Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

U

21/11/201204:55(Xem: 2753)
U

TRÍCH LỤC TỪ NGỮ PHẬT HỌC

Cư sĩ Hạnh Cơ biên soạn,
đánh máy và trình bày trang sách
Cư sĩ Tịnh Kiên đọc và sửa chữa bản thảo

U

Uẩn. Chữ “uẩn” có ba nghĩa: - phi nhất: bất luận ở nơi chốn nào và thời gian nào cũng đều có rất nhiều chất lượng; - tổng lược: chứa nhóm những gì đang có; - phân đoạn: y theo tính chất không giống nhau mà phân loại.

Uẩn - Xứ - Giới. Vạn pháp trong vũ trụ được chia làm ba loại là uẩn, xứ và giới; thuật ngữ Phật học gọi đó là “ba khoa”.
Luận Câu Xá giải thích chữ “uẩn” nghĩa là tụ, tức là tích tụ thành nhóm, như tất cả các loại sắc pháp, hoặc trong thân hoặc ngoài thân, hoặc thô phù hoặc vi tế, hoặc xa hoặc gần, hoặc to hoặc nhỏ... đều có thể tóm lược thành một nhóm, gọi là “sắc uẩn”; thọ, tưởng, hành, và thức cũng giống như vậy, gọi là “5 uẩn”.
Chữ “xứ” nghĩa là sinh môn, tức là căn cứ, nơi sinh trưởng. 6 căn và 6 cảnh là chỗ nương và chỗ duyên của tâm và tâm sở; đó là 12 nơi có khả năng làm cho tâm và tâm sở phát sinh tác dụng, nên gọi là “12 xứ”.
Chữ “giới” nghĩa là chủng tộc, tức chủng loại và tự tánh của 18 thứ (6 căn, 6 cảnh và 6 thức) đều riêng biệt, không giống nhau; đó là 18 khu vực khác biệt nhau của vũ trụ vạn pháp, cho nên gọi là “18 giới”.
Tóm lại, tích tụ nhiều phẩm loại sai khác, nên gọi là UẨN; căn và cảnh là nơi phát sinh tác dụng của tâm và tâm sở, nên gọi là XỨ; tự tánh các pháp sai biệt nhau, nên gọi là GIỚI.

Uống rượu dẫn tới phạm cả bốn giới nặng. Chuyện ngụ ngôn kể rằng: Có một người đàn ông nọ, vào một buổi tối, đi theo bạn bè uống rượu, đến lúc say mèm mới tìm đường trở về nhà. Trên đường về, ông lẻn vào một nhà hàng xóm, ra sau chuồng gà, và bắt trộm một con gà. Nghe tiếng gà kêu bất thường, bà chủ nhà choàng dậy, chạy ra chuồng gà xem thử có việc gì, liền bị ông ta vật xuống cưỡng hiếp. Sau đó ông ôm gà về nhà cắt cổ làm thịt ngay để ăn nhậu tiếp. Hôm sau, bà hàng xóm đem sự việc lên trình quan xin xét xử. Ông ta bị dẫn ra trước công đường tra hỏi, nhưng mọi việc ông đều chối hết. Thế là, chỉ do phạm một tội nhẹ là uống rượu, mà ông ta đã phạm luôn bốn tội nặng: trộm cắp, cưỡng dâm, sát sinh và nói dối.

Ứng hóa thân. Thân “ứng hóa” là một trong ba thân của Phật; đó là cái thân đức Phật ứng theo cơ duyên mà thị hiện ra để giáo hóa chúng sinh. Hiện ra thân Phật thì gọi là “ứng thân”; không hiện ra thân Phật mà hiện ra thân các loài chúng sinh trong sáu đường thì gọi là “hóa thân”; hợp cả hai trường hợp lại gọi chung là “ứng hóa thân”. Cho nên “ứng” và “hóa”, thật ra chỉ là một loại.

Ứng thân: cũng tức là ứng hóa thân (xem mục “Ứng Hóa Thân”).

