Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14-Tuổi trẻ với vấn đề Diệt Dục

06/02/201115:45(Xem: 2739)
14-Tuổi trẻ với vấn đề Diệt Dục

ĐẠOPHẬT VÀ TUỔI TRẺ

Hòa thượng ThíchThanh Từ
-14-

Tuổi trẻ vớivấn đề Diệt Dục

Tuổi thanh niênlà tuổi hy vọng ước mơ, bao giờ cũng nuôi sẵn trong lòngnhững mộng đẹp. Nhờ sự hy vọng ước mơ ấy, thanh niênmới phát triển hết khả năng để đạt được sở nguyện.Thế mà, nghe đạo Phật đề cập đến vấn đề diệt dục,thực là một việc cằn cỗi khô khan, không thích hợp chútnào với tuổi đang tràn trề nhựa sống, theo quan niệm củahọ. Do đó, đa số thanh niên chỉ đứng xa nhìn đạo Phật,thấy như mình không có liên hệ gì với cái đạo già cỗiấy.

Sự thật, vấn đề diệt dụccó phải bóp chết hy vọng, đốt khô nhựa sống của thanhniên không? - Nhất định là không. Ðó chỉ là một quan niệmsai lầm. Diệt dục không có nghĩa là diệt tất cả ham muốn,mà chỉ là diệt cái đắm mê ngũ dục (tiền của, sắc đẹp,danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ) mà thôi. Nếu nói diệt dụclà diệt tất cả ham muốn thì tại sao người tu theo đạoPhật còn ham muốn làm điều thiện, ham muốn cứu độ chúngsanh, ham muốn giải thoát, ham muốn giác ngộ...? Bởi vì ngườiđời đắm mê tiền của, sắc đẹp... cho đó là cứu kínhcủa kiếp sống, trở thành mù quáng và nô lệ nó, nên khôngtìm ra lẽ chánh, Phật nói: "Người nặng lòng ái dục thìkhông thấy được đạo, ví như nước lóng lấy tay quậylên, người đến không trông thấy bóng."(Kinh Tứ ThậpNhị Chương)Ðể được sáng suốt và tự do, Phật dạyngười đời phải diệt cái đắm mê ngũ dục. Diệt cái đắmmê chớ không phải diệt hết các thứ ấy. Chính sự ăn uống,ngủ nghỉ đức Phật còn phải dùng kia mà. Vì thế, cầnnói một danh từ đúng hơn là Thiểu dục hayTiếtdục.

Tuổi thanh niên là tuổi mongmuốn ước mơ, nếu mong muốn xứng với khả năng, hợp vớihoàn cảnh là tiến bộ. Trái lại, khả năng một mà mong muốnmười, ước mơ những điều huyễn hoặc viển vông, đó làđi quá đà, chỉ chuốc lấy những thất vọng và đau khổ.Như chàng nông dân kia ước mơ bà công chúa đến phải đautương tư; hoặc người tàn tật ăn xin nọ ước mơ thànhtriệu phú mà quên mình đang đói lạnh... Những cái mong muốnước mơ ấy, nếu không diệt trừ thì con người quên cảthực tại, chỉ sống với mộng tưởng không đâu. Như vậy,vấn đề diệt dục đâu không hệ trọng thiết yếu vớituổi thanh niên?

Phần đông thanh niên đềunuôi mộng to, nhưng nếu là mộng Thạch Sùng hay Sở Khanh thìnhững thanh niên ấy là những con vi trùng độc của xã hội.Chính họ sẽ là con thiêu thân thui mình trong ngọn lửa sắc,tài... Bởi vì khi đã say men sắc, tài, danh vọng, con ngườicó thể quên tất cả lẽ phải, mất hết lương tri, nhấtlà tuổi thanh thiếu niên, tuổi bồng bột nông nổi. Xưa naybiết bao người khi đứng ngoài vòng sắc, tài, danh vọng,họ là bạn tốt, chồng hiền, con hiếu... Nhưng đến lúcbị sắc, tài, danh vọng làm lòa mắt, họ sẽ trở thành conbất hiếu, chồng phụ bạc, người phản bạn... Do đó, nếukhông hạn chế tâm tham dục, thanh niên rất dễ lao mình xuốnghố trụy lạc.

Tuy nhiên, hạn chế tham dụckhông có nghĩa là ngăn bước tiến của thanh niên, ấy làhướng họ tiến đúng đường, hợp đạo lý. Lòng ham muốncủa thanh niên không cùng, không tận, nếu mở khuôn luân lý,đạo đức cho nó mặc tình bay chạy thì thế giới này sẽtrở thành địa ngục, con người không còn nhân phẩm. Nóithế không phải cấm đoán thanh niên không cho ham muốn, ởđây chỉ cần xoay chiều ham muốn ấy trở thành hữu íchvà hướng thiện là tốt.

