Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma viết về Đạo Phật & Khoa Học

09/06/201407:25(Xem: 6127)
Đức Đạt Lai Lạt Ma viết về Đạo Phật & Khoa Học

dalailama-1a
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
VIẾT VỀ ĐẠO PHẬT VÀ KHOA HỌC.
Vi Tâm


Đức Đạt Lai Lạt Ma (ĐLLM) viết cả chục cuốn sách, cuốn nào cũng được dịch ra rất nhiều thứ tiếng. Trong những cuốn đã đọc, tôi rất thích cuốn « Cả vũ trụ trong một hạt nhân » (The Universe in a single atom). Tôi thích vì quyển sách đó chứng tỏ tính ham học, sự hiểu biết vô cùng thông thái và lòng cởi mở vị tha của Ngài.

Phần chính cuốn sách bàn về những liên đới giữa các lý thuyết của khoa học cận đại và những nhận xét suy luận về vũ trụ và con người đã viết trong kinh điển Phật giáo Tây Tạng từ ngàn năm về trước. Nhưng ở đây tôi chỉ muốn kể về vài chuyện nhỏ rất lý thú mà Đức ĐLLM đã sống khi Ngài còn nhỏ tuổi. Chuyện Ngài lúc nhỏ tuổi đã máy mó tháo ra lắp lại mấy cái đồng hồ, rồi dùng kính thiên văn ngắm nghía sao trên trời và mặt trăng, rồi học sửa xe ô tô, rồi học lái xe ô tô như thế nào. Những tò mò về kỹ thuật đó đã nuôi trong đầu Ngài lòng ham muốn học hỏi về kỹ thuật rồi về khoa học để sau này thành một Lạt Ma hiểu biết rất nhiều về khoa học hiện đại.

1. Học hành về lịch sử , giáo điều, và triết lý đạo Phật từ hồi 5-6 tuổi. Đức ĐLLM sanh ra trong một gia đình nông dân, chuyên trồng trọt và nuôi gia súc. Năm lên 6 tuổi, Ngài được nhận ra là Đức ĐLLM thứ mười bốn, và được đưa khỏi gia đình vào sống và tu hành trong lâu đài của ĐLLM thứ mười ba trong tỉnh Lhassa. Tại đây Ngài được nhiều vị Thầy chăm lo dạy dỗ. Mỗi ngày phải ngồi thiền trong hai giờ, và ngồi bốn lần một ngày. Ngài học chữ nghĩa, nghi lễ, lịch sử, và triết lý đạo Phật Tây Tạng. Đó là một chương trình đạo tạo chung cho các vị Lạt Ma. Chương trình này không có một tí gì về vật lý, hóa học, hay toán học.

2. Thích dùng và tháo lắp các máy móc. Lúc đó Đức ĐLLM sống trong lâu đài đồ sộ Potala, có đến cả ngàn gian buồng. Vào những giờ nghỉ học Ngài hay lang thang đi phám phá các gian buồng chung quanh, trong đó có chứa nhiều đồ đạc và di vật của các ĐLLM thời trước, nhất là của Đức ĐLLM thứ 13. Trong các cuộc thăm dò đó, nhiều đồ vật đã kích thích tính tò mò của Ngài. Trên hết phải kể là :

1. Một cái đồng hồ cơ khí, lên giây bằng tay, trong đó có nhiều bánh xe xoay vào nhau,

2. Một cái kính thiên văn đồ sộ đặt trên môt cái cột có ba chân,

3. Hai cái máy chiếu phim phải quay bằng tay để lên điện,

4. Ba chiếc xe ô tô, hai xe Baby-Austin kiểu năm 1927, và một chiếc Dodge kiểu năm 1931. Ba chiếc ô tô này được người Anh tặng cho ĐLLM thứ 13. Trong những năm ấy, đó là 3 chiếc xe độc nhất bên Tây Tạng. Khi đó Tây Tạng chưa có đường xá cho xe ô tô, nên họ phải tháo xe thành từng mảnh bên Ấn Độ, cho lên lưng lừa thồ lên núi mang vào lâu đài của Đức ĐLLM rồi lắp các mảnh đó lại thành xe.

