Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06-Thế nào là anh hùng?

06/02/201115:45(Xem: 2749)
06-Thế nào là anh hùng?

ĐẠOPHẬT VÀ TUỔI TRẺ

Hòa thượng ThíchThanh Từ
-06-

Thế nào là anh hùng?

"... Chí những toan xẻnúi lấp sông,
Làm nên đấng anh hùng đâu đấytỏ..." - Nguyễn Công Trứ
Bạn là một thanhniên, bạn có chí khí anh hùng, và bạn tưởng tượng bạnsẽ là anh hùng. Vâng! Bạn sẽ là anh hùng. Nhưng phải làmthế nào để thành một "anh hùng thật sự". Tôi nói anh hùngthật sự, để bạn khỏi lầm những anh hùng chỉ có tên,có tiếng, có oai ở bên ngoài.

Ðể dễ bàn luận, chúng ta cầnhiểu nghĩa căn bản của hai chữ anh hùng. Anh hùng là gì?- Anh hùng là người tài năng xuất chúng, công to, đức cảkhiến mọi người đều kính phục.

Thế mà giữa xã hội này, mỗingười quan niệm anh hùng theo mỗi cách. Do đó nên khi ngồichung nhau thảo luận, thì mỗi người đều tự vỗ ngực xưngta đây là "anh hùng".

Bác Phó vào xóm rượu trà, cờbạc tiền lưng hết sạch mà lại say sưa, ngã bờ té bụi.Về nhà vợ con cằn nhằn, bác lại nổi giận đùng đùng,trợn mắt phùng mang, đánh đập vợ con chạy tứ tán. Ra oainhư vậy, bác thấy bác là anh hùng.

Anh Hảo, trước mặt các cô thiếunữ, anh vãi tiền như cát để mua một trận cười. Và lúcđó, nếu có ai bình phẩm hành động cuồng dại của anh,anh quyết một mất một còn tranh hùng với kẻ ấy, để chonhững nàng tiên kia thấy chí khí và tài năng của anh. Ởtrường hợp này, anh xem mạng sống nhẹ hơn bong bóng. Vàdù phải lao mình vào hang beo, miệng cọp, anh cũng coi thường.Vì anh cho làm được như thế là anh hùng.

Ông Bạo, vì tranh hơn thua việclàm ăn với bạn đồng nghiệp mà sanh cãi vã, ông nổi nóngchạy về nhà lấy bù lon, đến đập vào đầu người kiaphun máu, rồi ông phải ngồi khám. Làm được vậy, ông cũngtự đắc mình là anh hùng.

Cậu Tài, đắm mê tửu sắc, bỏhọc hành, bị cha mẹ rầy mắng. Cậu tìm dao đâm họng tựtử. Thái độ đó, cậu thấy rất là anh hùng... Tóm lại,trong xã hội có vô số bọn "anh hùng rơm" như vậy.

Ðến những kẻ có chút gan dạ,nhân thời loạn lập bè, kết đảng, cậy thế, ỷ quyền,tự xưng hùng, xưng bá, may ra được lúc đắc thời, đắcthế, họ sẽ vỗ ngực xưng ta đây là anh hùng. Ðó là nhóm"anh hùng thời cuộc".

Sức mạnh của Lý Ngươn Bá, chuyểncặp chùy gần như lay trời, động đất, một tiếng hét muônquân đều cúi rạp. Nhưng vì một cơn phẫn nộ không đâu,ông ném cặp chùy để tự sát. Tài cao chàng Lữ Bố, trướcvạn quân không hề nao núng, giết kẻ địch như lấy đồøtrong túi, thế mà vẫn đắm đuối vì sắc đẹp của ÐiêuThuyền... Chinh phục hằng mấy triệu người, nhưng phải phủphục trước một mỹ nhân, hay cơn phẫn nộ, là hạng "anhhùng sức khỏe".