Ưu Ba Cúc Đa (Upagupta): cũng gọi là Ưu Bà Cúc Đa. Ngài người nước Ma-đột-la (Mathura) ở miền Trung Ấn-độ, là vị quốc sư của vua A Dục (thế kỉ thứ 3 tr. TL). Ngài bẩm chất thông tuệ, tâm tính từ bi. Tổ thứ ba của dòng Phú Pháp Tạng là Thương Na Hòa Tu biết ngài là pháp khí, bèn dạy cho pháp chánh niệm: Nếu mỗi lần khởi tâm ác thì bỏ một cục đá đen ở bên tay trái; nếu mỗi lần khởi tâm thiện thì bỏ một cục đá trắng ở bên tay phải. Ngài y theo lời dạy ấy mà tu tập. Ban đầu thì đá đen nhiều, dần dần thì đá đen đá trắng bằng nhau, cho đến khi hết 7 ngày thì chỉ thấy toàn đá trắng. Tôn giả Thương Na Hòa Tu biết đã đúng lúc, bèn nói pháp Tứ Đế, ngài nghe xong liền chứng quả Tu-đà-hoàn. Ngài lại quán chiếu về tính khổ, không, vô thường của các pháp, liền chứng quả A-na-hàm. Ngài xin xuất gia, và sau khi thọ cụ túc giới thì chứng quả A-la-hán. Lúc bấy giờ vua A Dục (vua nước Ma-kiệt-đà) nghe danh ngài đang giáo hóa đồ chúng trong khu rừng núi u tĩnh ở nước Ma-đột-la, muốn đến đó quan sát. Ngài nghĩ, nơi ấy chỉ là chốn núi rừng chật hẹp, nên đã dẫn một vạn tám ngàn đồ chúng đi về thành Hoa-thị (kinh đô nước Ma-kiệt-đà), vì vua A Dục mà thuyết pháp. Ngài cũng chỉ cho nhà vua biết các di tích của đức Phật và dạy nhà vua xây tháp cúng dường. Ngài cũng dạy nhà vua xây tháp các vị tôn giả đệ tử lớn của Phật như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp, A Nan, v.v… để cúng dường; tương truyền, nhà vua đã xây cả thảy tám vạn bốn ngàn ngôi bảo tháp. Công hoằng hóa của ngài rất lớn, độ người nhiều vô số. Khi duyên hóa độ đã mãn, ngài phó chúc Pháp tạng lại cho đệ tử là Đề Đa Ca, rồi viên tịch.

Ưu Ba Li (Upali): cũng có chỗ phiên âm là Ưu Bà Li, là một trong mười vị đệ tử lớn của Phật, được xếp hàng đầu về sự hiểu biết và hành trì giới luật. Tôn giả xuất thân từ dòng hạ tiện, chuyên giữ việc cắt tóc trong hoàng cung Ca-tì-la-vệ. Năm thứ ba sau ngày thành đạo, đức Phật về thăm quê hương và thân tộc ở thành Ca-tì-la-vệ. Nhân dịp này, các vương tử Đề Bà Đạt Đa, A Nan, Bạt Đề, A Na Luật, v.v... cả thảy bảy vị, đều theo Phật xuất gia. Ưu Ba Li cũng xin cùng theo đi xuất gia. Tất cả đều được Phật độ. Trong một đời tu hành, tôn giả Ưu Ba Li chuyên tinh Luật học, hành trì giới luật nghiêm cẩn, không điều gì sơ suất, được tăng đoàn tôn kính, xưng là bậc “trì giới đệ nhất”. Trong kì kết tập kinh điển đầu tiên, tôn giả đã được toàn thể thánh chúng công cử chủ trì về Luật tạng.

Ưu-bà-di. “Ưu-bà-di” là tiếng dịch âm của từ Phạn ngữ “upasika”, dịch ra Hán ngữ là “cận sự nữ”, có nghĩa là những người phái nữ đã thọ lễ quay về nương tựa với Ba Viên Ngọc Quí (Tam Bảo), nguyện hành trì năm giới dành cho người cư sĩ, chính thức trở thành những Phật tử tại gia thuộc giáo hội Phật giáo, thường gần gũi phụng sự Ba Viên Ngọc Quí. Tương truyền, tại vườn Lộc-uyển, sau khi được Phật độ và trở thành người cận sự nam đầu tiên của Phật, đã qui y với đầy đủ Ba Viên Ngọc Quí, ông trưởng giả cha của ngài Da Xá đã cung thỉnh Phật và sáu vị tì kheo, ngay buổi trưa ngày hôm ấy, đến nhà ông trong thành Ba-la-nại, thọ trai. Sau khi thọ trai xong, đức Phật đã nói pháp để độ cho gia đình ông. Ngay sau thời pháp, mẹ và vợ của ngài Da Xá đã xin thọ lễ quay về nương tựa với Ba Viên Ngọc Quí, trở thành hai bà cận sự nữ đầu tiên của giáo hội Phật giáo.