Cái kính thiên văn thì quá dễ hiểu. Đức ĐLLM đã đem nó ra ngay sân thượng để ngắm người đi lại dưới thành phố Lhassa. Ngài rất thèm thuồng thấy những đứa trẻ cùng tuổi được thảnh thơi vui đùa dưới phố, trong khi mình cả ngày phải ngồi học. Sau này Ngài rất thành thạo sử dụng máy để ngắm các ngôi sao và mặt trăng. Xứ Tây Tạng ở cao trên núi, đêm về trăng sao hiển rõ mồn một, Ngài say mê ngắm nghía và luôn luôn hỏi han các thầy học cũng là tùy tùng của Ngài về tên các vì sao và các chuỗi sao. Người Tây Tạng sống trên núi cao, nên từ xưa đã rất giỏi về thiên văn. Phần lớn các ngôi sao thấy được trên trời đều có tên bằng tiếng Tây Tạng. Ngắm mặt trăng thì dĩ nhiên thấy nhiều hình thù trên đó. Bên Tây Tạng không có chuyện Hằng Nga và chú cuội, nhưng có chuyện con thỏ trên mặt trăng. Đức ĐLLM quen sống trên đồi núi, bèn nghĩ là mặt trăng cũng có đồi núi thung lũng như trên trái đất và các hình trên mặt trăng là bóng dâm cúa các giẫy núi. Vậy thì phải có ánh sáng từ đâu chiếu vào, và Ngài kết luận ánh sáng chỉ có thể đến từ mặt trời, và bóng dâm trên mặt trăng do mặt trời chiếu nghiêng trên thung lũng đồi núi tạo ra. Một đứa trẻ chỉ học kinh điển giáo lý mà nghỉ ra được như vậy thì quả thật rất thông minh.

Cái đồng hồ nhất là các bộ phận bánh xe liên đới với nhau làm Ngài rất say mê. Ngắm mãi rồi Ngài bèn mày mò tháo mấy cái ốc và bánh xe ra. Nhưng Ngài đã thấy ngay là phải cẩn thận xếp sắp, nếu không thì không lắp lại được. Và Ngài rất tự hào cho là mình giỏi khi tháo cái đồng hồ ra từng mảnh rồi lắp lại thì cái đồng hồ lại… chạy như thường ! Dĩ nhiên chuyện này không qua mắt các vị giảng sư và tùy tùng cùa Ngài. Họ ngạc nhiên và thích thú, bèn … tìm xem ai có đồng hồ bị hư không, đem đến cho Đức ĐLLM sửa. Thế là trong thế giới bé nhỏ của Ngài, Đức ĐLLM đã kín đáo thành một người thợ chữa đồng hồ !

Cái máy chiếu phim quay tay thì khó hiểu hơn. Nhờ một người tùy tùng giúp đỡ, Ngài đã làm chạy được một chiếc và hai người xem các bộ phim rất cũ kỹ của Đức ĐLLM thứ 13 để lại.

Chữa đồng hồ và máy quay phim rồi, Ngài bèn có dự án tham lam hơn là học về máy móc xe hơi. Ngài bèn làm thân với ông tài xế Lhakpa Tsering. Ông này tính tình rất quạu, nhưng lại rất hoan hỷ chỉ dẫn cho Ngài khi ông cặm cụi chữa xe. Những chiếc xe đó chỉ chạy loanh quanh, nhưng ông Tsering vẫn đem ra chữa đi chữa lại. Đức ĐLLM đòi ông ta dạy cho mình lái xe. Một hôm Ngài lén đem chiếc Baby-Austin ra lái một mình. Và gây ra một tai nạn nhỏ, làm bể cái đèn pha phía trước. Ngài hoảng hồn loay hoay đi kiếm được một cái đèn khác thay vào. Nhưng cái đèn này lại có kính trong suốt còn cái đèn bị vỡ thì có kính mờ. Làm sao đây ? Ngài bèn lấy đường đốt thành chất lỏng bôi lên bóng đèn, rồi đem xe cất đi. Làm sao ông Tsering không biết, nhưng ông không hề nói gì. Chỉ thấy cái đèn sau này lại có bóng mờ cháy đàng hoàng như cũ.