Lấy tiết nghĩa làm mục tiêu, giàusang không thay lòng, lâm nguy không nhụt chí, thành công màmất tiết nghĩa không màng, vong thân mà còn tiết nghĩa mớitoại, đó là hạng anh hùng tiết nghĩa. Người điển hìnhcho hạng anh hùng này, ta thấy có Quan Vân Trường thời Tamquốc Trung Hoa. Vân Trường lúc ở với Lưu Bị cũng như khivề với Tào Tháo, lòng vẫn không đổi thay. Ðánh với HuỳnhTrung trăm hiệp không phân thắng bại, khi ngựa sẩy chân némHuỳnh Trung xuống đất, Ngài liền dừng đao, không giết kẻsa cơ. Tào Tháo là kẻ thù nguy hiểm, mà lúc thất thế lộibộ trong nẻo Huê Dung, Ngài cam chịu tội, để tha ngườicùng lộ. Cho đến đi đường cái, về đường cái, thà chếtchứ không khiếp nhược. Những cử chỉ ấy, những thái độïấy, Ngài đã hiển nhiên thành một vị anh hùng của Á Ðông.Nói về khỏe, Ngài đâu hơn Lữ Bố; nói về trí, Ngài saobằng Khổng Minh. Thế mà, mọi người đều sùng thượng Ngàilà vị Thánh, kính cẩn tôn thờ Ngài. Ngài là một vị anhhùng bất tử trong hiện tại cũng như suốt vị lai. Trong bàica khen Ngài có câu:

"... Trung nghĩa tham thiên địa.Anh hùng quán cổ kim..."

Ngài chỉ tiết chế phần nào lòngtham, để đưa đời Ngài đi theo chánh nghĩa, mà được mọingười quí chuộng dường ấy; huống nữa, người tiết chếtoàn vẹn tham, sân, si để đem đời mình phụng sự cho nhânloại, thì cao quí biết ngần nào!

Lão Tử nói: "Thắng nhân giảlực, tự thắng giả cường."

Thực vậy, thắng người chỉ làvấn đề sức khỏe hay mưu chước xảo quyệt. Anh yếu tôimạnh, tôi có thể lấn át được anh; anh thật thà chất phác,tôi mưu thần chước quỉ, tôi sẽ hơn được anh. Nhưng đóchỉ là vấn đề bên ngoài. Về nội tâm, một lần tôi hơnanh, là một lần tôi đã thua tôi. Vì anh yếu, tôi mạnh, tôiỷ sức mạnh hiếp người yếu, đó là lòng "khinh mạn" đãlàm chủ tôi. Anh thật thà, tôi xảo quyệt, ý trí khôn xảocủa mình, tôi lường gạt anh, là tôi đã làm nô lệ cho lòng"tham lam". Tôi lấn át, lường gạt anh, anh thua tôi nhưng chưahẳn là anh phục tôi. Ðể lòng "khinh mạn", "tham lam" làm chủ,tôi đã thật sự đầu hàng nó. Vì thế, thắng người chưaphải là mạnh.

Thắng mình mới thật mạnh; trướcmột vẻ đẹp yêu kiều, bạn giữ lòng không xao xuyến. Sắpnắm trong tay một mối lợi khổng lồ nhưng không hợp đạonghĩa, bạn bỏ qua không chút hối tiếc. Ðời bạn hoàn toàntrong sạch mà bỗng nhiên một đứa thất phu vô cớ thóa mạbạn, lúc đó bạn vẫn giữ lòng an tịnh không chút rạo rực...Những việc đó bạn nghĩ có dễ làm chăng? Người tầm thườngcó thể làm được không? - Chắc bạn cũng đồng ý như tôi,người thắng được lòng mình một cách quả cảm, đòi hỏiphải có một nghị lực phi thường, một bản lĩnh xuất chúng.Vì thế, người thắng được lòng mình mới thật là ngườimạnh.

Ðây tôi giới thiệu bạn một phươngpháp làm "anh hùng thật sự", "anh hùng muôn đời". Muốn làmvị anh hùng này, trước bạn phải tập tu đức nhẫn nhục.Nghe nói đến nhẫn nhục, bạn đã bật cười!... Khoan! khoan!Bạn đừng cười vội. Tôi biết bạn sẽ bảo: "Tôi thanhniên đâu phải như những ông già bạc nhược, mà mỗi cáibảo phải nhẫn nhục." Vâng! Bạn là thanh niên, nhưng bạnđừng lầm hiểu nhẫn nhục là hèn yếu khiếp nhược. Nhẫnnhục là một "khả năng chịu đựng". Có chịu đựng đượcmọi thử thách, mọi thống khổ, mọi bực dọc... ngườita mới giàu nghị lực, mới đủ kinh nghiệm, mới tiến lênbậc Hiền, Thánh và xứng đáng là anh hùng.