Giáo lý đạo Phật dạy diệtdục, cũng giáo lý đạo Phật dạy tăng trưởng dục. Nếukhông nhận định kỹ, người ta thấy mâu thuẫn ở điểmnày. Bốn món Như ý túc, trong ba muơi bảy Phẩm trợ đạocủa Phật dạy mà Dục như ý túc là đứng đầu, kế mớiTinh tấn. Lại câu thường ngôn của Phật tử nói: "Tu hànhvô dục, đạoquả nan thành."Thực vậy, có ham muốnngười ta mới gắng sức chịu khó làm việc hay tu hành. Thếlà, cái ham muốn phải có và đặt nó đứng đầu, khi bướcchân vào đạo Phật. Ð?o Phật cấm cái dục ích kỷ, sai lầmvà đau khổ, nhưng dạy tăng trưởng cái dục vị tha, sángsuốt và an lạc.

Cái dục hợp lý hữu ích ấy,thanh niên cần phải có và phải có thật to. Như ham muốnlàm việc xã hội, giúp ích đồng bào... những cái ham muốnnày càng to chừng nào thì danh nghĩa thanh niên càng xứng đángchừng ấy và xã hội sẽ nhờ đó mà tươi đẹp, vui vẻbiết bao!

Lại ham muốn mở mang kiếnthức, khai thông trí tuệ, thanh niên không thể thiếu được,mà phải có một cách thiết tha. Vì trí thức là cái cầncó của con người, nên thanh niên phải gắng công khai thácnó. Nhờ có ham muốn mở mang trí thức, các cậu học sinhmới hăng hái học tập, mới nhẫn nhịn được những cơnquở phạt của giáo sư và mới đạt được bản nguyện.Nếu một học sinh học chỉ vì sự bắt buộc của cha mẹ,đến trường để tránh việc gia đình... thì học sinh ấychỉ là những thằng bù nhìn không hơn không kém. Thế làthành công trên việc nhân nghĩa, đạt được trí tuệ chomình đều do ham muốn làm độïng cơ.

Nếu là một thanh niên Phậttử, vấn đề ham muốn lại càng to gấp bội phần hơn. Bởivì đã xưng mình là con Phật, là đã ám tàng mong muốn làmbậc siêu nhân. Do đó, Phật tử lúc nào cũng một lòng chămchăm ham muốn ban vui cứu khổ cho mọi loài. Họ say sưa làmviệc bố thí, say sưa lo cứu độ chúng sanh. Bởi lòng hammuốn thiết tha ấy, rất nhiều Phật tử coi mạng sống mìnhnhẹ hơn bông, xem nỗi đau khổ của người nặng hơn đá,họ đã hy sinh làm được những việc khó làm. Nếu đã xưnglà Phật tử mà không phát tâm ham muốn ban vui cứu khổ chongười, thì kẻ ấy là cái bia khắc tên không.

Chẳng những chỉ ham muốnban vui cứu khổ cho mọi loài, mà Phật tử cần phải thiếttha mong muốn được giác ngộ và giải thoát. Bởi sức mongmuốn này quá mạnh, nên trên đường đạo, Phật tử tinhtấn không dừng. Họ cố gắng tu tập, bền chí gạn lọctừng cái bợn nhơ phiền não trong nội tâm. Như người gạnlọc từng mảnh quặng trong khối vàng. Nếu thiếu sự mongmuốn, ai không thối lui trong khi gặp muôn vàn trở ngại trênđường đạo.

Phật đã đào luyện cho đệtử cái mộng to vô kể, tức là cái mộng chuyển thế giớikhổ đau thành Cực Lạc, xoay con người phàm tục trở nênThánh hiền. Như vậy cái dục của Phật tử rất to, mà càngto lại càng quí, vì nó hướng đúng đường.

Tóm lại, đạo Phật chủ trươngdiệt dục, nhưng chỉ diệt cái đắm mê ngũ dục, chớ khôngphải diệt cái dục cứu thế độ đời, siêu phàm nhập thánh.Tuổi thanh niên là tuổi còn thiếu kinh nghiệm lại nhiềuham muốn, nếu không biết phương pháp tiết chế những cáiham muốn sai lầm, tăng trưởng những cái ham muốn phải hướngthì rất đáng thương hại thay! Ðem vấn đề diệt dục củađạo Phật áp dụng vào đời sống thanh niên không phải làmột việc kém cần thiết. Có thế, thanh niên mới sống mộtđời sống cao siêu quảng đại, và xã hội mới mong có ngàyvinh quang rực rỡ.










Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2023(Xem: 5976)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 5716)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 9630)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5755)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 8694)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9909)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 8200)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 22469)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 23014)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19783)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]