3. Đam mê học hỏi về khoa học. Những chuyện trên cho thấy Đức ĐLLM ngay từ nhỏ đã có một đầu óc tò mò và thông minh có sáng kiến. Nhưng đó chỉ là những tò mò về kỹ thuật bé nhỏ. Ngài đã thấy ngay là mình phải học hỏi rất nhiều nên đã vào thư viện đọc sách. Trong thư viện của các thế hệ trước để lại có không biết bao nhiêu sách về khoa học kỹ thuật, tuy không phải là những sách cận đại nhất. Đức ĐLLM đã thấy sau kỹ thuật là khoa học, mà khoa học là cả một thế giới mông mênh rộng lớn không kém gì thế giới của kinh điển mà Ngài đã theo học từ bé đến giờ.

Đến năm 16 tuổi, Đức ĐLLM chính thức lên làm chủ xứ Tây Tạng và được mời đi thăm nhiều nước chung quanh. Sang Trung Hoa, Ngài gặp Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, được thấy các đường xá rộng lớn, xem các nhà thủy điện và các xưởng máy tối tân. Lúc đó Trung Hoa đã dòm ngó và bắt đầu gây hấn với Tây Tạng. Qua Ấn Độ Ngài đã gặp ông Nehru. Nehru hiểu biết rất nhiều về khoa học, đã trở thành một người bạn thiết, sau này đã đón Ngài về ngụ tại Darhamsala bên Ấn Độ khi Đức ĐLLM phải trốn khỏi xứ mình vì Tây Tạng bị Trung Hoa dùng võ lực cưỡng chiếm.

Trong suốt đời lưu vong bên Ấn, Đức ĐLLM được thế giới thông cảm trọng vọng, mời đi giảng dạy mọi nơi. Đến đâu Ngài cũng có hai mục đích : được đàm đạo về Phật Giáo với mọi người và được gặp các nhà khoa học. Khi đến đọc diễn văn tại một nơi nào người ta cũng hỏi trước : « thế trong những buổi nghỉ ngơi, Ngài muốn đi thăm thú ở đâu », thì Đức ĐLLM đều trả lời : « Tôi muốn gặp nhà bác học này, nhà bác học kia, ở gần đây ». Và các nhà bác học đó khi được tin đều rất hân hạnh hoan hỉ đến gặp.

4. Chương trình Mind and Life. Đức ĐLLM đã gặp và trở nên bạn thân của nhiều nhà khoa học nổi tiếng. Nhưng mỗi khi gặp, hai bên chỉ nói chuyện vài giờ. Đến năm 1987, nhà khảo cứu não bộ Francisco Varela và thương gia Adam Engle mới đề nghị Ngài tổ chức một hội nghị nhỏ để Ngài và các khoa học gia có nhiều thì giờ cùng nhau đàm đạo.

Thế là các buổi hội thảo “Mind and Life” được ra đời. Mind nghìa là ý, ý nghĩ, suy nghĩ, khả năng suy tưởng, còn Life là Sống, Đời sống, Sự sống. Cứ hai năm hai bên (một bên là các nhà khoa học muốn hiểu về triết lý đạo Phật, và một bên là Đức ĐLLM và cộng sự) lại họp một lần tại Darhamsala trong trọn một tuần lễ đề thảo luận về các phát minh mới trong khoa học vật lý và những ý tưởng triết lý vũ trụ nhân sinh đã được ghi lại từ các kinh điển trong Phật Giáo. Ông Barry Hershey đã đứng ra lo hết mọi phí tổn và học viện “Mind and Life” còn hoạt động tiếp tục đến nay.

5. Những yếu tố cho sự thích thú của các cuộc đàm đạo. Có ít nhất 4 lý do các buổi trao đổi này đem thích thú cho những người đã được tham dự :

(i) Đức ĐLLM là một kho tàng của hiểu biết về đạo Phật Tây Tạng. Ngài được giáo huấn vô cùng nghiêm túc từ hồi nhỏ, và đã giầy công học tập cho đến tuổi trưởng thành. Ngài có cho tên những vị thầy đã giáo huấn mình : Tadrak Rimpoché, Ling Rimpoché, Trijang Rimpoché, Ngodrup Tsoknyi,…, và viết về họ với lòng biết ơn sâu sa. Tôi không hề nghe tên các vị đó, nhưng cũng hiểu đó là những học giả uyên bác nhất của Tây Tạng bấy giờ.

