng ta liên hệ đến môi trường rõ ràng hơn trong trường hợp ngày nay ở Tây Tạng. Thật không quá thổi phồng để nói rằng Tây Tạng mà chúng tôi lớn lên đã là một thiên đàng của đời sống hoang dã. Mỗi người du hành đã viếng thăm trước trung kỳ của thế kỷ hai mươi đã nhận xét điều này.

Thú hoang bị săn bắt một cách hiếm hoi, ngoại trừ trong những vùng xa xôi hẻo lánh nơi nông phẩm không thể mọc lên được. Theo thông lệ, chính quyền hàng năm ban bố một tuyên ngôn bảo vệ đời sống hoang dã. Nó viết rằng. không một ai dù là quyền quý hay dân dã được phép làm tổn hại hay bạo hành đến những sinh vật ở dưới nước hay trên đất liền của đời sống hoang dã. Chỉ ngoại trừ cho điều này là chuột và sói.

Khi còn trẻ, chúng tôi nhớ lại là đã thấy số lượng lớn lao những chủng loại khác nhau bất cứ khi nào chúng tôi du hành bên ngoài Lhasa. Ký ức đặc biệt của chúng tôi qua ba tháng hành trình xuyên qua Tây Tạng từ nơi sinh quán Takster ở miền Đông đến Lhasa, nơi mà chúng tôi được tuyên bố theo thủ tục là Dalai Lama khi mới là một cậu bé bốn tuổi, là của đời sống hoang dã mà chúng tôi gặp gở dọc theo chuyến hành trình.

Những đàn lừa “kiang” và tuyết ngưu “yak” hoang dã đông đảo rong ruổi một cách tự do trên những đồng cỏ bao la. Thỉnh thoảng chúng ta sẽ bắt gặp hình ảnh những đàn linh dương “gowa” rụt rè, linh dương “tso”, nai trắng “wa”, quý giá tuyệt vời của Tây Tạng. Chúng tôi cũng nhớ, sự mê ly của mình đối với những con thỏ “chibi” nhỏ nhắn, mà chúng thường tập trung ở những vùng đồng cỏ. Ôi chúng thật là dễ thương. Chúng tôi yêu thích ngắm nhìn những con diều hâu quay nón “gho” đường bệ bay vút lên cao từ những tu viện và đậu trên những ngọn núi; những đàn ngỗng “nangbar”; và thỉnh thoảng, trong đêm, lại nghe tiếng kêu của những con chim cú tai dài “wookpa”.

Ngay cả ở Lhasa, bất cứ cách nào người ta cũng không cảm thấy bị cách ly với thế giới tự nhiên. Trong những căn phòng của chúng tôi ở trên đỉnh của Potala, cung điện mùa đông của những Dalai Lama, chúng tôi đã dành không biết bao nhiêu giờ như một cậu bé học thái độ của những con khuyngkar làm tổ trên những kẻ nứt của cung điện. Và phía sau Norbulingka, cung điện mùa hè, chúng tôi thường thấy một cặp sếu cổ đen “oapane”, chim đối với chúng tôi là hình ảnh của thanh lịch và duyên dáng, chúng sống trong vùng đầm lầy ở đấy. Và tất cả điều này không chú ý bằng sự tột đỉnh vinh quang của hệ động vật ở Tây Tạng: những loài gấu và cáo núi, chó sói “chanku”, và loài báo tuyết tuyệt đẹp “sazik”, mèo rừng “thesik”, chúng điểm sự khiếp sợ vào tận trái tim của những nông dân bình thường – hay khuôn mặt dễ mến của những con gấu trúc to lớn “thorn tra”, xuất xứ từ vùng biên địa giữa Tây Tạng và Trung Hoa.

Đáng buồn thay, đời sống hoang dã phong phú này không thể tìm thấy được nữa. Một phần do săn bắn, nhưng chính yếu là do sự thu hẹp môi trường sống, những gì còn lại sau một nửa thế kỷ Tây Tạng bị chiếm đóng chỉ là một phần nhỏ của điều nó vốn có. Không ngoại lệ, mỗi người Tây Tạng mà chúng tôi đã tiếp chuyện khi họ trở lại thăm cố hương sau ba hay bốn mươi năm đã báo cáo về sự thiếu vắng của đời sống hoang dã. Trái lại trước đây những thú vật hoang dã thường đến gần khu gia cư, ngày nay ở bất cứ nơi nào chúng cũng khó được thấy.