Một em bé ôm tập đến trường,nếu không chịu đựng nổi sự rầy phạt của ông thầy,em có thể biết chữ chăng? Một nhà thương mãi, nếu khôngchịu đựng được tiếng chê khen của khách hàng, những lỗlã, nhà thương mãi ấy có làm giàu được không? Một kỹnghệ gia, nếu không chịu đựng được sự hư hao thất bại,sự thắc mắc của nhân công, có thể lập nên những xí nghiệpvĩ đại chăng?... Tóm lại, ở giữa xã hội này, trong mỗingành, mỗi nghề, nếu người không có sức chịu đựng, thìkhông làm được việc gì cả.

Chịu đựng được ngoại cảnhchưa phải khó, chịu đựng được nội tâm mới thật ngànlần khó hơn. Tôi đang ngồi chơi, vô cớ một người đếnthóa mạ tôi. Khi ấy, tôi chửi mắng lại họ là khó? Haytôi giữ lòng phẳng lặng không cho cơn giận dấy lên là khó?Người chửi mình, mình chửi lại, việc ấy trẻ con lên bacũng thường làm. Người chửi mình, mình vẫn giữ thái độbình thản, lòng không rạo rực, mới thực khó. Ðiều này,chỉ những bậc Thánh nhân, những hạng anh hùng mới làm được.Muốn làm anh hùng, bạn phải làm những việc các bậc anhhùng đã làm. Còn việc hàng ngày của trẻ con ấy, bạn nêntránh xa; nếu bạn làm theo, bạn đã trở thành trẻ con nốt!

Chắc bạn sẽ băn khoăn hỏi tôi:Tại sao các bậc Thánh nhân chịu đựng được những cáikhó chịu đựng ấy? - Thưa bạn! bởi các Ngài dồi dào nghịlực, sáng suốt nhận định lẽ phải nên chịu đựng rấtdễ dàng. Bằng chứng, đức Thích-ca một hôm đang giảng đạo,bỗng một kẻ ngoại đạo đến nhục mạ Ngài. Ngài yên lặngkhông đáp, gương mặt tươi tỉnh như không. Nói mà khôngngười đáp, khác nào nhóm lửa giữa hư không, kẻ ngoạiđạo bực tức hỏi Ngài: "Tại sao tôi nhục mạ ông, mà ôngkhông trả lời?" Phật ung dung đáp: "Này ngươi! Ngươi đemmột món quà đến cho ta, ta không nhận, món quà ấy về ai?"Người ngoại đạo đáp: "Tôi cho ông, ông không nhận là vềtôi." Phật bảo: "Cũng thế, ngươi nhục mạ ta, ta không nhậnthì ngươi tự chuốc họa vào mình." Một hôm đi dạo phố,bạn gặp người điên rượt đánh bạn. Trường hợp đó,bạn nghĩ sao? Ðánh lại họ chăng, hay chạy tránh họ? - Nếubạn nhận bạn là người trí, bạn chỉ yên lặng lánh xahọ. Vì họ đã là điên mà mình chống cự họ, mình cũngđiên nốt. Cũng thế, giữa đời này những kẻ gây sự vôcớ, khác nào người điên kia. Ta là người trí nên tránhhọ, mà không nên chống đối.

Người tu đức nhẫn nhục khôngnhững chịu đựng những cơn phẫn nộ không cho dấy khởi,mà bất cứ điều gì làm cho tâm hồn xao xuyến rạo rựcđều chịu đựng để dằn ép chúng trở về trạng thái yêntĩnh. Nhẫn nhục là một cách súc tích khí lực điều khiểnthân tâm mình. Người làm chủ được mình là một sức mạnhvô biên. Phật dạy: "Thắng một vạn quân, không bằng thắngmình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt."(KinhPháp Cú)

Người đời chỉ mong chinh phụckẻ khác, chinh phục ngoại cảnh mà quên đi nội tâm. Khácnào con trong nhà không dạy, không răn, mà đi dạy răn con ngườihàng xóm, thật là một việc viển vông. Bắt nạt ngườicung kính, tuân lệnh mình, mà mình nô lệ thất tình lục dục,thì còn tai hại nào to hơn! Ông A có uy quyền, có thế lực,ai cũng sợ, cũng khiếp, bảo điều gì ai cũng phải theo. Nhưvậy nếu ông A bị nô lệ lòng tham, chúng ta thử nghĩ, nhữngkẻ dưới tay ông sẽ là gì? - Phải chăng sẽ là những conchó săn đang lao mình trong rừng rậm. Trong xã hội này, nếuai cũng muốn tạo uy quyền bên ngoài, mà không thắng đượcbên trong, thì xã hội sẽ ra sao?