(ii) Về phía các nhà khoa học, thì có nhiều người khá nổi tiếng : Carl von Weisacker (cộng sự viên của Werner Heisenberg), David Bohm, Francisco Varela đã nói ở trên, các khoa học gia như Anton Zeilinger, Pierre Hut, David Finkelstein, Georges Greenstein, và rất nhiều người nữa.

(iii) Khoảng thời điểm hai bên gặp nhau, có 2 thuyết vật lý vừa mới ra đã làm rung động nền khoa học vật lý: đó là thuyết tương đối của Einstein và thuyết vật lý nguyên tử. Một thuyết về thế giới bao la của các hành tinh và các vì sao, một thuyết về thế giới vô cùng bé nhỏ của các hạt nhân. Hai thái cực xa vời với đời sống thường ngày của chúng ta. Hai thuyết trên đã đưa ra những giả thiết hoàn toàn mới lạ đưa khoa học vật lý đến những phát minh vượt mức.
Thuyết tương đối nói có thể có 2 thế giới khác nhau A và B. Thế giới A với tọa độ không gian ba chiều (x,y,z) và thời gian, t. Thế giới B với tọa độ không gian ba chiều (x’,y’, z’) và thời gian khác, t’. Có những luật biến động viết cùng phương trình y chang trong hai thế giới A và B. Các bạn ai không biết chuyện Từ Thức theo mấy bà tiên xinh đẹp lên Thiên Thai chơi rỡn mấy năm. Khi về thì thấy những bạn bè dưới trần đều đã già khọm cả rồi. Ai ngờ chuyện đó có thể cắt nghĩa bởi thuyết tương đối của Einstein ! (quyến sách của Đức ĐLLM không nói về Từ Thức và Thiên Thai, đó là tôi thêm vào !)

Về thuyết hạt nhân, một khám phá kinh ngạc là trong thế giới bé nhỏ đó, mình không thể định được vị trí của một hạt nhân tại một thời điểm định trước. Hạt nhân có thể ở đó có thể không ở đó. Nhà quan sát chỉ có thể biết nó có thể ở đó với một “sác xuất”. Khi cách đo cho một kết quả càng chính sác về vị trí của hạt nhân thì lại cho một kết quả càng kém chính sác về tốc độ của hạt nhân. Kết quả của đo lường tùy thuộc cách đo và cái máy mình dùng để đo: đo cách nào đi nữa, hễ đo là can thiệp vào kết quả,. Vậy là người quan sát không thể đứng ngoài thực thể mình quan sát. Vũ trụ của các hạt nhân không còn một thế giới khách quan nữa. Điều này khác hẳn với thế giới chúng ta quen sống thường ngày.
Đức ĐLLM dẫn chứng rằng nhiều ý tưởng cận đại trong khoa học đã được bàn đến trong kinh điển Tây Tạng từ ngàn xưa. Như các ý niệm về hạt nhân, về hành tinh, mặt trời, thiên văn, nguồn gốc của vũ trụ. Ngài giảng về luật nhân quả, phép duyên khởi, chữ vô, cái “rỗng” và cái “đầy”, quan niệm người và vũ trụ là một, con người đã thuộc vào vũ trụ mình quan sát, ý niệm vô ngã, vô thường.

(iv) Các nhà khoa học không biết nhiều về đạo Phật, nên đức ĐLLM phải tìm các từ ngữ và suy luận sao cho dễ hiểu. Mặt khác, Đức ĐLLM không biết nhiều về khoa học, lại không hề học toán, nên các khoa học gia cũng phải tìm cách trình bầy sao cho dễ hiểu đối với Ngài. Vì lòng nể trọng với nhau, hai bên đã hết sức cố gắng trong một bầu không khí thân thiện và cới mở.