Tương đồng với thảm cảnh này là sự tàn phá rừng ở Tây Tạng. Trong quá khứ, những ngọn đồi dày đặc cây cối, ngày nay những ai đã trở lại báo cáo rằng chúng đã nhẵn bóng như đầu trọc của tu sĩ. Chính quyền Bắc Kinh đã từng thú nhận rằng thảm họa lũ lụt ở miền Tây Trung Hoa, và những nơi xa hơn, là do hậu quả của việc này. Và tuy thế chúng tôi còn nghe báo cáo về những đoàn xe liên tục chở gỗ ra khỏi Tây Tạng về phía Đông. Đây thật là một thảm họa để lại cho xứ sở núi non và khí hậu khắc nghiệt này. Nó có nghĩa rằng việc trồng mới bù đắp lại đòi hỏi một sự chăm sóc chú ý bền bỉ lâu dài. Bất hạnh thay có rất ít bằng chứng cho điều này.

Không có điều nào nêu trên nói rằng, về phương diện lịch sử, những người Tây Tạng chúng tôi bảo tồn một cách cẩn trọng. Chúng tôi không. Ý niệm của những thứ gọi là “ô nhiễm” rất đơn giản chưa bao giờ xâm phạm đến chúng tôi. Không phủ nhận rằng đúng là chúng tôi phá hỏng hơn là tôn trọng điều này. Một vùng dân cư ít ỏi trong một diện tích vô cùng rộng lớn với không khí sạch trong, khô ráo và sự phong phú của nước sạch trên núi. Thái độ vô tư trước sự tình trạng tinh khiết trong sạch muốn nói rằng khi những người Tây Tạng chúng tôi phải đi sống lưu vong, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khám phá, thí dụ, sự tồn tại của những dòng suối mà nước của chúng không thể uống được. Như một đứa con duy nhất, cho dù nó làm gì đi nữa, Bà Mẹ trái đất bao dung thái độ của chúng ta. Kết quả là chúng ta không có một sự thông hiểu chính đáng về tình trạng trong sạch và vệ sinh. Người ta khạc nhổ hay hỉ mũi trên đường mà không cho nó một giây để suy nghĩ. Thực thế, nói lên điều này, chúng tôi nhớ lại ông cụ Khampa, một người cựu bảo vệ thường đến mỗi ngày để đi vòng quanh nơi thường trú của chúng tôi ở Dharamsala ( một sự cầu nguyện thông thường, đi nhiễu quanh một nơi tôn nghiêm và lần tràng hạt). Kém may mắn thay, cụ đau đớn khổ sở vì chứng viêm cuống phổi. Điều này càng trầm trọng hơn do bởi những nén hương cụ mang theo. Vì vậy, tại mỗi góc đường, cụ phải dừng lại để ho và khạc nhổ một cách dữ dội, thế cho nên chúng tôi đôi khi tự hỏi rằng chẳng biết ông cụ đến để cầu nguyện hay chỉ để khạc nhổ!

Trải qua bao năm, từ khi chúng tôi bắt đầu cuộc sống lưu vong, chúng tôi cảm thấy một tầm quan trọng thiết thực trong những vấn đề môi trường. Chính quyền lưu vong Tây Tạng đã hướng sự chú ý đặc biệt về việc giới thiệu đến giới thiếu niên chúng tôi về trách nhiệm của chúng như những người thường trú của hành tinh mỏng manh này. Và chúng tôi chẳng bao giờ do dự để nói ra chủ đề này bất cứ khi nào chúng tôi được có cơ hội cá biệt. Chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh sự cần thiết quan tâm đến hành động chúng ta như thế nào, trong sự tác động đến môi trường, có thể ảnh hưởng đến những việc khác. Chúng tôi thừa nhận rằng điều này thường rất khó để phán xét. Chúng ta không thể nói chắc chắn rằng điều căn bản nào tác động đến, thí dụ, sự tàn phá rừng có thể ảnh hưởng trên đất đai và lượng mưa của địa phương, hãy để riêng biệt những gì quan hệ mật thiết cho những hệ thống khí hậu của hành tinh. Chỉ có điều rõ ràng là chúng ta những con người là chủng loại duy nhất có khả năng phá hoại địa cầu như chúng ta đã biết nó. Những con chim không có năng lực như vậy, cũng không phải những côn trùng, cũng không phải những loài có vú. Tuy vậy, nếu chúng ta có khả năng để tàn phá trái đất, vì thế, chúng ta cũng có khả năng để bảo vệ nó.