Tóm lại, tạo uy quyền bên ngoàituy khó, nhưng đã lắm người tạo được. Ðiều phục nộitâm là chuyện khó gấp bội lần hơn, chỉ những bậc Thánhnhân, những vị anh hùng mới làm được. Vì thế, đức Thích-cachưa từng cầm gươm lên ngựa chinh phục một ai, chỉ ngồitĩnh tọa dưới cội bồ-đề, chuyên gạn lọc nội tâm, màNgài đã được hiệu "Ðiều Ngự Sư" hay đấng "Ðại HùngÐại Lực". Ngài là một vị "Anh hùng muôn đời". Tôi mongbạn, một thanh niên của nước Việt Nam, bạn hãy đắn đocẩn thận, trước khi bạn tập làm "anh hùng".


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2023(Xem: 5801)
Tôi muốn chia sẻ về mối quan hệ tôn giáo và xã hội hiện đại. Vì bản tính tự nhiên, mỗi cá nhân đều có sự cảm nhận về tự ngã. Từ đó, mỗi cá nhân đều trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác thống khổ, cảm xúc vui sướng hay yên tĩnh. Đây là sự thật, không cần phải trình bày tỉ mỉ nữa. Động vật cũng thế. Vì bản tính tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn đạt được an lạc hạnh phúc, không muốn thống khổ và bất hạnh. Ta khỏi cần phải chứng minh điều này. Trên cơ sở này, chúng ta đàm luận về quyền của mọi người được hưởng cuộc sống an lạc hạnh phúc, quyền vượt qua mọi thống khổ.
22/03/2023(Xem: 5558)
Năm 2011, chuyên mục này đã đưa ra một số chủ đề lớn, từ những phương pháp hay nhất, dành cho tăng đoàn Phật giáo với khoa học công nghệ best practices with technology for sanghas, đến việc khám phá các mối quan hệ giữa sự thật khoa học thần kinh và Phật pháp relationship between truth, neuroscience, and the Dharma. Sau đó, chúng tôi đề cập đến tính hai mặt dưới góc nhìn khoa học thần kinh duality in light of neuroscience, và bắt đầu chỉ ra những lợi ích của việc xây dựng một lý thuyết khoa học về sự văn minh a scientific theory of enlightenment. Bởi thắc mắc này đang đưa ra những chủ đề mới dịp đầu xuân này, có lẽ tôi nên nhấn mạnh điều gì đó.
18/03/2023(Xem: 9362)
Tây phương Kinh tế học có thể bị chỉ trích bởi dựa trên sự hợp lý hóa hành vi cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận vì lợi ích của một nhóm nhỏ, phụ thuộc vào sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và sự suy thoái môi trường chung của chúng ta. Trong khi đó, Kinh tế học Phật giáo được hình thành dựa trên sự tương tác phụ thuộc lẫn nhau của con người và môi trường, do đó mang lại sự an lạc hạnh phúc dựa trên từ bi tâm đối với tất cả chúng sinh. Mục tiêu của nó là duy sự phát triển bền vững gắn liền bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay, đồng thời khẳng định sự thịnh vượng chung và mang đến sự an lạc thịnh đạt cho người lao động, khách hàng, cổ đông và xã hội.
18/03/2023(Xem: 5547)
Công nghệ phát triển thay đổi cuộc sống con người, tuy nhiên sẽ thật ngây thơ khi tin rằng công nghệ chỉ mang lại lợi ích mà không phải trả giá. Một chủ đề lặp đi lặp lại trong lịch sử là sự ra đời của các công cụ và cơ bản công nghệ đổi mới, sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận bản thân và thế giới, cũng như trong đó có vai trò của chúng ta. Từ sự phát triển động cơ hơi nước, hàng không, xử lý máy tính và gần đây hơn là trí tuệ nhân tạo (AI), các công cụ và công nghệ đã cải thiện phúc lợi đáng kể và năng suất của con người nhưng không nhất thiết là phúc lợi của con người và các hệ sinh thái của thế giới.