6. Hai bên đã hiểu nhau đến chừng nào. Muốn trả lời câu này các bạn phải đọc quyển sách. Đức ĐLLM than thở “Các vị giảng giải cho tôi thì tôi có cảm tưởng hiểu được một phần nào. Nhưng khi các vị đi thì lại đem những hiểu biết đó đi với các vị, chẳng để lại bao nhiêu cho tôi”. Các nhà khoa học nói : “Ngài đừng bận tâm, đến nay chưa ai dám nói rằng đã hiểu thấu đáo các lý thuyết vật lý học !”. Tôi đoán các nhà khoa học cũng đã nói : “Gặp Ngài, chúng tôi đã hiểu thêm về triết lý đạo Phật. Nhưng khi Ngài ra đi thì cũng đem kinh điển đi với Ngài chứ không để lại bao nhiêu trong đầu chúng tôi”. Và Đức ĐLLM cũng đã nói tiếp : “Các vị yên tâm, vì đến nay chưa ai dám nói đã hiểu thấu đáo chữ Vô trong đạo Phật”.

Vậy là hai bên cùng ham học và cùng khiêm tốn. Hai bên đã gần lại nhau, và những thảo luận này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến những phương pháp học hành và khảo cứu của cả đôi bên.

Những điều tôi bàn chỉ là vài chục trang trong quyển sách. Quyến sách có 200 trang. Các bạn tìm mà đọc đi. Không ai hiểu hết quyển này đâu mà lo !