Điều gì là căn bản thiết yếu, đấy là chúng ta phải tìm ra những phương thức sản xuất công nghiệp mà không tàn phá thiên nhiên. Chúng ta cần tìm cách cắt giảm xuống sự tiêu dùng gỗ và những tài nguyên thiên nhiên có giới hạn khác. Chúng tôi không phải là nhà chuyên môn trên lãnh vực này, và chúng tôi không thể đề nghị làm thế nào việc này có thể hoàn thành. Chúng tôi chỉ biết rằng nó là có thể, cống hiến sự quyết định cần thiết. Thí dụ, chúng tôi nhớ lại điều đã nghe trong cuộc viếng thăm Stockhom vài năm trước đây rằng lần đầu tiên trong nhiều năm những con cá đã bơi lội trở lại trên những dòng sông chảy ngang qua thành phố. Cho đến gần đây, không có sự chú ý thích đáng đến vấn đề ô nhiễm công nghiệp. Tuy thế, sự tăng tiến này không có nghĩa là đưa đến kết quả tất cả những hãng xưởng địa phương phải đóng cửa. Giống như thế, trong chuyến viếng thăm Đức Quốc, chúng tôi đã được thấy một công nghiệp phát triển thiết kế để sản xuất mà không ô nhiễm. Vì vậy, một cách rõ ràng, những giải pháp chắc chắn hiện hữu để giới hạn sự tàn phá thế giới tự nhiên mà không đưa công nghiệp kỷ nghệ đến một sự đình đốn ngưng trệ.

Điều này không có nghĩa là chúng tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể dựa trên khoa học kỷ thuật để vượt thắng tất cả những vấn nạn của thế giới chúng ta. Chúng tôi cũng không tin rằng chúng ta có thể cho tiếp tục thực thi những hành động tiêu cực trong sự kỳ vọng nơi kỷ thuật đang được tập trung khuếch trương. Bên cạnh đấy, môi trường không cần phối trí mà đấy là thái độ của chúng ta trong quan hệ đến nó mới cần phải thay đổi. Chúng tôi hỏi rằng, có phải trong trường hợp như của một thảm họa thiên tai lù lù ồ ạt khi nó là nguyên nhân bởi tác động hiệu ứng nhà kính, một sự phối trí có khi nào hiện hữu, ngay cả trong lý thuyết. Và giả sử nó có thể, chúng ta phải hỏi không biết điều đó có thể thực thi được để áp dụng nó trên mức độ, phạm vi được yêu cầu. Tổn phí nào và cái giá nào trong quan hệ đến những tài nguyên thiên nhiên của chúng ta? Chúng tôi ngờ rằng cái giá ấy sẽ cao đến mức không thể vói tới được. Cũng có sự kiện là trong nhiều lĩnh vực khác – như trong cứu trợ nhân đạo nạn đói – đã có những nguồn cung cấp nhưng không đủ để tài trợ cho việc làm cần đến. Vì vậy, ngay cả nếu một lập luận rằng những nguồn tài trợ cần thiết có thể được tiếp nhận, một cách đạo đức, nói lên cho điều này hầu như không thể biện hộ cho sự thiếu hụt như vậy. Sẽ không đúng để triển khai những số tiền khổng lồ một cách đơn giản để cho phép những quốc gia công nghiệp kỷ nghệ tiếp tục những hành động tổn hại đến môi trường trong khi con người những nơi khác không thể ngay cả nuôi sống chính họ.

