Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi điều về vai trò của người cư sĩ.

09/04/201313:30(Xem: 5219)
Đôi điều về vai trò của người cư sĩ.

cu-si-tai-giaĐôi điều về vai trò của người cư sĩ

Minh Chi

(Học viện Phật giáo Việt Nam)

Cư sĩ là ngoại hộ thiện tri thức, cho nên nếu cư sĩ có một nhận định đúng đắn về vai trò của mình, tu học và sống theo đúng vai trò đó thì chắc chắn Giáo hội PG sẽ có một bước tiến bộ vượt bậc.

1. Từ cư sĩ xuất hiện đầu tiên ở kinh nào?

Theo Hòa thượng Thánh Nghiêm, tác giả cuốn Phật giáo chánh tínthì từ cư sĩ xuất hiện lần đầu tiên trong kinh Duy Ma Cật. Trong kinh, ngài Duy Ma Cật được gọi bằng ba danh hiệu: một là Trưởng giả trong phẩm "Phương tiện", hai là Thượng nhânhay Đại sĩtrong phẩm "Văn Thù thăm bệnh", ba là Cư sĩ trong phẩm "Bồ tát".

Theo các ngài Cưu Ma La Thập, Huyền Trang, Trí Khải thì ngài Duy Ma Cật nguyên là một vị Bổ xứ Bồ tát (vị Bồ tát sắp chứng quả Phật) trên cõi Phật A Thiềm ở phương Đông. Để hỗ trợ cho sự nghiệp giáo hóa của Phật Thích Ca ở cõi Ta bà, ngài Duy Ma đã thị hiện thành một vị tại gia mà trình độ giác ngộ, giải thoát của ngài khiến cho một vị Bồ tát trí tuệ hàng đầu như Bồ tát Văn Thù cũng phải kiêng nể. Như vậy trong kinh Duy Ma, từ cư sĩđồng nghĩa với từ đại Bồ tát.

Từ cư sĩ trong các kinh A hàm:

Trong kinh Trường A Hàmcó từ cư sĩ báu,chỉ cho vị quan đại thần trông coi kho vàng bạc của vua Chuyển luân vương. Rõ ràng từ cư sĩ ở đây chỉ cho nhà quản lý được vua trọng dụng. Ở Ấn Độ ngày xưa đẳng cấp thứ ba sau hai đẳng cấp Bà la môn và Sát đế lỵ là đẳng cấp Vệ xá (Vaisyas) bao gồm các công thương gia, các nhà doanh nghiệp. Từ cư sĩ báunói trên chỉ các công thương gia, các nhà doanh nghiệp thuộc đẳng cấp Vệ xá này.

Vào thời Phật Thích Ca, từ cư sĩ được dùng rộng rãi để chỉ các gia chủ có thể là Phật tử hay không phải là Phật tử. Trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt(Trường A Hàm, từ Ca La Việt chỉ cho Cư sĩ. Kinh này ở tạng Pali, có tên là Singalovada, dịch ra chữ Hán là kinh Thiện Sanh).Như vậy, từ cư sĩ trong kinh Singalovadađồng nghĩa với từ gia chủ.

Sau này, trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, phạm vi từ cư sĩ thu hẹp lại để chỉ riêng cho những người Phật tử tu tại gia. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đời Lý - Trần có những ông vua Phật tử tuy không xuất gia nhưng vẫn là những thiền sư lỗi lạc, nổi tiếng, những nhà Phật học uyên bác như Lý Thái Tôn, vua thứ hai đời Lý, đệ tử đắc đạo của Thiền sư Thiền Lão. Theo Thiền uyển tập anh, ngài được xếp là một vị Tổ thuộc thế hệ thứ 9 của phái thiền Vô Ngôn Thông. Vua Lý Thánh Tông, vua thứ 3 đời Lý, được công nhận là Tổ thứ 2 của phái thiền Thảo Đường (phái thiền thứ 3 của Việt Nam). Vợ vua là thứ phi Ỷ Lan được nhân dân tôn xưng là Quan Âm nữ cũng là một cư sĩ xuất sắc, có một bài thơ thiền được lưu lại trong sách Thiền uyển. Đời Trần, vua Trần Thái Tông, tác giả cuốn Khóa hư lụcvà Tuệ Trung Thượng sĩ đều là những cư sĩ nổi tiếng mà ngay các tu sĩ cũng đều tôn xưng họ là những bậc thầy trong đạo. Vua Trần Nhân Tông sau này xuất gia lập ra phái thiền Yên Tử cũng tôn xưng Tuệ Trung Thượng sĩ là đạo sư của mình.