Vi Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/10/2024(Xem: 1525)
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
04/06/2024(Xem: 1973)
“Kiếp xưa ắt có nhân duyên, Nếu không ai dễ chống thuyền gặp nhau”. HT đã giới thiệu, trên 50 năm tôi rời khỏi Huế từ Tết Mậu Thân đi du hóa, tu học phương xa, luôn vọng về quê hương đất Tổ, nơi chôn nhau cắt rốn của Tổ tiên ông bà, nơi đã có nhiều kỉ niệm của thuở ấu thơ tu học tại Huế, sinh hoạt tại Huế, trên 50 năm vắng mặt, chỉ có năm này với tuổi đã 87, năm nay Lễ Phật Đản của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tổ chức tại Chùa Phật Ân, cử hành sớm vào ngày 12 vừa rồi
04/06/2024(Xem: 4023)
Cùng toàn thể giới tử thọ trì Bát quan trai giới một ngày một đêm tại trú xứ Tăng già-lam Phước duyên, thành phố Huế, hiện diện quý mến. Một ngày một đêm quý vị ở trong Tịnh giới với niềm tin thanh tịnh, kiên cố, bất hoại đối với Tam bảo. Nhờ niềm tin này mà quý vị không để cho Giới pháp của mình bị sứt mẻ ở trong đi, ở trong đứng, ở trong nằm, ở trong ngồi, ở trong sự nói năng, giao tiếp. Quý vị có được niềm tin này là nhờ quý vị nuôi lớn sáu tính chất của Tam bảo, khiến cho ba nghiệp của quý vị được an tịnh, an tịnh về thân hành, an tịnh về ngữ hành, an tịnh về ý hành. Sáu tính chất của Tam bảo, quý vị phải thường quán chiếu sâu sắc, để thể nhập và tạo ra chất liệu cho chính mình, ngay đời này và đời sau. Sáu tính chất của Tam bảo gồm:
30/04/2024(Xem: 2983)
Những lời trích dẫn trên đây thật đanh thép và minh bạch, chữ vu khống trong câu trích dẫn trên đây trong bản gốc bằng tiếng Pali là chữ abbhācikkhanti (abhi + ā + cikkh + a), các tự điển tiếng Anh dịch chữ này là accusation, calumny, slander…, có nghĩa là kết án, phỉ báng, vu khống…. Thế nhưng trong khi viết lách hay thuyết giảng đôi khi chúng ta không nghĩ đến những lời cảnh giác trên đây của Đức Phật. Sau hơn hai mươi lăm thế kỷ quảng bá, xuyên qua nhiều vùng địa lý, hòa mình với nhiều nền văn minh và văn hóa khác nhau, nền Tư tưởng và Giáo huấn của Đức Phật đã phải trải qua nhiều thử thách, thích ứng với nhiều dân tộc, do đó thật khó tránh khỏi ít nhiều biến dạng và thêm thắt. Thế nhưng thực tế cho thấy trong suốt cuộc hành trình kỳ thú và vĩ đại đó – nếu có thể nói như vậy – nền Tư tưởng và Giáo huấn đó của Đức Phật vẫn đứng vững và đã góp phần không nhỏ trong công trình cải thiện xã hội, nâng cao trình độ văn hóa, tư tưởng và mang lại ít nhất là một chút gì đó lý tưởng hơn, cao đ
30/04/2024(Xem: 3550)
Con người thường hay thắc mắc tại sao mình có mặt ở cõi giới Ta Bà này để chịu khổ triền miên. Câu trả lời thường được nghe là: Để trả nghiệp. Nhưng nghiệp là gì? Và làm sao để thoát khỏi? Then chốt cho câu trả lời được gói ghém trong 2 câu: “Ái bất trọng, bất sanh Ta Bà Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” Có nghĩa là: “Nghiệp ái luyến không nặng, sẽ không tái sanh ở cõi Ta Bà Niệm Phật không nhất tâm, sẽ không vãng sanh về Tịnh Độ”
18/02/2024(Xem: 3707)
Bát Chánh Đạo là con đường thánh có tám chi nhánh: Chánh Tri Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định. Đây là con đường trung đạo, là lộ trình kỳ diệu giúp cho bất kể ai hân hoan, tín thọ, pháp thọ trong việc ứng dụng, thời có thể chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Bát Chánh Đạo là Chơn Pháp vi diệu, là con đường đưa đến khổ diệt, vượt thời gian, thiết thực trong hiện tại, được chư Phật quá khứ, Đức Phật hiện tại và chư Phật tương lai chứng ngộ, cung kính, tán thán và thuyết giảng cho bốn chúng đệ tử, cho loài người, loài trời để họ khai ngộ, đến để mà thấy, và tự mình giác hiểu.
07/02/2024(Xem: 7444)
Từ 1983 đến 1985 khi đang ở Singapore, bận bịu với chương trình nghiên cứu Phật giáo tại Viện Phát triển Giáo Trình, tôi được Tu viện Phật giáo Srilankaramaya và một số đạo hữu mời giảng bốn loạt bài pháp nói về một vài tông phái chính của Phật giáo. Các bài giảng được ưa thích, và nhờ các cố gắng của Ô. Yeo Eng Chen và một số bạn khác, chúng đã được ghi âm, chép tay và in ấn để phát miễn phí cho các học viên. Kể từ đó, các bài pháp khởi đi từ hình thức của các tập rời được ngưỡng mộ và cũng được tái bản. Sau đó, tôi nhận thấy có vẻ hay hơn nếu in ấn bốn phần ấy thành một quyển hợp nhất, và với vài lần nhuận sắc, xuất bản chúng để cho công chúng dùng chung.
20/01/2024(Xem: 2737)
Thông thường người ta vào học Phật ít nhiều cũng do có động lực gì thúc đẩy hoặc bởi thân quyến qua đời, hoặc làm ăn thất bại, hoặc hôn nhân dở dang v.v... nhưng cũng không ít người nhân nghe giảng pháp hay gặp một quyển sách khế hợp căn cơ liền phát tâm tu hành hay tìm hiểu học Phật pháp. Phần lớn đệ tử xuất gia hoặc tại gia của Hòa Thượng cũng vì cảm mộ pháp giải của Ngài mà quy y Phật. Quyển vấn đáp này góp nhặt từ những buổi giảng thuyết trong các chuyến hoằng pháp của Hòa Thượng, hy vọng cũng không ngoài mục đích trên, là dẫn dắt người có duyên vào đạo hầu tự sửa đổi lỗi lầm mà giảm trừ tội nghiệp.
20/01/2024(Xem: 2777)
Năm xưa khi Phật thuyết kinh, hoàn toàn dùng khẩu ngữ vì bấy giờ nhân loại chưa có chữ viết (xứ Ấn). Sau khi Phật diệt độ, các đệ tử Phật mới kết tập laị những gì Phật dạy để lưu truyền cho đời sau. Đạo Phật dần dần truyền sang các xứ khác, truyền đến đâu thì kinh điển cũng được phiên dịch sang ngôn ngữ của xứ ấy. Lúc ban đầu kinh Phật được ghi chép bằng tiếng Phạn ( Sancrit, Pali ) sau đó thì dịch sang tiếng: Sinhale, Pakistan, Afghanistan, tiếng Tàu, Thái, Nhật, Hàn, Việt… và sau nữa là tiếng Pháp, Anh, Tây Ban Nha…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]