Tất cả những điểm này hướng đến sự cần thiết để nhìn nhận không gian toàn cầu của những hành động chúng ta và, đặt cơ sở trên điều này, để thực hành kiềm chế hay kiểm soát hành động của chúng ta. Điều tất yếu này minh chứng một cách sinh động khi chúng ta tiếp cận để xem xét sự tuyên truyền phổ quát trong loài người chúng ta. Mặc dù từ quan điểm của tất cả những tôn giáo, con người ngày càng tốt hơn, và mặc dù có thể đúng rằng những nghiên cứu mới nhất dự đoán một sự giảm thiểu dân số trong thế kỷ tới (bắt đầu từ bây giờ), chúng tôi vẫn tin tưởng là chúng ta không thể bỏ qua vấn đề này. Như một tu sĩ, có thể không thích đáng để chúng tôi bình luận về những vấn đề này. Chúng tôi tin rằng kế hoạch hóa gia đình là quan trọng. Dĩ nhiên, chúng tôi chắc không có ý đề nghị chúng ta không nên có con cháu. Cuộc sống con người là một tài nguyên quý báu và những đôi lứa nên có con cái ngoại trừ có những lý do thuyết phục không nên. Chúng tôi nghĩ, quan niệm không có con cái chỉ bởi vì chúng ta muốn thụ hưởng hoàn toàn đời sống mà không phải gánh lấy trách nhiệm là rất sai lầm. Cùng lúc những đôi lứa phải có một bổn phận để quan tâm tác động những con số của chúng ta trên môi trường thiên nhiên. Điều này đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến khoa học kỷ thuật hiện đại.

May mắn thay, ngày càng nhiều người đang nhận ra sự quan trọng của những nguyên tắc đạo đức như một ý nghĩa để bảo đảm một nơi lành mạnh cho cuộc sống. Vì lý do này, chúng tôi lạc quan rằng thảm họa thiên nhiên có thể được ngăn ngừa. Cho đến tương đối gần đây, ít người đã dành nhiều suy nghĩ đến những tác động của hành động con người đến hành tinh của chúng ta. Tuy vậy, ngày nay ngay cả có những đảng phái chính trị mà sự quan tâm chính của họ là điều này. Hơn thế nữa, sự kiện là không khí mà chúng ta thở, nước chúng ta uống, rừng rậm và đại dương những nơi dung chứa hàng triệu hình thức sống khác nhau, và những mô hình khí tượng chi phối những hệ thống khí hậu tất cả đã vượt qua biên giới những quốc gia, là một nguồn hy vọng. Nó có nghĩa rằng không có xứ sở; không có xứ sở nào là quan trọng ¬_cho dù nó có thể giàu và mạnh hay nghèo và yếu thế nào, có thể không đủ khả năng để có hành động đối phó một cách riêng lẻ với vấn đề này.

Cho đến khi nào cá nhân được quan tâm, những vấn nạn kết quả từ sự chểnh mãng của chúng ta đối với môi trường thiên nhiên là một sự nhắc nhở vô cùng mãnh liệt rằng tất cả chúng ta có một phần đóng góp để hành động. Và trong khi hành động của một người có thể không có tác động nổi bật, sự cộng hưởng phối hợp của hàng triệu cá nhân chắc chắn là đáng lưu tâm. Điều này nghĩa là đấy là lúc cho tất cả những ai sống trong những quốc gia phát triển phát sinh một tư tưởng nghiêm chỉnh để thay đổi cách sống của họ. Một lần nữa điều này không phải là một đòi hỏi quá đáng của đạo đức. Thực tế dân số của phần thế giới còn lại có quyền bình đẳng để cải thiện tiêu chuẩn của đời sống trong những phương thức quan trọng hơn là sự giàu có để có thể tiếp tục phong cách sống của họ. Nếu điều này được mãn nguyện mà không là nguyên nhân tuyệt vọng bạo hành hủy hoại đến thế giới thiên nhiên – với tất cả những hậu quả tiêu cực cho hạnh phúc mà điều này đòi hỏi – những quốc gia giàu có hơn phải nêu một tấm gương. Cái giá đến hành tinh, và vì thế cũng là cái giá cuả nhân loại, của bất cứ sự tăng tiến chuẩn mực nào của cuộc sống, quả thật là quá tuyệt.

Excerpt from Ancient Wisdom, Modern World: Ethics for the New Millennium by Tenzin Gyatso, the Fourteenth Dalai Lama. Published by Little, Brown and Company, United Kingdom J 999. (pp 2 J 3 -220)
http://www.dalailama.com/page.95.htm
07-12-2008