2. Người cư sĩ với thân phận tại gia, có thể giác ngộ và giải thoát được hay không?

Theo tôi, người cư sĩ Phật tử Việt Nam ngày nay một mặt tiếp tục duy trì thái độ khiêm tốn truyền thống, tôn trọng Tam bảo, thân cận học hỏi nam nữ tu sĩ như là những bậc thầy tâm linh trong đạo. Nhưng mặt khác – và đây là điều quan trọng hơn – không có mặc cảm tự ti, phát tâm dũng mãnh tu học, mong cầu cũng được giải thoát và giác ngộ như các Tổ cư sĩ ngày xưa trong lịch sử Phật giáo nước nhà.

Trên bước đường tu học, cư sĩ Việt Nam ngày nay được động viên bởi lời khuyên của các vị Tổ như Trần Thái Tông:

"Mặc vấn đại ẩn tiển ẩn, bất câu tăng tục, hưu biệt xuất gia tại gia, nhi chủ yếu biện tâm, bổn vô nam nữ, hà tu trước tướng" – (Khóa hư lục)

Dịch nghĩa:

"Không phân biệt là sống ở đời hay sống trong rừng, không phân biệt tại gia hay xuất gia, chỉ cốt yếu là biện tâm, vốn không nam nữ, sao lại chấp tướng".

Tổ Trần Nhân Tông trong bài phú Cư trần lạc đạohồi III lại còn khẳng định hơn nữa:

"Trần tục mà nên, phúc ấy càng yêu hết tấc

Sơn lâm chẳng cốc, họa kia thật cả đồ công"

Giải nghĩa:

"Là người tại gia mà tu học thành công được giác ngộ và giải thoát thì phúc đức ấy thật là đáng quý hết sức, còn tu ở núi rừng (xuất gia tu ẩn) mà vẫn không giác ngộ (cốc từ nôm nghĩa là giác) thì thật là uổng công".

Chúng ta thấy rõ qua lời dạy của ngài Trần Thái Tông, người cư sĩ (tất nhiên người xuất gia cũng thế) phải biết tu tập tâm. Trần Thái Tông nói biện tâm tức là tìm hiểu tâm mình, tu tập tâm mình.

Muốn tu tập tâm tất nhiên phải luôn luôn tỉnh giác quan sát tâm mình; trong tâm mình nảy sinh ra cảm thọ gì, ý nghĩ gì, quyết định gì chúng ta đều phải biết rõ. Đó là cảm thọ ý nghĩ quyết định đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực, có lợi hay có hại cho mình hay cho người để kịp thời điều chỉnh uốn nắn.

Trong kinh Pháp Cú,phẩm "Tâm", Phật dạy nhiều về vấn đề tu tập tâm mà cư sĩ ngày nay nên luôn luôn suy ngẫm:

Kệ 33:

"Người trí làm tâm thẳng

Như thợ tên làm tên..."

Kệ 35:

"Lành thay, điều phục tâm

Tâm điều an lạc đến..."

Kệ 36:

"Người trí phòng hộ tâm,

Tâm hộ an lạc đến..."

Như chúng ta thấy, Đức Phật khuyên chúng ta luôn luôn tỉnh giác để uốn nắn tâm như thợ làm tên uốn nắn tên vậy, phòng hộ tâm, điều phục tâm khi chúng ta gặp phải các nghịch cảnh có thể làm chúng ta nảy sinh ra phiền não tham, sân, si v.v... Có thể nói đời sống người tại gia tạo ra cho họ nhiều cơ hội để hiểu biết tâm mình, rèn luyện tâm mình, bồi dưỡng những đức tính đáng quý như nhẫn nhục, kiên trì, tinh tấn.

---o0o---

Nguồn: Xuân Giác Ngộ 2005

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 3859)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 61489)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7375)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 5647)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
28/08/2010(Xem: 58269)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 10342)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
27/08/2010(Xem: 23597)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
17/08/2010(Xem: 8527)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
22/07/2010(Xem: 13208)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 16891)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]