Ưu-bà-tắc. “Ưu-bà-tắc” là tiếng dịch âm của từ Phạn ngữ “upasaka”, dịch ra Hán ngữ là “cận sự nam”. “Cận sự” có nghĩa là gần gũi phụng sự Tam Bảo. Cận sự nam là những người phái nam đã thọ lễ quay về nương tựa với Ba Viên Ngọc Quí (Tam Bảo), nguyện hành trì năm giới dành cho người cư sĩ, chính thức trở thành những Phật tử tại gia thuộc giáo hội Phật giáo. Tương truyền, sau khi thành đạo, đức Phật đã trải qua 49 ngày không ăn uống. Bấy giờ, Ngài đang ngồi dưới gốc cây La-xà-da-hằng-na (Rajayatana), có hai thương gia Đề Vị (Tapussa) và Bà Lê Ca (Bhallika) đi ngang qua. Thấy Phật, hai ông liền lấy lương thực đi đường của mình gồm có bột rang khô và mật ong, đem đến trước Phật, đảnh lễ và dâng cúng. Đức Phật thọ nhận. Sau khi Phật thọ thực xong, hai thương gia quì dưới chân Ngài và bạch: “Bạch Thế Tôn, chúng con xin qui y Phật, qui y Pháp. Xin Ngài thâu nhận chúng con làm thiện tín kể từ nay đến suốt đời chúng con.” Đức Phật nhận lời, và đó là hai người đệ tử tại gia đầu tiên của Phật đã qui y với Hai Ngôi Báu (vì chưa có Tăng Bảo). Sau đó không lâu, lúc đức Phật ngự tại vườn Lộc-uyển, thì tại thành Ba-la-nại, ông trưởng giả cha của Da Xá, sau khi phát giác thấy con bỏ nhà đi mất giữa đêm khuya, lập tức đi tìm. Ông đi lần tới vườn Lộc-uyển thì trời vừa rạng sáng. Ông gặp Phật và được Phật độ. Lúc đó ông mới biết, con ông, Da Xá, đã trở thành một vị tì kheo, đệ tử xuất gia của Phật. Ông liền xin qui y Tam Bảo, và trở thành người đệ tử tại gia đầu tiên của Phật đã qui y với đầy đủ Ba Ngôi Báu (Tăng Bảo lúc đó là sáu vị tì kheo, kể cả ngài Da Xá).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/04/2014(Xem: 11781)
Từ điển Phật học Tummo được thiết kế đặc biệt để dễ dàng tra cứu các khái niệm Phật học, các bài viết chuyên sâu. Các nhóm từ có liên quan được tạo thành mối liên kết xuyên suốt trong toàn bộ từ điển. Các nhóm từ được phân loại cùng chức năng để người tìm hiểu Phật pháp dễ hình dung, dễ dàng tra cứu. Từ điển Phật học Tummo 2014 được tập hợp nhiều bộ từ điển chuyên sâu như từ điển Đạo Uyển, Phật Quang, Từ điển Bách Khoa PG… Từ điển Phật học Tummo 2014 còn bao gồm bộ công cụ biên soạn từ điện mãnh mẽ giúp bạn biên soạn và thiết kế một bộ từ điển riêng biệt.
17/12/2013(Xem: 20497)
Nhóm Vi Trần vừa hoàn tất xong bộ Danh mục Đại Tạng Phật giáo Tây Tạng: Kangyur-Tengyur khoảng trên 5000 tên các tác phẩm Kinh Luận thuộc về truyền thừa Nalanda Danh mục bao gồm 4 ngôn ngữ Tạng - Phạn (dạng Latin hóa) - Hoa - Việt Đính kèm là 3 tập tin đã đươc trình bày theo các dạng: 1. Tang-Phạn-Hoa-Việt 2. Phạn-Tạng-Hoa-Việt 3. Hoa-Tạng-Phạn-Viêt
18/04/2013(Xem: 18502)
Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, Tập 1 và 2; HT Thích Trí Thủ chủ trương, Lê Mạnh Thát chủ biên
08/04/2013(Xem: 5848)
Giáo Sư Cao Hữu Ðính lúc sinh tiền đã dành rất nhiều thời giờ cho việc nghiên cứu và giải dạy Phật Pháp cho Tăng Ni sinh trong các trường Phật học. Ông từng soạn dịch ra nhiều quyển sách Phật học như Phật và Thánh Chúng, Văn Học Sử Phật giáo, . . .
08/04/2013(Xem: 7029)
Quyển Kho Tàng Pháp Học này được soạn theo chương trình pháp số nghĩa là trình bày pháp từ một chi, hai chi, ba chi đến mười chi. Giống như quyển Kho Tàng Pháp Bảo của HT Bửu Chơn đã xuất bản trước đây.
08/04/2013(Xem: 6565)
Ðã từ lâu, tôi thường mong ước có một cuốc sách Việt ngữ nói về đạo Phật, từ thấp lên cao, tu như thế nào, và từ lúc mới phát tâm, cho đến khi thành Phật, phải trải qua bao nhiêu cấp bực, để làm kim chỉ nam cho các hàng Phật tử tiến tu thêm vững chắc, . . .
08/04/2013(Xem: 11113)
Tập sách LƯỢC GIẢI NHỮNG PHÁP SỐ CĂN BẢN do chúng tôi biên soạn, đã được Làng Cây Phong xuất bản từ 11 năm trước. Hồi đó, khi soạn sách này, chúng tôi chỉ nhắm vào một số độc giả bạn đạo giới hạn, nên chỉ soạn ngắn gọn; nhưng sau khi quyển sách ra đời, . . .
08/04/2013(Xem: 65503)
Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng đời sống tại trên đất nước nầy rất ư là bận rộn và con người trong xã hội nầy phải chịu nhiều áp lực về cả vật chất lẫn tinh thần nên ít ai có được thì giờ để tu tập hay nghiên cứu Kinh điển.
08/04/2013(Xem: 6098)
Tập sách này còn nhiều thiếu sót. Rất mong Chư Tôn đức và quý vị dành thì giờ bổ túc để mai hậu có thể trở thành Tự điển chung được sử dụng trong việc nghiên cứu, học tập và dịch thuật kinh điển bằng tiếng nước ngoài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]