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2010(Xem: 4839)
Chúng tôi vô cùng vui mừng và cảm thấy vinh dự to lớn để hiện diện với quý vị ở đây. Căn bản tin tưởng của tôi là mục tiêu của đời sống của chúng ta là hạnh phúc, và hạnh phúc tùy thuộc trên nền tảng của chính nó. Chúng tôi tin tưởng nền tảng căn bản, hay nguyên nhân của hạnh phúc và mãn nguyện, là sự phát triển vật chất và tâm linh.
04/09/2010(Xem: 4706)
Hội nghị này về sinh thái học thật cực kỳ đáng giá. Chúng tôi nhận thức tính cấp bách trên vấn đề bảo tồn sự cân bằng của môi trường, và tin tưởng rằng nếu chúng ta xao lãng, toàn thể thế giới sẽ khổ đau. Do bởi sự giàu có vật chất và kết quả của những vấn đề môi trường được thấy ở Phương Tây, những ai đấy đã nói rằng chúng ta cần thu xếp lối sống hiện đại lại.
04/09/2010(Xem: 5624)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 3694)
Chúng tôi nghĩ là quý vị đến đây với một mong đợi nào đấy, nhưng thật sự chúng tôi chẳng có gì cống hiến đến quý vị. Một cách đơn giản, chúng tôi sẽ cố gắng chia sẻ một vài kinh nghiệm và quan điểm của chúng tôi. Quý vị thấy đấy, chăm sóc hành tinh không có gì đặc biệt, không có gì thiêng liêng, và không có gì thánh thiện. Nó là những gì giống như săn sóc ngôi nhà của chính chúng ta. Chúng ta không có một hành tinh hay một căn nhà nào khác ngoại trừ ngôi nhà này, hay trái đất này.
03/09/2010(Xem: 2862)
Tây Tạng không nên được dùng để sản xuất vũ khí hạt nhân và sự đổ tháo chất thải hạt nhân. Người Tây Tạng có một sự tôn trọng hết sức đến tất cả mọi hình thức của sự sống. Cảm giác cố hữu này đã được để cao bởi niềm tin nơi Phật Giáo của chúng tôi. Trước khi bị xâm lược và chiếm đóng, Tây Tạng là một khu bảo tồn hoang dã tươi mát, xinh đẹp, không ô nhiễm trong một môi trường thiên nhiên đặc biệt.
03/09/2010(Xem: 5281)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
03/09/2010(Xem: 4820)
Những tiên đoán khoa học về thay đổi môi trường khó khăn cho những con người bình thường nhận thức thấu đáo một cách trọn vẹn. Chúng ta nghe về nhiệt độ nóng bức và mực nước biển dâng cao, tỉ lệ ung thư nâng cao, sự gia tăng dân số, tài nguyên cạn kiệt, sự tuyệt diệt của những chủng loại. Con người hoạt động khắp mọi nơi đang thúc đẩy nhanh chóng sự hủy diệt những yếu tố chìa khóa chính yếu của môi trường sinh thái tự nhiên mà tất cả các chủng loại phụ thuộc vào.
03/09/2010(Xem: 4699)
Khi thế kỷ hai mươi kéo màn kết thúc, chúng ta thấy rằng thế giới trở nên nhỏ hơn và loài người trên thế giới đã trở thành gần như một cộng đồng. Những liên minh quân sự và chính trị đã được tạo thành những nhóm đa quốc gia rộng lớn, công nghiệp kỷ nghệ và mậu dịch quốc tế đã sản xuất một nền kinh tế toàn cầu, và sự đối thoại toàn thế giới đang xóa đi những hàng rào cũ kỷ của khoảng cách, ngôn ngữ, và chủng tộc.
01/09/2010(Xem: 9928)
Theo dòng diễn tiến của những cuộc du hóa qua những quốc gia trên thế giới, giàu và nghèo, Đông và Tây, chúng tôi đã từng thấy con người say sưa với niềm vuisướng, và những con người khổ đau. Sự phát triển của khoa học kỷ thuật dường như có đạt được thêm một ít đường nét, một số cải tiến; phát triển thườngcó nghĩa thêm ít nhiều những tòa nhà ở thành thị.
01/09/2010(Xem: 3947)
Chúng ta cần một loại tỉnh thức tập thể. Có những người đàn bà và đàn ông trong chúng ta đã tỉnh thức, nhưng chưa đủ; hầu hết mọi người vẫn đang ngủ…Nếu chúng ta tỉnh thức về tình trạng thật sự của chúng ta, sẽ có một sự thay đổi trong ý thức tập thể của chúng ta. Chúng ta phải làm điều gì đấy để thức tỉnh con người. Chúng ta phải hổ trợ Đức Phật để đánh thức những người đang sống trong mộng.” Thiền Sư Nhất Hạnh, trong Sự Đáp Ứng của Phật Giáo đến Tình Trạng Khẩn Cấp của Khí Hậu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567