03/02/2023(Xem: 8378)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu, Thiền Ngoại Đạo, Thiền Tiểu Thừa, Thiền Trung Thừa, Thiền Đại Thừa, Thiền Tối Thượng Thừa...Tất cả đều là những sắc thái, tướng trạng, hiện tượng và tác động từ tâm thức chúng ta trong ý hướng tu tập trên đường giải thoát, giác ngộ Phật đạo. Sự giác ngộ giải thoát nơi Phật Đạo, tuy nhiên, lại quá phong phú, đa diện với sắc thái tâm thức rất sâu xa vi tế nên dù Phật tánh
31/01/2023(Xem: 9539)
Kinh Châu Báu, thuộc kinh điển Nam Truyền, Tiểu Bộ Kinh, là một bài kinh Hộ Trì hay Cầu An, do Đức Phật Thích Ca nói ra khi Ngài được thỉnh đến thành Vesali, dân chúng đang chịu ba thứ nạn, nạn dịch bệch, nạn đói và nạn Phi Nhân. Dân chúng ở đây cầu mong nhờ ân đức cao trọng của Đức Phật, nhờ Phật Lực mà các hoạn nạn được tiêu trừ.
07/01/2023(Xem: 8037)
Phương pháp phát triển cá nhân mà nhà sư Sangharakshita nói đến trong bài này là phép thiền định của Phật giáo, một phép luyện tập nhằm biến cải một con người bình dị trở thành một con người đạo đức, sáng suốt và cao quý hơn, và ở một cấp bậc sâu xa hơn nữa còn có thể giúp con người đạo đức, sáng suốt và cao quý ấy thoát ra khỏi thế giới hiện tượng luôn trong tình trạng chuyển động và khổ đau này.
23/12/2022(Xem: 21549)
Các video sau được sưu tập và biên tập sao cho mỗi video đều có mục lục chi tiết (ngoại trừ các bài giảng lẻ), kèm theo thời điểm lúc giảng các mục để người xem có thể dễ dàng theo dõi. Ngoài ra nếu vô tình nghe một đoạn bất kỳ cũng có thể biết được Sư bà đang giảng tới mục nào vì tên mục đó có ghi phía dưới màn hình.
02/11/2022(Xem: 22598)
Đức Phật thuyết giảng giáo nghĩa Đại thừa vì tám lý do, được nêu lên ở trong bài kệ của Đại thừa trang nghiêm kinh luận: "Bất ký diệc đồng hành Bất hành diệc thành tựu Thể, phi thể, năng trị Văn dị bát nhân thành". Bài kệ này nêu lên tám lý do, tám bằng chứng kinh điển Đại thừa là do đức Phật nói chứ không phải là ai khác. Hàng Thanh văn không đủ khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Hàng Duyên giác không có khả năng để nói đến kinh điển Đại thừa. Bồ tát cũng chưa đủ sự toàn giác để nói kinh điển Đại thừa. Còn đối với ngoại đạo thì đương nhiên không thể nói được một từ nào ở trong kinh điển Đại thừa. Có nhiều vị cố chấp, thiên kiến nói rằng kinh điển Đại thừa do ngoại đạo tuyên thuyết; nói như vậy là hồ đồ, không có luận cứ. Tu tập đến cỡ như hàng Thanh văn, hàng Duyên giác mà còn không nói được kinh điển Đại thừa thì làm gì cái đám ngoại đạo chấp ngã, chấp trước, chấp danh, chấp lợi mà nói được kinh điển Đại thừa. Cho nên nói kinh điển Đại thừa do ngoại đạo nói, đó
02/11/2022(Xem: 19316)
Bấy giờ, tôi khoảng chín tuổi, một hôm đi xem đưa đám tang ông Võ Hờ trong xóm, thấy mọi người đi sau đám tang đều khóc nức nở và tức tối. Thấy họ khóc, tôi cũng khóc, nhưng bấy giờ tôi không biết tại sao tôi lại khóc như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]